MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM 81.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam81.2. Khái niệm địa vị pháp lý của Chấp hành viên301.3. Tiêu chí hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam33Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN VÀ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM362.1. Quá trình hình thành và phát triển công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam362.2. Pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam452.3. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ năm 2004 đến nay78Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM 1143.1. Quan điểm hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp1143.2. Giải pháp về hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên115KẾT LUẬN125NHỮNG BÀI BÁO ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ NĂM 2008-2009 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN127DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO128
Trang 1Hµ Néi – 2009
Trang 2MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH
VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM 81.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của Chấp hành viên trong thi hành án
1.2 Khái niệm địa vị pháp lý của Chấp hành viên 301.3 Tiêu chí hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA
CHẤP HÀNH VIÊN VÀ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
36
2.1 Quá trình hình thành và phát triển công tác thi hành án dân sự ở
2.2 Pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong
2.3 Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự từ năm 2004
đến nay
78
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP
LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ TẠI VIỆT NAM
114
3.1 Quan điểm hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong
thi hành án dân sự tại Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp 1143.2 Giải pháp về hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên 115
Trang 3Bảng 2.4: Cường độ lao động của Chấp hành viên 108
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với công cuộc đổimới của Đảng và Nhà nước là tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực sự của dân, do dân, vì dân,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Nóiđến Nhà nước pháp quyền là nói đến nội dung, bản chất dân chủ của chínhquyền, cũng như phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó vai tròcủa pháp luật trực tiếp thể hiện ý chí của Nhà nước, kết tinh quyền lực củanhân dân; pháp luật phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện Vì vậy, yêucầu hàng đầu là phải coi trọng pháp luật và pháp chế trong quản lý xã hội,quản lý nhà nước, pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh Trong đó, cácphán quyết của Tòa án và của các cơ quan tài phán đưa ra phải được chấphành nghiêm chỉnh Điều 136 Hiến pháp năm 1992, khẳng định : Các bản án
và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơquan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang
và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêmchỉnh chấp hành Phán quyết của Tòa án được chấp hành, phần lớn thông quahoạt động thi hành án, đã tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối vớitính nghiêm minh của pháp luật Cho nên, hoạt động thi hành án dân sự cómột ý nghĩa thực sự quan trọng đó là trực tiếp góp phần giữ vững kỷ cươngphép nước, bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của cơ quan tàiphán khác được thi hành nghiêm chỉnh chính là lúc công lý được thực hiệntrong cuộc sống
Thực trạng công tác thi hành án dân sự ở nước ta trong những năm qua,bên cạnh những cố gắng đã đạt được, vẫn còn một số tồn tại như, số việckhông có điều kiện thi hành tồn lại qua các năm đang ngày càng gia tăng, hiệntượng tiêu cực, vô tâm, tắc trách, vi phạm những nghĩa vụ hoặc lạm dụng
Trang 5những quyền hạn theo quy định của pháp luật của một số Chấp hành viên, cán
bộ thi hành án dân sự đang gây nên sự bất bình của dư luận xã hội… Còn vềphía Nhà nước cũng chưa tạo được hành lang pháp lý đầy đủ cho Chấp hànhviên chủ động thực thi nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án
và các quyết định của cơ quan tài phán khác một cách có hiệu quả Chẳnghạn, muốn tổ chức cưỡng chế thi hành án phải có lực lượng công an bảo vệnhững người tham gia công tác cưỡng chế, nếu cơ quan công an không phốihợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn về người và tài sản thì cơ quan thihành án dân sự cũng không thể tổ chức cưỡng chế thi hành án…Việc tổ chứcthi hành các bản án, quyết định của Chấp hành viên nói riêng và của cơ quanthi hành án dân sự nói chung còn phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của cácngành, các cấp có liên quan như chính quyền địa phương, cơ quan công an vàmột số cơ quan chuyên môn khác… Chấp hành viên chưa có đủ các điều kiên
về pháp luật để tự mình chủ động tiến hành thi hành triệt để các bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật Đây chính là một trong những yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án dân sự, làmcông tác thi hành án dân sự trong những năm qua chưa đạt được kết quả như
sự mong đợi của xã hội
Nhận thức được tình hình này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảnglần thứ tám (Khóa VII) đã chủ trương “sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật
về thi hành án theo hướng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nước vềcông tác thi hành án vào Bộ Tư pháp” Trong đó cũng cần phải nghiên cứu vàxây dựng các quy định pháp luật về Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật vềđịa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam có ýnghĩa cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độkhác nhau liên quan đến vấn đề địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạt
Trang 6động thi hành án dân sự, nhưng chưa có công trình nào ở cấp độ luận văn thạc
sĩ luật học nghiên cứu sâu và toàn diện hệ thống pháp luật về địa vị pháp lýcủa Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Thực tiễn đòi hỏi phải làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận những quy đinhcủa về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự Đồng thờithực tiễn cũng đặt ra yêu cầu phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiệnhành về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự và thựctrạng áp dụng các quy định này Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp khắc phụcnhững bất cập, thiếu sót và tiếp tục hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý củaChấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam hiện nay
Là người đã nhiều năm trực tiếp làm công tác thi hành án dân sự ở địaphương và hiện nay đang đảm nhiệm nhiệm vụ giảng dạy về nghiệp vụ thihành án dân sự (đào tạo nguồn bổ nhiệm Chấp hành viên) cho các cán bộđang làm công tác thi hành án dân sự trong các cơ quan thi hành án dân sựthuộc Bộ Tư pháp, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các Chấp hành viên chủđộng tổ chức thi hành các bản án, quyết định một cách hiệu quả nhất, gópphần giảm án tồn đọng như hiện nay Đó là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài: " Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành trong thi hành án dân sự tại Việt Nam"
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu vềđịa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự Cũng đã có nhữngcông trình liên quan đến đề tài luận văn ở cấp độ rộng hơn Có thể kể đến cáccông trình nghiên cứu về đổi mới hoạt động tổ chức thi hành án của đề tài
nghiên cứu cấp nhà nước "Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ
chức và hoạt động thi hành án ở Việt nam trong giai đoạn mới" mã số đề tài:
2000-58-198 do TS Nguyễn Đình Lộc làm Chủ nhiệm đề tài; Đề tài nghiên
Trang 7cứu khoa học cấp bộ “Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án” của
Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện; Luận văn thạc
sỹ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003 “Đổi mới
tổ chức thi hành án dân sự ở Việt Nam” của Nguyễn Quang Thái; Luận văn
thạc sỹ Luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Nguyễn Công
Long với đề tài “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự”; Luận văn thạc sỹ, của tác giả Trần Văn Quảng với đề tài “Một số vấn đề về tổ chức thi
hành án dân sự ở Việt Nam”; Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội
của tác giả Lê Xuân Hồng, với đề tài “Xã hội hóa một số nội dung thi hành án
dân sự”; Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2004 của tác giả
Lê Anh Tuấn, với đề tài “Đổi mới thủ tục thi hành dân sự Việt Nam”; Luận
văn thạc sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 của tác giả
Nguyễn Đức Nghĩa, với đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn khắc phục án tồn
đọng trong thi hành án dân sự ở Việt nam hiện nay”; Luận văn thạc sỹ, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005 của tác giả Hoàng Thế Anh,
với đề tài “Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”; Luận văn tiến
sỹ luật học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của tác
giả Nguyễn Thanh Thủy với đề tài “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự
ở Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sỹ luật học tại Học viện tại Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Đình Quyền
với đề tài "Năng lực của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự ở Việt Nam”.
Với đề tài “Hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam”, ngoài chương cơ sở lý luận của đề tài, luận văn
sẽ tập trung nghiên cứu một cách chi tiết, những nhiệm vụ cụ thể của Chấp hànhviên trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và cácquyết định khác do pháp luật quy định Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng cácquy định hiện hành về quyền hạn, nhiệm vụ của Chấp hành viên, trên cơ sở đó
Trang 8luận văn chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình tổ chứcthi hành án của Chấp hành viên và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy địnhpháp luật về địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại ViệtNam góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự tại Việt Nam
Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, vấn đề địa vị pháp lý củaChấp hành viên trong thi hành án dân sự cần được làm sáng tỏ hơn về mặt lýluận và thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về quyền vànghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam hiện nayđáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đến năm 2020
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng pháp luật về địa vị pháp
lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự, luận văn đề xuất một số quanđiểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ củaChấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích cơ sở lý luận về thi hành án dân sự, pháp luật về địa vịpháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về địa vị pháp lý của Chấphành viên và thực tiễn áp dụng các quy định đó trong việc tổ chức thi hànhcác bản án, quyết định ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay
- Đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp
lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 9Trong khuân khổ luận văn thạc sỹ Luật học, với đề tài Hoàn thiện địa
vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam, luận
văn tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thi hành án dân sự, vềđịa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạt động thi hành án dân sự; Nhữngquy định về địa vị pháp lý của Chấp hành viên và thực trạng thực hiện nhữngquy định đó trong hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam từ năm 2004 đếnnay; đưa ra những kiến nghị hoàn thiện về địa vị pháp lý của Chấp hành viêntrong thi hành án dân sự ở Việt Nam
Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm,nội dung, địa vị pháp lý của Chấp hành viên, xác định các tiêu chí hoàn thiệnđịa vị pháp lý của Chấp hành viên, đưa ra các quan điểm và đề xuất các giảipháp nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về cải cách tư pháp
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn làphương pháp hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lịch sử
- cụ thể, phương pháp luật học so sánh
5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về địa vị pháp lý củaChấp hành viên trong thi hành án dân sự tại Việt Nam
- Luận văn đã đưa ra được khái niệm địa vị pháp lý của Chấp hành viêntrong thi hành án dân sự; chỉ ra và phân tích các yếu tố quy định và chi phốiviệc xác định địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự;
- Luận văn đã phân tích, làm rõ địa vị pháp lý của Chấp hành viêntrong thi hành án dân sự thể hiện trong các quy định pháp luật Việt Nam hiện
Trang 10hành, chỉ ra những điểm tiến bộ so với các quy định trước đây và những điểmcòn bất cập Luận văn cũng đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan vềthực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thực tiễnhoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay, chỉ rõ nhữnghạn chế, tồn tại và nguyên nhân của chúng.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra được những kiếnnghị cụ thể để hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành ándân sự tại Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp, bao gồm các kiến nghị vềhoàn thiện pháp luật cũng như về các biện pháp bảo đảm cho Chấp hành viênthực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tổ chức thi hành cácbản án, quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định
6 Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trìnhnghiên cứu hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án dân sự, góp phầnnâng cao hiệu quả thi hành án dân sự ở Việt Nam
Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việcnghiên cứu và học tập các môn học thi hành án dân sự, Luật tố tụng dân sựv.v… tại các cơ sở đào tạo Luật
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương, 8 tiết
Trang 11Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN
TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
1.1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
1.1.1 Khái niệm, bản chất của thi hành án dân sự
1.1.1.1 Khái niệm thi hành án dân sự
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức xã hội và Nhànước là một trong những nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp Mọi hành vi viphạm pháp luật, mọi tranh chấp xảy ra khi có yêu cầu đều được Tòa án xemxét giải quyết theo thẩm quyền và theo trình tự tố tụng Khi một người bịngười khác xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, họ có quyền làmđơn yêu cầu Tòa án bảo vệ Việc xem xét giải quyết của Tòa án là giai đoạnđầu của quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự (cá nhân,
tổ chức, Nhà nước) Ở giai đoạn này, Tòa án mới chỉ giải quyết về nội dung
vụ việc và xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các đương sự Các quyền vànghĩa vụ này muốn trở thành hiện thực thì phải thông qua việc thi hành án.Thực chất, việc thi hành án là hoạt động làm cho các bản án, quyết định củaTòa án và các quyết định của cơ quan tài phán khác được thực hiện trên thực tế.Điều 136 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: Các bản án và quyết định của Tòa
án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng;những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành
Về nguyên tắc, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa ánđược những người, đơn vị liên quan, còn gọi là những người được thi hành án
và người phải thi hành án tự nguyện thi hành Trường hợp các đương sựkhông tự nguyện, bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được cơ quan thihành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự Các
Trang 12bản án, quyết định được cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành đó là: Bản
án, quyết định dân sự; hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thulợi bất chính xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản
án, quyết định hình sự; phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính củaTòa án và Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản củabên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và Quyết định củaTrọng tài thương mại (gọi chung là bản án, quyết định) quy định tại Điều 1Luật thi hành án dân sự Ngoài ra, Điều 2 Luật thi hành án dân sự còn quyđịnh các bản án, quyết định được cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành,bao gồm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và một số bản án,quyết định của Tòa án tuy chưa có hiệu lực pháp luật (có thể vẫn bị kháng cáohoặc kháng nghị) nhưng vẫn được đưa ra thi hành để bảo vệ quyền lợi cấpthiết của người được thi hành án đó là, bản án, quyết định về cấp dưỡng, trảlương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấpmất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất
về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc và Quyết định khẩn cấptạm thời của Tòa án Bản án, quyết định của Tòa án là văn bản pháp lýnhân danh Nhà nước giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự,kinh doanh thương mại và hành chính Quyết định của Hội đồng xử lý vụviệc cạnh tranh và Trọng tài thương mại Việt Nam cũng là những văn bảnpháp lý do các tổ chức phi chính phủ (cơ quan tài phán) giải quyết các việcdân sự hoặc kinh doanh thương mại theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức cóquyền lợi bị xâm hại Những phán quyết của Tòa án cũng như những phánquyết của các cơ quan tài phán muốn được thực thi trên thực tế phải qua giaiđoạn thi hành án dân sự
Có thể nói thi hành án dân sự là giai đoạn độc lập, giai đoạn kết thúcquá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bao gồm tổng hợp cáchành vi pháp lý nhằm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyếtđịnh của cơ quan khác do Nhà nước quy định
Trang 13Theo Từ điển Luật học, thi hành án là: “Hoạt động của cơ quan nhànước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quyđịnh nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòaán” [41, tr.705] Công tác thi hành án dân sự thuộc về chức năng, nhiệm vụcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ
Tư pháp
Công tác thi hành án dân sự là loại việc có những nét đặc trưng riêngxuất phát từ việc các bản án, quyết định được đưa ra thi hành tuy rất đa dạng,nhưng chủ yếu là những quyết định mang tính tài sản - đặc trưng của quan hệdân sự; xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sựtrong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự Người được thi hành án giữ vai tròchủ động trong thi hành án và họ có quyền quyết định đưa ra những yêu cầu thihành các quyết định trong các bản án, quyết định dân sự có liên quan đến việcbảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ, như: quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân
sự thi hành án hay không yêu cầu thi hành án; quyền yêu cầu không tiếp tục thihành án, quyền cho người phải thi hành án hoãn việc thi hành án
Trong quá trình thi hành án, các bên đương sự (người được thi hành án vàngười phải thi hành án) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc thi hành án, tuynhiên việc thỏa thuận này phải phù hợp với pháp luật và không trái với đạo đức
xã hội (Điều 6 Luật Thi hành án dân sự năm 2008) Theo đó, các đương sự thỏathuận về các vấn đề như: thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án Cơ quanthi hành án dân sự nói chung, Chấp hành viên nói riêng có trách nhiệm theo dõi,giám sát và chứng kiến ghi nhận sự thỏa thuận thi hành của các bên đương sự
Về phía Nhà nước, luôn luôn khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành ánhoặc thỏa thuận với nhau về việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án vàcác quyết định của Trọng tài và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Trang 14Do các bản án, quyết định dân sự rất đa dạng, mặc dù phải thực hiệntheo trình tự, thủ tục do luật định, song thi hành án dân sự cũng đòi hỏi rất caotính linh hoạt Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan thi hành án lựa chọn biệnpháp thích hợp, chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chứcthi hành án, sao cho việc thi hành án đạt được mục đích và hiệu quả cao nhất.
Trong cơ quan thi hành án dân sự, chỉ có cơ quan thi hành án và Chấphành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành và tổ chức thihành các bản án, quyết định Khi thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên chỉ tuântheo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ
Vì những đặc trưng trên, pháp luật hiện hành quy định việc tổ chứcthi hành các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật chỉ thuộcthẩm quyền của cơ quan nhà nước là các cơ quan thi hành án dân sự Từ
đó, hoạt động thi hành án dân sự hiện nay được hiểu là hoạt động của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền được tiến hành theo một thủ tục, trình tự nhất định được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định khác do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 4 ngày14/11/2008 về việc thi hành Luật thi hành án dân sự đã chủ trương xã hội hoámột số công việc liên quan đến thi hành án dân sự, cụ thể như sau:
Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong lĩnhvực tư pháp nói chung, lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng nhằm từng bướcgiảm bớt gánh nặng cho bộ máy, biên chế, ngân sách của Nhà nước phục vụcông tác thi hành án dân sự thì chủ trương xã hội hoá một số công việc về thihành án dân sự được coi là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay.Chủ trương này đã được quy định tại Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị
đó là “Từng bước thực hiện việc xã hội hoá và quy định những hình thức, thủtục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nước thực hiện một số
Trang 15công việc thi hành án…; nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên),trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm trên cơ
sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo” Trong quá trình thảoluận tại các kỳ họp của Quốc hội cũng có ý kiến đại biểu cho rằng nên đưaquy định xã hội hoá hoạt động thi hành án dân sự thành một điều trong Luậtthi hành án dân sự để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện trong thời gian tới.Tuy nhiên, theo đa số ý kiến của đại biểu Quốc hội thì để thực hiện có hiệuquả chủ trương này cần phải có bước đi thích hợp, trên cơ sở làm thí điểm sau
đó tiến hành sơ kết, tổng kết để đánh giá khả năng thực hiện và hiệu quả củaviệc thực hiện xã hội hoá hoạt động thi hành án Hơn nữa, do hiện nay việcthực hiện xã hội hoá hoạt động thi hành án (cụ thể là việc tổ chức thí điểm chếđịnh Thừa phát lại) chưa được triển khai nên chưa có cơ sở thực tiễn để đánhgiá và áp dụng Do vậy, nhiều quy định về xã hội hoá một số công việc về thihành án dân sự chưa nên đưa vào trong Luật thi hành án dân sự mà chỉ nênquy định tại Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân
sự Cuối cùng, Quốc hội đã nhất trí quy định trong Nghị quyết về việc thihành Luật thi hành án dân sự, giao cho Chính phủ quy định và tổ chức thựchiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương.Việc thí điểm được thực hiện từ ngày Luật thi hành án dân sự có hiệu lực thihành (từ ngày 01/7/2009 đến ngày 01/7/2012) Từ kết quả thí điểm, Chínhphủ tổng kết, đánh giá thực tiễn, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định Thựchiện Nghị quyết của Quốc Hội, Bộ Tư Pháp đã khẩn trương xây dựng và trìnhChính phủ xem xét phê duyệt Nghị định về “Tổ chức và hoạt động của Thừaphát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”[39] Và ngày24/7/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định về tổ chức và hoạt độngThừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh*, trong đó quy
* Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại thực hiện thí điểm tại TP Hồ Chí Minh có hiệu lực thi hành ngày 09/9/2009.
Trang 16định những công việc của Thừa phát lại (Điều 3 của Nghị định) gồm:.Thựchiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự;Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiệnthi hành án theo yêu cầu của đương sự và trực tiếp tổ chức thi hành các bản
án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự Như vậy, việc tổ chứcthi hành án dân sự không chỉ giao cho cơ quan Nhà nước mà còn giao cho tổchức khác đó là Tổ chức Thừa phát lại, tuy nhiên đây mới chỉ hoạt động thíđiểm tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 03 năm kể từ ngày01/7/2009 đến ngày 01/7/2012
Như vậy, có thể khái quát về thi hành án dân sự trong điều kiện mới
như sau: Thi hành án dân sự là hoạt động có định hướng của Nhà nước được
thực hiện bởi các chủ thể do pháp luật quy định, nhằm mục đích thực hiện trên thực tế các quyết định dân sự có hiệu lực thi hành bằng cách áp dụng các biện pháp tác động phù hợp với pháp luật và tuân thủ các trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
2.1.1.2 Bản chất của thi hành án dân sự
Trong khoa học pháp lý cho đến nay vẫn còn nhiều quan điểm khácnhau về khái niệm, bản chất của thi hành án dân sự Có ý kiến cho rằng, thihành án là một giai đoạn của quá trình tố tụng, diễn ra ngay sau giai đoạn xét
xử, được pháp luật tố tụng quy định Thi hành án dân sự là hoạt động bảo vệpháp luật, phù hợp với hoạt động của tố tụng tư pháp, với hai lý do cơ bảnnhư sau: thứ nhất, có xét xử thì phải có thi hành án, thi hành án dựa trên cơ sở
và kết quả của công tác xét xử Xét xử và thi hành án là hai mặt thống nhấtcủa quá trình bảo vệ lợi ích của đương sự; thi hành án dân sự là nhằm mụcđích thực thi các phán quyết của Tòa án, bảo đảm triệt để các quyền, lợi íchhợp pháp của công dân, tổ chức và Nhà nước Không có hoạt động thi hành
án thì mọi phán quyết của Tòa án cũng như các các quyết định khác chỉ làtrên bản giấy mà thôi Hoạt động thi hành án gắn liền với quá trình xét xử và
Trang 17chịu sự chi phối của quá trình xét xử Cho nên thi hành án không thể tách rakhỏi quá trình tố tụng mà phải coi nó là giai đoạn tố tụng1; Thứ hai, thủ tục tốtụng do nhiều cơ quan tiến hành, chẳng hạn như hoạt động điều tra vụ án hình
sự do cơ quan Kiểm lâm, Hải quan tiến hành được coi là hoạt động tố tụnghình sự, trong khi các cơ quan này chỉ là các cơ quan hành chính được giaoquyền điều tra cho nên hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự cũng cầnđược coi là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
Quan điểm thứ hai lại cho rằng: Thi hành án dân sự là một dạng hoạtđộng có tính chấp hành, vì thi hành án chỉ được tiến hành trong khuôn khổpháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật Tuy nhiên, tính chất chấp hành trong thi hành án dân sự cónhững nét riêng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, nó chủ yếu do cơ quan tư pháp hayđối tượng phải thi hành tiến hành; Thứ hai, cơ sở để tiến hành các hoạt độngthi hành án bao gồm các quy định của pháp luật (được thể hiện trong các vănbản quy phạm pháp luật) và bản án, quyết định (văn bản áp dụng pháp luật)của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thực thi chứ không phải là ra cácvăn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính điều hành*
Quan điểm thứ ba cho rằng, thi hành án là dân sự một hoạt động hànhchính - tư pháp, thi hành án dân sự không thể là giai đoạn của tố tụng bởi vìthi hành án có mục đích khác với bản chất và mục đích của tố tụng Điều nàythể hiện ở chỗ, mục đích của tố tụng là xác định các chứng cứ để xác lập lạitrạng thái ban đầu của sự việc Nói cách khác tố tụng là quá trình đi tìm sựthật của các vụ việc đã diễn ra để trên cơ sở đó đưa ra cách giải quyết theođúng các quy định của pháp luật Với mục đích đó, toàn bộ quá trình tố tụngdiễn ra theo một quy trình hết sức chặt chẽ và phải bảo đảm các nguyên tắcnhư bình đẳng, công khai, dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích của người tham
1 Tạp chí Luật học số 5/1998 trang 43,44 Bài viết Mấy vấn đề về thi hành án trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự của Nguyễn Công Bình.và giao trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật.
* Chuyên đề một số vấn đề lý luận về thi hành án của PGS.TS Lê Minh Tâm, Trường Đại học luật Hà Nội.
Trang 18gia tố tụng và khi đã có phán quyết của Tòa án thì quá trình tố tụng kếtthúc Trong khi đó, thi hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằmthực hiện các bản án, quyết định của Tòa án, và quyết định khác do luật định
đã có hiệu lực thi hành Vì vậy, có thể nói tố tụng là quá trình đi tìm chân lý
để áp dụng công lý (pháp luật); còn thi hành án là quá trình thực thi chân lýbằng công lý Ở đây chân lý đã rõ, có tội hay không có tội, đúng hay sai đãđược phân xử rõ ràng, thi hành án chỉ nhằm thực hiện các bản án , quyết địnhcủa Tòa án và các quyết định của cơ quan tài phán khác Quá trình này có thể
do chính các chủ thể bị thi hành án tự giác thi hành hoặc do cơ quan có thẩmquyền buộc các chủ thể đó phải thi hành án theo đúng nội dung bản án, quyếtđịnh Do đó, thi hành án là hoạt động hành chính - tư pháp bởi:, căn cứ để thihành án chính là các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định củaTrọng tài thương mại Việt Nam, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Cá nhân tôi cho rằng thi hành án dân sự là một hoạt động hành chính
-tư pháp là quan điểm hợp lý nhất bởi những lý do sau: Thứ nhất, thi hành ándân sự chỉ được tiến hành trên cơ sở các bản án, quyết định của Tòa án hoặccác quyết định khác do pháp luật quy định đã có hiệu lực pháp luật và trongkhuôn khổ luật định; toàn thể quá trình thi hành án với những hoạt động, biệnpháp, cách thức khác nhau đều nhằm thực hiện những nội dung đã được thểhiện trong các bản án, quyết định của tòa án và cơ quan tài phán khác và tuântheo các quy định cụ thể của pháp luật; Thứ hai, hoạt động thi hành án là dạnghoạt động quản lý, vì thi hành án là sự tác động tới đối tượng phải thi hành để
họ tự giác thi hành hoặc áp dụng các biện pháp buộc họ phải thi hành nghĩa
vụ đã được xác định trong các bản án, quyết định Thi hành án là quá trìnhdiễn ra sau quá trình xét xử của Tòa án hoặc cơ quan tài phán khác, các bản
án, quyết định của tòa án và cơ quan tài phán khác là cơ sở để tiến hành cáchoạt động thi hành án, như chỉ khi có bản án, quyết định thì cơ quan thi hành
Trang 19án dân sự mới ra quyết định thi hành án Vì vậy, có thể nói không có hoạtđộng xét xử thì cũng không có hoạt động thi hành án dân sự Tuy nhiên thihành án dân sự không phải là hoạt động tố tụng cuối cùng; bản án và quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật không phải là cơ sở duy nhất để tiến hành các hoạtđộng thi hành án; thi hành án đòi hỏi những nguyên tắc thủ tục và cách thứchoạt động riêng, chẳng hạn, Tại Điều 4 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm
2004 đã quy định căn cứ để đưa ra thi hành án “Bản án, quyết định được đưa
ra thi hành khi có các căn cứ sau đây: Bản án, quyết định dân sự và Quyếtđịnh thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự” Các bản án,quyết định mới chỉ là “điều kiện cần” để tiến hành các hoạt động thi hành án.Nhưng để tổ chức thi hành các bản án, quyết định thì phải có các “điều kiệnđủ” đó là các nguyên tắc, thủ tục, trình tự thi hành án dân sự Vì vậy, thi hành
án dân sự không phải là giai đoạn tố tụng và không chỉ chịu sự điều chỉnh củapháp luật tố tụng mà còn chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh thi hành án dân sựnăm 2004 nay là Luật thi hành án dân sự năm 2008 Bản chất của hoạt độngthi hành án được thể hiện trên ba phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quá
trình thi hành án dân sự;
Thứ hai, tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành
án dân sự;
Thứ ba, đặc thù trong các quan hệ thủ tục về thi hành án dân sự (đây
là vấn đề có thể dẫn đến sự nhầm lẫn với quan hệ tố tụng) Quan hệ thủ tục thihành án có thể bao gồm cả quan hệ tố tụng và quan hệ khác mang tính hành chính
- tư pháp, nhưng cần khẳng định rằng các quan hệ hành chính chủ yếu hơn
Việc xác định thi hành án dân sự là hoạt động tố tụng hay là hoạt độnghành chính - tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng, nó làm sáng tỏ bản chất thihành án dân sự cũng như bản chất về địa vị pháp lý của Chấp hành viên
Trang 20Nhưng dù là quan hệ tố tụng hay quan hệ hành chính - Tư pháp, dù là ngườicủa cơ quan tiến hành tố tụng hay là người có chức danh hành chính thì nhiệm
vụ của Chấp hành viên được quy định trong Luật là phải thi hành các bản án,quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định Vậy,điều quan trọng nhất là để Chấp hành viên thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành cácbản án, quyết định thì pháp luật phải tạo đủ điều kiện cho Chấp hành viênthực hiện
1.1.2 Khái niệm Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Trong mỗi cơ quan khác nhau thì có những chức danh khác nhau đểthực thi nhiệm vụ của cơ quan đó Chẳng hạn, đối với cơ quan Tòa án thìngười thực hiện chức năng xét xử là Thẩm phán, hay đối với cơ quan Việnkiểm sát thì người thực hiện chức năng công tố là Kiểm sát viên, đối với cơquan công an, người thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ án là các Điều traviên Tại các Cơ quan thi hành án dân sự đều có các cán bộ làm nhiệm vụ thihành án và các cán bộ làm các nhiệm vụ khác liên quan đến việc thi hành án,như thủ quỹ, kế toán, thủ kho Nhưng người có nhiệm vụ, quyền hạn trựctiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết địnhkhác do pháp luật quy định được gọi là Chấp hành viên
Tại Điều 17 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, quy định: Chấp hànhviên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết địnhquy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự và Điều 18 Luật Thi hành án dân
sự, quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:
1 Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, cóphẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoànthành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên
2 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau đây thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:
Trang 21a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;
b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp;
3 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp;
4 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:
a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;
b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp;
5 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, là sỹ quanquân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viêntrung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quyđịnh tại các khoản 2,3 và khoản 4 Điều này
6 Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển côngtác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên
ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển
7 Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩnquy định tại Khoản 1 Điều này, đã có thời gia làm công tác pháp luật từ 10năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã cóthời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệmChấp hành viên cao cấp”
Theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì ngạchChấp hành viên gồm có Chấp hành viên cấp tỉnh và Chấp hành viên cấphuyện và được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ là 05 năm Việc quy định ngạch bậc
Trang 22của Chấp hành viên theo hai cấp đã phát sinh nhiều bất cập trong việc sắpxếp, điều động, luân chuyển Chấp hành viên giữa các cơ quan thi hành án dân
sự trong phạm vi toàn quốc, không thu hút được cán bộ về công tác ở cơ quanthi hành án dân sự và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp Hơnnữa, việc quy định Chấp hành viên theo hai cấp với mức chênh lệch về bậclương khởi điểm khá cao (Chấp hành viên cấp huyện có mức lương khởi điểm
là 2,16 và Chấp hành viên cấp tỉnh có mức lương khởi điểm là 3,62, như hiệnnay là chưa có cơ sở khoa học rõ ràng để phân loại năng lực, trình độ củaChấp hành viên cấp tỉnh và Chấp hành viên cấp huyện nên không động viên,khuyến khích được những người có tài năng và kinh nghiệm đã dẫn đến nhiềubất cập trong thời gian qua [51]
Thực tế hoạt động thi hành án dân sự cho thấy tính chất, mức độ phức tạpcủa các vụ việc thi hành án cũng khác nhau: có những vụ việc đơn giản nhưngcũng có nhiều vụ việc phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành rất lớn, việc thi hànhliên quan đến nhiều địa phương, nhiều cấp, nhiều ngành, vụ việc có yếu tố nướcngoài.v.v… đòi hỏi phải có những Chấp hành viên có năng lực chuyên môn, cótrình độ ngoại ngữ nhất định và giàu kinh nghiệm thực tiễn để tổ chức thi hành
Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm sự công bằng giữa công sức màcác Chấp hành viên bỏ ra với tính chất, yêu cầu công việc của họ thì Luật Thihành án dân sự năm 2008 (Điều 17) đã quy định chấp hành viên có ba ngạch:
sơ cấp, trung cấp và cao cấp dựa trên tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ,năng lực, nghiệp vụ, thâm niên, kinh nghiệm công tác mà không phụ thuộcvào đơn vị công tác (cơ quan thi hành án cấp huyện hay cơ quan thi hành áncấp tỉnh) là rất hợp lý
* Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên, pháp luật quy định có 03 ngạch Chấp hành viên cho nên mỗi ngạch Chấp hành viên có những tiêu chuẩn bổ nhiệm khác nhau.
Trang 23Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì tiêuchuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên bao gồm các yêu cầu chung về đạođức, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành
án, có đủ sức khoẻ và thời gian làm công tác pháp luật theo quy định (từ bốnnăm trở lên đối với Chấp hành viên cấp huyện và đã làm Chấp hành viên cấphuyện từ năm năm trở lên đối với Chấp hành viên cấp tỉnh)
Những người đủ tiêu chuẩn nêu trên sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư phápxem xét, quyết định bổ nhiệm chấp hành viên trên cơ sở Tờ trình đề nghị củaHội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự địa phương(mỗi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Hội đồng tuyển chọnChấp hành viên)
Theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của BộChính trị “Cán bộ có chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và đượcđào tạo về kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh” Do đó, Luật thihành án dân sự đã giữ nguyên tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên là phải cótrình độ cử nhân luật Tuy nhiên, điểm mới nổi bật trong tiêu chuẩn bổ nhiệmChấp hành viên đó là quy định về thời gian làm công tác pháp luật và phảitrúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên Theo đó, tuỳ vào từng cấp bậc Chấphành viên và thời gian công tác pháp luật để được xem xét bổ nhiệm Chấphành viên cũng khác nhau, Một trong các tiêu chuẩn bắt buộc để được bổnhiệm làm Chấp hành viên đó là phải qua kỳ thi và trúng tuyển kỳ thi tuyểnChấp hành viên ở các ngạch tương ứng Quy định mới về thi tuyển Chấp hànhviên này nhằm khắc phục hạn chế trong quy trình, thủ tục tuyển chọn để bổnhiệm Chấp hành viên theo quy định của pháp luật hiện hành Việc bổ nhiệmChấp hành viên thông qua thi tuyển sẽ cho phép lựa chọn được người có đủtiêu chuẩn, năng lực để bổ nhiệm Chấp hành viên, tạo khả năng thu hút cán bộhoạt động ở những lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp, cải
Trang 24cách hành chính Hơn nữa, việc bổ nhiệm Chấp hành viên thông qua thi tuyểncũng là phù hợp với định hướng tại Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị:
“Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chứcdanh tư pháp”
* Về thời hạn bổ nhiệm Chấp hành viên
Quy định về việc bổ nhiệm Chấp hành viên có nhiệm kỳ 05 năm theoPháp lệnh thi hành án dân sự 2004 có những ưu điểm như: giúp cho lãnh đạo
Bộ Tư pháp rà soát, đánh giá lại số liệu, chất lượng đội ngũ chấp hành viên thihành án dân sự trên phạm vi cả nước, đồng thời đòi hỏi Chấp hành viên phải
tự nhìn nhận, đánh giá, kiểm điểm lại chính mình, cả về phẩm chất, lẫn nănglực chuyên môn; mỗi Chấp hành viên phải tự hoàn thiện mình, trau dồi đạođức, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ mà Nhà nước giao phó, góp phần nâng cao chất lượng,hiệu quả công tác thi hành án
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì công tác bổ nhiệm Chấphành viên theo nhiệm kỳ đã phát sinh nhiều bất cập như: quy trình, thủ tục xét
bổ nhiệm Chấp hành viên thường phức tạp, kéo dài, đặc biệt khi thay đổi hoặckhuyết thành viên của Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên cơ quan thi hành
án dân sự thì thủ tục bổ nhiệm phải dừng lại để chờ kiện toàn cho đúng thànhphần của Hội đồng tuyển chọn Mặt khác, việc bổ nhiệm Chấp hành viên theonhiệm kỳ cũng tạo cho các Chấp hành viên có tâm lý không thật sự yên tâmcông tác mỗi khi sắp đến kỳ phải xem xét bổ nhiệm lại Vì mỗi khi xem xét
hồ sơ bổ nhiệm lại có nhiều trường hợp các đương sự đã “trả thù” Chấp hànhviên bằng cách viết đơn thư tố cáo Chấp hành viên, hoặc chính trong nội bộ
cơ quan cũng có đơn thư khiếu nại, tố cáo nặc danh gây hoang mang cho cácChấp hành viên và đôi khi Chấp hành viên còn có tâm lý “ngại” thi hành, nhất
là “ngại” tổ chức cưỡng chế thi hành án vì mỗi vụ việc tổ chức cưỡng chế
Trang 25thường va chạm, liên quan đến quyền lợi của nhiều người … Việc bổ nhiệmChấp hành viên theo nhiệm kỳ như quy định của pháp luật hiện hành phầnnào đã ảnh hưởng đến tính độc lập trong hoạt động thi hành án của Chấp hànhviên nói riêng, của cơ quan thi hành dân sự nói chung Do đó, Luật thi hành
án dân sự đã đưa ra những quy định mới về việc bổ nhiệm Chấp hành viênkhông kỳ hạn vừa kế thừa được những ưu điểm, vừa khắc phục được nhữnghạn chế của việc bổ nhiệm chấp hành viên có kỳ hạn Chấp hành viên là mộtchức danh tư pháp gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về thi hành
án dân sự, nên việc bổ nhiệm Chấp hành viên không theo nhiệm kỳ sẽ tạo ra
sự yên tâm để Chấp hành viên làm tốt công tác thi hành án, điều này cũngkhông hạn chế đến việc xử lý kỷ luật nếu Chấp hành viên có vi phạm hoặcmiễn nhiệm nếu Chấp hành viên không đủ năng lực, điều kiện làm Chấp hànhviên Hơn nữa, quy định mới về việc bổ nhiệm Chấp hành viên không kỳ hạncũng phù hợp với định hướng đã được quy định tại Nghị quyết 49-NQ/TWcủa Bộ Chính trị, đó là: “Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặcthực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn”
* Về vị trí pháp lý của chức danh Chấp hành viên trong tổ chức bộ máy nhà nước ta, hiện có những quan điểm khác nhau Quan điểm cho rằng
Chấp hành viên là chức danh hành chính xuất phát từ quan niệm chỉ nhữngngười nào trực tiếp thực hiện hoặc để thực hiện quyền lực tư pháp mới làchức danh tư pháp, do vậy chức danh tư pháp chỉ bao gồm: Kiểm sát viên,Thẩm phán, Thư ký tòa án, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên … còn cácchức danh thực hiện hoạt động thi hành án dân sự là chức danh hành chính.Quan điểm khác cho rằng đây là chức danh tư pháp vì quan niệm chức danh
tư pháp bao gồm những người thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan tư pháp(điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) được đào tạo kỹ năng thực hành và hànhnghề theo một chuyên môn nhất định, có danh xưng, được bổ nhiệm hoặc
Trang 26thừa nhận theo pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện xácđịnh theo quy định của pháp luật [45] Sở dĩ có những quan điểm như vậy là
do bản chất của hoạt động thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nóiriêng chưa được xác định một cách rõ ràng trong lý luận cũng như trên thực tiễn(như phân tích ở trên) Tuy nhiên, nên xác định chức danh Chấp hành viên trongthi hành án dân sự là một chức danh tư pháp vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, về khái niệm hoạt động tư pháp, mặc dù chưa có một quy
phạm pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là hoạt động tư pháp, nhưng cóthể hiểu được nội hàm của nó trong Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân,Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và các văn bản pháp quy khác về tư pháp.Hoạt động tư pháp là hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các hành vi phạmpháp và giải quyết các vụ kiện tụng trong nhân dân Cụ thể là điều tra, truy tố
và xét xử các vụ án hình sự; giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và giađình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định củapháp luật; thi hành bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân Theo pháp luậthiện hành, hoạt động điều tra hình sự được giao cho hệ thống cơ quan điều trathuộc Bộ Công an, hoạt động thi hành án dân sự được giao cho hệ thống cơquan thi hành án thuộc Bộ Tư pháp đảm nhiệm, việc thi hành án hình sự (phạt
tù, tử hình…) được giao cho Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đảm nhiệm Do đó,ngoài hoạt động xét xử, công tố (truy tố), thì hoạt động điều tra hình sự vàhoạt động thi hành án, cả trong lĩnh vực hình sự và dân sự đều được coi làhoạt động tư pháp Cơ quan điều tra và cơ quan thi hành án, với chức năng,nhiệm vụ được giao, đều được xem là cơ quan tư pháp trong hệ thống các cơquan tư pháp ở nước ta Vì vậy, chức danh của những người được Nhà nước bổnhiệm để thực thi nhiệm vụ trong các cơ quan tư pháp là chức danh tư pháp
Thứ hai, hoạt động tổ chức thi hành án của Chấp hành viên thể hiện
đầy đủ những đặc trưng cơ bản của hoạt động tư pháp, đó là:
Trang 27+ Được trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước trong khi thi hành công vụ;+ Trực tiếp bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật và trật tự pháp luật;
+ Có ảnh hưởng hoặc quyết định trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân và của tổ chức có liên quan;
+ Thực hiện theo một quy trình chặt chẽ, không được đảo lộn vàkhông được làm tắt (trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được quy định chặtchẽ theo Pháp lệnh thi hành án Dân Sự năm 2004 và đến ngày 01/7/2009 thìđược thực hiện theo các quy định của Luật thi hành án dân sự năm 2008)
+ Mục đích của hoạt động thi hành án là bảo đảm các nội dung củacác bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định do pháp luật quy địnhđược thực thi trên thực tế;
+ Thể hiện tính độc lập, tính chuyên môn hóa cao, chế độ chịu trách nhiệm
cá nhân và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động của các chức danh tư pháp
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định Chấp hành viên là một chức
danh tư pháp, thể hiện cấp bậc, quyền hạn, nghĩa vụ của một người được Nhà nước bổ nhiệm nếu đáp ứng các tiêu chuẩn do pháp luật quy định và được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa
án và các bản án, quyết định khác do pháp luật quy định.
1.1.3 Vị trí, vai trò của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Một là, Chấp hành viên là người duy nhất được Nhà nước giao trách
nhiệm thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án và các quyết địnhkhác do pháp luật quy định, nói cách khác Chấp hành viên là người nhân danhNhà nước tổ chức thi hành án dân sự Khi thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viênchỉ tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và được pháp luậtbảo vệ Chấp hành viên là người có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chứcthi hành án, là người giữ vị trí trung tâm trong hoạt động thi hành án Tư cáchđạo đức, ý thức pháp luật, trình độ nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của Chấphành viên là những tiêu chí để người dân, dư luận xã hội đánh giá về bộ máy
Trang 28nhà nước, tính nghiêm minh của pháp luật trong lĩnh vực thi hành án Chấphành viên khi tiến hành hoạt động thi hành án chỉ được làm những gì phápluật cho phép và phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn do pháp luậtquy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quá trình thi hành.Không ai, không cơ quan nào được can thiệp, tác động để buộc Chấp hànhviên làm trái pháp luật Bên cạnh đó tùy từng tình huống cụ thể, Chấp hànhviên có thể lựa chọn phương án xử lý thích hợp để bảo đảm kết quả tốt nhấtcho hoạt động thi hành án.
Trong hệ thống những chức danh của bộ máy Nhà nước, chức danhChấp hành viên là chức danh đặc thù, chỉ do Nhà nước quy định và bổ nhiệmtrong lĩnh vực thi hành án dân sự để làm nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án,quyết định của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định Tương tựnhư chức danh Thẩm phán chỉ có trong cơ quan Tòa án để làm nhiệm vụ xét
xử, chức danh Kiểm sát viên chỉ có trong hệ thống Viện Kiểm sát để thực hiệnquyền công tố Vì vậy, khi nói đến Chấp hành viên là nói đến người duy nhất
có thẩm quyền thay mặt Nhà nước tổ chức thi hành các bản án, quyết định củaTòa án và các quyết định của Trong tài và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án vàcác quyết định khác do pháp luật quy định, Nhà nước trao cho Chấp hành viênquyền được trực tiếp sử dụng quyền lực Nhà nước để:
- Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định
về thi hành án theo thẩm quyền
- Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy địnhcủa pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;Thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chấp hành viên
Trang 29- Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giảiquyết việc thi hành án;
- Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hànhán; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xácminh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan
có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thihành án;
- Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡngchế thi hành án; Lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; Thu giữ tài sản thi hành án
- Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành ántheo quy định của pháp luật
- Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt
vi phạm hành chính theo thẩm quyền; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử
lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sựđối với người vi phạm
- Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đãchi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành
Trang 30Hai là, Chấp hành viên có vị trí mang tính độc lập cả về nhiệm vụ lẫn
quyền hạn trong khi tổ chức thi hành án Chấp hành viên cũng như Thẩmphán trong quá trình thực thi nhiệm vụ không có một sự can thiệp nào từ bênngoài có thể buộc Chấp hành viên phải tổ chức thi hành án trái pháp luật, trừkhi Chấp hành viên cố tình vi phạm pháp luật Điều đó được thể hiện ở việcChấp hành viên có nghĩa vụ phải:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạnđược giao; kịp thời, chủ động, tích cực tổ chức thi hành án đúng nội dung bản án,quyết định của Tòa án và theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định
- Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây thiệt hại thì cơ quanthi hành án dân sự nơi Chấp hành viên công tác phải có trách nhiệm bồithường Chấp hành viên đã gây ra thiệt hại nếu có lỗi thì tùy từng trườnghợp cụ thể có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan thi hành án dân sự theoquy định của pháp luật
- Chấp hành viên có nghĩa vụ từ chối thực hiện nhiệm vụ được giaokhi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật Nếu Thủ trưởng cơ quan thihành án vẫn quyết định thì Chấp hành viên phải chấp hành, nhưng Thủ trưởng
cơ quan thi hành án phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình Trongtrường hợp này, Chấp hành viên có nghĩa vụ báo cáo lên Trưởng Thi hành ándân sự cấp tỉnh (đối với Thi hành án dân sự cấp huyện), báo cáo lên Cụctrưởng Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp (đối với Thi hành án dân sựcấp tỉnh), báo cáo lên Cục trưởng Cục Thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng (đốivới Thi hành án cấp quân khu) và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả củaviệc thi hành quyết định đó [8]
- Ngoài ra, pháp luật còn quy định nghĩa vụ của Chấp hành viênkhông được làm một số công việc nhất định, cụ thể:
Trang 31+ Chấp hành viên không được tư vấn cho đương sự, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
+ Chấp hành viên không được can thiệp trái pháp luật vào việc giảiquyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đếnngười có trách nhiệm thi hành án
+ Chấp hành viên không được sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tàisản thi hành án
+ Chấp hành viên không được thực hiện việc thi hành án liên quanđến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích như: Vợ, chồng,con đẻ, con nuôi; Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông bà nội, ngoại, bác,chú, cậu, cô,dì và anh, chị em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồngcủa Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú,cậu, cô, dì
+ Chấp hành viên không được sử dụng thẻ chấp hành viên, trang phục,phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc quyềnhạn, nhiệm vụ được giao
+ Chấp hành viên không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân,
cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án
+ Chấp hành viên không được cố ý thi hành trái nội dung bản án,quyết định, trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án đượcgiao không có căn cứ pháp luật [33]
Ba là, Chấp hành viên là hạt nhân của hoạt động thi hành án dân sự,
tạo dựng lên uy tín của cơ quan thi hành án dân sự
Nếu như hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự là trung tâm củaviệc tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của
cơ quan Tài phán khác, thì có thể nói hoạt động của Chấp hành viên là hạtnhân của cơ quan thi hành án dân sự Hoạt động của Chấp hành viên tạo lên
Trang 32sức mạnh, uy tín của cơ quan thi hành án dân sự Hiệu quả hoạt động củaChấp hành viên cũng chính là hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án dân
sự Một cơ quan thi hành án dân sự có thể có rất nhiều cán bộ, công chức nhưChấp hành viên, Thẩm tra viên, chuyên viên, kế toán, thủ quỹ, văn thư, láixe , nhưng chỉ có Chấp hành viên là người có thẩm quyền tổ chức thi hành
án, những người còn lại chỉ thực hiện những công việc nhằm mục đích bổ trợ,phục vụ cho Chấp hành viên tổ chức thi hành án Chính vì vậy, Chấp hànhviên có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ quan thi hành án dân sự vì hoạtđộng của họ mang tính chất quyết định kết quả công việc của đơn vị Cơ quanthi hành án dân sự mạnh hay yếu, hoạt động có hiệu quả hay không có hiệuquả, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và của Nhà nướcđến mức độ nào phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của Chấp hành viên Vì,hầu hết các hoạt động của Chấp hành viên đều trực tiếp tác động các quyền vànghĩa vụ cả về nhân thân và tài sản của người được thi hành án, người phải thihành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án,thường được dư luận xã hội quan tâm, chú ý nên hoạt động tổ chức thi hành
án của Chấp hành viên có hiệu quả sẽ tạo lên dư luận xã hội tốt, tạo dựngđược uy tín của cơ quan thi hành án dân sự trong nhân dân mà cao hơn là sựtin tưởng vào tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, và ngược lại nếuhiệu quả hoạt động của Chấp hành viên kém, không bảo vệ được quyền, lợiích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được Tòa án hoặc cơ quantài phán khác quyết định nghĩa là các bản án, quyết định không được Chấphành viên tổ chức thi hành một cách triệt để sẽ gây nên dư luận bất bình của
xã hội và mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan thi hành án dân sự nóiriêng và đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung
Bốn là, hoạt động của Chấp hành viên góp phần quan trọng trong việc
bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Trang 33Áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành
án và thi hành đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án để bảo đảmquyền, lợi ích của người được thi hành án và người phải thi hành án; khôngxâm phạm đến quyền, lợi ích của những người liên quan đến việc thi hành án
là yêu cầu quan trọng nhất đối với một Chấp hành viên thi hành án dân sự Vìkhi bản án, quyết định được Chấp hành viên tổ chức thi hành nghiêm chỉnh,đúng pháp luật thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải chấmdứt các hành vi đó và thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quyết định củaTòa án; quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm được khôi phục,bảo đảm thực hiện được mục đích xét xử của tòa án, bảo vệ được lợi ích củaNhà nước, bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức kinh tế, tổchức xã hội và công dân Đồng thời, việc thi hành án có hiệu quả sẽ củng cốhiệu lực của pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ mộtcách vững chắc các quyền tự do của công dân, nâng cao uy tín của bộ máyNhà nước mà đại diện là các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính là các cơ quanthi hành án dân sự
Như vậy, Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự có vị trí, vaitrò rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước Không có hoạt động của Chấphành viên thì các bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ lànhững quyết định trên giấy do không được tổ chức thi hành hoặc thi hànhkhông đầy đủ trên thực tế Do Chấp hành viên có vị trí, vai trò quan trọng nhưvậy nên trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức chú trọngđến đội ngũ này Vì vậy, đội ngũ Chấp hành viên không chỉ được tăng cường
về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả của công tác thi hành án dân sự Tuy nhiên, theo báo cáo chính thức hàngnăm của các cơ quan có thẩm quyền, công tác thi hành án dân sự hiện vẫn làmột vấn đề rất bức xúc trong lĩnh vực tư pháp, số lượng án tồn đọng chưa
Trang 34được thi hành còn nhiều, số lượng đơn thư khiếu nại vượt cấp còn lớn Điềunày có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản làquyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự còn bị hạnchế Bởi vậy, trong tiến trình cải cách tư pháp hiện nay, vấn đề đặt ra là làmthế nào để tạo được hành lang pháp lý trong đó quy định đầy đủ về quyền vànghĩa vụ cho Chấp hành viên trong thi hành án dân sự, giúp cho họ có đủ điềukiện hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nước giao phó và đáp ứng được yêu cầu
do thực tiễn đặt ra
1.2 KHÁI NIỆM ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CHẤP HÀNH VIÊN
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ tổ chức thihành các bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định của Trọng tài thươngmại Việt Nam, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, nên khi đặt vấn đề cải cách tưpháp thì không thể không nói đến việc đổi mới chính hoạt động của Chấp hànhviên, cụ thể là phải xác định rõ địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong hoạtđộng thi hành án dân sự, đồng thời xác định một cơ chế tổ chức khoa học, hợp lý
để Chấp hành viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
Vậy, địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự đượchiểu như thế nào? Trước hết, cần làm rõ khái niệm địa vị pháp lý Theo quanniệm chung, địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệvới những chủ thể khác trên cơ sở các quy định pháp luật; địa vị pháp lý củachủ thể pháp luật thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lýcủa chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể trong cáchoạt động của mình Thông qua địa vị pháp lý có thể phân biệt chủ thể phápluật này với chủ thể pháp luật khác, đồng thời, cũng có thể xem xét vị trí vàtầm quan trọng của chủ thể pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật [42].Như vậy, "địa vị pháp lý" khác với "địa vị xã hội" ở chỗ nó được pháp luậtquy định và nó biểu hiện ở các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể
Trang 35Vận dụng khái niệm trên vào lĩnh vực thi hành án dân sự, thì địa vị
pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ tổ chức thi hành án của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, thể hiện vị trí của Chấp hành viên trong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự Trong đó, các quyền thi hành án dân sự
của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà Chấp hành viên được quyềnquyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, còn cácnghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà Chấphành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án, nhằm bảo đảmcho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả Quyền vànghĩa vụ của Chấp hành viên luôn đi liền với trách nhiệm Thi hành án là hoạtđộng làm cho các bản án, quyết định được trở thành hiện thực trong cuộcsống nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chính trị xãhội và của nhà nước Do đó, việc xác định trách nhiệm của Chấp hành viêngắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ thể này trong hoạt động thi hành ándân sự là rất cần thiết
Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành ándân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác như quan hệpháp luật hành chính (ví dụ: Chấp hành viên phải chịu sự quản lý, điều hành
về mặt tổ chức của người đứng đầu cơ quan thi hành án nơi mình công tác vàchịu sự quản lý của lãnh đạo ngành thi hành án dân sự) Vì vậy, ngoài phápluật thi hành án dân sự, hành vi của Chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnhcủa nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Nhưng nói đến địa vị pháp lý của
Chấp hành viên trong thi hành án dân sự là chỉ nói đến các quyền và nghĩa vụ
trong thi hành án dân sự của Chấp hành viên với tư cách là người trực tiếp tổ
chức thi hành các bản án, quyết định dân sự, phát sinh trong quá trình thi hành
Trang 36án dân sự Các quyền và nghĩa vụ này trước hết được quy định bởi Pháp lệnhthi hành án dân sự năm 2004, nay là Luật thi hành án dân sự năm 2008 và cácvăn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 nay làcác văn bản hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008.
Tóm lại, Chấp hành viên là người tổ chức thi hành các bản án, quyếtđịnh của Tòa án và các quyết định khác do pháp luật quy định Tổng thể cácquyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên phát sinh trong quá trình thi hành cácbản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành thể hiện vị trí của Chấp hành viêntrong mối quan hệ với các chủ thể khác của quan hệ pháp luật thi hành án dân
sự tạo thành địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự Việc
xác định địa vị pháp lý của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự chịu sựquy định và chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như, đặc thù của hoạt độngthi hành án, bản chất của thi hành án dân sự và vị trí, vai trò của Chấp hànhviên trong thi hành án dân sự
Với những phân tích, lập luận trên, để xác định rõ địa vị pháp lý củaChấp hành viên trong thi hành án dân sự, pháp luật phải thể hiện được một cách
rõ ràng, đầy đủ và toàn diện các quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên cũngnhư các mối quan hệ của Chấp hành viên trong các nhóm quy định sau đây:
Trước hết, địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải được thể hiện ởcác quy định chung về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên trong thihành án dân sự
Thứ hai, địa vị pháp lý của Chấp hành viên còn phải được thể hiện
thông qua các quy định về trình tự, thủ tục thi hành án các bản án, quyết địnhbao gồm: (a) giai đoạn tự nguyện thi hành án, (b) giai đoạn cưỡng chế thihành án, (c) giai đoạn kết thúc thi hành án
1.3 TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CHẤP HÀNH VIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
Thứ nhất, hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải xuất phát
Trang 37từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân ta là “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” Đồng thời, lầnđầu tiên trong Hiến pháp 1992 đã ghi rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân” Đây chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ ChíMinh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới Thực tiễn của công cuộcđổi mới những năm qua ngày càng khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nướcpháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu khách quan, mang tínhquy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu quốc tế vàhội nhập quốc tế của nước ta Xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xâydựng một nhà nước dựa trên nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhânloại: công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế Đây là những giá trị to lớncủa các dân tộc đã trở thành tư tưởng pháp lý tiến bộ làm mục tiêu cho việcxây dựng Nhà nước pháp quyền
Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namtạo ra tiền đề, đồng thời cũng đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện hệ thốngpháp luật, trong đó có pháp luật thi hành án dân sự nói chung và pháp luật vềđịa vị pháp lý Chấp hành viên nói riêng Pháp luật địa vị pháp lý của Chấphành viên trong Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng với hướng mởrộng quyền năng cho các Chấp hành viên tạo hành lang pháp lý cho cácChấp hành viên thực sự có quyền chủ động thi hành các bản án, quyết định
để góp phần thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, góp phần giữ gìn kỷcương pháp luật, bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổchức và cá nhân khi bị xâm hại
Trang 38Thứ hai, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải nhằm
mục đích làm tăng hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo vệ lợi ích Nhànước, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, góp phần giảiquyết tình trạng án tồn đọng đang là vấn đề bức xúc hiện nay, đồng thời phảitạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo đảm thực thi các bản án, quyết định cóhiệu lực pháp luật
Thứ ba, việc hoàn thiện địa vị pháp lý của Chấp hành viên phải được
đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữapháp luật tố tụng và pháp luật nội dung; giữa pháp luật thi hành án với cáclĩnh vực pháp luật có liên quan giữa chúng phải có sự phối hợp, bổ sung chonhau trong điều chỉnh các quan hệ xã hội mà không có sự chồng chéo, mâuthuẫn, thậm chí làm vô hiệu lẫn nhau
Thứ tư, tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc thực tiễn công tác thi hành
án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng ở nước ta trong từng giai đoạn,trong đó chú trọng tổng kết công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của Chấp hành viên trong thi hành án dân sự; giải quyếtbất cập về pháp luật, thực tiễn xét xử và thực tiễn thi hành án; kế thừa, pháttriển và pháp điển hoá các quy định còn phù hợp, tiến bộ phù hợp với điềukiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hoá pháp lý của nhân dân cũngnhư đạo đức, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản sắc văn hoáViệt Nam Đồng thời trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật địa vị pháp lý của Chấphành viên cần phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được về xây dựng Nhà nước pháp quyền, tổ chức và thi hành pháp luậtcủa các nước, bảo đảm kết hợp hài hòa tính truyền thống và tính hiện đại của
hệ thống pháp luật; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước về xâydựng và tổ chức thi hành pháp luật thi hành án; thực hiện đầy đủ các điều ước
Trang 39quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.
Thứ năm, Thể hiện rõ quan điểm cải cách hành chính, cải cách tư pháp,
bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành án, đặc biệt, đểnâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, cần tạo ra cơ chế gắn kết liênthông giữa các loại hình thi hành án, khắc phục tình trạng phân tán, cắt khúchiện nay, nhất là giữa thi hành án hình sự và thi hành án dân sự, đồng thờitừng bước xã hội hoá thi hành án với lộ trình hợp lý và bước đi vững chắc,phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc
tế Ngày 24/7/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Nghị định về tổ chức và hoạtđộng của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh trongthời gian từ ngày 01/7/2009 đến ngày 01/7/2012 Nhưng đến nay vẫn chưađược thực hiện, vấn đề nay cần sớm được triển khai thí điểm và tổng kết, đánhgiá để nhân rộng mô hình này
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CHẤP HÀNH VIÊN VÀ VIỆC ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH ĐÓ TRONG
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TẠI VIỆT NAM
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
2.1.1 Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1949
Trước cách mạng tháng tám, ở nước ta tồn tại chế độ Thừa phát lại.Căn
cứ Luật tố tụng dân sự ban hành theo Nghị định ngày 16/3/1910 của toànquyền Đông Dương, Thừa phát lại được tổ chức ở Việt Nam, với nhiệm vụthông báo Toà khai mạc và bế mạc, gọi các đương sự, nhân chứng, thi hànhlệnh giữ trật tự phiên toà, tống đạt giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án, thi hành
án văn có hiệu lực pháp luật, triệu tập đương sự, lập các vi bằng theo quy địnhcủa pháp luật Như vậy, một trong những nhiệm vụ chính của Thừa phát lại làthi hành án dân sự Chế định thừa phát lại đã hình thành, tồn tại ở Việt Namtrước cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1950 và sau đó còn tiếptục tồn tại dưới chế độ ngụy quyền Sài gòn cho đến ngày miền Nam hoàntoàn giải phóng (năm 1975)
Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản
lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật được hưởng thù lao của kháchhàng theo biểu giá quy định Khác với Luật sư, Thừa phát lại không có quyền
từ chối thi hành nhiệm vụ khi được yêu cầu Trong quá trình thực thi nhiệm
vụ Thừa phát lại chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những công chức có tráchnhiệm của Tòa án như Chưởng lý, biện lý, Thẩm phán, Lục sự Tổ chức thừaphát lại chủ yếu tồn tại, hoạt động ở những thành phố lớn, còn ở những vùngnông thôn việc thi hành án do chính quyền cơ sở đảm nhiệm