Một số khái niệm Khái niệm về vườn Vườn là khu đất rộng hay hẹp thường có rào dậu bằng nhiều vật liệukhác nhau được thiết kế và chăm sóc đặc biệt để trồng các loại rau, quả, câycảnh, câ
Trang 1PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Vườn nhà ở nước ta đã có từ lâu đời, nhiều kinh nghiệm làm vườn đãđược tích lũy, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Vườn nhà là mảnh đấtđược thiết kế và chăm sóc đặc biệt để tạo ra sản phẩm ăn được hoặc phục vụcho du ngoạn, giải trí Trên khía cạnh sinh thái, mô hình sản xuất vườn là một
hệ thống sinh thái sử dụng tối ưu tài nguyên môi trường không cày bừa hàngnăm Mặt khác, cùng với rừng, vườn nhà góp phần tăng độ che phủ tạo nên sựcân bằng sinh thái, điều hòa chế độ thủy văn, cải thiện chế độ nước và ngănchặn lũ lụt, chống xói mòn Về khía cạnh kinh tế, kinh tế vườn chiếm một tỉtrọng lớn trong sản xuất nông nghiệp
Nam Đông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, với gần90% dân số là người dân tộc thiểu số Lãnh thổ Nam Đông chủ yếu là vùngđồi núi nên hoạt động kinh tế chính ở nơi đây là Nông – Lâm Nghiệp Trongnhững năm gần đây, kinh tế vườn đóng vai trò chủ lực trong kinh tế hộ Được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, kinh tế vườnngày càng được chú trọng, nó góp phần tăng thu nhập bình quân trên đầuCách trung tâm thành phố Huế 50km về phía Tây Nam, Hương Hòa là một xãthuộc vùng miền núi Nam Đông Nhân dân trong xã chủ yếu sống bằng kinh
tế nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, có một số nghề phụ nhưngcon số đó là không đáng kể Để không ngừng phát triển kinh tế xã nhà, chínhquyền địa phương đã chỉ đạo người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theohướng đa dạng cây trồng đó chú trọng đến những cây có giá trị trong kinh tếvườn như cau, cam, chuối… chính vì thế, giá trị thu nhập bình quân trên mộtđơn vị canh tác tăng lên 15 triệu đồng so với trước đây Vườn, thực sự đangdần trở thành kinh tế mũi nhọn trong nền nông nghiệp của xã Tuy nhiên,vườn ở Hương Hòa đang còn rất nhiều vấn đề đáng được quan tâm để từ đóđưa ra những giải pháp thích hợp Những biến động về giá cả thị trường, tìnhhình sâu bệnh… và nhiều yếu tố khác nữa đang là vấn đề cấp bách cho những
hộ tham gia vào kinh tế vườn Trước tình hình đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài “ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống vườn
Trang 2nhà theo hướng thị trường tại xã định cư Hương Hòa, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phát hiện yếu tố hạn chế của hệ thống vườn
- Đề xuất phát triển hệ thống vườn theo hướng thị trường
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Một số khái niệm
Khái niệm về vườn
Vườn là khu đất rộng hay hẹp thường có rào dậu bằng nhiều vật liệukhác nhau được thiết kế và chăm sóc đặc biệt để trồng các loại rau, quả, câycảnh, cây làm thuốc… cho nhu cầu gia đình hay để bán sản phẩm cho nhu cầukinh tế, văn hóa của một tập thể cộng đồng quốc gia [14]
Khái niệm về hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp là tổng hợp nền sản xuất nông nghiệp và kỹthuật nông nghiệp do một số xã hội tiến hành để thỏa mãn các nhu cầu củamình Hệ thống nông nghiệp bao gồm hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế
xã hội, thống nhất thành một hệ thống do đó bao gồm các thành phần vật lí,sinh học, kinh tế và xã hội Hệ thống nông nghiệp có thể chia thành các cấp:
cả nước, các vùng nông nghiệp, các cơ sở sản xuất Hệ thống nông nghiệp còn
có thể chia ra thành các hệ trực thuộc, như hệ trồng trọt (Hệ canh tác) hệ chănnuôi, hệ ngành nghề, hệ dân cư, hệ quan hệ sản xuất… Hệ thống nông nghiệp
có quan hệ chặt chẽ và trao đổ với hệ thống công nghiệp [14]
Khái niệm thị trường
Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất
và lưu thông hàng hóa Thừa nhận hàng hóa không thể phủ định sự tồn tạikhách quan của thị trường [16]
Theo khái niệm cổ điển cho rằng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạtđộng trao đổi, mua bán hàng hóa Theo khái niệm này, người ta đã đồng nhấtthị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hóa cụ thể Trong kinh tếhiện đại lại ít dùng khái niệm này
Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều Theo sự tương tác của chủthể trên thị trường người ta cho rằng: Thị trường là quá trình người mua vàngười bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyêt giá cả và số lượng hàng hóamua bán Theo khái niệm này tác động và hình thành thị trường là một quátrình không thể là thời điểm hay thời gian cụ thể
Trang 4Theo nội dung chúng ta có thể khái niệm: Thị trường là tổng thể cácquan hệ về lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịchmua bán và các dịch vụ Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tốthực Bản chất của thị trường là giải quyết các quan hệ [16].
2.2 Thực trạng vườn trên thế giới
Vườn cây ăn quả trên thế giới phải nói đến là những vườn cây có múi.Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, so với 30 – 40 năm trước đây, sản xuất vàtiêu thụ quả trên thế giới đã có nhiều thay đổi đáng kể Quả có múi đã trởthành loại quả quan trọng nhất so với trước đây và nó chỉ bằng hoặc thua baloại quả quan trọng khác là nho, chuối (không kể đến chuối lấy bột ở châuPhi) và quả táo Vị trí các nước sản xuất nhiều loại quả có múi nhất trên thếgiới theo thứ tự là : Mỹ, Brazinl, Tây Ban Nha, Trung Quốc [5]
Trong những năm nửa sau của thế kỉ XX, sản xuất cam quýt trên thếgiới tăng nhanh Nhu cầu đối với các cây có múi đang tăng và ngày càng cónhu cầu lớn hơn Theo tài liệu của Tổ chức lương thực và nông nghiệp củaLiên hiệp quốc (FAO) thì trong vòng 20 năm (từ năm 1975 đến năm 1995)sản lượng cam quýt trên thế giới tăng từ 22 triệu lên đến 48 triệu tấn Tăngcao nhất là cam, quýt đỏ rồi đến chanh yên, bưởi chùm và chanh Trong vòng
15 năm tính từ năm 1970 đến năm 1984, sản lượng cam tăng bình quân 51%;quýt 7,5%; chanh 4,7%; bưởi chùm 4,3%/năm [5]
Tổng sản lượng cam quýt trên thế giới trong những năm 90 của thế kỷ
XX bình quân hàng năm là 60 – 70 triệu tấn với tổng diện tích là 2,5 triệu ha,tập trung ở các nước có khí hậu á nhiệt đới và một phần nhiệt đới ở vĩ độ caohơn 20 – 220 Bắc và Nam bán cầu Giới hạn của cam quýt lên đến 350 Bắc vàNam, có khi đến 400
Hiện nay, có 75 nước trồng cam quýt trên thế giới được chia thành 4khu vực: Châu Mỹ, các nước Địa Trung Hải, các nước châu Phi và các nướcchâu Á Những nước trồng nhiều cam quýt là: Mỹ - 9,6 triệu tấn/năm; Braxin– 7,2 triệu tấn/năm; Tây Ban Nha – 1,7 triệu tấn/năm Các nước châu Mỹ ởtrong nhóm thứ 1 và chiếm tỉ lệ là 30% tổng lượng cam quýt của cả thế giới
Trang 5Nhóm thứ 2 gồm các nước Italia, Ai cập, Ixraen, chiếm 25 – 28% sản lượngcam quýt trên thế giới Nhóm thứ 4 gồm nhiều nước, đứng đầu là Nhật Bản,
Ấn Độ, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng sản lượng cam quýt trên thế giới.Các nước châu Phi ở nhóm thứ 3 có sản lượng cam quýt không đáng kể [5]
Nhật Bản cung cấp 10% sản lượng cam quýt trên thế giới với 2,7 triệutấn vào những năm 70 của thế kỉ XX, trong đó chủ yếu là quýt Unshiu Loạiquýt này chiếm 49,2% tổng sản lượng quả quýt của Nhật
Tồng sản lượng hàng hóa cam quýt luân chuyên trên thị trường thế giớinăm 1980 là 5,15 triệu tấn với giá trị là 2329 triệu USD Chanh trao đổi hànghóa là 956 nghìn tấn với giá trị là 517 triệu USD Luồng hàng chủ yếu là từcác nước Địa Trung Hải và Nam Phi đi châu Âu, từ Mỹ đi Tây Âu và NhậtBản Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu là Tây Ban Nha, Ixraen, Maroc,Italia Các giống cam quýt được ưa chuộng trên thị trường thế giới là: camOasinton naven (cam có rốn), cam Valenxia muộn của Maroc; cam Xamuticủa Ixraen; cam Mantenxo của Tuynazi, các giống quýt Địa Trung Hải nhưColementin, quýt đỏ Đaxni và Unxia [3]
Thị trường thế giới có nhu cầu về cam quýt rất lớn Nước ta nằm trongvùng sản xuất cam quýt của thế giới nhưng chỉ sản xuất hàng năm gần 3kg/người không đủ để đáp ứng cho nhu cầu trong nước Phát triển cam quýt
để thỏa mãn nhu cầu trong nước đang tăng lên nhanh chóng do đời sống củanhân dân ngày càng được cải thiện và góp phần từng bước tăng nguồn hàngxuất khẩu là yêu cầu cấp thiết và đang mở ra triển vọng to lớn cho nghề trồngcam quýt ở nước ta [3]
2.3 Thực trạng vườn ở Việt Nam
2 3.1 Vai trò của nghề làm vườn
Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, nghề làm vườn xuất hiện từ baogiờ là vấn đề cần được nghiên cứu Song một điều chắc chắn là nghề làmvườn được quy tụ rất nhiều, nếu không nói là hầu hết các ngành cấu tạo thànhnền nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá, nuôi ong, chế biến nông sản,tiểu thủ công nghiệp…) ở một trình độ kỹ thuật ngày càng cao Và từ khi còn
Trang 6ở mức độ thấp, nghề làm vườn cũng đã mang tính chất của sự phát huy tínhsáng tạo chinh phục thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống no đủ về vật chất,nhân thiện mỹ về tinh thần Trong lịch vực phát triển nông nghiệp, hiếm cólĩnh vực nào thể hiện rõ nét và sâu sắc về sự muốn hưởng thụ vẻ đẹp thiênnhiên như nghề vườn Ở đây ít có sự hủy hoại thiên nhiên, mà trái lại người tamuốn bằng bàn tay và khối óc khai thác thiên nhiên một cách hợp lí để nuôisống mình đồng thời xây dựng một cảnh sắc tươi đẹp trên nền thiên tạo làmcho con người ngày càng gần gũi với thiên nhiên hơn [6].
Xã hội loài người đang tiến trình đi lên nền sản xuất công nghiệp vàhiện đại, các thành tựu khoa học kỹ thuật ngày càng được ứng dụng nhiều đểphục vụ cho nghề làm vườn, nhằm nâng cao năng suất, tổng sản lượng, chấtlượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế Nước ta trong giai đoạn phát triển kinh
tế, vấn đề xóa đói giảm nghèo là một chủ chương lớn Nghề làm vườn đã giúpnhân dân và các tầng lớp nhân dân thực hiện rất có hiệu quả chủ trương này[6] Hiện nay đã có ngày càng nhiều điển hình làm vườn giỏi trên các địa hìnhđồng bằng, trung du và miền núi
2 3.2 Phân loại vườn
Có nhiều cách để phân loại vườn Nếu như chúng ta căn cứ vào chủngloại cây trồng thì có các vườn chuyên canh trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,vườn rau, vườn hoa cảnh, vườn cây dược liệu, vườn cây lâm sản [6] Tuynhiên, cũng có một số vườn đa canh, đó là vườn trồng nhiều loại cây trong đó
có cây chủ lực và cây trồng phụ Người ta trồng theo hình thức này theophương thức lấy ngắn nuôi dài, khai thác không gian theo nhiều tầng tán Căn
cứ theo mục đích sử dụng có vườn kinh tế và vườn cảnh quan [6]
Vườn kinh tế phần nhiều chuyên canh và kinh doanh các loại cây côngnghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao.Các loại vườn cảnh, bao gồm vườncảnh gia đình, vườn công viên, dinh thự, vườn chùa chiền, lăng tẩm… vườnnày thường trồng các loại cây bóng mát, hoa và cây cảnh kết hợp với kiến trúcđộc đáo Các loại vườn cây cảnh ngoài việc trồng cây có khi còn nuôi các sinhvật cảnh và xây dựng các kiểu non bộ Ở một số địa phương người ta còn xây
Trang 7các cảnh vườn đẹp để phục vụ cho tham quan du lịch kết hợp những thưởngngoạn cảnh sắc của vườn về các trò vui chơi giải trí lành mạnh [6]
Vườn cảnh là nghệ thuật tạo hình mô phỏng thiên nhiên trong mộtkhông gian giới hạn, làm nền tạo cảnh tôn cao giá trị công trình chính hoặcquần thể công trình Vườn cảnh Việt Nam chịu ảnh hưởng của vườn cảnh ÁĐông, có nhiều nét tương tự vườn Trung Quốc và Nhật Bản thường gồm 3thành phần: Mặt nước, cây xanh và đá núi nhỏ
Vườn cảnh Việt Nam không nổi tiếng như vườn Nhật, vườn Trung Hoa
do không có những nét đặc trưng rõ ràng và khuôn mẫu cụ thể cũng như độphổ biến rộng rãi ra ngoài các khu vực
Các vườn cảnh Việt Nam nhất là các khu vườn lớn, cổ thường mangnhững nét tương đồng với vườn Trung Hoa như hòn non bộ, thủy đình, cáclều hóng gió, ngắm trăng, các hồ nước được trồng vườn liễu rủ… vườn ViệtNam thường là sự thể hiện lại nét thiên nhiên mộc mạc, cảnh thường đượcViệt hóa để tạo nên nét riêng phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai và vănhóa lịch sử (Việt Nam là nước vùng nhiệt đới)… từ đó khiến vườn cảnh ViệtNam đã có nét độc đáo riêng, ví dụ vườn Việt Nam, những yếu tố dân dã vàmộc mạc bản sắc dân tộc luôn được đề cao, coi trọng và thể hiện Đó là nhữngnét rất gần gũi với cuộc sống thường nhật ở thôn quê Việt Nam như: cây đabến nước, cây khế bờ ao, lũy tre, hàng rào chè tàu hay dâm bụt, cây cauvương víu bụi trầu… đặc biệt ở vườn cảnh Việt Nam mỗi miền lại có nhữngngôi nhà mang đậm nét đặc trưng: nhà ba gian hai chái ở vườn Bắc Bộ, nhàrường trong những nhà vườn Huế, hoặc được làm đẹp bằng những kiểu nhàsàn của dân tộc thiểu số vùng cao Ở Nam Bộ trong vườn thường có thêmnhững cây cầu khỉ bằng tre vắt vẻo qua các mương nước như thách thức dukhách đến chơi vườn [19]
Việc phân chia các loại vườn như trên chỉ mang tính tương đối Hiệnnay các nhà vườn khi tạo lập vườn thường nhằm mục đích khai thác tổng hợpnhiều mặt Chính vì thế, một vườn giá trị thường phải đạt các yêu cầu là: Một
Trang 8mặt, nó phải có hiệu quả kinh tế cao một cách ổn định để có khả năng pháttriển vườn theo hướng thâm canh.
Mặt khác, phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi sinh, giữ gìn cân bằngsinh thái, cải tạo và bảo vệ đất đai, phòng hộ và cải thiện tiểu khí hậu Muốnđạt được các yêu cầu đó cần phải áp dụng hệ thống kỹ thuật thâm canh tổnghợp, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là các thành tựu nông sinh học kếthợp với khai thác các kinh nghiệm cổ truyền trong nghề làm vườn của nhândân.Đặc biệt, theo phương hướng này, một thành tựu rất quan trọng của nghềlàm vườn ở nước ta là phương thức sản xuất V.A.C, hiện nay đang phát triểnngày càng rộng rãi nhằm khai thác tổng hợp các nguồn cây trồng và vật nuôimột cách khoa học và đạt hiệu quả kinh tế một cách bền vững [6]
2.3.3 Thực trạng của một số vườn cây ăn quả ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Bình, Huế , 2006, nghề trồng cây ăn quả là nghềtruyền thống lâu đời ở Việt Nam và có cách đây hơn 2000 năm, nhưng do ảnhhưởng của chế độ phong kiến, đế quốc và chiến tranh kéo dài nên nghề trồngvườn của nước ta chậm phát triển [2]
Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ Nam lên Bắc, có điều kiện sinh thái
đa dạng với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm và á nhiệt đới, cùng với sự phân hóacủa địa hình đã tạo nên những vùng khí hậu đặc thù, do đó đã tạo nên tính đadạng các loài cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới và ảnhhưởng đến sự phân bố trên địa bàn cả nước Sự phân bố được chia thành 8vùng trên cả nước Các cây ăn quả phân bố rất đa dạng theo điều kiện sinhthái, đất đai, khí hậu cụ thể từng vùng Những loại cây ăn quả phân bố rộngtrên các vùng như chuối, dứa, mít, hồng xiêm, táo, ổi, na, đu đủ, cam, chanh,bưởi…Những loài cây ăn quả phân bố hẹp như vải, hồng chủ yếu là ở miềnBắc; xoài, đào lộn hột, bơ, sầu riêng, măng cụt, nho… chủ yếu ở vùng duyênhải Nam Trung Bộ trở vào Vùng phân bố diện tích cây ăn quả lớn nhất làĐồng Bằng Sông Cửu Long: 260,353ha (Năm 2004), chiếm 34,8 % so với cảnước tiếp đến là vùng Đông Bắc 136,262ha, chiếm 18,2 % [2]
Trang 9Nước ta có nhiều chủng loại cây ăn quả, song chiếm tỉ lệ cao nhất là 6loại quả theo thứ tự: Đồng bằng sông Cửu Long (260,253ha), Đông Bắc(136,262ha), Đồng bằng sông Hồng (76,756ha), Bắc Bộ (55,411ha), Tây Bắc(35,511ha), Nam Trung Bộ (28,499ha), Tây Nguyên (22,134ha) (Năm 2004)[2].
Về năng lực sản xuất: Mặc dù có sự phát triển khá tích cực về diện tích
và sản lượng quả trong thời gian qua nhưng vẫn còn khiêm tốn Năng suấtmột số loại quả chính như cam 9,7 tấn/ha; chuối 14,6 tấn/ha; xoài 6,1 tấn/ha;dứa 12,7 tấn/ha (Năm 2004) [12] Năng suất quả Việt Nam còn phân tán,chưa có vùng chuyên canh lớn, các hình thức liên kết sản xuất khép kín cònhạn chế đặc biệt là công nghệ thu hoạch – đóng gói – bảo quản còn yếu Năm
2005, Việt Nam hiện có khoảng 755 nghìn ha cây ăn quả và sản lượng ướctính 6,5 triệu tấn Trong đó chuối lớn nhất khoảng 800.000 tấn, nhãn 590.000tấn [11]
Khi nhắc đến vườn và kinh tế vườn chúng ta không thể không nhắc đếnTiền Giang Là địa phương có thế mạnh về cây ăn quả, Tiền Giang đang nổlực quy hoạch lại diện tích vườn cây theo hướng chất lượng cao, số lượng lớn,đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên, theo các nhà chuyênmôn, để kinh tế vườn Tiền Giang phát triển bền vững, cần phải có những giảipháp thực hiện đồng bộ So với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL), Tiền Giang có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế vườn Nơi đây
có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nông dân có kinh nghiệm trồng cây ănquả và là vùng có tập đoàn giống cây ăn quả đa dạng và trú phú Hiện toàntỉnh cao hơn 68 nghìn ha đất vườn trồng cây ăn quả, hằng năm cho sản lượnggần 1 triệu tấn quả các loại [18]
Kinh tế vườn đóng một vai trò khá quan trọng trong phát triển nôngnghiệp của Tiền Giang, giá trị sản lượng cây ăn quả chiếm gần 52% giá trịtrồng trọt và ngày càng gia tăng Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Tiền Giang
8 vùng sinh thái rõ rệt, thích hợp cho sự phát triển nhiều loại cây ăn quả đặcsản, từ đó hình thành nên những vùng chuyên canh tập trung rất nổi tiếng
Trang 10như: Sầu riêng Ngũ Hiệp ở Cai Lậy, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Rông Cổ Cò (CáiBè), thanh long (Chợ Gạo), sơ ri Gò Công, dứa Tân Lập (Tân Phước)…[18].
Những năm gần đây, cùng với việc tập trung tăng diện tích cây ăn quảtheo hướng chuyên canh, vấn đề chất lượng quả cũng được nông dân đặc biệtquan tâm Những giống kém chất lượng đã được nông dân thay thế dần như:xoài, bưởi thay bằng giống xoài cát Hòa Lộc, Cát Chu, giống sầu riêng hạtlép Nhiều tiến bộ kỹ thuật cũng được ngành nông nghiệp chuyển giao chonông dân như: kỹ thuật bón phân cân đối, kỹ thuật để cỏ trong vườn chốngthoát hơi nước tạo sự cân bằng sinh thái cho vườn cây, kỹ thuật tạo cành, tỉacành, bao quả đã giúp cho nhà vườn có thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha,
cá biệt có hộ thu nhập từ 80 đến 100 triệu đồng/ha đối với những vườn trồngsầu riêng và cây có múi [18]
Tuy nhiên, thực trạng kinh tế vườn Tiền Giang thời gian qua cho thấy,việc phát triển cây ăn quả phần lớn vẫn theo hướng tự phát Nông dân “tựbơi” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ Vì thế, những cây ăn quả có thế mạnhkhông những không phát huy được lợi thế mà chất lượng trái cũng chưa đủcạnh tranh để xuất khẩu Giá cả trong nước bấp bênh, nhân dân không đủ tựtin để chung thủy với cây trồng chủ lực của địa phương mình Cụ thể cây Sơ
ri bao đời gắn bó với người dân Gò Công nay lại buộc phải chuyển sang trồngnhững loại cây khác Thanh long chợ Gạo, sầu riêng Cai Lậy, dứa Tân Phước,xoài cát Hòa Lộc, bưởi Lông Cổ Cò… tuy phát triển nhanh về diện tích, tạonên những vùng chuyên canh lớn, nông dân có thu nhập cao nhưng cũngkhông thoát khỏi điệp khúc “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa”[18]
Có thể nói, Tiền Giang là tỉnh duy nhất độc quyền trong cả nước có vùngchuyên canh tập trung lớn nhất nhưng vẫn không thoát khỏi tình trạng trên.Đặc biệt, khi có hợp đồng cần cung ứng với số lượng lớn thì lại không có đủsản lượng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Có thể nói, nguyên nhân sâu xa vàquan trọng hàng đầu dẫn đến những bất cập trong phát triển kinh tế vườn ởTiền Giang là tình trạng sản xuất còn nhỏ bé, manh mún, chưa đáp ứng đượcyêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường [18]
Trang 112.4 Thực trạng vườn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Một số khái quát về vườn Huế
Nói đến Huế, người ta thường nghĩ đến những danh lam thắng cảnh,đến những khu vườn nổi tiếng tôn vinh thành phố Huế - Thành phố vườn.Những khu vườn Huế bên cạnh góp phần làm đẹp Huế, tạo nên những địa chỉ
du lịch hấp dẫn, chúng còn là nơi sản xuất cây ăn quả đặc sản với nhữngchủng loại cây ăn quả nhiệt đới và Á nhiệt đới Sông Hương nước chảy quacũng như hàng chục con sông nước chảy qua mảnh đất Thừa Thiên Huế đãđem lại cho những khu vườn phù sa và nguồn nước Lượng mưa ở Huế rấtcao làm cho vườn luôn có độ ẩm lớn, thuận lợi cho các loại cây trái phát triển
Vườn cây ở Thừa Thiên Huế hiện có trên 8000ha tập trung ở các vùngNguyệt Biều, Kim Long, Hương Vân, Truồi, Nam Đông… vườn được bà contrồng đa chủng loại, trồng hỗn hợp nên có phần ảnh hưởng đến năng suất,nhưng bù lại, vườn Huế cho mùa nào thứ ấy Từ tháng chạp đến tháng giêng,tháng 2 (Âm lịch) là mùa của vải và măng cụt Hầu hết các vườn măng cụtnằm ở Kim Long, Thủy Biều, Truồi và có những vườn cây đã 80 năm tuổi.Măng cụt hợp với khí hậu Huế nên cho trái nhiều, lại thu hoạch vào dịp tết,sau tết nên thường bán được giá Vào mùa xuân, cùng với vải và măng cụt làSapuche Loại này mới phát triển ở Huế trong vòng 7 năm trở lại đây đượctrồng nhiều ở Thủy Biều và Kim Long [1]
Vào mùa hè, trái cây ở Huế rất nhiều Các vườn chuối, dứa rộng hàngtrăm ha ở Nam Đông, A Lưới thu hoạch đem về bán ở các chợ với giá rẻ Cáckhu vườn cũng đem ra chợ các loại trái cây nổi tiếng: Dâu Truồi, mít, nhãnlồng, xoài, chanh, me, chôm chôm
Từ tháng 7 đến tháng 9 có thể nói là mùa đặc sản của trái cây Huế Nóiđến cây ăn quả đặc sản Huế ai cũng biết đến Thanh trà Loại cây này đượctrông khắp mọi nơi, song ngon nhất là ở hai vùng Hương Vân, đầu nguồnsông Bồ và Thủy Biều ở Huế Hương vị Thanh trà ở hai vùng này rất thơm,
ăn ngon và trái ít hạt Ngoài ra mùa thu ở Huế cũng có nhiều loại cam quýt…
Trang 12Mùa đông ở Huế gắn với “Mít mùa đông ba đồng một múi” của câu caxưa Ý là mùa đông ở Huế ít trái cây, ấy nhưng bây giờ mùa đông bây giờ rachợ thế nào cũng gặp những hàng trái mãng cầu dai, những sạp hồng đỏ ối…của vườn Huế đem tới Đặc biệt một số vườn Huế hiện nay cũng có sầu riêng.Cũng có những cây trái có đủ 4 mùa như: đu đủ, cam và chuối Hiện nay, cácvườn sản xuất nhiều cam và chuối nhất vẫn là A Lưới và một số ít ở Khe Trái,Hương Bình… (Theo Hồ Ngô Đăng Tình, [1]).
Một điều chúng ta không thể lãng quên khi nhắc đến là vườn nhà Huế.Trong khuôn viên vườn nhà Huế có nhiều loại hoa màu sắc phong phú, câycảnh tạo dáng thẩm mỹ, cây bóng mát bốn mùa, cây ăn quả mùa nào thứ ấycùng với hòn non bộ, bể cá vàng, chuồng cây cảnh… khiến cho khuôn viênnhà vườn Huế là một không gian sinh động thu nhỏ, vừa có lợi ích kinh tế vừa
có thẩm mỹ nghệ thuật Vườn cảnh trong khu Hoàng thành Huế, các loại câyđược trồng trong vườn của công trình tôn giáo tín ngưỡng là cây đa và cây đại
… góp phần tạo cảnh là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương đến thăm viếng
và hành lễ đồng thời làm tôn giá trị nghệ thuật kiến trúc, tạo cảm giác thanhtịnh nghiêm trang cho công trình tôn giáo [19]
Diện tích vườn – cây ăn quả của Thừa Thiên Huế
Theo Phạm Quang Bảo, Huế, 2003 Thì ở Thừa Thiên Huế, diện tíchvườn bình quân là 2305m2/người Huyện Hương Thủy là địa phương có diệntích vườn bình quân lớn nhất (4244,12m2/người) Diện tích vườn bình quân ởhuyện Quảng Điền và Phong Điền nhỏ nhất (xấp xỉ 1500m2/người) Điều naynói lên mật độ vườn nhà tập trung, rất thuận lợi cho việc phát triển phong tràotrồng cây ăn quả sau này [1]
Trong vườn, diện tích sử dụng để trồng cây ăn quả ớ các địa phươngtrên địa bàn tỉnh tương đối đồng đều (xấp xỉ 50%) Ở Nam Đông và ThànhPhố Huế có diện tích trồng cây ăn quả chiếm tỉ lệ bình quân cao nhất (NamĐông 77,3% và Thành Phố Huế 76,44%) Điều này nói lên ưu thế về vườnhiện nay của hai địa phương trên – Huyện Nam Đông hiện nay là vùng pháttriển cây ăn quả tập trung và lớn nhất hiện nay; Thành phố Huế là đặc trưng
Trang 13nhà vườn của Thừa Thiên Huế.Quảng Điền, Phú Vang và A Lưới là ba địaphương có diện tích trồng cây ăn quả chiếm tỉ lệ thấp nhất Điều đó cho thấy
rõ ràng tiềm năng về đất đai để phát triển cây ăn quả ở Thừa Thiên Huế là rấtlớn [1]
Loại hình vườn
Ở Thành Phố Huế có đủ 4 loại hình vườn, trong đó vườn nhà chiếm tỉ
lệ gần gấp đôi vườn kinh tế (59,42% so với 32,61%) Điều này phản ánh đúngthực tế nhà vườn Huế mang giá trị văn hóa nhiều hơn giá trị kinh tế Đâychính là nét đặc trưng nhất của nhà vườn Huế Huyện Hương Trà là địaphương có tỉ lệ vườn kinh tế cao nhất (64,3%) so với các địa phương còn lại.Huyện Nam Đông mặc dù là địa phương tập trung nhiều chủng loại cây ănquả của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng mô hình vườn kinh tế vẫn chưa cao.Huyện Phong Điền và Quảng Điền là 2 địa phương có mô hình vườn kinh tếchiếm tỉ lệ thấp nhất (13,89% và 13,42%) Với tỉ lệ trên 80% là vườn nhà nênviệc cải tạo vườn nhà thành vườn cây ăn quả là một vấn đề cần thiết phảiđược quan tâm
Vấn đề quy hoạch vườn
Ở Thừa Thiên Huế việc trồng cây ăn quả theo quy hoạch hầu như chưađược chú đến Theo Phạm Quang Bảo thì ở Huế vườn tạp chiếm tỉ lệ cao sovới vườn được quy hoạch, có hơn 60% địa phương có tỉ lệ vườn tạp trên 65%.Điều này thể hiện tính hiệu quả đem lại từ vườn ở Thừa Thiên Huế trongnhiều năm qua là rất thấp Huyện Phong Điền là huyện có tỉ lệ vườn tạp caonhất (93,29%), còn huyện Hương Trà là huyện có tỉ lệ vườn quy hoạch caonhất, chiếm tới 73,64% diện tích vườn của toàn huyện [1]
Cấu trúc vườn
Đặc trưng của vườn nhà Huế là ngoài trồng cây ăn quả ra thì trongvườn còn trồng thêm một số loại cây khác Điều đó được thể hiện qua bảng
Theo Phạm Quang Bảo, Huế, 2003, Huyện A lưới và Huyện Phú Vang
là hai địa phương có đủ 4 loại cấu trúc vườn Song, về cấu trúc vườn cây ăn
Trang 14quả cộng với cây công nghiệp thì A lưới là địa phương có tỉ lệ cao nhất(7,02%) Điều này cho thấy việc xen cây công nghiệp trong vườn cây ăn quả
ở A lưới là nhiều nhất so với các địa phương khác, và cũng đồng nghĩa vớiviệc thu lợi từ cây ăn quả trong vườn còn ít Ở Thành Phố Huế ngoài việctrồng cây ăn quả, trong vườn còn kết hợp trồng cây cảnh Tỉ lệ cây cảnh trongvườn chiếm 14,49% Đây cũng là điều dễ hiểu chứng minh cho một đặc trưngcủa vườn nhà Huế[1]
Huyện Phong Điền và Quảng Điền là hai địa phương có vườn cây ănquả xen hoa màu nhiều nhất (76,51% và 86,02%) Với tỉ lệ như vậy cho việctriển khai thực hiện trồng cây ăn quả theo mô hình sản xuất mới có nhiềuthuận lợi như: dễ bố trí cây trồng, dễ chăm sóc và áp dụng các biện phápphòng trừ sâu bệnh có hiệu quả [1]
Quảng Điền là huyện chuyên canh trồng cây ăn quả ít nhất (7,53%).Trong khi đó, nếu xét về quy mô trồng cây ăn quả lẫn cây rau thì đây lại là địaphương có diện tích lớn nhất
Trang 15PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng là vườn và những nhóm nông hộ có vườn tại xã HươngHòa, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu
- Quy mô, cơ cấu của hệ thống
- Tính hiệu quả của hệ thống
- Vai trò của cán bộ khuyến nông trong chuyển giao kỹ thuật làm vườn
- Những yếu tố hạn chế của hệ thống
- Đề xuất giả pháp khắc phục hạn chế của hệ thống và phát triển hệthống theo hướng thị trường
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Dùng cả phương pháp định tính và định lượng để tiến hành nghiêncứu
- Thu thập thông tin thứ cấp thông qua Báo cáo hàng năm của xãHương Hòa
- Thu thập thông tin thứ cấp qua các hộ có tham gia vào kinh tế vườntại xã Hương Hòa và những người am hiểu
Phương pháp thu thập thông tin
Chọn 45 hộ có vườn tại xã Hương Hòa trong đó chọn ngẫu nhiên 15 hộkhá, 15 hộ trung bình và 15 hộ nghèo
Sử dụng một số công cụ PRA đề tiến hành thu thập thông tin
Trang 16 Tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin từ các hộ có hệthống vườn, người am hiểu, cán bộ chuyển giao kỹ thuật cho người dân
Quan sát thực địa
Quan sát một cách tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại xãHương Hòa, trong đó đặc biệt chú trọng đến hệ thống vườn của xã
Phương pháp xử lí, đánh giá và phân tích số liệu
- Thống kê các số liệu thu thập được từ phiếu phỏng vấn
- Xử lí trên phần mềm Excel
Trang 17PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu 4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Hương Hòa, Huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra
từ xã Hương Lộc và thành lập từ tháng 4 năm 1997 theo nghị định 22/ND –
CP ngày 17/3/1997 Hương Hòa là một xã miền núi cách trung tâm thành phốHuế 50km về phía Nam, có diện tích tự nhiên là 1109ha với dân số là 2261khẩu trong đó có 1038 người trong độ tuổi lao động Phía Đông giáp thị trấnKhe Tre Phía Nam giáp xã Thượng Nhật, phía Tây giáp xã Hương Giang,phía Bắc giáp xã Hương Phú
4.1.1.2 Khí hậu, thời tiết
Chế độ nhiệt: Xã Hương Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới giómùa, mùa khô và mùa mưa ẩm lạnh Nhiệt độ trung bình năm là 24,80C, sốgiờ nắng trung bình năm khoảng 1,852 giờ Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều vàlạnh cũng nhiều Nhiệt độ trung bình mùa lạnh thấp nhất là 14,10C
Chế độ mưa: Huyện Nam Đông nói chung và xã Hương Hòa nói riêng
là một trong những địa phương có lượng mưa tương đối lớn, hàng năm có 213ngày mưa với lượng mưa trung bình năm là 3320,5mm, lượng mưa tập trung
từ tháng 10 đến tháng 12 nên vào những tháng này thường xảy ra lũ lụt, đặcbiệt vào tháng 10 có lượng mưa lớn nhất chiếm 1/3 lượng mưa cả năm, khókhăn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình hạtầng cơ sở
4.1.1.3 Địa hình, đất đai
Trang 18Như đã nói ở trên, Hương Hòa là một xã thuộc vùng bán sơn địa củahuyện miền núi Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Địa hình sườn núidốc tương đối khó khăn cho việc đi lại nhất là việc giao lưu với các địaphương khác Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong huyện thì HươngHòa có nhiều thuận lợi hơn nhiều Xã cách thị trấn Khe Tre 2km đi về phíaĐông, đó là điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán Bên cạnh đó, đườngvào các thôn của xã hầu hết đã được bê tông hóa nên phần nào đó khắc phụcđược những khó khăn về địa hình Tuy nhiên, do điều kiện địa hình dốc nênviệc giao lưu giữa xã với các nơi khác cũng không được thuận lợi, điều đóảnh hưởng rất nhiều đến sựu phát triển kinh tế chung của toàn xã.
Tình hình sử dụng đất đai ở xã Hương Hòa được thể hiện qua bảng sốliệu sau:
72,9026,6346,27
(Nguồn: Niên giám Thống kê, Huyện Nam Đông, 2007)
Diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ cao nhất trong cơ cấudiện tích đất đai của xã Hương Hòa Trong đó, diện tích đất trồng cây hàngnăm lớn hơn nhiều so với diện tích đất trồng cây lâu năm Tuy nhiên, hiện nay
và sắp tới đây, một phần lớn diện tích đất trồng cây hàng năm sẽ được chuyểnđổi để trồng cây lâu năm Bởi vì, điều kiện đất đai – khí hậu – thời tiết ở
Trang 19Hương Hòa rất khó khăn cho việc trồng cây hàng năm Trồng cây lâu nămmang lại hiệu quả kinh tế hơn nhiều.
Đất phi nông nghiệp chiếm một tỉ lệ không lớn (chỉ 9,08%) Dự kiếntrong thời gian tới, một phần đất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế thấp sẽ đượcchuyển sang để tiến hành các hoạt động phi nông nghiệp nhằm đem lại hiệuquả kinh tế cao hơn cho người dân
Khi tiến hành điều tra các nông hộ ở Hương Hòa, một trong những khókhăn mà người dân đang gặp phải đó là đang thiếu đất để mở rộng diện tíchcây trồng, trong khi đó, có tới 199,8ha đất chưa sử dụng đến, đây chính là mộtvấn đề cần bàn đến để kinh tế Hương Hòa mà đặc biệt là kinh tế nông nghiệpngày càng phát triển hơn Mặt khác, đất ở Hương Hòa khó thích nghi vớinhiều cây trồng đặc biệt là các loại hoa màu nên cần có những hướng chuyểnđổi cơ cấu cây trồng thích hợp với tiềm năng sẵn có của địa phương
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Tình hình sản xuất nông nghiệp
Về lĩnh vực trồng trọt
Đến cuối năm 2007, tổng diện tích gieo trồng hàng năm của toàn xã là284,5ha Trong đó diện tích lúa nước là 89,5ha; sắn là 130ha; khoai các loại là24ha; đậu các loại là 10ha; rau các loại là 120ha và diện tích trồng ngô là11ha Năng suất bình quân của cả năm đạt 48,3 tạ/ha, sản lượng lương thực cóhạt đạt 432,3 tấn, chiếm 92,97%
- Kinh tế vườn
Diện tích vườn nhà trên toàn địa bàn khoảng 131ha, cây chủ lực ở đây
là cây cau, chuối, cam và các loại cây có múi khác Đây là mũi nhọn về pháttriển trồng trọt của xã nhà, nhận thức được điều đó nên nhân dân trong xã rấtchú trọng công tác bón phân, tấp tủ giữ ấm cho cây, từng bước đã xóa đượcvườn tạp, vườn không có hiệu quả, tạo thu nhập từ kinh tế vườn làm cho thu
Trang 20nhập từ kinh tế vườn tăng lên không ngừng Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cònmột số vườn chuyển đổi chưa hiệu quả, chưa đồng bộ Nhiều giống cây mớiđược cán bộ kỹ thuật chuyển đến người dân nhưng chưa có hiệu quả, chưathực sự phù hợp với điều kiện đất đai cũng như thời tiết khí hậu khắc nghiệt ởnơi đây Vườn vẫn tập trung trồng các loại cây từ lâu gắn bó với người dânnhư cau, chuối, tiêu và các loại cây có múi như cam, chanh, bưởi… chứ chưa
có các loại giống cây mới phù hợp với điều kiện địa phương Đây chính làđiều kiện hạn chế của hệ thống vườn ở Nam Đông nói chung và ở Hương Hòanói riêng
- Cây cao su
Tổng diện tích cao su trên toàn xã là 360ha, trong đó cao su kinh doanh
là 30ha Xã đã chỉ đạo trồng mới 84ha cao su, tăng cường công tác quản lí,chăm sóc đầu tư thâm canh, đồng thời tiến hành thâm canh trồng xen sắnKM94, do tình hình thời tiết mưa kéo dài nên tình hình bệnh héo đen đầu láxảy ra trên diện rộng Về cao su kinh doanh, trên địa bàn còn khoảng 30 ha, từkhi bắt đầu khai thác đến nay sản lượng ước tính là 43 tấn mủ đông, tươngứng giá trị gần 500 triệu đồng Bên cạnh đó, trồng xen các loại cây ngắn ngàyvào 120ha diện tích cao su bị đổ do bão số 6, chủ yếu là sắn KM94 cho thunhập gần 800 triệu đồng
Bão số 6 đi qua, để lại một hậu quả nặng nề cho nhân dân toàn xã đặcbiệt là những hộ gia đình có trồng cao su Trên địa bàn xã có khoảng 355hacao su bị thiệt hại do bão số 6, trong đó có gần 220ha cao su đang trong thời
kì cho kinh doanh [9] Đối với cây cao su bị thiệt hại, hiện nay có 95% diệntích các lô đã khai thác bán gỗ và dọn vườn, UBND xã đã chủ động triển khaicho các hộ dân đăng kí giống trồng lại và liên hệ mua cây giống, đến naynhân dân đã trồng lại được 81,46ha
- Cây chè
Trước đây, chè là một trong những cây trồng chủ lực của xã nhưng hiệnnay, thu nhập từ việc trồng chè không cao nên nhân dân đã chuyển đổi trồngchè sang trồng các loại cây trồng khác có thu nhập cao hơn Diện tích cây chè
Trang 21còn lại trên địa bàn không nhiều, khoảng hơn 25ha, phần lớn diện tích chèđược thay thế bằng cây cao su, tuy nhiên bà con vẫn chú trọng công tác đầu tưnhằm tạo thu nhập trước mắt trong khi vườn cây cao su đang trong thời kìkiến thiết cơ bản Do giá thành về sản phẩm chè tăng, nên nhân dân cũng cónguồn thu nhập ổn định, ước tính đến năm 2008 sản phẩm cây chè thu đượchơn 350 triệu đồng.
Về lĩnh vực chăn nuôi
Ngành chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của xãnhà, trong năm vừa qua, số lượng đàn gia súc, gia cầm có giảm nhưng cóchuyển biến tốt về chất lượng Công tác lai tạo, phòng trừ dịch bệnh được sựquan tâm giúp đỡ chỉ đạo của cấp trên nên đã được triển khai kịp thời và cóhiệu quả, không có dịch bệnh xảy ra trên toàn xã
Tổng đàn gia súc hiện có trên toàn xã là 1720 con trong đó có 125 contrâu Đàn bò hiện có 625 con, giảm 55 con so với cùng kì năm trước BòLaisind là 510 con chiếm 81,6% tổng đàn Đàn bò giảm về số lượng do thiếuđồng cỏ, song chất lượng được nâng lên, công tác thụ tinh nhân tạo được chútrọng góp phần tăng số lượng đàn bò của địa phương Mặt khác, bà con đãquan tâm trồng cỏ để thực hiện chế độ nuôi bò nhốt chuồng bán thâm canh,
mô hình này được bà con hưởng ứng và thực hiện tốt Đàn lợn có 970 con,lợn nái là 110 con, về thâm canh bà con được đầu tư đúng mức nên rút ngắnđược thời gian nuôi và cho sản lượng nhiều, triển khai thực hiện mô hình nuôiheo nạc Đàn gia cầm là 4500 con
Thủy sản
Nuôi cá nước ngọt được bà con quan tâm hơn Đến nay, tổng diện tích
ao hồ là 8,6 ha Nhiều hộ tự chuyển đổi ruộng cao sang đào hồ nuôi cá, ướclượng cá giống trên địa bàn là 30 ngàn con Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đợtmưa lớn ngày 15/10/2007 và ngày 12/11/2007 xảy ra trên địa bàn gây tràn và
vỡ hồ đã làm thiệt hại không nhỏ đến ngành nuôi cá nước ngọt Nhiều hộ giađình cá mất trắng, họ không có điều kiện để nuôi mới nên nhiều hộ gia đình
có diện tích ao cá nhưng vẫn không nuôi cá
Trang 22Nhận thức được hiệu quả của rừng trồng nên nhân dân chú trọng côngtác đầu tư chăm sóc Bên cạnh đó, công tác quản lí bảo vệ rừng, phòng chốngcháy rừng được chính quyền và nhân dân quan tâm Rừng đã đưa lại chongười dân Hương Hoà một nguồn thu nhập không nhỏ Định hướng của xã làtrong những năm tới sẽ khai thác tiềm năng rừng của xã một cách có hiệu quả
và bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nhưng vẫn không ảnhhưởng đến thế hệ sau
Tài nguyên, môi trường
Đứng trước một thực tế cho nông nghiệp nước nhà nói chung và nôngnghiệp Hương Hoà nói riêng là diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp,chính vì thế, việc bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ tài nguyên đất ở HươngHoà rất được chú trọng Năm 2006, xã đã tiến hành công tác quản lí, sử dụngđất theo sự chỉ đạo quy hoạch của UBND huyện và các phòng có liên ban,liên cấp huyện Tình hình quản lí và sử dụng đất đã đạt được hiệu quả tốt
Môi trường, đặc biệt là môi trường đất, môi trường nước là một vấn đềrất đáng được quan tâm ở Hương Hoà chính vì thế, công tác bảo vệ môitrường được người dân cũng như chính quyền địa phương quan tâm Công tácbảo vệ môi trường có có sự phối hợp kiểm tra giữa người dân và chính quyềnđịa phương Công việc chính chủ yếu là nâng cao ý thức người dân trong việcbảo vệ môi trường đồng thời cùng với người dân thường xuyên kiểm tra cácđiểm bị ô nhiễm Người dân đã có những nhận thức tiến bộ trong bảo vệ môitrường Bảo vệ môi trường, nó không đơn thuần là việc làm cho môi trườngkhông bị ô nhiễm, sâu sắc hơn, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khoẻ,bảo vệ sự sống cho mỗi người dân
Trang 234.1.2.2 Điều kiện xã hội
Lịch sử hình thành và cơ cấu hành chính
Xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế được tách ra từ xãHương Lộc và thành lập từ tháng 4 năm 1997 theo Nghị định 22/NĐ – CPngày 17/3/1997
Xã Hương Hòa có 11 thôn với 486 hộ Toàn xã có 2261 khẩu, trong đó
có 1038 người đang ở trong độ tuổi lao động Đây chính là một nguồn laođộng dồi dào, đóng góp một phần lớn trong việc góp phần tăng ngân sách cho
xã nhà Tuy nhiên, trong số những người trong độ tuổi lao động, không phảitất cả đều tham gia làm việc tại địa phương Hàng năm, xã giải quyết cho ítnhất là 4 lao động đi xuất khẩu lao động và một lượng lớn số người trong độtuổi lao động đi làm tại các thành phố lớn, gửi tiền về cho gia đình Nhữngngười ở lại địa phương chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp – hoạtđộng sản xuất chính của người dân Hương Hòa
Dân số, gia đình và trẻ em
Tổng dân số trên toàn xã hiện nay là 2261 khẩu/485 hộ Tỉ lệ tăng dân
số tự nhiên là 1,5% trong năm, tổng số trẻ sơ sinh là 38 cháu, tỉ lệ sinh conthứ 3 trở lên là 18,4% trong tổng số sinh, chiếm 19,8% so với năm 2006 [10]
Việc chăm sóc trẻ em ở đây rất được chú trọng Hàng năm, trạm y tế xã
đã tổ chức tiêm vacxin cho trẻ em dưới 1 tuổi với tỉ lệ đạt 100% Tỉ lệ trẻ suydinh dưỡng dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ 17,98% (25/140 cháu) giảm 2,51% so vớinăm 2006 Hương Hoà là một xã với 100% dân số là người kinh Trình độhọc vấn của người dân ở đây tương đối cao, tầng lớp tri thức khá nhiều, chiếm1/3 dân số của toàn xã Có lẽ vì thế mà phong trào toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hoá ở đây phát triển tương đối mạnh Hiện nay, tất cả cácthôn và đơn vị trên địa bàn xã đã được công nhận và giữ vững tiêu chuẩnthôn, đơn vị văn hoá Năm qua, có tới 396 hộ trong tổng số 471 hộ đạt tiêuchuẩn Hương Hoà đang từng bước sửa đổi để trở thành một xã giàu mạnh vàvăn hoá
Trang 24 Giáo dục
Mặc dù là một xã thuộc huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huếnhưng giáo dục ở Hương Hoà rất được chú trọng Toàn xã có 2 nhà trẻ, mộttrường cấp 1 và một trường cấp 2 Nhà trẻ, nhà mẫu giáo có tổng là 112 cháu
Xã giữ vững phổ cập trung học đúng độ tuổi đạt 97,4% và phổ cập THCS đạt
tỉ lệ 95,14% Tỉ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học, Cao Đẳng caonhất từ trước đến nay Có tới 8 người thi đậu vào Đại học, 4 người thi đậu vàoCao Đẳng, đặc biệt ở thôn 9 có 5 em thi đậu vào Đại học Tuy nhiên, tìnhtrạng học sinh bỏ học giữa chừng vẫn còn đang xảy ra
Y tế
Xã Hương Hoà có 1 trạm y tế và đã được công nhận đạt chuẩn Quốcgia về trạm y tế cơ sở Trên địa bàn, không có dịch bệnh xảy ra, các chươngtrình y tế được triển khai đồng bộ và có chất lượng, phong trào phòng bệnhtrong nhân dân ngày càng được chú ý Trạm y tế đã triển khai chương trìnhtiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai Số trẻ em được tiêmchủng đạt 100% Đối với một xã thuộc huyện miền núi thì đây quả thực làmột con số đáng để chúng ta nói đến Hàng năm, trạm y tế tiến hành khámsức khoẻ cho người dân trong xã Trong năm qua, có tới 3819 lượt người đếnkhám Trong số đó, khám BHYT là 2070 lượt Khám cho trẻ em dưới 6 tuổi
là 527 lượt Khám nghĩa vụ quân sự là 17 lượt Đặc biệt, ở đây có điều trịbằng phương pháp y học cổ truyền với 841 lượt người đến tham gia điều trị
Cơ sở hạ tầng trong toàn xã
Đa số người dân trong toàn xã đều có nhà ngói để ở Đối với một huyệnthuộc miền núi thì con số này không phải là nhiều, Hương Hòa chính là mộtđiển hình của huyện Nam Đông (đứng sau Thị trấn Khe Tre và xã HươngGiang) 90% số hộ trong toàn xã đã có nhà vệ sinh Đường sá đi lại giữa cácthôn trong xã đã được bê tông hóa 80%, tuy nhiên, hiện nay 20% trong số đó
đã bị xuống câp Xã đang vận động người dân đóng góp để chỉnh sửa lạinhững đoạn đường đã bị hư hỏng nhằm thuận lợi hơn trong việc đi lại củangười dân cũng như giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác
Trang 25Hiện nay, công trình xây dựng trụ sở UBND xã Hương Hòa đang đượctriển khai và đã hoàn thành được 80% khối lượng công trình Tuy nhiên, xét
về vấn đề thủy lợi thì Hương Hòa còn nhiều vấn đề cần lưu ý Hệ thống thủylợi ở đây không có cho nên việc cung cấp nước sinh hoạt cũng như nước đểphục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trong xã là hết sức khó khăn Vàomùa mưa lũ, hệ thống thủy lợi không thể đảm đương được việc tiêu nước chođịa bàn trong xã chính vì thế ngập lụt thường xuyên xảy ra nơi đây, gây thiệthại rất lớn về tài sản Bão số 6 là một điển hình cho thiệt hại do hệ thống thủylợi không đảm bảo
Về mạng lưới bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc, trên địa bàn
xã hiện nay có trên 300 máy điện thoại điện thoại cố định, trong đó của VNPT
là 250 máy, bình quân cứ 3 hộ thì có 2 máy điện thoại Bên cạnh đó, điệnthoại di động cũng phát triển mạnh, ngoài ra còn có 10 thuê bao Internet hoạtđộng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và góp phầnnâng cao hiệu quả trong công tác quản lí và truyền đạt thông tin
4.2 Thực trạng phát triển hệ thống vườn nhà tại xã Hương Hòa 4.2.1 Năng lực của chủ hộ
Xã định cư Hương Hòa có dân số với 99% là người Kinh So với các xãkhác của huyện Nam Đông thì Hương Hòa là xã có số người Kinh đông nhất(Sau thị trấn Khe Tre) Ở xã Hương Hòa, số cán bộ công nhân viên chức nhànước khá nhiều, phần lớn là đang đi làm và số còn lại là đã về hưu, nhữngngười đã về hưu, họ tham gia vào kinh tế vườn Với dân số trên toàn xã là
2261 khẩu, đó thực sự là một nguồn lực lớn để phát triển kinh tế nói chung
và kinh tế vườn nói riêng Trung bình, mỗi gia đình ở Hương Hòa có 5 khẩu.Con số đó có sự biến động giữa các loại hộ, tuy nhiên, sự biến động đó làkhông lớn Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 26Bảng 2: Một số thông tin cơ bản về chủ hộ
Loại hộ Tuổi TB
(Tuổi)
Số nhânkhẩu(Người)
Ngườitrong độtuổi LĐ(Người)
Trình độhọc vấn
Diện tíchvườn nhà
TB (m2)
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Ở hộ khá, trung bình mỗi hộ có 5,4 người trong đó có 3,2 người đangtrong độ tuổi lao động Hộ trung bình, số khẩu trong mỗi hộ và số người trong
độ tuổi lao động là tương đương nhau và điều đó cũng đúng với hộ nghèo.Tuy nhiên, trung bình mỗi hộ nghèo có 4,53 khẩu còn hộ trung bình là 5,33.Lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn quyết định rất lớn đến kinh tế hộgia đình Theo như số liệu điều tra ở trên thì tỉ lệ người ở độ tuổi lao động và
số khẩu trong gia đình ở hộ nghèo cao hơn ở hộ khá và hộ trung bình, cónghĩa là, ở hộ nghèo, mỗi người tự làm ra và tự nuôi bản thân mình chứkhông phải nuôi thêm một nhân khẩu nào nữa nhưng tại sao họ vẫn nằm trongdiện hộ nghèo, đó là vấn đề cần phải bàn tới
Đa số hộ khá ở Hương Hòa đều là những hộ có độ tuổi trên 45 Độ tuổitrung bình ở hộ khá là 58,4, hộ trung bình là 56,4 và hộ nghèo là 49,8 tuổi.Xét về tuổi và phân loại hộ, có thể kết luận một cách chủ quan rằng, tuổi phầnnào đó, nó quyết định đến thành công trong việc làm kinh tế gia đình Theo sốliệu điều tra (Phụ lục 2), những người có độ tuổi trên 65 tuổi có thu nhập từ
hệ thống vườn cao nhất (17,13 triệu đồng/sào) Hộ dưới 45 tuổi là 15,44 triệuđồng còn độ tuổi từ 45 – 65 thu nhập từ hệ thống vườn chỉ có 5,33 triệuđồng/sào Kinh nghiệm là một yếu tố không thể thiếu quyết định đến sự thànhcông của kinh tế vườn, chính vì thế, thu nhập từ hệ thống vườn đối với nhómtuổi trên 65 là cao nhất
Trang 27Xét về trình độ của các nhóm hộ thì có sự biến động không lớn lắmgiữa các nhóm hộ Ở nhóm hộ khá, trình độ trung bình hầu là 6,5 Có nghĩa là,các hộ khá hầu hết đều học hết lớp 6 Số hộ khá không biết chữ hầu như làkhông có Ở hộ trung bình, trình độ trung bình là 5,5 còn ở hộ nghèo là 4,0.Trình độ của chủ hộ phần nào đó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế vườn.Nếu như các nông hộ có trình độ cao thì điều tất yếu là họ tiếp thu các tiến bộ
kỹ thuật một cách dễ dàng hơn và chính vì thế, ở những hộ có trình độ cao thìhầu như là năng suất từ vườn của họ cao hơn so với các hộ có trình độ thấp
Xét về nguồn lực lao động thì hộ nghèo có phần nào đó có ưu thế hơn
so với các nhóm hộ khác, nhưng khi xét về nguồn lực vườn nhà – yếu tố quantrọng của kinh tế vườn thì hộ nghèo lại có phần hạn chế hơn so với hộ khá và
hộ trung bình Ở hộ khá, diện tích trung bình của hộ là 2100m2/hộ Như vậy,trung bình mỗi khẩu của hộ khá có 388,89m2 đất vườn nhà Hộ nghèo, mỗikhẩu có 66,23m2 còn ở hộ trung bình thì mỗi khẩu có 98,8m2 Kinh tế vườn làkinh tế chủ lực ở Hương Hòa, chính vì thế, đất vườn cũng là một yếu tố quyếtđịnh đến thu nhập của người dân
4.2.2 Quy mô và cơ cấu của hệ thống vườn
4.2.2.1 Quy mô hệ thống vườn nhà của các nông hộ
Nhiệm vụ đầu tiên của nông nghiệp là cung cấp thức ăn cho ngườiđồng thời tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình Kinh tế vườn ở HươngHòa cũng không nằm ngoài mục đích đó Ngay từ những ngày đầu mới tách
ra khỏi xã Hương Lộc để thành lập xã định cư Hương Hòa như ngày nay, kinh
tế vườn đã trở thành kinh tế chủ lực trong nông nghiệp xã nhà Toàn xã cótrên 131 ha diện tích vườn So với các hệ thống canh tác khác, đó thực sự làmột con số không nhỏ Diện tích vườn nhà so với diện tích các hệ thống canhtác khác được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 28Bảng 3: Quy mô của hệ thống vườn so với các hệ thống nông nghiệp
Diệntích(m2)
Tỉ lệ (%)
Diệntích(m2)
Trang 29Biểu đồ 1: Quy mô hệ thống vườn so với các hệ thống nông nghiệp khác
Hương Hòa là một xã nằm trên địa bàn miền núi của huyện Nam Đông.Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là nông – lâm nghiệp Nông – lâmnghiệp nói chung của xã bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
và đất lâm nghiệp
Vì là một xã thuộc huyện miền núi nên diện tích vườn đồi ở HươngHòa chiếm tỉ lệ cao nhất Phần lớn diện tích vườn đồi này được người dânchuyển từ đất lâm nghiệp Các loại cây chính trong hệ thống vườn đồi của cácnông hộ bao gồm cây cao su và cây keo Trước đây cây cè cũng chiếm mộtdiện tích khá lớn nhưng do hiệu quả kinh tế mà cây chè mang lại không caonên đã được thay thế bằng diện tích cao su và keo có hiệu quả kinh tế caohơn Trung bình, mỗi hộ khá có 17.900m2 đất vườn đồi, chiếm 83,74% trongtổng diện tích canh tác của hộ Ở hộ trung bình là 5.200m2 (chiếm 77,2%) đếnnhóm hộ nghèo, giảm xuống còn 3.300m2/hộ (chiếm 70,41%)
Trồng cây lương thực ở Hương Hòa chỉ mang tính tự cung tự cấp Các
hộ gia đình sản xuất ra lúa nước và hoa màu chỉ với mục đích là phục vụ giađình và chăn nuôi, có khi họ còn phải mua thêm lúa thì mới đủ lương thực chogia đình Mỗi hộ gia đình trung bình chỉ có 300m2 đất trồng lúa nước (hộ khá1000m2, chiếm 4,75% tổng diện tích canh tác; hộ nghèo 1100m2, chiếm 22,58;
Trang 30hộ trung bình 700m2, chiếm 10,21% tổng diện tích đất canh tác của hộ) 30%diện tích trồng lúa nước ở Hương Hòa, người ta tiến hành trồng ngay tại vườnnhà Thời tiết Nam Đông nói chung và Hương Hòa nói riêng khắc nghiệt nhất
so với các địa phương khác của tỉnh Thừa Thiên Huế, chính vì thế, rất khókhăn cho việc trồng lúa nước và hoa màu Hoa màu ở đây chiếm một tỉ lệ rấtnhỏ (hộ khá 0,34%; hộ nghèo 0,14%; hộ trung bình 0,5% trong tổng số diệntích đất canh tác của hộ Bình quân một hộ khá có 100m2 hoa màu, hộ trungbình là 30m2 và ở hộ nghèo thì chỉ có 7m2 – con số không đáng kể Một phầnlớn diện tích hoa màu (trồng ngô, khoai, sắn) cho năng suất thấp đã đượcchuyển đổi sang trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao hơn
Với một xã thuộc một huyện miền núi thì việc phát triển thủy sản làtương đối khó khăn Cũng như lúa nước và hoa màu, thủy sản ở Hương Hòachỉ mang tính tự cung tự cấp Tỉ lệ diện tích có mặt nước nuôi trồng thủy sảnchỉ dao động từ 0,28 đến 5,28% ( hộ nghèo 0,28%; hộ khá 1,51% và hộ trungbình là 5,28% trong tổng diện tích nông – lâm – ngư của hộ) Đa số diện tíchnuôi trồng thủy sản nằm trong hệ thống V A.C của hộ Chỉ 30% trong 45 hộđược điều tra là có ao đang nuôi cá, các hộ còn lại, 50% không có ao và 20%
là có ao nhưng không nuôi Nguyên nhân chính mà các nông hộ không tiếnhành thả cá trong ao cá của gia đình mình trước hết, nuôi cá cần đầu tư vốnnhiều cho việc mua giống, cải tạo ao nuôi, thức ăn cho cá mà vốn lại là vấn đềđang được bàn tới cho người dân nơi đây Thứ hai, Hương Hòa là một xãmiền núi Hệ thống thủy lợi chưa có nên rất khó khăn cho việc cung cấp đầy
đủ nước cho ao nuôi Thời tiết cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việcnuôi trồng thủy sản Trong đợt mưa lớn vừa qua, cá trôi hết Các hộ gia đìnhkhông có đủ kinh phí để đầu tư nuôi tiếp
Mặc dù là ngành chủ lực của xã nhưng trong cơ cấu về diện tích canh táccủa hộ thì diện tích vườn nhà không phải là chiếm tỉ lệ cao nhất, nó vẫn đứngsau vườn đồi Sở dĩ nó đứng ở vị trí chủ chốt trong thu nhập tại vì đa số diệntích vườn nhà đã cho thu hoạch còn vườn đồi thì vẫn đang trong thời kì kiếnthiết cơ bản Tỉ lệ vườn nhà ở hộ khá vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (9,66%) tỉ lệ đóxấp xỉ nhau ở hộ nghèo và hộ trung bình (hộ nghèo là 6,59% và hộ trung bình
là 6,81%) Diện tích vườn nhà ở Hương Hòa đang có xu hướng dần bị thu hẹp
Trang 31do những năm trở lại đây, giá cả biến động thất thường, người dân ngại đầu tư,một nguồn đầu tư cho vườn nhà, người dân chuyển sang đầu tư cho vườn đồi –tương lai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Tuy nhiên, hiện tại thì kinh tếvườn nhà vẫn là một thế mạnh trong kinh tế vườn của xã Hương Hòa
4.2.2.2 Cơ cấu hệ thống vườn nhà của xã
Vườn ở Hương Hòa chủ yếu được trồng theo hình thức xen canh Xencanh, đó là hình thức trồng đồng thời cây trồng chính và cây trồng phụ trêncùng một đơn vị diện tích sau đó thu hoạch cây trồng phụ và để lại cây trồngchính Trồng xen trong vườn của Hương Hòa chủ yếu là trồng xen giữa câycau và cây chuối, và trồng xen bằng cách cho cây tiêu bám vào thân cây cau.Tuy nhiên, ở đây không có sự phân biệt giữa cây trồng chính và cây trồngphụ, bởi vì, cau, chuối và tiêu đều là những cây trồng chủ lực trong hệ thốngvườn của xã Hương Hòa
Bảng 4: Cơ cấu cây trồng chính trong hệ thống vườn của xã Hương
Hòa theo từng loại hộ
Loại cây
Phân loại hộ
Diện tích(m2)
Tỉ lệ(%)
Diện tích(m2)
Tỉ lệ(%)
Diện tích(m2)
Tỉ lệ(%)
Trang 32Biểu đồ 2: Cơ cấu cây trồng chính trong hệ thống vườn
Trong hệ thống vườn của xã Hương Hòa thì cây cau vẫn là cây trồng có
tỉ lệ cao nhất trong vườn của mỗi gia đình (tới 92,86% trong cơ cấu vườn của
hộ trung bình, hộ khá là 89,88% và ở hộ nghèo là 78,99% Nhưng nếu tính vềtrung bình thì ở hộ khá con số vẫn là cao nhất ( 690m2) Số lượng cây cautrong hệ thống vườn của các nông hộ được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Trang 33Bảng 5: Số lượng cây cau trong hệ thống vườn theo các nhóm hộ
Tỉ lệ(%)
Số lượng(Hộ)
Tỉ lệ(%)
Số lượng(Hộ)
Tỉ lệ(%)
Cây cau là cây dễ trồng, không tốn nhiều thời gian chăm sóc và chi phícho một cây cau từ khi trồng cho đến khi cho thu hoạch lứa đầu tiên là không
Trang 34cao Một cây cau phải đầu tư vào hai thời kì là thời kì kiến thiết cơ bản và thời
kì cho thu hoạch Đầu tư cho một cây cau từ khi trồng đến khi cho thu hoạchlứa đầu tiên chỉ hết 48.500đ (Bao gồm tiền giống là 3500đ/cây; 22.000đ tiền
phân và 20.000đ tiền thuốc bảo vệ thực vật – Số liệu điều tra) Một cây cau
nếu đầu tư chăm sóc tốt thì sau 4 năm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, còn trungbình thì sau 5 năm cau bắt đầu cho thu hoạch Và một cây cau nếu được chămsóc hợp lí và không chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố ngoại cảnh (Thờitiết, sâu bệnh) thì sẽ cho thu hoạch trong vòng 30 năm
Theo các nông hộ, đất ở Hương Hòa khó thích nghi với nhiều loại câytrồng Từ trước đến giờ đã có nhiều lần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưngchưa tìm ra cây trồng nào thực sự phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây.Chính vì thế, một diện tích lớn cau vẫn được tiến hành trồng mới Một số hộkhác còn cho rằng “ Thì cứ trồng, biết đâu trong một vài năm tới giá cau lạităng lên” Hơn nữa, giá cau có lúc lên lúc xuống, trong quá khư thì giá cauvẫn là loại cây trồng bán được giá nhất trong hệ thống vườn nhà Mặt khác,trồng cau ở Hương Hòa không phải chỉ để bán cho thị trường Trung Quốc.Một số lượng tương đối lớn cau được bán cho khách hàng trong nước để phục
vụ các ngày lễ, ma chay Hi vọng rằng, giá cau sẽ tăng lên để cau là cây chủlực, không chỉ vì quy mô diện tích mà còn vì hiệu quả kinh tế mà nó mang lạichiếm một tỉ lệ cao trong tổng thu nhập từ hệ thống vườn của các nông hộ
Nằm trong hệ thống vườn, cây tiêu cũng được xem là cây trồng chủlực, tuy nhiên, tiêu mới chỉ xuất hiện trong vườn của hộ khá và hộ trung bìnhcòn trong vườn của hộ nghèo thì cây tiêu vẫn chưa xuất hiện Tiêu là một loạicây công nghiệp rất quý, thời kì nào cũng có thị trường tiêu thụ rộng rãi Tiêu
là loại gia vị được ưa chuộng khắp nơi, trong các bữa ăn từ Á sang Âu…[3]
Muốn trồng được một vườn tiêu thì phải có cọc để cho tiêu leo Cọctiêu gồm có 2 loại là cọc sống và cọc chết Cọc sống vừa suôn sẻ, vừa dài, có
vỏ sần sùi và có thể đứng trong không khí trong một thời gian dài Cọc sống
là những cây đang sống trong vườn, thứ cây hợp tiêu chuẩn cho tiêu bám vào
là những cây có thân cao và thẳng Xét thấy, trong hệ thống vườn của xãHương Hòa, cây cau rất phù hợp để làm cọc cho tiêu bám vào, chính vì thế,
Trang 35người ta tiến hành trồng tiêu trong các vườn cau Trong thời gian tới, hầu hếtcác vườn cau lớn sẽ xuất hiện cây tiêu, đó là một dấu hiệu tốt để ngày càngphát triển hơn hệ thống vườn của Hương Hòa
Nhắc đến hệ thống vườn của Hương Hòa, không thể không nhắc đến câychuối Trong những năm trở lại đây, diện tích chuối trong hệ thống vườn của
xã có xu hướng giảm dần Chuối được xem là cây trồng chủ lực bởi giá trị kinh
tế mà nó đem lại chứ không phải vì quy mô diện tích Xét về cơ cấu theo phânloại hộ thì hộ nghèo có diện tích trồng chuối lớn hơn so với hộ khá và hộ trungbình (Hộ nghèo 61,43m2; hộ khá 9,5m2; hộ trung bình là 6,24m2/hộ) Trongnăm vừa qua, cây chuối ở Hương Hòa thất thu lớn Nếu như ở cây cau, sự thấtthu là do chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố thị trường thì cây chuối lại khác, thất thu
là do chịu tác động mạnh của yếu tố tự nhiên Đợt mưa lũ kéo dài vừa qua cộngvới hệ thống thủy lợi không đảm bảo cho việc tiêu nước đã làm cho hàng trăm
m2 chuối bị ngập úng Tiến hành đi quan sát thực tế vườn chuối của các nông
hộ, một thực trạng diễn ra trước mắt là những cây chuối bị thối và héo ngọnvẫn còn đang nằm trong vườn của các nông hộ và chưa được thay thế bằng cáccây trồng khác Chuối thuộc dạng cây thân mềm, thân cây mọng nước, chính vìthế, việc tiêu nước kịp thời trong các vườn chuối là một việc làm cấp thiết, cónhư thế thì vườn chuối của Hương Hòa mới có hiệu quả kinh tế cao
Cây có múi cũng được xem là cây trồng chính trong hệ thống vườn củanông hộ Cây có múi chủ yếu là cam quýt Trước đây, chanh cũng chiếm một
tỉ lệ lớn trong vườn cây có múi nhưng do hiệu quả mang lại từ việc trồngchanh không cao nên chanh được thay thế bằng cây cam và cây quýt – hailoại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Xét về thời gian xuất hiện, cây cómúi xuất hiện trong hệ thống vườn của Nam Đông cũng như vườn của xãHương Hòa sớm hơn nhiều so với cây cau Nó đã từng là cây trồng đứng ở vịtrí số một trong cơ cấu cây trồng toàn huyện Từ khi thị trường Trung Quốcnhập cau để sấy, một số diện tích cây có múi cho năng suất thấp và bị sâubệnh đã được thay thế bằng các vườn cau Hiện nay, cây có múi chỉ chiếm tỉ
lệ từ 4,4% đến 5,22% trong hệ thống vườn của các nông hộ (Hộ khá 5,22%;
hộ trung bình 4,71% và hộ nghèo là 4,4%) Hiện tại, thị trường Trung Quốc