1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa

61 709 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 748,5 KB

Nội dung

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song vẫn lấy nông nghiệp làm nền tảng trong phát triển kinh tế. Tại buổi gặp mặt các nhà khoa học của cả nước ở Hà Nội (1997) nguyên tổng bí thư Đỗ Mười đã yêu cầu các nhà khoa học rằng: "Nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước trước hết phải công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta" [1]. Chính vì vậy, vấn đề đầu tư vào nông nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của nước nhà. Đặc biệt là sau khoán 100 của ban bí thư ra đời và nghị quyết 10 của bộ chính trị (4/1988) đã soi sáng cho nền nông nghiệpmở ra những thử thách và cơ hội mới. Tiếp theo với luật đất đai của nhà nước ban hành, chủ trương giao đất, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho từng hộ nông dân, Nghị quyết của đại hội VIII Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, đưa công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì dân giàu nước mạnh, hội công bằng dân chủ văn minh. Các địa phương có chính sách khác nhau để tổng hợp các nông hộ ở nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp đồng thời kết hợp việc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ xây dựng và phát triển kinh tế hộ với nhiều hình sản xuất khác nhau. Từ đây đã có những đóng góp đáng kể vào tổng giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư. Đã tạo công ăn việc làmthu nhập cho người lao động nông thôn. Chính vì vậy việc xây dựng hình sản xuất nông, lâm nghiệp là hướng đi đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay của đất nước. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn, các chương trình, dự án chính sách đầu tư vào nông nghiệp ngày một tăng lên. Đã làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Điển hình với các dự án 135, 327, sind hóa đàn bò, dự án trồng mía, trồng dứa… Đã làm bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày từng giờ với những thành quả thu được từ các chương trình, dự án đã hỗ trợ và cấp cho bà con nông dân. 1 Việt Nam với hơn 80 % dân số tham gia sản xuất nông nghiệp, cộng với truyền thống phát triển lâu đời của nó. Nên các hoạt động trong trồng trọt, chăn nuôi có những đóng góp vô cùng to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Nước ta nổi tiếng với các sản phẩm trong nông nghiệp như: nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, miệt vườn Nam Bộ hay trại chăn bò ở Ba Vì. Tất cả nói lên rằng nước ta có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các hình hay trang trại trong nông nghiệp. Chính vì vậy các hình trong sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều ở nước ta trong những năm gần đây. Cùng với đó nhu cầu con người ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm phục vụ cho đời sống ngày càng đa dạng như: thịt hộp, nước ép trái cây, đồ sấy…. Đây chính là mấu chốt, là động lực để những nhà làm vườn, doanh trại tìm ra hướng đi và khẳng định mình. Phú Lâm một miền núi của huyện Tĩnh Gia có truyền thống phát triến nông nghiệp. Với 90 % dân số tham gia sản xuất nông nghiệp với lợi thế địa hình thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Thực tế Phú Lâm có diện tích lớn đất để thực hiện các hình sản xuất nông, lâm nghiệp, đất gò đồi nhiều thuận lợi cho chăn thả trâu, bò. Từ năm 1997 được sự quan tâm của trạm khuyến nông huyện, phòng nông nghiệp. Người dân nơi đây đã xây dựng và thực hiện thành công nhiều hình sản xuất nông, lâm cho hiệu quả cao như: trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, trồng rừng. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên để phát triển các hình sản xuất sẽ mang lại nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ nói riêng. Từ đây nhiều hộ đã có tiền mua sắm tiện nghi đồ dùng sinh hoạt và phương tiện sản xuất, mở rộng hình sản xuất. Song cũng có những mặt kìm hãm sự phát triển của nó. Là miền núi trình độ dân trí còn thấp, sản xuất nông nghiệp chưa được áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, phương thức làm ăn còn lạc hậu, chậm đổi mới, khí hậu thời tiết thất thường mùa hè nắng nóng, mùa đông rét mưa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của các hình. Vấn đề đặt ra là phải xác định được thế mạnh để phát huy và tìm ra mặt hạn chế mà khắc phục, giúp các hình sản xuất nông lâm nghiệp trong toàn đem lại hiệu quả cao hơn nữa. Để hiểu rõ hơn về mặt tích cực, 2 về hiệu quả kinh tế cũng như mặt hạn chế của các hình nông lâm nghiệp đã và đang thực hiện trên địa bàn Phú Lâm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tác động của một số hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa". 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu và đánh giá tác động của một số hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, trồng rừng đến thay đổi thu nhập của người dân Phú Lâm - Tĩnh Gia - Thanh Hóa. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể • Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và kinh tế hội của địa bàn nghiên cứu. • Tìm hiểu việc thực hiện và đánh giá hiệu quả kinh tế của của các hình: trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, lâm nghiệp trong địa bàn Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. • Tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của các hình: trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, lâm nghiệp. • Đề xuất giải pháp để thực hiện tốt các hình trong địa bàn Phú Lâm • Bài học kinh nghiệm trong thực hiện các hình. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những nghiên cứu về các hình sản xuất trong nông nghiệp và phát triển kinh tế địa phương Nước ta khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi để đa dạng các lại hình cây trồng vật nuôi. Hiện nay từ Bắc chí Nam, từ miền biển đến đồng bằng và trung du miền núi ta thấy các hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đang hình thành và phát triển mạnh mẽ, với nhiều hình thức phong phú, với nhiều hình sản xuất từ phân lại theo chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa đến từng nhóm sản phẩm như: hình trồng cây ăn quả, hình sinh vật cảnh… Ngoài ra còn phân theo hướng chuyên môn hoá đến từng loại sản phẩm như: hình chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, tôm…Các hình này cho hiệu quả kinh tế rất cao và ngày càng được nhân rộng trong cả nước. Với những mảnh đất hoang hóa hay đồi trọc đã được con người khai phá biến thành những đầm phá hay những hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là một số hình đang phát triển mạnh ở nước ta. 2.1.1. hình nông trại hình này đã và đang hình thành với nhiều hình thức phong phú đa dạng về phương hướng kinh doanh và phối hợp hợp lý các ngành theo yêu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh trong từng môi trường cụ thể. Điển hình hình nông trại của anh Bình ở thôn Mai Hạ, Tân Thanh, Lạng Giang thuộc Tỉnh Bắc Giang. Từ những năm có chính sách đổi mới anh đã mạnh dạn làm giàu ngay trên mảnh đất gò đồi, từ đây anh đã khai hoang được 5 ha để sản xuất nông nghiệp, trong đó chuyên môn hóa sản xuất chè búp có diện tích là 2,5 ha, cây ăn quả 0,5 ha, đồng thời làm nông lâm kết hợp 1,5 ha rừng và 0,5 ha lương thực, thực phẩm, có củi đun nấu và có gỗ làm sản phẩm hàng hóa, những hình này xuất hiện rất nhiều ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Hay hình nông trại chuyên môn hóa sản xuất quế của gia đình Đặng Nho Thanh ở Viễn Sơn, Văn Yên, Yên Bái. Cách đây 11 năm anh cùng gia đình nhận thầu 10 ha đất trồng quế xen các loại đậu đỗ cộng với hơn 2 ha đất được giao, anh trồng cây hàng năm. Với diện tích đó, lao động của gia đình anh cùng lao động thuê mướn (chủ yếu là lao động thời vụ) đã 4 trồng 2 vạn cây quế trong 2 năm liền. Sau 8 năm trồng, quế cho sản phẩm thu hoạch tương đối tốt. Khi đó nếu tính mỗi cây quế cho 5 kg quế, với giá 5000 - 6000 đồng/kg (giá năm 1993) thì hàng năm nông trại anh cho thu hoạch từ quế là 50 - 60 triệu đồng. Đến nay giá trị thu hoạch đã hơn 100 triệu. Cùng với quế còn có doanh thu từ nông sản khác chủ yếu là lương thực, thực phẩm cho chi dùng hàng ngày. Ở đồng bằng Sông Hồng và một số đồng bằng ở miền Trung, bình quân ruộng đất rất thấp (mỗi nông hộ chỉ có 0,3 ha đất canh tác). Tuy nhiên cũng có những hộ có ý chí làm giàu vượt khỏi "cái xiềng" 0,3 ha/hộ để phát triển hình theo hướng chuyên môn hóa. Trong đó có hình nông trại của anh Ngô Văn Kích ở huyện An Hải, Hải Phòng. Anh nhận hợp tác 4,8 ha đất xấu không ai còn quan tâm để đưa vào sản xuất lúa. Anh đầu tư trang thiết bị công nông, máy bơm, máy xay xát và phát triển chăn nuôi 30 đầu lợn thịt trong năm. Kết quả hàng năm hình của anh có tổng thu 184 triệu đồng. Đồng bằng Sông Hồng đất chật người đông, nhưng ai có chí lập nghiệp, biết khai thác các nguồn đất xấu, bùn lầy, cồn bãi… để cải tạo thì chuyện làm giàu không phải là khó [7]. 2.1.2. hình lâm nghiệp Nước ta với điều kiện tự nhiên diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích cả nước. Trong những năm gần đây thực hiện theo chủ trương, chính sách và các dự án giao đất giao rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của nhà nước và chương trình PAM, đặc biệt dự án trồng 5 triệu ha rừng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 có tên là chương trình 661. Nhiều hình lâm nghiệp hình thành độc lập và lâm trại hình thành trong các lâm trường đã xuất hiện với diện tích lên đến 2000 ha. Tiêu biểu có hình sau: hình lâm nghiệp của ông Nguyễn Hữu Giảng ở gò đồi Thanh Cao, Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Năm 1989 sau khi được hạt kiểm lâm giao đất sử dụng theo hợp đồng 30 năm, với phương thức nhà nước cấp 250 kg gạo cho 1 ha làm lương thực ăn để trồng rừng và quy định người trồng rừng được hưởng 80 % sản phẩm cây rừng và 100 % sản phẩm dưới tán rừng. Ông đã đầu tư 60 triệu đồng (có 10 triệu vay ngân hàng) và thuê 20 lao động quy 5 hoạch và tu bổ lại rừng. Năm 1990 ông đã trồng thành công 220 ha rừng bạch đàn, keo tai tượng. Tính ra mỗi năm ông thu lãi chừng 200 triệu đồng [7]. 2.1.3. hình ngư nghiệp Nước ta có diện tích mặt nước lớn, bờ biển kéo dài từ Bắc đến Nam với 3260 km, từ lâu các hộ nông dân đã tạo lập nhiều ngư trại nuôi tôm, cua, cá… đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Với các sản phẩm như tôm càng xanh, cá ba sa… Điển hình hình ngư trại của ông Nguyễn Văn Khanh ở Tràng Cát, An Hải, Hải Phòng. Với quy diện tích 246 ha năm 1992. Với 16 lao động của đại gia đình ban đầu khai hoang, lấn biển 6 ha. Chi phí vốn xây dựng cơ bản (không tính công lao động của gia đình) hết 4,7 triệu đồng. Số diện tích đó được tiếp tục quy hoạch, xây dựng thành ao nuôi tôm kết hợp nuôi cá, cua. Kết quả năng suất tôm, cá, cua của ngư trại ông bước đầu đã đạt được gấp 2 đến 2,5 lần so với năng suất cùng loại của Hợp Tác Tân Vũ. Theo thời gian ông khai hoang lấn biển và đến năm 1992 ngư trại của ông là 246 ha, ngoài ngoài 16 lao động ông phải thuê 113 lao động thường xuyên, có khi khai hoang lấn biển ông phải thuê 300 - 400 lao động. Kết quả năm 1991 ngư trại của ông cho thu hoạch 92 tấn tôm xuất khẩu, thu 320 triệu đồng, theo hoạch toán bộ hàng năm ông đạt lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng. Trong những năm tới, với quy diện tích đó, ông sẽ trang bị và áp dụng những kỹ thuật đồng bộ vào nuôi tôm và các loại hải sản khác, doanh thu hàng năm trên dưới 3 tỷ và có lợi nhuận 900 triệu đến 1 tỷ đồng [7]. 2.1.4. hình nông - lâm nghiệp Việc thực hiện hình nông - lâm kết hợp luôn tận dụng được tối đa tiềm năng của các nguồn lực, chúng bổ trợ cho nhau trong sản xuất. Có thể cho nhiều loại sản phẩm trong cùng diện tích nên các hộ tham gia hình này tương đối nhiều. hình nông - lâm trại của anh Phan Huy Lãnh ở Thịnh Hưng, Yên Bình, Yên Bái với quy 8,5 ha. Khi có chủ trương giao đất, giao rừng và sự hỗ trợ của huyện về vốn, kỹ thuật, anh quyết định hình thành trang trại trên đồi. Thực hiện chủ trương lấy ngắn nuôi dài, mấy năm 6 đầu anh trồng chè, cây ăn quả, nuôi cá. Sau đó có vốn mở rộng diện tích trồng rừng (bồ đề, bạch đàn), trồng quế tạo ra cơ cấu kinh doanh gồm: vườn cây ăn quả, ao nuôi cá 1,5 ha, chè 2 ha, quế 2 ha, rừng 3 ha, đồng thời còn trồng xen cây lương thực với cây dài ngày khi chưa khép tán. Để xây dựng được nông - lâm trại, ngoài lao động gia đình còn phải thuê từ 12 - 20 lao động, theo dự tính của gia đình nếu mở rộng sản xuất thì phải thuê 5 lao động thường xuyên trong gia đình. Theo ước tính hàng năm tổng doanh thu khảng 100 - 150 triệu và trừ chi phí còn 30 - 50 triệu đồng/năm [7]. 2.1.5. hình sản xuất nông - lâm - dịch vụ Nhiều hộ gia đình có lợi thế với các hình được xây dựng gần các khu du lịch sinh thái hay chính hình đó là nơi dừng chân của khách du lịch. Từ đây họ có thể kinh doanh các loại hình dịch vụ, tuy nhiên số lượng này không nhiều, do chọn được vị trí hợp lý không phải là chuyện dễ dàng. hình anh Nguyễn Minh Hiến ở Đạo Đức, Vị Xuyên, Hà Giang quy 40,5 ha. Khi có chủ trương giao đất, giao rừng, anh nhận 40,5 ha làm lâm trại, trong đó có 30 ha đất trống đồi trọc để trồng rừng, cây ăn quả và 10,5 ha đất tự nhiên để tu bổ bảo vệ, trong đó có cả thú rừng như: khỉ, gấu…Thêm vào đó lâm trại có nhiều cảnh đẹp, giáp quốc lộ, giáp suối Nậm Má, đền thờ "Hai Cô" nên dịch vụ du lịch được mở ra ở đây. Do đặc điểm tự nhiên, hội đó, phương hướng kinh doanh của hình này là nông - lâm - dịch vụ (du lịch). Trong đó lâm nghiệp gồm có chăm sóc bảo vệ 10,5 ha rừng tự nhiên và cũng là một nguồn lợi để kinh doanh khai thác sản phẩm phong lan cho thị trường biên giới Việt Trung. Trồng rừng kinh doanh trên diện tích 25 ha loại cây mỡ và quế xen nhau. Ngoài ra có thêm 4 ha cây ăn quả và 1 ao cá. Anh dự định xây dựng khu du lịch sinh thái để phục vụ khách thăm quan. Để thực hiện phương hướng này, anh đã đầu tự theo hình thức lấy ngắn nuôi dài và vay ngân hàng 30 triệu đồng trong thời hạn 5 năm. Về lao động: Anh thuê cả 6 hộ trông coi và chăm sóc, làm nhà ngay trong đất của anh để thuận tiện cho bảo vệ, ngoài ra hàng tháng phải thuê 20 lao động. Doanh thu hàng năm đạt từ 2 đến 3 tỷ đồng, lãi thu được từ 100 triệu đến hơn 1 tỷ đồng [7]. 7 2.2. Vai trò của các hình sản xuất nông lâm nghiệp trong giai đoạn hiện nay 2.2.1. Những giới hạn của sự phát triển kinh tế hộ trong sản xuất và xu hướng của nó. Từ sau nghị quyết 10 của bộ chính trị (tháng 4/1988) và nghị quyết hội nghị TW 6 (khóa VI) của ban chấp hành TW Đảng (tháng 3/1989): "gia đình viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ nông dân trong cả nước đã huy động được mọi kỹ năng có sẵn về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư sản xuất trên 90 % diện tích đất canh tác. Kết quả đã sản xuất ra được 98 % tổng sản lượng thóc, 99 % sản lượng rau, 95 % sản lượng cây công nghiệp, 97 % sản lượng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đó sản xuất nông nghiệpđời sống nông thôn nhìn chung đã đạt được kết quả cao hơn hẳn thời kì trước đó. Tuy nhiên tỉ suất nông sản hàng hóa của nông dân đến 1991 còn rất thấp mới có 19,09 %. Trong đó Hoàng Liên Sơn chỉ có 4,74 %, Hà Nam Ninh 7,21 %, Bình Định 10,42 %, Đắck Lắck 9,8 %, riêng Hậu Giang đạt 43,2 % nhưng ở ngoại thành Hà Nội mới chỉ đạt gần 40 %. Có tình hình trên là do quy về những điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa của kinh tế hộ (kinh tế tiểu nông) như ruộng đất, vốn, kĩ thuật, thị trường còn rất hạn chế… dẫn đến năng suất lao động thấp. Sản phẩm làm ra chủ yếu mới đủ tự cung, tự cấp, phần còn lại làm sản phẩm hàng hóa rất ít. Đó cũng là tất yếu của nền kinh tế tiểu nông hay có thể nói đó là những giới hạn của kinh tế nông hộ. Để thoát khỏi những giới hạn về sản xuất nông sản hàng hóa của kinh tế hộ, trong quá trình đổi mới khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng hóa từ trình độ thấp đến trình độ cao để phù hợp với quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường, kinh tế nông hộ đã và đang diễn ra theo 2 xu hướng: vừa phát triển kinh tế hàng hóa vừa phân cực thành nông hộ giàu và nông hộ nghèo. Nông hộ giàu từng bước phát triển thành những hình sản xuất hành hóa có quy kinh doanh hợp lý [7]. 8 2.2.2. Vai trò của hình sản xuất nông lâm nghiệp Các hình (hay nông trại, lâm trại, ngư trại…) là tế bào của nền nông nghiệp hàng hóa, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp, là hình thức doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra nông sản phẩm nông nghiệp cho toàn hội phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với quy luật sinh học và các quy luật sản xuất hàng hóađối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thích ứng với sự hoạt động của quy luật. Nó đã và đang "đánh thức" dậy nhiều vùng đất hoang hóa, đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao động dư thừa tại chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hóa. Nó có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới. 2.2.3. Đặc trưng chủ yếu của hình sản xuất nông lâm nghiệp Một là chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo nhu cầu thị trường có lợi nhuận cao. Đây là đặc trưng cơ bản so với kinh tế hộ. Trong đó giá trị tổng sản phẩm và sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy trang trại nhỏ, vừa, lớn. Quy các hình này thường lớn hơn nhiều lần so với kinh tế hộ có tỉ suất nông sản hàng hóa hơn 85%. Ngoài ra còn có chỉ tiêu gián tiếp như ruộng đất, vốn, lao động. Riêng về quy ruộng đất chẳng những nhiều gấp nhiều lần (tùy theo phương hướng và kinh doanh) mà còn tập trung, liền vùng, liền khoảnh. Hai là về thị trường đã sản xuất hàng hóa thì hàng hóa luôn gắn với thị trường, do đó thị trường cho sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất quyết định chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Vì vậy trong quản lí, vấn đề tiếp cận thị trường, tổ chức thông tin thị trường đối với kinh doanh của các hình là nhân tố quyết định nhất. Ba là có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ vì các hình đó có vốn, có lãi nhiều hơn. Nhìn chung các hình chẳng những có đủ công cụ và sức kéo trâu bò mà trang bị nhiều loại, máy móc và áp dụng quy trình công nghệ mới (hay quy trình sản xuất 9 mới) vào các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đây chính là yếu tố nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh . Bốn là về lao động, có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình nhưng chủ yếu là thuê mướn làm theo thời vụ hoặc quanh năm (tùy quy mô) số lượng lao động thuê bao giờ cũng lớn hơn lao động tự có của gia đình chủ hộ. Năm là các chủ hìnhngười có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật biết làm giàu và có điều kiện nhất định để tạo lập hình [7]. 2.2.4. Những điều kiện cơ bản để phát triển hình sản xuất nông lâm nghiệp • Điều kiện đất đai Đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu được, là điều kiện cơ bản để thành lập và phát triển các hình sản xuất. Nếu không có ruộng đất thì không thể tiến hành sản xuất ra nông sản, và nông sản hàng hóa. Nhưng để thành lập hình sản xuất theo ý đúng của nó thì quy ruộng đất phải đạt đến một mức nhất định, phù hợp với yêu cầu tổ chức - kinh tế và tổ chức kinh tế của từng loại hình nhất định mới bảo đảm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ở nước ta điều kiện ruộng đất nông nghiệp được sử dụng bình quân thấp (0,59 ha/hộ) và phân bố không đồng đều. Những nơi có bình quân ruộng đất cao hơn (trong đó ở trung du và miền núi có nhiều đất gò đồi, đất lâm nghiệp) và những nơi có truyền thống sản xuất nông nghiệp (ĐBSCL có số diện tích đất canh tác bình quân 1 nông hộ hơn 0,94 ha/hộ) thì nhịp độ phát triển của các hình trong nông nghiệp sẽ nhanh hơn và ngược lại như ĐBSH chỉ có 0,3 ha/hộ thì chậm hơn nhiều. Nhìn chung nước ta tùy thuộc vào phương hướng kinh doanh mà có thể hình thành quy hình sản xuất, hiện nay từ trên dưới 50 ha, đất canh tác có thể trên dưới 30, 40, 50 ha hoặc hàng trăm ha nơi gò đồi và đất lâm nghiệp. Trong đó có hình độc lập có thể là hình hợp tác hay 2 nhóm nhà kinh doanh. 10 [...]... canh tác của nông nghiệp lớn nhất 13 Ở Mỹ mô hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 65 % đất đai và 70 % nông sản cả nước Theo dự đoán của các nhà kinh tế Mỹ mô hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ Ở các nước châu Âu như pháp các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã sản xuất gấp 2,2 lần sản phẩm nông nghiệp, năm 1981 đã xuất khẩu hơn 24 triệu tấn ngũ cốc Ở Hà Lan có 1500 hình. .. quyết của đảng về mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, của kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóahuyện Tĩnh Gia, trước hết là công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để phát triển hình sản xuất Phú Lâm trong những năm trước mắt cần phải quán triệt các quan điểm sau: - Coi phát triển mô hình sản xuất nông lâm nghiệpđộng lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông. .. xét của nhà nghiên cứu [3] • Xét theo chiều hướng tác động có 2 loại: Tác động tích cực: Loại tác động này theo ý muốn chủ quan của con người, làm cho yếu tố bị tác động trở nên tốt đẹp hơn, có ích hơn cho quá trình phục vụ con người Việc thực hiên các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã làm cho thu nhập của người dân thay đổi, tạo thêm việc làm Hiện nay việc thực hiện các hình sản xuất nông lâm nghiệp. .. [7] Phú Lâm một vùng có nhiều tiềm năng cho việc thực hiện các hình sản xuất nông lâm nghiệp nếu phát huy được thế mạnh này chắc chắn sẽ làm thay đổi cuộc sống của người dân nơi đây rất nhiều Tuy nhiên trước mắt đang gặp rất nhiều khó khăn về trình độ dân trí, về khoa học kỹ thu t, về thị trường đầu ra cho sản phẩm… Để hiểu rõ về các hình sản xuất và những tác động đến thu nhập của người dân. .. tác động mà yếu bị tác động chịu ảnh hưởng trực tiếp từ yếu tố tác động Loại tác động này dễ nhận thấy và dễ điều chỉnh Tác động gián tiếp: Là loại tác động mà yếu tố bị tác động có liên quan đến các yếu tố chịu tác động trực tiếp của các yếu tố tác động Loại tác động này khó nhận biết, phải suy luận mới nhận ra Tuy nhiên loại tác động này là một lại tác động quan trọng và luôn đi kèm với tác động. .. tranh của hàng hóa trên thị trường" Mà tiềm năng thực hiện các hình sản xuất nông lâm nghiệpPhú Lâm rất lớn, có phát triển các hình mới có điều kiện để ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất nông lâm nghiệp một cách có hiệu quả, năng suất lao động ngày càng tăng, góp phần vào hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Phát triển các hình sản xuất nhằm huy động. .. đai, vốn, kỹ thu t, kinh nghiệm quản lí góp phần phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững Các hình nông lâm nghiệpmột hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, loại hình này không chỉ dành riêng cho một loại sở hữu tư nhân cá thể mà có nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia Do hình thức của các hình có nhiều ưu điểm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp nên... được 95 người, ở Bỉ nuôi được 100 người Còn những nước nền công nghiệp chưa phát triển một lao động nông nghiệp chỉ nuôi được 4 - 5 người Dù Việt Nam vẫn thu c vào nước đang phát triển nhưng có rất nhiều tiềm năng cho phát triển các hình nông lâm nghiệp [10,8 - 10] 2.5 Tình hình phát triển các hình sản xuất nông lâm nghiệp ở Việt Nam Các hình nông lâm nghiệp ở Việt Nam có từ lâu đời, về hình. .. hành đề tài góp phần đánh giá các hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn và đề xuất được giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân 2.6 Quan điểm định hướng và phương hướng phát triển hình sản xuất nông lâm nghiệp Phú Lâm trong những năm tới 16 + Quan điểm định hướng: Căn cứ vào vai trò của kinh tế hộ gia đình, thực trạng tiềm năng của vùng, căn cứ vào... nhiều, từ thấp đến cao 2.3 Nghiên cứu về tác động của việc thực hiện các hình sản xuất nông, lâm nghiệp Tác độngmột quá trình làm thay đổi một hoặc một số yếu tố của một bối cảnh nào đó Sự tác động này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân như các yếu tố tự nhiên (thời tiết, khí hậu ) hoặc do con người tạo ra (thực hiện các chương trình, dự án, chính sách…) tại một địa phương nào đó Tác động có nhiều . xã Phú Lâm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh. Hóa& quot;. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu và đánh giá tác động của một số mô hình trồng cây ăn quả, chăn nuôi bò, trồng rừng đến thay đổi thu nhập của người dân xã Phú. canh tác của nông nghiệp lớn nhất. 13 Ở Mỹ mô hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 65 % đất đai và 70 % nông sản cả nước. Theo dự đoán của các nhà kinh tế Mỹ mô hình sản xuất nông lâm nghiệp chiếm

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Phan Công Chung, Hỏi đáp về trồng trọt và trang trại , NXB Thanh Hóa, 2006, 115 - 120 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về trồng trọt và trang trại
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
[3]. Nguyễn Bảo Thúy Nhung, Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, Huế - 2007, 8 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản tại xã Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế
[4]. Phát triển nông thôn miền trung một số vấn đề từ thực tiễn hoạt động trung tâm phát triển nông thôn, Đại học nông lâm Huế, NXB Nông nghiệp Hà Nội - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông thôn miền trung một số vấn đề từ thực tiễn hoạt động trung tâm phát triển nông thôn, Đại học nông lâm Huế
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội - 2006
[5]. Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Tài liệu dạy học kiến thức địa phương địa lý, NXB Thanh Hóa - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa, Tài liệu dạy học kiến thức địa phương địa lý
Nhà XB: NXB Thanh Hóa - 2007
[6] . Lê Văn Thu, Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Huế - 2004. 165 - 167 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Thăng Bình Tỉnh Quảng Nam
[7]. GS.TS. Lê Trọng, Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh, NXB Văn Hóa Dân Tộc - 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững kinh tế hộ nông dân gắn liền kế hoạch với hạch toán kinh doanh
Nhà XB: NXB Văn Hóa Dân Tộc - 2003
[8]. PGS.TS.Lê Trọng, Trang trại quản lý và phát triển, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trại quản lý và phát triển
Nhà XB: NXB Lao động
[9]. Hoàng Thị Viên, Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại hai vùng sinh thái Trung du và miền Núi tỉnh Thừa Thiên Huế, Năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức chăn nuôi bò thịt ở nông hộ tại hai vùng sinh thái Trung du và miền Núi tỉnh Thừa Thiên Huế
[10]. Ykanin hdowk, Nghiên cứu phát triển mô hình trang trại hộ gia đình sản xuất và kinh doanh cà phê, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường đại học nông nghiệp I, Hà Nội - 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển mô hình trang trại hộ gia đình sản xuất và kinh doanh cà phê
[11]. Đường Hồng Dật, Nghề làm vườn: phát triển cây ăn quả nước ta, năm 2002, 5-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề làm vườn: phát triển cây ăn quả nước ta
[13]. Đồng sỹ Hiền, Rừng và nghề trồng rừng, NXBNN, năm 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rừng và nghề trồng rừng
Nhà XB: NXBNN
[1]. Báo cáo của ban chấp hành hội nông dân tập thể xã Phú Lâm năm 2007 Khác
[12]. Đường Hồng Dật, Nghề làm vườn: Cơ sở khoa học và hoạt động thực tiễn, năm 2002 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã Phú Lâm năm 2007 - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 1 Tình hình sử dụng đất của xã Phú Lâm năm 2007 (Trang 23)
Bảng 3: Cơ sở hạ tầng của xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 3 Cơ sở hạ tầng của xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29)
Bảng 4: Thông tin kinh tế xã hội xã Phú Lâm năm 2007 - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 4 Thông tin kinh tế xã hội xã Phú Lâm năm 2007 (Trang 32)
Bảng 5: Tình hình chăn nuôi của xã Phú Lâm năm 2007 - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 5 Tình hình chăn nuôi của xã Phú Lâm năm 2007 (Trang 33)
Bảng 6:  Thông tin cơ bản về hộ tham gia mô hình - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 6 Thông tin cơ bản về hộ tham gia mô hình (Trang 36)
Bảng 7: Sự khác nhau về sử dụng đất của 2 loại hộ - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 7 Sự khác nhau về sử dụng đất của 2 loại hộ (Trang 38)
Bảng 9: Quy mô chăn nuôi bò của hộ điều tra. - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 9 Quy mô chăn nuôi bò của hộ điều tra (Trang 42)
Bảng 10: Chi phí cho hoạt động lâm nghiệp - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 10 Chi phí cho hoạt động lâm nghiệp (Trang 42)
Bảng 13: Thay đổi nhà của hộ thực hiện mô hình - đánh giá tác động của một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đến thay đổi thu nhập của người dân xã phú lâm, huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa
Bảng 13 Thay đổi nhà của hộ thực hiện mô hình (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w