1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007

78 876 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 730,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử xã hội loài người gắn liền với các nền văn minh, trong đó văn minh nông nghiệp xuất hiện sớm nhất, tạo tiền đề cho các nền văn minh khác xuất hiện, đưa xã hội loài người ngày càng phát triển. Có thể nói, nông nghiệp từ lâu đã có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng hiện đại thì vai trò của nông nghiệp ngày càng được nâng cao. Sản xuất nông nghiệp hiện đại không chỉ đáp ứng nhu cầu về số lượng mà còn đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của con người. Hiện nay, song song với sự phát triển của các ngành công nghiệp thì nông nghiệp cũng có những bước tiến khá xa so với những thập kỉ trước. Để có được sự thay đổi đó, khoa học công nghệ là yếu tố quyết định hàng đầu. Thực tiễn cho thấy nhiều nước trên thế giới đã ứng dụng rất thành công những thành tựu của công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: ứng dụng của di truyền, đã tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao hơn, phẩm chất tốt hơn, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn, mẫu mã đẹp, đa dạng hơn và phù hợp với thị hiếu của con người. Khoa học công nghệ đã hạn chế rất nhiều sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện bất lợi của môi trường: người ta có thể trồng rau thủy canh trong môi trường không cần đất hay ở các nước ôn đới vào mùa đông, người ta có thể trồng các loại rau, củ trong lồng kính khi không thể canh tác ngoài đồng vì nhiệt độ quá thấp. Có thể nói: khoa học công nghệ là yếu tố then chốt quyết định mọi thành công. Nó đã khắc phục một phần yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp, mang lại giá trị thu nhập từ nông nghiệp ngày càng cao. Và nông nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới. Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 75% dân sốnông thôn và khoảng 70% dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp, thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 20% tỉ trọng cơ cấu thu nhập từ các ngành kinh tế quốc dân. Đây là ngành kinh tế quan trong của đất nước vì nó đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia. Trong thời gian qua, nông nghiệp việt nam đã có những bước tiến mạnh mẽ: Từ một nước phải nhập khẩu lúa gạo đến nay đã vươn lên đứng thứ 2 trên 1 thế giới (sau Thái Lan). Không chỉ dừng lại ở đó ,Việt Nam còn nổi tiếng trên thế giới về xuất khẩu tiêu, xuất khẩu café, hạt điều… Những hàng hóa nông sản này đã có uy tín trên thị trường thế giới và được người tiêu dùng ưa chuộng từ nhiều năm nay. Đây là điều kiện tốt để nông nghiệp Việt Nam phát triển mạnh hơn trong xu thế hòa nhập kinh tế toàn cầu hiện nay. Có được những thành tựu này là nhờ sự quan tâm của Đảng; Nhà Nước và một nhân tố quan trong góp phần không nhỏ trong việc phát triển nông nghiệp nước nhà đó là các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong những thập kỉ qua, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp: nghiên cứu tạo các giống lúa lai, ngô lai, đậu tương… năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh… hay những nghiên cứu về áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm của cây trồng, vật nuôi…Những nghiên cứu đó đã được thử nghiệm và từng bước đưa vào ứng dụng ở nhiều vùng sản xuất trên cả nước. Để những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với người dân một cách có hiệu quả thì vai trò của người cán bộ chuyển giao là quan trọng. Một trong những cách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật có hiệu quả nhất đó là xây dựng các hình trình diễn. Trong những năm gần đây, có rất nhiều hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đựợc triển khai hầu hết các tỉnh và thành phố trên cả nước nhằm phục vụ cho chiến lược ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, phục vụ cho mục tiêu sản xuất hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên không phải hình nào cũng phù hợp với điều kiện địa phương mà có những hình thành công được nhân rộng và có những hình thất bại không được ứng dụng rông rãi. Bình Địnhmột tỉnh nằm trong dải đất miền trung, dân cư phần lớn sống phụ thuộc vào nông nghiệp nên đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn: nông nghiệp của tỉnh vẫn còn kém phát triển so với nhiều vùng trên cả nước. Hàng năm, tỉnh được sự hỗ trợ lớn về phía nhà nước để phát triển nông nghiệp, ổn định đời sống người dân. Trung tâm khuyến nông tỉnh đã và đang triển khai các hình trình diễn của Trung ương và địa phương hầu hết trên địa bàn các huyện: hình cánh đồng 2 50 triệu/ha/năm, hình đưa giống mới vào sản xuất, hình chăn nuôi công nghệ cao, hình trồng rau sạch…. Phù Cát cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh Bình Định, với dân số chủ yếu sống ở nông thôn (trên 85%) và sống phụ thuộc vào nông nghiệp rất lớn (trên 80%), nhưng nông nghiệp Phù Cát vẫn còn lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ,… khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân vào sản xuất còn thấp. Trong những năm qua đã có rất nhiều hình đã triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, do Trung tâm khuyến nông, do Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung Bộ, và nhiều cơ quan, tổ chức khác chủ quản. Trong quá trình thực hiện không phải hình nào cũng đạt kết quả như mong đợi, có hình thành công, có hình thất bại, có hình nhân rộng nhanh, có hình nhân rộng chậm hoặc không nhân rộng được… Vì vậy cần có những đánh giá hiệu quả các hình đã được áp dụng để rút ra nhưng bài học kinh nghiệm và những giải pháp để thực hiện hình tốt hơn. Xuất phát từ thực tế nói trên, được sự nhất trí của khoa KN&PTNT và sự giúp đỡ của GVHD, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả một số hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát tỉnh Bình Định trong 3 năm 2005-2007”. 1.2 MỤC TIÊU 1. Đánh giá hiệu quả một số hình sản xuất nông nghiệp đã triển khai trên địa bàn huyện Phù Cát từ năm 2005-2007 2. Rút ra những bài học kinh nghiệm và giải pháp để thực hiện hình tốt hơn. 3. Khuyến cáo nhân rộng đối với những hình thành công. 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT TIẾN BỘ TRONG NÔNG NGHIỆPNÔNG THÔN 2.1.1 Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ (KTTB) trong nông nghiệpnông thôn 2.1.1.1 Các khái niệm Có nhiều định nghĩa về chuyển giao TBKT Theo Swanson và Cloor (1994) thì chuyển giao TBKT hay công nghệ là một quá trình tiếp diễn nhằm tiếp cận và thông tin có ích cho con người và từ đó giúp đỡ họ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng và quan điểm cần thiết để sử dụng có hiệu quả lượng thông tin hoặc công nghệ đó. Maunder (FAO,1973) thì cho rằng đó là một dịch vụ hay hệ thống nhằm thông qua các thông các phương thức đào tạo, giúp đỡ những người công dân cải thiện các phương pháp kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, tăng mức sống và nâng cao trình độ giáo dục xã hội của cuộc sống nông thôn. [2] [1] Có một số quan điểm cho rằng: Chuyển giao TBKT và chuyển giao KTTB là như nhau. Nhưng theo Đỗ Kim Chung thì : Danh từ TBKT mang tính trừu tượng và bao quát. TBKT thể hiện những nét mới và “tiến bộ” của một yếu tố nào đó nhưng chưa thật đồng bộ, chưa thật khả thi ở thực tiễn sản xuất, nhất là bên ngoài cơ quan nghiên cứu. Theo ông, nếu nói chuyển giao một yếu tố TBKT là chưa chuẩn xác, vì chuyển giao TBKT tức là chuyển giao một yếu tố kỹ thuật nào đó chưa đồng bộ chưa hoàn thiện, chưa kiểm định tính thích nghi về sinh thái, kinh tế và xã hội của yếu tố kỹ thuật đó ở đồng ruộng của nông dân. Do nhận thức chưa thật đầy đủ khái niệm này nên một số địa phương đã không thành công trong chuyển giao kỹ thuật trong nông nghiệp. Cũng theo Đỗ Kim Chung thì chuyển giao KTTB là quá trình đưa các KTTB đã được khẳng định là đúng đắn trong thực tiễn và áp dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống con người (thông thường quá trình phát triển kỹ thuật và công nghệ bao gồm các hoạt nghiên cứu, chuyển giao thử nghiệm và chuyển giao ở diện rộng). KTTB trong nông nghiệp là những kỹ thuật được khẳng địnhphù hợp và khả thi về sinh thái, kinh tế và xã hội trên đồng ruộng của nông dân, góp phần nâng cao 4 hơn hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường trong nông nghiệpnông thôn. Tính từ “tiến bộ” ở đay thể hiện sự “tốt hơn” và “mới hơn” so với kỹ thuật hiện có. KTTB góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của nông dân và cư dân nông thôn. KTTB mang tính tiến bộ và phải phù hợp với nhu cầu của địa bàn chuyển giao. Theo các tác giả Nguyễn Văn Thu và Bùi Mạnh Hải (2001) thì khả năng ứng dụng và phổ cập của một tiến bộ kỹ thuật phụ thuộc vào “sức đẩy của công nghệ” và “sức kéo theo nhu cầu” vì thế nên khi lựa chọn KTTB để chuyển giao không những phải xem xét tính “tiến bộ” mà quan trọng hơn phải làm rõ được “nhu cầu” của địa bàn sẽ tiếp thu công nghệ. 2.1.1.2 Mục đích của chuyển giao KTTB Công tác chuyển giao KTTB nhằm giúp nông dân có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất để nâng cao đời sống và dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới thông qua áp dụng thành công KTTB bao gồm cả những kiến thức và kỹ năng về quản lý, thông tin và thị trường,các chủ trương chính sách về nông nghiệpnông thôn (FAO, 2001). Chuyển giao KTTB còn phải giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng và tránh thiên tai, tiêu thụ sản phẩm phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động xã hội nông thôn ngày càng tốt hơn (Bộ NN và PTNT, 2002). Như vậy, mục đích của chuyển giao KTTB: Một là, Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa một cách bền vững, góp phần xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, dân chủ hóa và hợp tác hóa; Hai là, nâng cao thu nhập của nông dân, giúp nông dân giải quyết và đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của họ, thực hiện xóa đói giảm nghèo; Ba là, nâng cao dân trí trong nông thôn; Bốn là, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, thẩm định các kết quả nghiên cứu để hình thành chiến lược nghiên cứu. Công tác chuyển giao KTTB chỉ có thể có hiệu quả khi kết quả chuyển giao được nông dân chấp nhận, tồn tại bền vững trong nông dân và cộng đồng, góp phần cải thiện cuộc sống của nông dân 2.1.1.3 Quan hệ giữa chuyển giao và nghiên cứu. Nghiên cứu và chuyển giao KTTB trong nông nghiệp là nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng (Bộ NN&PTNT, 2000).Nghiên cứu là giải quyết 5 các vấn đề khó khăn và nhu cầu do thực tiễn đặt ra và phục vụ thực tiễn. Đối với nông dân thì nghiên cứu chủ yếu là giải quyết các vấn đề khó khăn mà nông dân gặp phải về kinh tế, xã hội, môi trường đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong nông nghiệp, nghiên cứu và chuyển giao là 2 mặt của vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn. Nếu nghiên cứu mà không chuyển giao thì kết quả nghiên cứu sẽ không góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn, tạo ra khoảng cách ngày càng lớn giữa lý luận và thực tiễn. Còn chuyển giao mà không gắn với công tác nghiên cứu thì chuyển giao sẽ không có KTTB để đưa tới nông dân. Chuyển giao giúp cho nghiên cứu tồn tại, trái lại nghiên cứu cũng giúp cho công tác chuyển giao tốt hơn. 2.1.1.4 Hệ thống chuyển giao KTTB trong nông nghiệpnông thôn. Hệ thống chuyển giao KTTB tới nông dân ở các nước phát triển và đang phát triển bao gồm: Hệ thống khuyến nông nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo, các tổ chức đoàn thể xã hội (Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh), các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, quốc tế và quan trọng là các tổ chức cộng đồng (HTX, họ tộc, các nhóm sở thích của nông dân). Hệ thống khuyến nông nhà nước được các tổ chức từ Trung ương đến tỉnh, huyện, ở một số nơi tới cộng đồng. Hầu hết ở các nước đang phát triển đều có Cục khuyến nông từ Trung ương tới tỉnh, ở huyện hình thành các trạm khuyến nông để chuyển giao KTTB xuống nông dân, cán bộ khuyến nông thực hiện chuyển giao KTTB tói nông dân. Các viện nghiên cứu thường xây dựng các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm vùng hay các tiểu vùng để khu vực hóa các KTTB sau đó hợp tác với nông dân để thực nghiệm trước khi chuyển giao đại trà. Các tổ chức phát triển quốc tế và phi chính phủ thực hiện chuyển giao KTTB thông qua triển khai các dự án phát triển nông nghiệpnông thôn. Tùy theo quy và phạm vi của dự án, các tổ chức phát triển này có thể tổ chức chuyển giao theo hệ thống tổ chức của dự án theo các hợp phần khuyến nông, phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp riêng biệt. Các cán bộ chuyển giao này thường được các chương trình dự án trả công, thực hiện các hoạt động chuyển giao của chương trình. 6 Các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, hội nông dân, hội nghề nghiệp cũng tham gia vào chuyển giao. Ngoài ra trong cộng đồng có những nông dân chuyển giao tham gia gọi là khuyến nông tự nguyện. 2.1.1.5 Các phương thức chuyển giao KTTB tới nông dân. Phương thức chuyển giao là cách thức tiến hành chuyển giao KTTB tới nông dân. Phương thức chuyển giao KTTB bao gồm phương thức tiếp cận chuyển giao và phương pháp chuyển giao. a, Các phương thức tiếp cận trong chuyển giao KTTB trong nông nghiệp Theo Frank Ellis (1992), quá trình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trên thế giới trải qua các phương thức tiếp cận khác nhau: Chuyển giao công nghệ (TOT), Chuyển giao công nghệ ứng dụng (ATT), Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp (FSR). Theo thời gian, các phương thức tiếp cận cần chuyển giao ngày một hoàn thiện. Vào những năm cuối của thế kỷ 20, đã xuất hiện phương pháp tiếp cận mới trong chuyển giao “Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân” (FPR) (Daniel, 1997). * Phương thức chuyển giao công nghệ TOT: Phương thức tiếp cận này rất phổ biến trên thế giới trong nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp ở thập kỷ 50 và 60 của thế kỷ 20 (Frank Ellis, 1992). Theo phương thức này, được tạo ra và lan truyền các KTTB là một quá trình đường thẳng từ những viện nghiên cứu của các nước giàu sang nước nghèo, và từ các viện nghiên cứu của các nước nghèo tới trung tâm khuyến nông và cuối cùng tới nông dân. Tuy vậy, phương thức này vẫn còn khá ngự trị trong chương trình nghiên cứu nông nghiệp các nước. Theo phương thức tiếp cận này, người làm tốt công tác chuyển giao KTTB có những quan niệm: Một là, hiện đại là tốt nhất; hai là, công nghệ trong nông nghiệp có khả năng chuyển giao toàn cầu không cần tính đến các điều kiện sinh thái địa phương; ba là, nông dân ở những nước nghèo còn lạc hậu họ cần phải áp dụng một cách nhanh chóng các kỹ thuật để trở thành nông dân hiện đại (Paniel, 1997; Frank, 1992; Chamber, 1989). Những người áp dụng phương thức này cho là luôn tồn tại kỹ thuật nông nghiệp phù hợp để nông dân ở các nước nghèo chuyển giao và ứng dụng (Horton, 1984; Havertkort, 1988). Đây là cách nhìn sai lầm. Nông dân sản xuất nhỏ đã không tiếp thu được những công nghệ đó. Trong những điều kiện đó, chỉ có thể nông dân giàu, sản xuất quy lớn có thể tiếp cận và được lợi 7 từ phương thức chuyển giao này (Chamber và Ghidyal, 1985). Phương thức này nhìn nông dân là người nhận công nghệ một cách thụ động * Phương thức chuyển giao công nghệ ứng dụng (ATT): Phương thức này còn được gọi là hình chuyển giao công nghệ cải biên (Daniel, 1987). Phương thức này khác với TOT ở chỗ yêu cầu về tính địa phương của công nghệ được nhận diện, ứng xử của nông dân cũng được chú ý tới. Trong chuyển giao công nghệ, người ta đã chú ý tới điều kiện địa phương, các ràng buộc về kinh tế và xã hội để nông dân tiếp thu công nghệ mới. Phương thức này khá phổ biến ở những thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ 20. Đặc trưng nhất của phương thức chuyển giao này là hệ thống đào tạo và gặp gỡ nông dân (Benor, Harision, Baxter, 1984; Frank, 1992; Daniel, 1997). Khuyến nông có vai trò lớn trong chuyển giao KTTB đến nông dân. KTTB được đưa tới nông dân một cách chủ động thông qua đào tạo tập huấn. Nông dân sau khi được tập huấn thì làm theo. Cán bộ khuyến nông gặp gỡ nông dân để tư vấn cho họ các vấn đề cụ thể sau tập huấn. Nhờ đó, phương pháp này đã giúp nông dân giải quyết các vấn đề khác như đầu vào, phân bón và tín dụng. Phương thức này phát huy tác dụng trong giai đoạn cách mạng xanh thập kỷ 70 (Frank, 1992). Tuy nhiên, những nông dân nghèo vẫn không được hưởng các thành quả chuyển giao này. Về lý thuyết, phương thức chuyển giao này đã có sự tham gia của người dân. Nhưng chỉ có những nông dân sản xuất với quy lớn có sự tham gia. Sự tham gia đó mang tính thụ động hơn là chủ động. Cán bộ khuyến nông khởi xướng công nghệ theo yêu cầu từ bên ngoài để nông dân làm theo. * Hệ thống nghiên cứu nông nghiệp (FSR): Đây là mẫu hình của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20 tập trung giải quyết các vấn đề của nông dân sản xuất nhỏ, nông dân nghèo bằng các cách: Một là, nhận thức rằng nông dân nghèo có kiến thức quý báu phải được kết hợp trong quá trình nghiên cứu; hai là, nghiên cứu kiến thức bản địa cũng là một bộ phận cấu thành của quá trình phát triển công nghệ mới (Kassorla, 1977). Vì thế vào nửa thập kỷ 70 phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu nông nghiệp được phát triển nhằm mang lợi cho nông dân nghèo hay sản xuất nhỏ. Tuy nhiên FSR không đạt được mục tiêu của nó do việc thực hiện quá trình này bị hạn chế bởi nhiều lý do. Nhược điểm của phương pháp tiếp cận này là không có sự liên hệ chặt chẽ giữa cán bộ nghiên cứu và nông dân. Chính vì lẽ đó, ở các 8 nước đang phát triển lại chuyển sang phương pháp tiếp cận mới Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân. * Nghiên cứu có sự tham gia của nông dân (FPR): FPR còn được gọi nhiều khái niệm khác nhau: Nông dân dựa vào nghiên cứu nông dân (farm back to farmer research) (Rhoabse và Booth, 1982). Nông dân là điểm đầu tiên và cuối cùng của nghiên cứu (Chambers and Ghidyal,1985) và Phát triển công nghệ có sự tham gia (Participatory Technology Development) (Tan, 1985). Đây là phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu xuất phát từ nông dân, do nông dân đặt kế hoạch và thực hiện trong sự hợp tác giữa nông dân với cán bộ nghiên cứu (Daniel, 1997). FPR có các đặc điểm bản sau: Đặc trưng cơ bản của cách tiếp cận này là thu hút sự tham gia của nông dân và phát triển công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và vật nuôi. Nông dân tham gia một cách tích cực trong toàn bô quá trình nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu này được tiến hành trên ruộng của nông dân. Vai trò của người cán bộ nghiên cứu lúc này là người khám phá, người bạn và người cố vấn của nông dân. FPR được dựa trên các tiếp cận hệ thống, yêu cầu sự hợp tác đa ngành giữa nông dân và cán bộ nghiên cứu và nó khuyến khích phương pháp sáng tạo linh hoạt. Trên đây là một trong những cách phân loại lịch sử của các cách tiếp cận trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Theo Lê Hưng Quốc (1998) thì trong công tác khuyến nông khuyến lâm có 3 cách tiếp cận chủ yếu: Cách tiếp cận theo hình “chuyển giao”, Cách tiếp cận theo hình trình diễn, Cách tiếp cận theo khuyến nông khuyến lâm lan rộng. Trong đó, cách tiếp cận theo hình “chuyển giao” là cách tiếp cận khá phổ biến trước đây. Đây là một hình thức khuyến nông khuyến lâm mang hình thức một chiều, có nhiều nhược điểm ngay trong nhận thức đối với cán bộ khuyến nông khuyến lâm và quá trình thực hiện khuyến nông khuyến lâm. Đến những năm 70 thì cách tiếp cận theo hình trình diễn, theo hướng lấy nông dân làm trung tâm rất phát triển. Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân được chú trọng từ việc xác định nhu cầu, thực hiện, chấp nhận và phổ cập. Quá trình này cho phép vị trí của nông dân ngày càng cao trong quá trình khuyến nông khuyến lâm. Theo thời gian, các phương thức tiếp cận ngày càng có hiệu quả hơn, đến năm 1984 cách tiếp cận theo khuyến nông khuyến lâm lan rộng được bắt đầu áp dụng ở nhiều nước dựa trên cách tiếp cận từ nông dân đến nông dân. Từ năm 1995 chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt 9 Nam-Thụy Điển đã thử nghiệm và áp dụng khuyến nông khuyến lâm lan rộng ở một số tỉnh miền núi Phía Bắc dựa trên hình thức khuyến lâm từ người dân. Theo cách tiếp cận này, vai trò của người dân, cộng đồng là trung tâm trong các hoạt động phổ cập, mở rộng đặc biệt là khả năng tự quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông khuyến lâm của người dân và cộng đồng. Phương pháp này đang góp phần khắc phục những tồn tại chính hiện nay của hệ thống khuyến nông khuyến lâm của nhà nước là chưa có khả năng với tới được tất cả các thôn bản.[9] Điểm lại lịch sử của công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hơn nửa thế kỷ qua Việt Nam chúng ta thấy một số biện pháp tuần tự sau: - Từ năm 1950, TBKT được cán bộ khuyến nông chuyển giao cho người nông dân, đây là biện pháp kém hiệu quả… - Từ năm 1970, các nhà đầu tư làm nhiệm vụ chuyển giao TBKT do có yêu cầu về tiêu thụ sản phẩm mới, biện pháp này cũng có nhiều giới hạn. - Từ năm 1980, người nông dân cùng với cán bộ khuyến nông nêu vấn đề cho các nhà khoa học để giải quyết, kết quả của biện pháp này cũng có ít giải pháp phù hợp được nêu ra từ các nhà khoa học. - Từ năm 1990, bắt đầu có sự gắn kết giữa các nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông và giải pháp này tỏ ra có tiến bộ hơn. Từ cuối những năm 1990, bắt đầu có kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông cùng với người nông dân. Có thể nói sự kết hợp này đã tạo thành hình chuyển giao TBKT có hiệu quả. Giải pháp coi trọng sự tham dự của người dân đã làm giảm bớt khó khăn cho việc chuyển giao TBKT. [12] [6] Theo Báo cáo chung về Khuyến nông khuyến lâm ở Việt Nam (1993-1997) của Cục khuyến nông khuyến lâm (Bộ NN&PTNT) thì cách tiếp cận khuyến nông thể tùy theo các tổ chức hoạt động khuyến nông, cụ thể như: Hệ thống khuyến nông Nhà nước hoạt động chủ yếu theo các chương trình khuyến nông đã được chính phủ phê duyệt nên chủ yếu tiếp cận theo các chương trình khuyến nông. Với cách tiếp cận này các chương trình khuyến nông nhà nước có vai trò quan trọng để hình thành nên các nền kinh tế sản xuất hàng hóa có định hướng. Cách tiếp cận này chủ yếu nhằm thỏa mãn dịch vụ đầu vào để hoàn thành các chương trình khuyến nông hơn là thỏa mãn nhu cầu từ người dân. Cho nên nó phát huy tác dụng rõ 10 [...]... ngành sản xuất 3. 5.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp từ 20 03- 2005 - Các loại giống cây trồng, vật nuôi chính - Năng suất, sản lượng - Qui sản xuất (diện tích, số con) 3. 5 .3 Tình hình thực hiện hình trên địa bàn tỉnh, huyện Số hình đã triển khai trên địa bàn tỉnh, huyện - Loại hình (tên hình) - Qui - Năm triển khai đến kết thúc - Số hộ tham gia - Kết quả • Các bước thực hiện hình trên. .. CỨU 3. 1 Đối tượng nghiên cứu Những hình đã triển khai và thực hiện trên địa bàn huyện Phù Cát trong 3 năm từ 2005-2007 3. 2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài khóa luận tốt nghiệp tiến hành nghiên cứu ở địa bàn huyện Phù Cát trong thời gian từ 31 /1/2007 đến 10/04/2007 3. 3 Nội dung nghiên cứu: 3. 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Phù Cát 3. 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện từ 20 03- 2005 3. 3 .3. .. trên địa bàn huyện • Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hình + Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng kỹ thuật mới của hình so với kỹ thuật ở địa phương - Năng suất - Sản lượng - Doanh thu - Chi phí đầu tư - Lợi nhuận 26 + Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khuyến nông 1 Nhận xét của người dân về hình - hình tốt - hình xấu 2 Khả năng nhân rộng hình - Số hộ biết về hình - Số. .. 3. 3 .3 Tình hình thực hiện hình trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2001-2006 3. 3.4 Tình hình thực hiện hình trên địa bàn huyện Phù Cát từ 2005-2007 3. 3.5 Bài học kinh nghiệm và giải pháp 3. 4 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân(PRA) để thu thập thông tin: • Thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập số liệu thứ cấp từ Trung Tâm Khuyến nông tỉnh, ... đến năm 2010 phổ cập trung học cơ sở 4.1.2.4 Cơ cấu thu nhập của các ngành sản xuất Theo nguồn số liệu thu thập được từ Niên giám thống kê huyện Phù Cát, giá trị sản xuất của các ngành kinh tế huyện Phù Cát qua các năm thể hiện qua bảng sau (giá cố định năm 1994): 34 Bảng3: Cơ cấu thu nhập của các ngành sản xuất huyện Phù Cát qua các năm 20 03- 2005 Năm 20 03 2004 2005 So sánh Tỷ lệ tỷ lệ tăng (05/ 03) ... 44,69% năm 2005 so với năm 20 03) , mở ra một hướng phát triển mới cho địa phương Phù Cát một huyện sản xuất nông nghiệp, vì vậy vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của địa phương là rất quan trọng Giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp trong những năm qua luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thu nhập từ các ngành kinh tế, chiếm 55,99% vào năm 2005 Từ năm 20 03- 2005, giá trị... tính bình quân thì cứ một người lao động thì có một người ăn theo Trong tổng số lao động thì đại đa số là lao động nông nghiệp (chiếm đến 80,12% năm 2005 trong tổng số lao động) Còn lại là lao động phi nông nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ (19,88%) Phù Cát với 17 xã và một thị trấn, dân số phần lớn sống ở nông thôn (trên 85%), và sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là rất lớn (trên 80% lao động nông nghiệp) ... trị từ sản xuất nông nghiệp có tăng nhưng tăng chậm và không ổn định, tăng từ 2 830 81 triệu đồng năm 20 03, lên 31 29 43 triệu đồng năm 2004 nhưng đến năm 2005 thì giá trị này giảm xuống còn 31 0275 triệu đồng (năm 2005 tăng 9,61% so với năm 20 03) Lý do chính là vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố thời tiết là rất lớn, nên những giá trị thu nhập được từ sản xuất nông nghiệp cũng không thể ổn định. .. doanh nghiệp; ba là, hình ngân hàng-khuyến nông- nông dân là hình chuyển giao có sự tham gia của 14 ngân hàng trong hỗ trợ và quản lý vốn vay; bốn là, hình 3+ 1 là hình gồm khuyến nông, doanh nghiệp, ngân hàng cùng liên kết với nông dân để sản xuất ra hàng hóa (Lê Hưng Quốc, 2002) Các hình trên được phát triển thành “liên kết 5 nhà” để sản xuất hàng hóa (nhà khoa học và nhà khuyến nông. .. 212440 68,47 3, 76 B Chăn nuôi 732 34 25,87 830 88 26,55 919 73 29,64 25,59 C.Dịch vụ NN 5102 1,8 4650 1,49 5862 1,89 14,9 3 Lâm nghiệp 137 71,9 2,89 1 231 8 2 ,33 14797,2 2,67 7,45 4 Thủy sản 136 776 28,62 14 531 8 ,3 27,49 158949,85 28,68 16,21 A.Khai thác TS B.NTTS C.Dịch vụ TS 130 636 ,5 95,51 137 510 ,3 94, 63 151 238 95,15 15,77 44 73 3,27 6725,5 4, 63 6471,85 4,07 44,69 1666,5 1,22 1082,5 0,74 1240 0,78 -25, 93 Tr.đ: . tài: Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định trong 3 năm 2005-2007 . 1.2 MỤC TIÊU 1. Đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất nông nghiệp. triệu/ha /năm, mô hình đưa giống mới vào sản xuất, mô hình chăn nuôi công nghệ cao, mô hình trồng rau sạch…. Phù Cát cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh Bình Định, với dân số chủ yếu sống ở nông. dạng sau: Một là, Mô hình khuyến nông – nông dân là mô hình khuyến nông nhà nước phối hợp với nông dân thực hiện chuyển giao; hai là, Mô hình doanh nghiệp- khuyến nông- nông dân là mô hình chuyển

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:  Tình hình dân số và lao động huyện Phù Cát (2003-2005) - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 2 Tình hình dân số và lao động huyện Phù Cát (2003-2005) (Trang 31)
Bảng 5:  Tình hình sản xuất các loại vật nuôi chính năm 2003-2005 - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 5 Tình hình sản xuất các loại vật nuôi chính năm 2003-2005 (Trang 41)
Bảng 6:  Tình hình xây dựng mô hình của trung tâm khuyến nông tỉnh   Bình Định từ 2001-2006 - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 6 Tình hình xây dựng mô hình của trung tâm khuyến nông tỉnh Bình Định từ 2001-2006 (Trang 44)
Bảng 8:  So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình đã thực hiện ở địa   bàn huyện Phù Cát (2005-2007) - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 8 So sánh hiệu quả kinh tế của một số mô hình đã thực hiện ở địa bàn huyện Phù Cát (2005-2007) (Trang 57)
Bảng 9:  Đánh giá của nông dân về mô hình tốt. - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 9 Đánh giá của nông dân về mô hình tốt (Trang 60)
Bảng  10:   Tình hình nhân rộng mô hình đã thực hiện trên địa bàn   huyện Phù Cát trong 3 năm 2005-2007 - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
ng 10: Tình hình nhân rộng mô hình đã thực hiện trên địa bàn huyện Phù Cát trong 3 năm 2005-2007 (Trang 62)
Bảng 11:  Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân rộng - đánh giá hiệu quả  một số mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phù cát – tỉnh bình định trong 3 năm 2005-2007
Bảng 11 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân rộng (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w