1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi

71 2,5K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có đàn bò lớn của nước ta, trongnhững năm vừa qua, được sự hỗ trợ của Nhà Nước, Quảng Ngãi đã triển khainhiều chương trình, dự án nhằm khuyến khích, hỗ

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành công tolớn trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân khôngngừng cải thiện về mọi mặt Cùng với sự phát triển đó, nhu cầu về lươngthực, thực phẩm của người dân, nhất là các thực phẩm chất lương cao ngàycàng gia tăng, thịt bò là một trong những loại thực phẩm đó

Thịt bò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt thích hợp vớinhững người giảm béo, và người cao huyết áp vì thịt bò chữa rất ít mỡ Đây làmột loại thực phẩm cấp cao, được đa phần người tiêu dùng ưa chuộng [3] Thịtrường thịt bò đang ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng ở cả thịtrường trong và ngoài nước Trước cơ hội đó, Nhà nước ta đã có nhiều chínhsách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò Vì vậy, người dân nhiều vùngtrong nước ta đã tận dụng những điều kiện thuận lợi của mình để phát triểnđàn bò theo hướng nuôi thịt và nuôi kết hợp cày kéo với giết thịt, mang lạinguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội [6]

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh có đàn bò lớn của nước ta, trongnhững năm vừa qua, được sự hỗ trợ của Nhà Nước, Quảng Ngãi đã triển khainhiều chương trình, dự án nhằm khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triểnchăn nuôi bò như: Chương trình cải tạo đàn bò của Trung ương (1994-1999)[24], dự án hỗ trợ kỹ thuật cải tạo đàn bò tỉnh Quảng Ngãi (2002-2006), đồngthời tăng cường các hoạt động khuyến nông khuyến khích phát triển chănnuôi bò đặc biệt là bò lai Sind như: Xây dựng mô hình thử nghiệm chăn nuôi

bò cái sinh sản, mô hình nuôi bò thịt bán thâm canh, mô hình nuôi vỗ béo bòthịt…Nhờ đó, đàn bò của tỉnh đã có sự phát triển nhanh cả về số lượng vàchất lượng [14]

Cũng như nhiều vùng khác trong cả nước, cùng với sự phát triển của nềnkinh, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh và sự gia tăng dân số gây sức éplên tài nguyên đất Diện tích đất nông nghiệp nói chung và bãi chăn thả nóiriêng ngày càng bị thu hẹp Chăn nuôi bò theo phương thức chăn thả truyền

Trang 2

thống ngày càng gặp nhiều khó khăn Vì vậy, chăn nuôi bò theo phương thứcnuôi nhốt, nuôi bán thâm canh kết hợp với trồng cỏ nuôi bò đã phát triển khámạnh ở Quảng Ngãi và nhiều vùng trong cả nước Đây là một phương thứcchăn nuôi mới, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế sản xuấthàng hóa trong cơ chế thị trường hiện nay [16]

Vấn đề ở đây là hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả củahoạt động chăn nuôi bò bán thâm canh Một loạt các câu hỏi đặt ra như: Nuôi

bò như thế nào cho có hiệu quả cao nhất? làm thế nào để người dân có thểmua, bán bò theo đúng kế hoạch, giá cả hợp lý và thuận lợi nhất, mang lạihiệu quả chăn nuôi cao nhất? Góp phần thúc đẩy hoạt động này phát triểnmang lại thu nhập cao và ổn định cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn Trước

những vấn đề đó, chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở Quảng Ngãi” làm đề tài thực

tập của mình

1.2 Câu hỏi nghiên cứu

Hiện trạng chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở QuảngNgãi như thế nào? Họ mua bò vào như thế náo? Nuôi bò ra sao? bán bò nhưthế nào?

Hiệu quả kinh tế của các phương thức, cách thức chăn nuôi bò thịt khácnhau mà các nông hộ đạt được trong hoạt động chăn nuôi bò thịt bán thâmcanh?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ trên địabàn tỉnh Quảng Ngãi

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng phương thức chăn nuôi bò thịt bán thâmkhác nhau của nông hộ nuôi bò thịt

Trang 3

PHẦN II

CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Hiệu quả kinh tế

2.1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội phản ánh chất lượngcác hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ quản lý, khai thác và sử dụng cácnguồn lực của các nhà quản lý Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau vềhiệu quả kinh tế Theo giáo sư Nguyễn Tiến Mạnh thì: “Hiệu quả kinh tế củamột hiện tượng (hay quá trình) kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để đạt được mục tiêu xácđịnh” [10]

Hồ Vĩnh Đào lại nói rằng: “ Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế

là so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm laođộng vật hóa và lao động sống) với thành quả có ích đạt được” [7]

Farsell (1957), Fchult (1964), Rizzo (1979) và Elli (1993) thì cho rằng:Hiệu quả kinh tế được xác định bởi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí

bỏ ra (nhân lực, vật lực, tài lực…) [10]

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ tổchức, quản lý kinh tế Chất lượng khai thác các nguồn lực trong quá trình táisản xuất để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu

2.1.1.2 Bản chất của hiệu quả kinh tế

Mặc dù các nhà kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệuquả kinh tế, song họ đều thống nhất về bản chất của hiệu quả kinh tế Rằngngười sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, đólà: nhân lực, vật lực, tài lực và tiến hành so sánh kết quả đạt được sau quátrình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ rra thì có được hiệu quả kinh tế Sựchênh lệch giữa chi phí bỏ ra và kết quả tu được càng cao thì hiệu quả kinh tếcàng lớn và ngược lại

Trang 4

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả tạo ra được là tổng hợpcủa nhiều yếu tố đầu vào và môi trường ngoại cảnh Có nhiều cách khác nhau

để đạt được cùng một kết quả, và do tính mâu thuẫn giữa khả năng hạn hẹp vềcác nguồn lực với nhu cầu vô hạn của con người mà ta cần đánh giá kết quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh Để đạt được kết quả đó cần có các hoạtđộng gì [10]? Chi phí bao nhiêu? Vấn đề đặt ra ở đây là để đạt được kết quả

đó thì hoạt động thế nào để chi phí thấp nhất? Hay với khoản chi phí đó(nguồn lực đó) thì làm như thế nào để cho kết quả là cao nhất? Đó là vấn đề

và bản chất của hiệu quả kinh tế

2.1.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

Trên cơ sở kết quả đạt được và chi phí bỏ ra ta có thể xác đinh đượchiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế có thể được tính toán, thể hiện qua nhiềutiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và kết quả tính toán.Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hộithì dùng chỉ tiêu giá trị sản xuất Hay với doanh nghiệp, trang trại phải thuênhân công thì phải dùng chỉ tiêu lợi nhuận, còn đối với nông hộ thì dùng chỉtiêu giá trị gia tăng hay thu nhập hỗn hợp

Tùy vào hoàn cảnh, mục tiêu mà hiệu quả kinh tế có thể được tính toán,phân tích theo các phương pháp khác nhau [10], nhưng phải tuân theo cácnguyên tắc sau:

- Nguyên tắc về sự thống nhất giữa mục tiêu và chỉ tiêu hiệu quả Theonguyên tắc này thì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải thống nhất với mục tiêu,chỉ tiêu được đưa ra dựa trên cơ sở mục tiêu đánh giá hiệu quả

- Nguyên tắc về sự thống nhất giữa các lợi ích Một phương án được xem là

có hiệu quả nhất khi nó kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế, xã hội và môitrường

- Nguyên tắc về tính chính xác khoa học Đây là nguyên tắc cơ bản, then chốttrong phân tích hiệu quả kinh tế Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tínhtoán hiệu quả kinh tế phải được xác định một cách chính xác, khoa học, tránhchủ quan, tùy tiện

Trang 5

- Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế Nguyên tắc này đòi hỏi việctính toán hiệu quả kinh tế phải dựa trên những số liệu thực tế, đơn giản, dễtính toán, dễ hiểu.

Thông thường, các nhà kinh tế học tính toán hiệu quả kinh tế theo haiphương pháp sau:

Phương pháp xem xét tổng thể: Hiệu quả so sánh về mặt lượng giữa giátrị sản xuất và chi phí sản xuất Phương pháp này có hai dạng là dạng thuận

và dạng nghịch

Dạng thuận: H = Q/C Dạng nghịch: H = C/Q

Trong đó: Q là tổng giá trị sản xuất, C là tổng chi phí sản xuất

Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh rõ nét trình độ sử dụng cácnguồn lực Xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêukết quả, hay để sản xuất một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực

Vì vậy phương pháp này giúp ta so sánh ở các quy mô khác nhau cho ta hiệuquả khác nhau như thế nào

Phương pháp xem xét hiệu quả cận biên Đây là phương pháp so sánhphần sản phẩm tăng thêm với chi phí tăng thêm Phương pháp này cũng gồmhai dạng là:

Dạng thuận: Hb = ΔQ/ΔC.Q/ΔQ/ΔC.C Dạng nghịch: Hb = ΔQ/ΔC.C/ΔQ/ΔC.Q Phương pháp này nghiên cứu đầu tư theo chiều sâu, đầu tư thâm canh,đầu tư cho tái sản xuất mở rộng Nó xác định kết quả thu thêm một đơn vị cầntăng thêm bao nhiêu đơn vị nguồn lực, hay khi tăng thêm một đơn vị nguồnlực thì thu được thêm bao nhiêu đơn vị kết quả

Tùy vào mục đích nghiên cứu, phân tích mà ta chọn phương pháp phântích hiệu quả kinh tế cho phù hợp Thông thường ta nên dùng cả hai phươngpháp để việc xem xét đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn

2.1.2 Nông hộ và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi ở nông hộ

2.1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của nông hộ

Hộ hay còn gọi là hộ gia đình là khái niệm dùng để chỉ hình thức tồn tạicủa một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng Hộ gia đình trước hết là một

tổ chức kinh tế có tính chất hành chính và địa lý (Phạm Đại Loãn, 1996)

Trang 6

Trong nông thôn, gia đình và hộ gia đình có mối quan hệ hữu cơ vớinhau, nhưng chúng không phải là một Hộ gia đình là một nhóm các cá nhân,chủ yếu chung nhau về kinh tế, cùng nhau lao động sản xuất, Cùng sinh sốngtrong một mái nhà, họ có thể cùng hoặc không cùng huyết thống Có trườnghợp là hộ nhưng chưa phải là gia đình (hộ độc thân), cũng có khi là gia đìnhnhưng chưa phải là một hộ (chưa hoặc không tách hộ khẩu khỏi gia đình lớn).Ngày nay, trong cơ chế thị trường, tùy vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà

hộ gia đình ở nông thôn được phân loại thành hộ thuần nông, hộ hỗn hợp (kếthợp nông nghiệp và phi nông nghiệp), hộ phi nông nghiệp [8]

Nông hộ là hộ gia đình sống ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp, làđơn vị kinh tế xã hội chủ yếu ở nông thôn nước ta hiện nay Về cơ bản, nông

hộ có các đặc trưng sau [7]:

Hộ là một đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ Trong nền kinh tế thị trườnghiện nay, hộ có quyền tự quyết định tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình, cũng như quyết đinh việc quản lý, khai thác sử dụng các nguồn lựccủa hộ như: Lao động, đất đai, vốn, tài nguyên khác…

Quyền sử dụng đất là một đặc trưng nổi bật của nông hộ, là đặc điểm

cơ bản để phân biệt nông hộ với những người lao động không có đất, hay vớidân cư thành thị Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt của nông hộ, là nguồn tàinguyên bảo đảm cho cuộc sống lâu dài của hộ và là một bộ phận hình thànhnên vị thế và ảnh hướng của hộ trong cộng đồng làng xã

Lao động trong nông hộ chủ yếu là lao động thuộc sở hữu của hộ (laođộng gia đình) Đa phần người lao động trong nông hộ là lao động phổ thông,chưa qua đào tạo nghề, và lao động mang tính chất mùa vụ Tình trạng thiếuviệc làm, nhất là vào các thời điêm nông nhàn đang là vấn đề nổi cộm ở nôngthôn nước ta hiện nay Vì vậy, việc nâng cao trình độ, đào tạo tay nghề, đadạng hóa sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn là một đòi hỏicấp bách hiện nay

Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu Đây là đặc tính chungcủa nông thôn Việt Nam, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn…Hoạt động sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp, nếu có sản xuất hàng

Trang 7

hóa thì cũng rất nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, khả năng cạnh tranh kém, hiệu quảkinh tế thấp.

Đặc trưng về vốn và tiêu dùng Trong nông hộ, không có sự phân biệtgiữa lợi nhuận với tiền công lao động Bởi lao động trong nông hộ là lao độngcho chính họ, họ vừa là chủ sở hữu, vừu là người lao động Cũng do đó màhoạt động tiêu dùng trong nông hộ không được tách bạch, ghi chép rõ ràng.Điều này nhiều khi gây nên sự thâm hụt về nguồn vốn tái sản xuất của hộ, làmcản trở sự phát triển của nông hộ nói riêng và nông thông nói chung

Qua đó có thể nói rằng, nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội chủ yếu ởnông thôn Là tập hợp một nhóm người cùng chung một cơ sở ngân quỹ, cùngnhau lao động sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp), cùng ăn ở sinh hoạt vớinhau trong một mái nhà Nông hộ có những đặc trưng khác với các thànhphần kinh tế khác, do dó khi xem xét, nghiên cứu về nông hộ cần nắm rõ cácđặc trưng này để đánh giá về nông hộ một cách khách quan, chính xác

2.1.2.2 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ

Hiệu quả trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi bò thịt nói riêng

là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ quản lý, sử dụng các nguồn lực trongchăn nuôi bò của nông hộ Dựa vào các đặc trưng cơ bản của nông hộ mà việcnghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi nông hộ sử dụng cáctiêu chí sau:

Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ màhoạt động chăn nuôi tạo ra được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1năm) Giá trị sản xuất bò thịt trong một năm là toàn bộ sản phẩm từ chăn nuôi

bò thịt tạo ra trong năm đó

Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động chănnuôi trong một thời kỳ (1 năm): VA = GO - IC

Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm:

- Chi phí vật chất: Gồm chi phí nguyên vật liệu chính, công cụ rẻ tiềnhàng năm, sửa chữa tài sản cố định thường xuyên, thiệt hại tài sản lưu động,

và các chi phí vật chất khác Trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ chi phí vậtchất bao gồm các khoản chi phí sau: Giống, thức ăn, phòng chữa bệnh, khấuhao chuồng trại và máy xịt chuồng, sửa chữa chuồng hàng năm, công cụ rẻ

Trang 8

tiền (xẻng, chổi dọn chuồng, công cụ trồng và cắt cỏ…) và một số chi phíkhác

- Chi phí dịch vụ, bao gồm: Dịch vụ thú y, tập huấn kỹ thuật, nghiêncứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới…và các chi phí dịch vụ khác

Thu nhập hỗn hợp (MI): Là 1 bộ phận của giá trị gia tăng sau khi đãtrừ đi thuế nông nghiệp và khấu hao tài sản cố định Đây là thành phần thunhập thuần túy bao gồm công lao động của nông hộ MI = VA - C1 - T.Trong đó C1 là chi phí khấu hao tài sản cố định T là thuế nông nghiệp

Trên cơ sở so sánh các yếu tố đầu vào với đầu ra, xem xét trên khíacạnh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt ở nông hộ, chúng tôi áp dụngcác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt như sau:

Thu nhập hỗn hợp (MI) là toàn bộ thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi bòthịt trong năm nghiên cứu (2007)

Thu nhập trên nhân khẩu: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi nhân khẩu cóđược bao nhiêu thi nhập từ chăn nuôi bò thịt trong năm nghiên cứu

Thu nhập/nhân khẩu = MI/Số nhân khẩu của hộ

Thu nhập trên chi phí: Là chỉ tiêu đánh giá xem mỗi đồng chi phí đầu

tư cho chăn nuôi bò thịt trong một năm mang lại bao nhiêu đồng thu nhập

Thu nhập/chi phí = MI/TC (TC là tổng chi phí, gồm chi phí trung gian,chi phí khấu hao tài sản cố định và thuế nông nghiệp)

Thu nhập trên tháng nuôi: Là chỉ tiêu đánh giá xem trong một tháng,mỗi con bò chu thu nhập là bao nhiêu

Thu nhập/tháng nuôi = (Thu nhập/con bò)/(số tháng nuôi/con bò)

Thu nhập trên công nuôi: là chỉ tiêu đánh giá xem giá trị ngày công củahoạt động chăn nuôi bò thịt là bao nhiêu (hay còn gọi là hiệu quả sử dụng laođộng trong nông hộ)

Thu nhập/công nuôi = MI/tổng công nuôi

Hoặc = ( Thu nhập/con bò)/(số công nuôi/con bò)

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Đặc điểm của ngành chăn nuôi Bò

Bò là loài gia súc nhai lại, có cấu tạo bộ máy tiêu hóa đặc biệt Dạ dày

bò có bốn túi, đặc biệt nhờ sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có

Trang 9

thể tiêu hóa xenlulose trong các thưc ăn thô như: Rơm, cỏ, phế phụ phẩmnông nghiệp…Là những thứ thức ăn ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng đốivới gia súc có dạ dày đơn hay gia cầm Chính vì vậy, phát triển chăn nuôi Bò

ít gây nên sự canh tranh lương thực đối với con người như một số loài gia súc,gia cầm khác (Lợn, Gà, Vịt…) [13] Hơn nữa, nếu xét về khía cạnh môitrường thì chăn nuôi bò còn góp phần bảo vệ môi trường, vì những loại thức

ăn như phụ phế phẩm nông, công nghiệp nếu không được sử dụng làm thức

ăn cho bò thì phần lớn sẽ trở thành rác thải gây ô nhiêm môi trường

Ngành chăn nuôi bò trên thế giới đã ra đời và phát triển từ lâu đời.Ngày nay, bò có mặt ở hầu khắp các nước, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Chăn nuôi bò đã và đang là nguồn thu nhập chính của một bộ phận không nhỏngười nông dân các nước Một số nước có nghành chăn nuôi bò phát triểnhiện nay như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Hà Lan, Ấn Độ…Ngành chăn nuôi bò ởcác nước này rất phát triển với nhiều kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và hiện đại,sản xuất ra thịt sữa…không chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước mà còn

là mặt hàng xuất khẩu mạng lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước [18]

Tùy vào điệu kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng, mỗinước mà ngành chăn nuôi bò phát triển ở mức độ khác nhau, với các phươngthức chăn nuôi khác nhau Về cơ bản, hiện nay có các phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn dắt có bổ sung thức ăn tại chuồng: Đây là phươngthức nuôi kết hợp giữa tận dụng thức ăn tự nhiên (chăn dắt) với thức ăn bổsung (cỏ trồng, phụ phế phẩm nông nghiệp…) Phương thức này có tiến bộ

Trang 10

hơn hai phương thức trên, tốc độ tăng trọng của bò nhanh hơn, chất lượnggiống được quan tâm đầu tư nên tầm vóc và chất lượng thịt xuất chuồng cũngđược nâng lên Đây là phương thức nuôi bò phổ biến hiện nay, khi mà diệntích các bãi chăn thả ngày càng hạn chế do sự phát triển dân số.

Phương thức chăn nuôi bán thâm canh: Là phương thức nuôi khá tiến

bộ, đang dần thay thế các phương thức trên Bò được nuôi nhốt hoàn toàn vàcung cấp thức ăn tại chuồng Thức ăn cho bò chủ yếu gồm cỏ trồng, phụphẩm nông nghiệp, công nghiệp và bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp.Người chăn nuôi đã chú trọng nhiều đến công tác giống, thú y, chăm sóc nuôidưỡng…Nhờ vậy, chất lượng đàn bò được cải thiện, nâng cao năng suất, hiệuquả chăn nuôi Bò Tuy tỷ suất lợi nhuận có thể không cao do vốn đầu tư lớn,nhưng phương thức chăn nuôi này ít rủi ro, cho thu nhập ổn định và có khảnăng mở rộng quy mô tùy theo khả năng

Phương thức chăn nuôi công nghiệp: đây là phương thức nuôi tiên tiếnnhất, chủ yếu ở các nước phát triển, ven các thành phố lớn…Chăn nuôi bòtheo phương thức này đòi hỏi đầu tư cao về cơ sở vật chất (chuồng trại) cũngnhư kỹ thuật, thức ăn, thú y….Quy mô của phương thức chăn nuôi nàythường là lớn, các trang trại hàng ngàn con, với đội ngũ công nhân chăm sócnuôi dưỡng phần lớn đều đã qua đào tạo

2.2.2 Tình hình chăn nuôi Bò ở Việt Nam

Ngành chăn nuôi bò Việt Nam đã có từ lâu đời Từ xa xưa, con trâu,con bò đã gắn bó mật thiết với nền văn minh lúa nước của dân tộc ta Trâu, bòđược nuôi chủ yếu nhằm mục đích cày kéo Đối với người nông dân, con trâu,con bò là tài sản quý nhất của gia đình, là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông [13]

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nông nghiệp, vai tròcày kéo của trâu, bò dần được thay thế Thay vào đó là vai trò cung cấp thịt,sữa cho con người đặc bệt, thịt bò lại là loại thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng

và ít mỡ nên được đa phần người tiêu dùng ưa chuộng Vì vậy, phát triền gànhchăn nuôi bò là một trong những hướng đi quan trọng góp phần phát triểnkinh tế nông nghiệp và nông thôn hiện nay

Nhận thấy vai trò và tiềm năng to lớn của ngành chăn nuôi bò, Đảng vàNhà Nước đã và đang có nhiều chương trình dự án nhằm thúc đầy ngành chăn

Trang 11

nuôi bò phát triển Nổi bật như, chương trình “Sind hóa đàn Bò” với hàng loạtcác hoạt đọng như: cung cấp đực giống, tinh đông lạnh Bò Sind, lai Sind Đàotạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho đội ngũ dẫn tinh viên Hỗ trợ vốn chongười dân, tập huấn, hưỡng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò lai Sind Đồng thời tiếnhành nhiều nghiên cứu lai tạo, nuôi thử nghiệm các thế hệ con lai giữa Bò nộivới các giống Bò ngoại nhập…Kết quả là ngành chăn nuôi bò nước ta khôngngừng tăng lên về mặt số lượng và cả chất lượng đàn bò trong những nămqua Nhiều vùng chăn nuôi bò tập trung đã được hình thành ở TP Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương…[6] Nhiều tiến bộ kỹ thuật trongchăn nuôi bò đã được đưa và ứng dụng rộng rãi như thụ tinh nhân tạo, chếbiến, bảo quản thức ăn cho bò….

Về phương thức chăn nuôi bò, ở nông thôn nước ta hiện nay đang tồntại bốn phương thức chăn nuôi chính là:

- Thả rông: phương thức này chủ yếu phát triển ở trung du, miền núi.Nhưng quy mô đang dàn thu hẹp do quá trình giao đất giao rừng làm giảmdiện tích các bãi chăn thả

- Chăn dắt hoàn toàn: Đây là phương thức chăn nuôi khá phổ biến ởhầu khắp các vùng nông thôn nước ta hiện nay Tuy vậy, do sự gia tăng dân

số, sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa…làm cho các bãi chăn thả ngàycàng thu hẹp nên phương thức này đang dần được thay thế bởi các phươngthức chăn nuôi tiến bộ hơn

- Phương thức chăn dắt kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng phát triển ởvùng đồng bằng đất chật người đông

- Phương thức chăn nuôi bán thâm canh: Bò được nuôi nhốt hoàn toàn

và cung cấp thức ăn tại chuồng Thức ăn cho bò chủ yếu gồm cỏ trồng, phụphẩm nông nghiệp, công nghiệp và bổ sung thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp.Đây là phương thức chăn nuôi Bò tiến bộ nhất ở nông thôn hiện nay Phươngthức chăn nuôi này chủ yếu phát triển ở các vùng ven các đô thi, thành phố

Bên cạnh những thành công đã đạt được, ngành chăn nuôi bò nước tahiện nay đang gặp phải một số khó khăn thách thức đó là: Tập quán chăn nuôilạc hậu, nhỏ lẻ Công tác thú y, phòng trừ dịch bệnh chưa đảm bảo Chấtlượng phẩm giống đàn bò thấp, sức sản xuất kém Khâu vận chuyển, chế

Trang 12

biến, bảo quản kém…nên hiệu quả kinh tế thấp, khả năng cạnh tranh kém.Đây là những thách thức không nhỏ khi mà nước ta đang trong quá trình gianhập WTO, và toàn cầu hóa.

2.2.3 Tình hình chăn nuôi Bò ở Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện nhiêncho ngành chăn nuôi bò phát triển Với hơn 2/3 diện tích là đồi núi, bãi chănthả rộng Quảng Ngãi có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, là điều kiện thuận lợicho nhiều loài cây thực vật phát triển, tạo nguồn thức ăn đa dạng và phongphú cho động vật nhai lại nói chung và bò nói riêng Tận dụng những ưu thế

đó Quảng Ngãi đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò và trở thành một trongnhững tỉnh có đàn bò lớn ở nước ta, có tốc độ phát triển đàn Bò nhanh trongnhững năm gần đây (bảng 1)

Bảng 1: Diễn biến đàn bò cả nước và Quảng Ngãi trong những năm qua

Tỷ lệ bòlai (%)

Tổng đàn(con)

Tăngtrưởng (%)

Tỷ lệ

bò lai(%)

là chương trình cải tạo đàn Bò của Trung ương (năm 1994-1999), dự án hỗ trợ

kỹ thuật cải tạo đàn bò tỉnh Quảng Ngãi (năm 2002-2006)….với những hoạtđộng chủ yếu là: Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ vốn, kỹ thuật để người dânphát triển chăn nuôi bò lai (lai Sind, lai Brarmand, lai bò sữa…) Cung cấpgiống bò đực lai, tinh viên, tinh động lạnh về các địa phương, đào tạo đội ngũ

Trang 13

dẫn tinh viên, tập huấn kỹ thuật nuôi bò, trồng cỏ, chế biến thức ăn cho ngườidân…[2],[15] Công tác khuyến nông trong chăn nuôi Bò được chú trọng, cácnhóm sở thích chăn nuôi bò được thành lập ở nhiều nơi Trung tâm khuyếnnông tỉnh phối hợp với trạm khuyến nông các huyện tiến hành thử nghiệm vànhân rộng nhiều mô hình nuôi bò thịt bán thâm canh, mô hình vỗ béo bò thịtcho thu nhập cao… Nhờ vậy, phong trào nuôi bò nhất là nuôi bò lai trongnhân dân phát triển mạnh mẽ Tốc độ tăng trưởng đàn hàng năm luôn trên10%, cao hơn trung bình cả nước (bảng 1), ngoại trừ năm 2006 do tác độngcủa dịch lở mồn long móng nên tôc độ tăng đàn chậm lại Tỷ lệ bò lai trongtổng đàn cũng ngày một tăng, từ trước năm 1994 tỷ lệ bò lai gần như khôngđáng kể, đến sau chương trình cải tạo đàn bò (1999) tỷ lệ này là trên 20%[16] Và hiện nay tỷ lệ bò lai đã chiếm khoảng 36% tổng đàn (bảng 2) Hìnhthành nên một số vùng chuyên chăn nuôi bò cái sinh sản (huyện Mộ Đức,Đức Phổ), vùng chuyên chăn nuôi bò thịt ở Thành phố Quảng Ngãi, huyệnSơn Tịnh, Tư Nghĩa…

2.2.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu

2.2.4.1 Điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnhQuảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phíađông giáp biển Đông Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cáchthủ đô Hà Nội 883 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 838 km

về phía bắc Quảng Ngãi là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, đã

và đang được Đảng và Nhà Nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu

tư phát triển kinh tế xã hội…với hàng loạt dự án lớn nhỏ như: Nhà máy lọcdầu Dung Quất, Cụm cảng nước sâu Dung Quất…Quảng Ngãi cũng là ngã banối liền Bắc Nam và tây Nguyên qua Quốc lộ 24, là huyết mạch giao thôngquan trọng, là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Quảng Ngãi với cácvùng khác trong nước, và nước bạn Lào, Campuchia…Với vị trí địa lý Nhưtrên, Quảng Ngãi có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế văn hóa nói chung vàngành chăn nuôi bò nói riêng

Trang 14

Địa hình, khí hậu: Quảng Ngãi có trên 2/3 diện tích là đồi núi, địa hìnhdốc từ Tây sang Đông và bị chi cắt thành nhiều tiểu vùng khác nhau bởi cáccon sông và dãy núi.

- Vùng núi phía tây, đây là một bộ phận của dãy Trường Sơn Vùng códiện tích 363453 ha, chiếm 62.1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, nhưng đấtnông nghiệp lại chỉ chiếm 10,7% đất nông nghiệp của tỉnh

- Vùng trung du có diện tích 84125 ha, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi

và đồng bằng Vùng có 13215 ha đất nông nghiệp, chiếm 15.5% đất nôngnghiệp

- Vùng đồng bằng ven biển có diện tích 138048 ha, trong đó có 67682 hađất nông nghiệp Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh, với sự đadạng về cây trồng và vật nuôi

Về thời tiết khí hậu: Quảng Ngãi thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng của gió mù đông bắc vào mùa đông, gió mùa đông nam, tâynam vào mùa hạ Đây là vùng có nhiệt độ trung bình năm khá cao (25.70C),max 30C, min 22.5C Tổng lượng bức xạ trong năm khoản 14-15 kcal/cm2,với khoảng 2000-3000 giờ nắng mỗi năm Đây là điều kiện bức xạ và nhiệt độthuận lợi cho nhiều loài cây trồng vật nuôi phát triển tốt Lượng mưa trungbình năm 2200-3000mm, phân làm hai mùa mưa khô khá rõ Mùa mưa từtháng 8 đến thánh 1 năm sau với lượng mưa khoảng 80% tổng lượng mưatrong năm, tháng mưa lớn nhất là tháng 10, 11 Mùa khô từ tháng 2 đến tháng

7 hàng năm, mùa này lượng mưa thấp, nhưng nền nhiệt độ cao, bốc hơi mạnhnên thường gây ra tình trạng hạn hãn vào mùa này Do sự phân bố không đều

về lượng mưa mà tình trạng lũ lụt vào mùa mưa, hạn hãn vào mùa khô vẫnxảy ra thường xuyên, gây không ít khó khăn và thiệt hại cho đời sống, sảnxuất của người dân, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp

Tỉnh có hệ thống sông ngòi tương đối giày đặc, phân bố trên toàn tỉnh

Có bốn con sông lớn là sông Trà Khúc (120km), sông vệ (80 km), sông TràBồng (55 km), và sông Trà Câu (40 km) Ngoài ra còn có một số con sôngnhỏ , kênh mương và hồ thủy lợi lớn nhỏ… đảm bảo tười tiêu cho trên 7200

ha đất nông nghiệp của tỉnh, do vậy hiện tại nguồn nước cho sản xuất nôngnghiệp và đời sống cơ bản được đáp ứng

Trang 15

2.2.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội

a) Tình hình sử dụng đất

Đất đai là nguồn tài nguyên quý báu của con người Đất là nơi diễn ramọi hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của loài người Đối với sản xuấtnông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế Đất có sự hạnchế về quy mô nhưng khả năng sản xuất không bị hạn chế nếu biết khai thác

sử dụng và bảo vệ đất hợp lý Quảng Ngãi có nguồn tài nguyên đất tương đốiphong phú và đa dạng tuy nhiên việc quản lý khai thác và sử dụng nguồn tàinguyên này vẫn chưa thực sự hiệu quả và bền vững

Bảng 2 cho thấy, Quảng Ngãi có 215597.3 ha diện tích đất lâm nghiệptrong đó có tới 129504.6 ha rừng tự nhiên có nhiếu loài thực vật có thể làmthức ăn cho gia súc nhai lại, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bòchăn thả và bán chăn thả

Bảng 2: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 [2]

Trang 16

phẩm và phụ phế phẩm phong phú cho chăn nuôi bò phát triển Hiện tại, còn

có một bộ phận diện tích đât không nhỏ ở cả đồng bằng (48,137.6 ha) và miềnnúi (132,326.5 ha) vẫn chưa được sử dụng, cùng với những diện tích đất nôngnghiệp bất lợi, cho năng suất thấp là quỹ đất dồi dào có thể chuyển sang trồng

cỏ phụ vụ chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chan nuôi bò nói riêng

b) Tình hình dân số và lao động

Quảng Ngãi có tổng dân số là 1295608 người, dân số sống chủ yếu ởvùng nông thôn (85.63%), đồng bằng ven biển (83.63%), gây nên sức ép lớnlên đất đai và việc làm (bảng 3)

Bảng 3: Tình hình dân số và lao động tỉnh Quảng Ngãi năm 2006 [2]

Trang 17

phổ biến Vì vậy việc triển chăn nuôi bò cũng là một trong những hướng tạoviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn hiện nay.

c) Đặc điểm kinh tế

Quảng Ngãi là một tỉnh thuần nông, với hơn 70% dân cư nông thônsống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và lao động nông nghiệp Tỷ trọng ngànhnông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây mặc dù

đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao (bảng 5)

Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong những năm

qua

Năm Tiêu chí Tổng số

NôngNghiệp

Trong Nông NghiệpChăn

nuôi

Trồngtrọt Khác

Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm ưu thế chủ đạo với tỷ trọngđóng góp khoảng 60-70%, mốt số cây trồng chính đó là lúa, ngô, mía, sắn…

và một số cây cây công nghiệp ngắn ngày, câu ăn quả khác như lạc, cau,chuối…nhưng diện tích không đáng kể Ngành chăn nuôi mặc dù đã và đang

Trang 18

được quan tâm đầu tư nhiều nhưng do khởi điểm thấp, lại gặp phải một số khókhăn về vốn, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ nên tốc độ tăng trưởng còn chậm,chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng đối với ngành này (bảng4).

* Tình hình trồng trọt

Tỉnh Quảng Ngãi có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, là điềukiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển Là cơ sởcung cấp thức ăn cho chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng

Bảng 5: Diện tích, năng suất một số cây trồng của tỉnh Quảng Ngãi

Loại

cây

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

2004 2005 2006 2007 2004 2005 2006 2007Lúa 80,277 75,201 74,327 74,072 45.5 48.2 49.4 51.6Ngô 8,515 9,496 9,526 10,487 42.5 44.5 46.9 50.3Sắn 15,747 16,297 17,901 18,833 127.5 150.8 149.8 164.5Lạc 5,198 5,630 5,878 5,684 16.8 17.3 19.1 19.5Mía 9,210 8,257 7,014 7,310 492.6 528.3 503.8 529.7Khoa

i

Rau 8,605 9,974 10,355 10,882 124.6 148.9 150.0 155.2[17],[18]

Lúa là cây trồng chính ở Quảng ngãi, diện tích trồng lúa trong mấy nămqua có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một diện tích rất lớn (74,072 ha), đây

là nguồn cung cấp lương thực chính cho đại bộ phận người dân trong tỉnh vàthức ăn cho chăn nuôi Ngoài lúa, ngô và sắn là hai loại cây lượng thực chínhcủa tỉnh, có diện tích gieo trồng hàng năm khá lớn (10,487 ha và 18,833 ha).Cùng với một số các loại cây trồng khác như: Mía, rau đậu các loại cũng códiện tích gieo trồng khá lớn

Sản phẩm chính và phụ phẩm của các loại cây trồng phần lớn đều cóthể làm thức ăn cho bò, do đó đây cũng là một nguồn thức ăn quan trọng chochăn nuôi bò phát triển

Trang 19

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và nội dung nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Những hộ gia đình chăn nuôi Bò thịt bán thâm canh ở xã Nghĩa

Dũng-TP Quảng Ngãi, xã Tịnh An-Sơn Tịnh và xã Nghĩa Thuận-Tư Nghĩathuộc tỉnh Quảng Ngãi

- Những con bò thịt được nuôi ở các nông hộ điều tra trong năm 2007

3.1.2 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về hoạt động mua Bò giống vào nuôi thịt của người chăn nuôi

bò bán thâm canh ở Quảng Ngãi Gồm các tiêu chí như thời điểm mua

bò trong năm, thể trạng, tuổi, khối lượng, giá tiền bò mua vào nuôi.Hình thức mua bán, nơi mua bò, nguồn cung cấp bò giống…

- Tìm hiểu về hoạt động nuôi Bò của các nông hộ, với các tiêu chí là: Thờigian nuôi, biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, công tác phòng trừ dịchbệnh cho bò…

- Tìm hiểu về cách thức bán bò thịt củ người chăn nuôi gồm các tiêu chínhư thời điểm bán bò trong năm, thể trạng, tuổi, khối lượng, giá tiền

bò bán Hình thức bán, nơi bán bò…

- Tìm hiểu về chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ hoạt động chăn nuôi bò bánthâm canh của người chăn nuôi Gồm các tiêu chí là: Doanh thu, thunhập, các khoản chi phí, lợi nhuận…

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm và chọn hộ nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu:

+ Điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu cả vềmặt điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và cả tình hình hoạt động chănnuôi bò thịt bán thâm canh ở Quảng Ngãi

Trang 20

+ Dựa vào báo cáo tổng kết kinh tế xã hội của tỉnh, huyện, những thôngtin cơ bản của các xã trực thuộc huyện, những thông tin từ trung tâmKN&PTNT Quảng Ngãi để chọn ra địa bàn nghiên cứu.

+ Dựa theo những tiêu chí trên, được sự tư vấn của cán bộ trung tâmKN&PTNT tỉnh chúng tôi đã chọn ra ba xã đại diện cho vùng nghiên cứu đólà: Xã Nghĩa Dũng – TP Quảng Ngãi, xã Tịnh An – huyện Sơn Tịnh và xãNghĩa Thuận – huyện Tư Nghĩa Đây là những nơi có chăn nuôi bò thịt bánthâm canh phát triển mạnh Mỗi xã đại diện cho một vùng chăn nuôi bò thịtbán thâm canh chủ yếu ở Quảng Ngãi đó là: Vùng ven thành phố (xã NghĩaDũng), vùng đồng bằng nơi sản xuất nông nghiệp phát triển nhưng bãi chănthả hạn chế gồm 2 tiểu vùng, một vùng chịu ảnh hưởng mạnh của lũ lụt (xãTịnh An) và vùng chịu ảnh hưởng ít của lũ lụt (xã Nghĩa Thuận) Sau đây làmột số thông tin cơ bản về các xã điều tra

Bảng 6: Một số thông tin cơ bản về các xã điều tra

Chỉ tiêu Đơn vị Nghĩa Dũng Tịnh An Nghĩa Thuận

Vùng kinh tế Vùng Ven đô Nông thôn Nông thôn

[Nguồn: Điều tra 2008]

- Chọn hộ nghiên cứu:

+ Hộ nghiên cứu phải thỏa mãn các tiêu chí sau:

Trang 21

Là hộ đã và đang có hoạt động nuôi Bò thịt bán thâm canh.

Hộ đại diện cho các nhóm hộ (phân theo giàu nghèo, phân theo quy mônuôi vỗ béo, theo phương thức vỗ béo…)

+ Dựa vào những thông tin thu thập được từ các số liệu thống kê của xã

và theo các tiêu chí trên để tiến hành chọn hộ nghiên cứu một cách ngẫu nhiêntheo nhóm

Dựa vào phương pháp trên, chúng tôi đã phối hợp với cán bộ địaphương để chọn ra mỗi xã 25 hộ đại diện cho đối tượng nghiên cứu của đề tài

là Nông hộ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài có hai nguồn thông tinchính đó là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp

Thông tin thứ cấp: Bao gồm các thông tin cở bản về đặc điểm tự nhiên,kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu Thông tin về tình hình chăn nuôi bò nóichung và chăn nuôi bò thịt bán thâm canh nói riêng ở Quảng Ngãi Nguồnthông tin này được chúng tôi thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm, hàngquỹ Các dự thảo, báo cáo về các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi bò(dự án cải tạo đàn bò, dự án hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi bò….) Nơi thu thậpthông tin là Sở NN&PTNT, Trung Tâm Khuyến Nông, Chi Cục Thú Y củatỉnh Quảng Ngãi và ở các xã điều tra

Thông tin sơ cấp: Bao gồm những thông tin về hoạt động mua bán bò,chăn nuôi bò ở các nông hộ Những khó khăn mà nông hộ gặp phải trong quátrình chăn nuôi bò, định hướng và giải pháp phát triển ngành…

Những thông tin về hoạt động mua bán bò, hình thức nuôi dưỡng, kếtquả chăn nuôi bò, một số khó khăn gặp phải được thu thập bằng phươngpháp phỏng vấn bán cấu trúc những hộ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh(phiếu phỏng vấn hộ kèm theo)

Để thu thập những thông tin về những khó khăn thuận lợi trong quá trìnhchăn nuôi bò, những định hướng, giải pháp phát triển chăn nuôi bò trongtương lai chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm các hộ chăn nuôi bò, phỏng vấnsâu cán bộ các cấp (Đại diện lãnh dạo xã, cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện,

Trang 22

xã…) và một số nông dân điển hình, có kết quả chăn nuôi bò tốt tại địaphương.

3.3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, số liệu

 Tổng hợp thông tin

Thông tin thu thập được sẽ đươc tổng hợp hàng ngày theo các nhómthông tin khác nhau, theo nội dung nghiên cứu

 Xử lý thông tin (số liệu)

Với mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi bò thịtbán thâm canh nói chung và hiệu quả từng hình thức, cách thức nuôi khácnhau, chúng tôi phân nhóm hộ theo chủng loại thức ăn mà họ sử dụng làmthức ăn cho bò, và theo thời gian nuôi khác nhau, đó là:

Phân theo loại thức ăn sử dụng: Thức ăn là yếu tố đầu vào cơ bản, lànguyên liệu chính để tạo nên các sản phẩm chính yếu của ngành chăn nuôi,với ngành chăn nuôi bò thịt đó là thịt bò Mỗi loại thức ăn khác nhau, cóthành phần dinh dưỡng khác nhau, và có tác dụng khác nhau đối với sự sinhtrưởng và phát triển của vật nuôi.Thực tiễn điều tra cho thấy, thành phần thức

ăn sử dụng cho bò ở các hộ là rất đa dạng Nguồn thức ăn thô xanh của các hộ

là tương đối giống nhau bao gồm cỏ, rơm lúa và một số phụ phế phẩm nôngnghiệp, nhưng có sự khác nhau khá rõ về chủng loại thức ăn tinh sử dụng, vìvậy chúng tôi đã phân chia các hộ thành 4 nhóm theo chủng loại thức ăn tinh

sử dụng như sau:

Nhóm chỉ sử dụng thức ăn tinh thông thường (T): Đây là những hộ chỉ

sử dụng các loại thức ăn tinh thông thường như Cám gạo, bột Ngô, bột Sắn,bột lúa, gạo…để chăn nuôi Bò

Nhóm có sử dụng thêm thức ăn giàu protein (P): Đây là những hộ ngoàicác thức ăn tinh thông thường nói trên, họ còn sử dụng một số lợi thức ăngiàu protein tự nhiên (bột Cá, bột Đậu, Khô dầu Lạc…) và thức ăn côngnghiệp (thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc) để nuôi Bò thịt

Nhóm hộ bổ sung Ure (U): Những hộ này ngoài các loại thức ăn tinhthường, trong qua trình nuôi bò họ có bổ sung thêm Ure vào khẩu phần ăn choBò

Trang 23

Nhóm bổ sung cả thức ăn giàu protein và Ure (P&U): Đây là những hộ

có sử dụng tất cả các loại thức ăn kể trên

Phân theo thời gian nuôi: Bên cạnh sự khác nhau về chủng loại thức ăntinh sử dụng, có một sự biến động lớn về thời gian nuôi Với thời gian nuôikhác nhau bò được nuôi dưỡng với những chế độ khác nhau, mạng lại kết quảkhác nhau Vì vậy, để tìm hiểu xem với thời gian nuôi khác nhau thì kết quả

và hiệu quả mạng lại như thế nào chúng tôi tiến hành phân nhóm theo thờigian nuôi khác nhau Kết quả điều tra cho thấy, cùng trong một hộ, một nhóm

hộ, các con bò khác nhau có thể được nuôi với thời gian dài ngắn rất khácnhau, cho nên để tăng tính chính xác, chúng tôi đã điều tra và phân nhóm theothời gian nuôi với đơn vị nghiên cứu là con bò thay vì đơn vị hộ như khi phântheo loại thức ăn sử dụng Thời gian nuôi bò được phân thành ba nhóm là:

Nhóm nuôi với thời gian ngắn (ngắn): Đây Là những con bò được nuôitrong khoảng thời gian từ 2.5-5.5 tháng

Nhóm nuôi với thời gian trung bình (TB): Đây là những con bò đượcnuôi trong khoảng thời gian từ 6-9.5 tháng

Nhóm nuôi với thời gian dài (dài): Đây là những con bò được nuôitrong khoảng thời gian trên 9.5 tháng (10-14 tháng)

Số liệu điều tra thu thập được đã được tổng hợp, phân tích, thống kêtrên phần mền Excel

Dùng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mô tả, để mô tả lại đặc điểm của vùng nghiêncứu, đối tượng nghiên cứu

- Phân tích thống kê so sánh để so sánh đặc điểm các nhóm hộ, cáchthức thức nuôi bò cũng như kết qủa, hiệu quả nuôi bò của các nhóm hộ,cáchình thức nuôi khác nhau

Trang 24

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm nông hộ điều tra

4.1.1 Những thông tin cơ bản về các hóm hộ điều tra

Trong nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu Nông Thôn nóiriêng, việc tìm hiểu đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là hết sức cần thiết.Bởi chỉ khi nắm bắt được các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu thì nhànghiên cứu mới có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo phương pháp đúngđắn và phù hợp nhất Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “nông hộ chănnuôi bò thịt bán thâm canh ở Quảng Ngãi” Đó là những hộ gia đình nông dân

ở Quảng Ngãi đã và đang tham gia vào hoạt động chăn nuôi bò thịt bán thâmcanh

Để tìm hiểu đặc điểm của những nông hộ này, chúng tôi tiến hành tìmhiểu và đánh giá nông hộ qua một số tiêu chí về tuổi chủ hộ, trình độ học vấn,loại hộ, số nhân khẩu, lao động trong hộ, trình độ kỹ thuật người nuôi bòchính trong hộ và số năm kinh nghiệm nuôi bò thịt bán thâm canh Kết quảđiều tra được thể hiện ở bảng 7

Bảng 7: Thông tin cơ bản về hộ phân nhóm theo loại thức ăn tinh sử dụng

Trang 25

Tiêu chí

Đơn vị

T N= 11

P N= 26

U N= 11

P&U N= 27

Tính chung N= 75

[Nguồn: Điều tra năm 2008]

Ghi chú: TB: Trung Bình, S: Độ lệch chuẩn, Không TH: Không tập huấn,Được TH: Được tập huấn, Hộ TB: Hộ trung bình

Qua bảng 7 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ, số nhân khẩu và sốlao động trong các nhóm hộ là không mấy khác biệt Với trình độ học vấntrung bình từ lớp 7 đến lớp 8, có thể nói trình độ học vấn của các chủ hộ sovới mặt bằng chung là tương đối cao Đây là điều kiện thuận lợi cho việc họctập và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò Về số năm kinhnghiệm nuôi bò là từ 6 đến 8 năm, chúng có mối quan hệ khá chặt với tuổicủa chủ hộ, ở nhóm bổ sung Ure có độ tuổi trung bình cao nhất thì cũng có sốnăm kinh nghiệm là cao nhất Điều đó nói lên rằng người phụ trách chăn nuôi

bò chính trong hộ thường là đàn ông và là chủ hộ Thực tế tìm hiểu thì ngườiđàn ông trong gia đình thường là người quyết định gia đình họ sẽ nuôi bò rasao và mua bán như thế nào, bởi họ chính là những người có những hiểu biết

về con bò nhiều nhất ở trong hộ Họ có kinh nghiệm trong việc lựa chọn con

bò phù hợp để mua về nuôi, về theo dõi tình trạng của bò, đồng thời họ

Trang 26

thường là những người trong gia đình tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuậtnuôi bò.

Về trình độ kỹ thuật của người nuôi bò chính trong hộ, đa phần họ cótrình độ phổ thông, chỉ có một số người đã từng qua một số lớp đào tạo ngắnhạn về thú y cơ bản Ở đây chỉ có sự khác nhau là được tập huấn và khôngđược tấp huấn về kỹ thuật chăn nuôi Bò thịt Thời gian vừa qua, được sự quantâm chỉ đạo, đầu tư của trung ương và tỉnh, Trung tâm khuyên nông tỉnh đãphối hợp với cơ quan khuyến nông các cấp tiến hành mở nhiều lớp tập huấn

về kỹ thuật chăn nuôi bò bán thâm canh cho người dân Nội dung các lớp tậphuấn là về kỹ thuật lựa chọn bò nuôi, cách phối trộn, bảo quản chế biên thức

ăn cho bò, vệ sinh phòng bệnh, về kỹ thuật trồng cỏ nuôi bò… Trong 75 hộđiều tra, có tới 40 hộ từng tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò thịtthâm canh Đa phần họ đã áp dụng các kỹ thuật được tập huấn vào chăn nuôi

bò và chia sẻ kiến thức kinh nghiêm đã học được với bà con lối xóm Nhữngngười không được tập huấn kỹ thuật thường chăn nuôi dựa vào kinh nghiệmbản thân và qua học hỏi từ người khác, thực tế không có sự khác biệt về trình

độ kỹ thuật giữa hai nhóm đối tượng này, điều đó thể hiện một phần ở việc sửdụng thức ăn trong chăn nuôi bò của hai nhóm hộ này (bảng 12)

Để có thể chăn nuôi bò thịt bán thâm canh, ngoài đòi hỏi về trình độ kỹthuật và kinh nghiệm, hoạt động này còn đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư khálớn Do đó, chỉ có các hộ có điêu kiện kinh tế khá và trung bình mới có thểtham gia Có một số hộ nghèo cũng có tham gia nhưng quy mô nhỏ và chỉ cómột số ít hộ, không có tính đại diện

4.1.2 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra

4.1.2.1 Tình hình sản xuất trồng trọt

Trồng trọt là hoạt động sản xuất quan trọng trong nông hộ Đây làngành sản xuất truyền thống, cung cấp lương thực thực phẩm cho đời sống giađình, là thức ăn cho gia súc và là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận ngườinông dân Cây trồng trong các nông hộ điều tra khá đa dạng với một số câytrồng chủ yếu là Lúa, Ngô, Mía, Sắn, Rau các loại…và cỏ chăn nuôi bò Tìnhhình trồng trọt của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 8

Trang 27

Cây Lúa và Ngô là hai cây trồng chính của đại bộ phận người dân ởđây (bảng 8) Hiện tại, theo đánh giá của người dân, trồng lúa nếu hạch toánkinh tế thì hiệu quả thua nhiều cây trồng khác Nhưng họ vẫn trồng vì hai lý

do chính là để cung cấp nguồn lương thực cho gia đình và thức ăn cho chănnuôi mà chủ yếu là rơm cho chăn nuôi Bò

Ngô đã và đang có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu cây trồngcủa hộ Bởi khi mà ngành chăn nuôi phát triển thì nhu cầu về ngô là rất lớn.Người dân trồng Ngô chủ yếu phục vụ cho hoạt động chăn nuôi của gia đình,nếu có dư thì mới bán

Bênh cạnh Ngô và Lúa thì Sắn (Mỳ), và Mía cũng là những cây trồngquan trọng của người dân nơi đây Đây là hai loài cây công nghiệp tạo nguồnthu nhập đáng kể cho hộ Ngoài ra, Sắn củ, bột sắn, và thân lá Mía cũng lànguồn thức ăn khá quan trọng trong chăn nuôi Bò của nông hộ Việc tận dụngtốt những nguồn phụ phế phẩm này là điều kiện tiên quyết cho khả năng mởrộng quy mô và nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt

Bảng 8: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính phân theo nhóm hộ

Trang 28

[Nguồn: Điều tra năm 2008]

Ghi chú: TB: Trung Bình, S: Độ lệch chuẩn, S: Diện tích, NS: Năng suất

Một điều đáng chủ ý ở đây là tất cả các hộ gia đình chăn nuôi bò đều cótrồng cỏ Đây là một bước tiến quan trong nhận thức của người dân về chănnuôi bò, thể hiện sự thay đổi từ phương thức nuôi bò truyền thống (nuôi tậndụng) sang nuôi có đầu tư và hạch toán kinh tế Do điều kiện hạn chế về diệntích đất canh tác nên việc mở rộng diện tích cỏ để tăng quy mô đàn bò gặpnhiều khó khăn Hiện tại có khá nhiều giống cỏ được trồng như cỏ Voi, cỏ Sả,

cỏ Sữa, cỏ Ruzilai…Trong đó cỏ voi là giống được người dân ưa chuộng nhất

vì khả năng chống chịu tốt, không kén đất và cho năng suất cao

4.1.2.2 Tình hình chăn nuôi của các nông hộ điều tra

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng là một hoạt động kinh tế quantrọng của nông hộ Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra được thể hiện ởbảng 9

Ba loài vật nuôi chủ yếu trong nông hộ hiện nay là Bò, Lợn và Giacầm Với quy mô chăn nuôi bình quân 3 con Bò, 4 con Lợn và 28 con Giacầm trên hộ, điều đó cho thấy rằng bò đang là vật nuôi quan trọng nhất trong

[Nguồn: Điều tra, 2008]

Ghi chú: TB: Trung bình, S: Độ lệch chuẩn

Trong những năm gần đây, do sự biến động về giá cả thị trường, giá cảvật tư nông nghiệp và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên nhiều người dân đãchuyển dần sang chăn nuôi bò Vì chăn nuôi bò ít đòi hỏi hơn về thức ăn tinh

Bò là loài gia súc nhai lại, bò có thể ăn các loại thức ăn thô xanh, phụ phếphẩm nông nghiệp như Cỏ, Rơm lúa, thân là Ngô, ngọn Mía…Bên cạnh đó,

Trang 29

thị trường đầu ra của bò thịt tương đối ổn định, lại có giá trị cao hơn thịt Giacầm và Lợn, đó là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi bò phát triển.

Chăn nuôi Lợn khoảng 5 năm trước đây là ngành chăn nuôi quan trọngtrong nông hộ Tuy nhiên trong những năm gần đây do giá thức ăn tăng mạnhcùng với sự diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh ở lợn (lợn tai xanh,viêm phổi cấp) và sự lên xuống thất thường của giá lợn hơi nên phong tràochăn nuôi lợn đã chững lại và giảm xuống

Chăn nuôi gia cầm hiện tại trong các nông hộ chủ yếu phục vụ cho nhucầu của gia đình Cũng như chăn nuôi lợn, do ảnh hưởng của dịch cúm giacầm gây tâm lí lo ngại cho người dân nên họ không giám đầu tư chăn nuôi giacầm ở quy mô lớn

Bảng 9 cho thấy quy mô chăn nuôi trong hộ còn nhỏ lẻ từ 2-4 con bò,4-6 con lợn và 20-30 con gia cầm/hộ Quy mô giữa các nhóm hộ không mấykhác biệt Sự biến động về quy mô chăn nuôi ở các hộ là tương đối lớn nhất làtrong chăn nuôi gia cầm Điều đó là do ở đặc thù của ngành chăn nuôi giacầm giá trị trên mỗi đầu con thấp

4.2 Hiện trạng chăn nuôi bò thịt bán thâm canh

trong nông hộ ở Quảng Ngãi

4.2.1 Hình thức, quy mô chăn chăn nuôi bò thịt trong nông hộ

4.2.1.1 Hình thức chăn nuôi

Chăn nuôi bò thịt bán thâm canh là một hình thức chăn nuôi mới, khátiến bộ trong ngành chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay Trong chăn nuôi bò thịtbán thâm canh, tuỳ vào điều kiện, mục tiêu chăn nuôi mà người dân có nhữnghình thức đầu tư, nuôi dưỡng khác nhau Qua điều tra thực tế chúng tôi tạmphân chia các hình thức chăn nuôi bò thịt bán thâm canh ở Quảng Ngãi theocác hình thức sau:

Phân theo loại thức ăn tinh sử dụng có bốn hình thức nuôi

- Hình thức nuôi chỉ cho ăn các loại thức ăn tinh thông thường (Ttt):Đây là hình thức mà bò chỉ được cho ăn các loại thức ăn tinh thông thườngsẵn có như Cám Gạo, bột Ngô, bột Sắn…Hình thức nuôi này phổ biến ởnhững hộ gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp, có nguồn thức ăn tinh sẵn có

Trang 30

- Hình thức nuôi kết hợp thức thức ăn tinh thông thường với thức ăngiàu protein (GP): Ở hình thức nuôi này, ngoài các loại thức ăn tinh thôngthường người dân còn sử dụng các loại thức ăn giàu protein cho bò như: bột

Cá, bột Đậu, khô dầu Lạc, Cám công nghiệp các loại…Hình thức nuôi nàyphổ biến ở những hộ có điều kiện kinh tế khá giả, những hộ mạnh dạn đầu tưvào chă nuôi bò thịt

- Hình thức nuôi kết hợp thức ăn tinh thông thường với bổ sung Urecho bò (Ure): Đây là hình thức chăn nuôi phổ biến ở những hộ gặp khó khăn

về nguồn vốn hoặc khan hiếm thức ăn giàu protein, khó tiếp cận các loại cámcông nghiệp…Đồng thời, họ đã tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật trong chănnuôi bò (kỹ thuật bổ sung Ure cho bò)

- Hình thức nuôi sử dụng kết hợp thức ăn tinh thông thường với thức ăngiàu protein và có bổ sung Ure: Đây là hình thức chăn nuôi tiến bộ nhất, bởi

nó vừa tận dụng tốt nguồn thức ăn tinh sẵn có, vừa sử dụng các loại thức ăngiàu protein, Ure làm tăng hàm lượng protein trong khẩu phần, đồng thời cóthể giảm giá thành thức ăn Đây là hình thức chăn nuôi phổ biến ở nhóm hộ

có điều kiện kinh tế khá, có hiểu biết về tiến bộ kỹ thuật cũng như kiến thức

về hạch toán sản xuất kinh doanh

Phân theo thời gian nuôi Thời gian nuôi bò có sự biến động rất lớn,phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi, trọng lượng bò mua vào, mức độ đầu

tư thức ăn, thời tiết khí hậu, giá cả thị trường… và cả nhu cầu tiền mặt của giađình Dựa vào các yếu tố trên và theo kết quả điều tra, chúng tôi phân theocác nhóm sau:

- Nhóm nuôi với thời gian ngắn (ngắn): Đây là những con bò được nuôitrong thời gian từ 2 đến 5,5 tháng Hình thức nuôi này là mua những con bò

“xác”, có tuổi và trọng lượng lớn, thể trạng gầy hoặc hơi gầy Bò mua vềđược đầu tư cho ăn mạnh, tập trung vỗ béo trong một thời gian ngắn và bán

Vì vậy, hình thức này còn được gọi là “nuôi vỗ béo bò thịt”

- Nhóm nuôi với thời gian trung bình (tb): là những con bò được nuôitrong thời gian từ 6 đến 9,5 tháng Hình thức này phổ biến ở những vùng chịuảnh hưởng lớn của lũ lụt (xã Tịnh An) Để tránh lũ, người dân thường mua bòvào nuôi khi kết thúc mùa lũ (tháng 2, 3) và bán trước khi lũ đến (tháng 10,

Trang 31

11) Trọng lượng và tuổi bò mua vào ở hình thức này nhỏ hơn ở hình thứcnuôi thời gian ngắn Hình thức này chia làm hai giai đoạn Giai đoạn đầu bòđược cho ăn chủ yếu các loại thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp, lượngthức ăn tinh tuy có nhưng không đáng kể và giá trị dinh dưỡng không cao.Giai đoạn sau, khi bò được khoảng 100 đến 120 kg thịt/con thì người dân tiếnhành thúc béo trong khoảng thời gian 2 đến 3 tháng Bò vỗ béo được ưu tiênthức ăn thô có chất lượng tốt (cỏ non, thân ngô non… ) và cho ăn nhiều thức

ăn tinh, một số hộ có cho ăn thêm cám công nghiệp và cám đậm đặc

- Nhóm nuôi với thời gian dài (dài): Đây là hình thức phổ biến ở nhữngvùng ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt (Nghĩa Thuận), những hộ có nguồn vốn hạnchế Bò mua vào nuôi ở hình thức này nhỏ hơn hai hình thức trên, chúng đượcnuôi trong khoảng thời gian trên dưới một năm Hình thức nuôi này cũng chialàm hai giai đoạn, nhưng giai đoạn 1 thường kéo dài hơn các hình thức trên

Kết quả điều tra về thời gian nuôi được thể hiện ở bảng sau

Bảng 10: Thời gian nuôi bò phân nhóm theo loại thức ăn sử dụng

(Đvt: con)

Tiêu chí

T N= 11

P N= 26

U N= 11

P&U N= 27

Tính chung N= 75

[Nguồn: Điều tra năm 2008]

4.2.1.2 Quy mô nuôi bò

Trang 32

Bảng 11: Kết quả chăn nuôi bò trong 3 năm 2005-2007 của các nhóm hộ

Tiêu chí

T N= 11

P N= 26

U N= 11

P&U N= 27

[Nguồn: Điều tra, 2008]

Ghi chú: TB: Trung bình, S: Độ lệch chuẩn, KL: Khối lượng.

Bảng 11 cho thấy quy mô chăn nuôi bò thịt trong nông hộ ở QuảngNgãi đa số còn nhỏ lẻ, số đầu bò thịt trong chuồng thường xuyên của mỗi hộchỉ là 2 – 3 con Số bò thịt xuất chuồng hàng năm của mỗi gia đình cũng chỉ ởmức 2 – 4 con

Trọng lượng Bò xuất chuồng giữa các nhóm hộ khác nhau khá rõ.Nhóm chỉ sử dụng thức ăn tinh thông thường là nhỏ nhất, lớn nhất là nhóm có

sử dụng thức ăn giàu protein là lớn nhất Kết quả từ bảng 11 cho thấy trọnglượng bò xuất chuồng tăng dần qua các năm, điều đó chứng tỏ tốc độ tăngtrọng của bò năm sau cao hơn năm trước Đó là do mức độ đầu tư cho chănnuôi bò ngày càng tăng Điều này cũng đồng nghĩa là vai trò của ngành chănnuôi Bò thịt trong nông hộ ngày càng trở nên quan trọng Trọng lượng Bòxuất chuồng có sự biến động lớn, phổ biến nhất là 140-160 kg thịt/con, một số

ít có trọng lượng lên đến hoặc trên 170-180 kg thịt/con, cũng có những conđược xuất bán khi chỉ mới được 120-130 kg thịt Điều đó tuỳ thuộc vào một

số yếu tố như phẩm giống, điều kiện nuôi dưỡng, giá cả thị trường, mùa và cảnhu cầu tiền mặt

Trang 33

4.2.2 Hoạt động mua bò vào nuôi của nông hộ

Nguồn cung cấp Bò giống để chăn nuôi Bò thịt chủ yếu là mua từ ngoàivào Một số hộ có nuôi bò sinh sản để lấy bê nuôi thịt nhưng số lượng khôngđáng kể vì phương thức nuôi này đòi hỏi vốn lớn và chăm sóc nuôi dưỡngphức tạp

Đa phần Bò giống được các lái buôn lớn nhỏ mua từ những vùngchuyên chăn nuôi bò cái sinh sản về bán lại cho người nuôi bò thịt Mặc dùgiá cả có thể đắt hơn một vài trăm nghìn/con, nhưng người dân thường mua

bò giống từ các thương lái vì mua ở đây nhanh gọn, đỡ công và chi phí đimua Hơn nữa, lái buôn có nhiều bò nên họ dễ dàng chọn được bò theo ýthích của mỗi người Bò giống được mua từ hầu khắp các vùng trong tỉnh vànhững tỉnh quanh vùng như Bình Định, Quảng Nam, Gia Lai…Trong đó,nhiều nhất là từ huyện Mộ Đức và huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi, là 2 huyệnchuyên chăn nuôi bò cái sinh sản nổi tiếng từ lâu

Giống bò được ưa chuộng là bò lai các loại Vì theo nhận định củangười chăn nuôi, bò lai chịu thâm canh, tăng trọng nhanh và thể trạng lớn,phù hợp với chăn nuôi bán thâm canh

Thời điểm mua bò của người dân rải rác quanh năm Thường thì saukhi bán bò lớn, người dân mua bò nhỏ vào thay thế ngay Chỉ ở những vùngảnh hưởng mạnh của lũ thì có thể họ mua vào cuối mùa lũ và bán trước khi lũđến, hoạt động mua bán bò thịt được thể hiện ở biểu đồ sau

Biểu đồ 1 Hoạt động mua bán bò của các xã điều tra

Trang 34

Biểu đồ hoạt động mua bán bò trong năm 2007 của các hộ

điều tra

0 10 20 30 40 50 60 70

[Nguồn: Điều tra, 2008]

Qua biểu đồ trên cho thấy, 2 tháng mua bò vào nuôi nhiều nhất là tháng

1 và tháng 2 Tháng 1 có lượng bò được mua vào nuôi nhiều nhất là vì sau khibán bò lớn ở tháng 12 (tháng bán nhiều nhất), người dân tiếp tục đi mua bò vềnuôi lứa tiếp theo, đây cũng là tháng bắt đầu kết thúc mùa lũ và thời tiết ấmdần lên Còn tháng 2 là tháng kết thúc mùa lũ, thời tiết đã ấm áp, thuận lợicho sự phát triển của bò và nguồn thức ăn cho bò (cỏ trồng, cỏ tự nhiên ) nênnhững hộ nào chưa có bò thì hầu hết là mua vào nuôi ơ tháng này Lượng bòmua vào giảm nhanh vào các tháng tiếp theo và thấp nhất vào tháng 4, 5, sau

đó tăng lên nhưng không đáng kể

Để đi đến quyết định mua bò, người dân còn dựa vào nhiều chỉ tiêukhác như tuổi, trọng lượng, thể trạng, ngoại hình…của con bò Trong đó,ngoại hình đối với họ là quan trọng nhất Mặc dù chỉ được đánh giá cảm tínhbằng mắt thường nhưng sự “đẹp”; “xấu” của ngoại hình có khi khiến cho giámua bò có thể chênh lệch từ 300-500 nghìn đồng/con Điều đó được hầu nhưmợi người chấp nhận, như lời của ông Lương Dậu, Lương Chất…(người nuôi

bò ở xã Nghĩa Dũng) hay ông Nguyễn Nhi, Nguyễn Tham (Lái buôn bò ở xãNghĩa Thuận) cho biết: Một con bò được xem là “đẹp” khi thoả mãn các chỉtiêu như: thân cao dài, lưng dài, vai rộng, ức sâu, mông nở, bốn chân chắckhoẻ, cuống đuôi lớn, miệng bằng (bè và rộng), da mỏng, lông mịn…và nhiềuyếu tố khác Tuỳ vào mức độ “đẹp” của ngoại hình mà những con bò có cùngtrọng lượng, phẩm giống được mua với những giá khác nhau Những concàng “đẹp” thì mua giá càng cao và ngược lại

Trang 35

Để mua được bò đúng theo mong muốn nhiều khi không phải người

dân nào cũng có thể đạt được bởi họ gặp phải một số khó khăn như: Giá bò

“đẹp” luôn luôn cao nhất là vào những tháng cao điểm, vì vậy những gia đình

có nguồn vốn hạn chế khó có thể mua được bò như ý Một số người do thiếukinh nghiệm trong việc xem và chọn bò, thiếu thông tin và thị trường giá cảnên mua phải bò đắt, bò chất lượng kém (kén ăn, bị bệnh, tăng trọng chậm…)

4.2.3 Hoạt động nuôi bò thịt tại các nông hộ điều tra

4.2.3.1 Kỹ thuật áp dụng trong chăm sóc nuôi dưỡng

Kỹ thuật được áp dụng trong chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trongnông hộ ở Quảng Ngãi hiện nay là sự kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống

và những tiến bộ kỹ thuật mới

a) Giống Bò nuôi

Hiện ở Quảng Ngãi có nhiều giống bò được nuôi thịt như bò vàng ViệtNam, bò Lai Sind, lai Bramand, bò Lai Sind lai với bò sữa và một số giống bòtạp lai khác Phổ biến nhất là giống bò Lai Sind Bò Lai Sind là giống bò đãđược nghiên cứu thử nghiệm và nuôi thành công ở nhiêu vùng trong cả nước.Nước ta đã tiến hành chương trình Sind hoá đàn bò, là bước đầu tạo nên đàn

bò cơ sở để tiến hành lại tạo với các giống bò chuyên dụng khác Hiện nay,một số vùng đã chuyển sang giai đoạn lai tạo và nuôi thử nghiệm giống bòLai Sind lai với một số giống bò ngoại chuyên thịt và chuyên sữa bước đầuđạt được một số thành công nhất định

Về tỷ lệ máu ngoại của bò giống, tuỳ vào sở thích, điều kiện nuôidưỡng của hộ mà mỗi người có sự lựa chọn khác nhau Những hộ có điềukiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đầu tư cao thì thích bò có khoảng ¾ tỷ lệ máungoại Những hộ đầu tư ở mức trung bình thì thích bò cỡ ½ máu ngoại Cònnhững hộ đầu tư thấp, nuôi lâu dài thì thường chọn những con có tỷ lệ máungoại thấp hơn (1/4 máu ngoại) Tuy nhiên, cần lưu ý là sự đánh giá về tỷ lệmáu ngoại chỉ mang tính cảm quan bằng mắt thường nên tỷ lệ đó chỉ là mangtính tương đối Cách đánh giá tỷ lệ máu ngoại thường là dựa vào một số đặcđiểm ngoại hình như cuống rốn, ướm bò, tai, màu lông…

b) Thời gian nuôi

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1-11] Nguyễn Văn An, bài giảng phương pháp nghiên cứu nông thôn, trường đại học Nông Lâm Huế, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng phương pháp nghiên cứu nông thôn
[2-13] Nguyễn Xuân Bả, bài giảng chăn nuôi Trâu Bò, trường đại học Nông Lâm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng chăn nuôi Trâu Bò
[3-23] Trương Quang Hoàng, bài giảng quản trị trang trại, trường đại học Nông Lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng quản trị trang trại
[4-7] Nguyễn Cảnh Khâm, Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ ở các vùng sinh thái nước ta, kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1996, viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ ở các vùngsinh thái nước ta, kết quả nghiên cứu khoa học 1986-1996
[5-9] Nguyễn Thị Lan, bài giảng phương pháp khuyến nông, trường đại học Nông Lâm Huế, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng phương pháp khuyến nông
[6] Lê Vết Ly, Nuôi bò thịt và kết quả nghiên cứu bước đầu ở nước ta , nxb NNHN, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi bò thịt và kết quả nghiên cứu bước đầu ở nước ta
Nhà XB: nxbNNHN
[7-8] Nguyễn Thị Hồng Mai, bài giảng xã hội học nông thôn, trường đại học Nông Lâm Huế, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: bài giảng xã hội học nông thôn
[8-5] Lê Hồng Mận, Lê Văn Thông, Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thường gặp, nxb Lao động xã hội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi bò thịt và phòng chữa bệnh thườnggặp
Nhà XB: nxb Lao động xã hội
[9-10] Nguyễn Tiến Mạnh, Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất cây lượng thực thực phẩm, nxb HN, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sảnxuất cây lượng thực thực phẩm
Nhà XB: nxb HN
[10-3] TS. Hoàng Mạnh Quân , Một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật chủ yếu phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, luận văn tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật chủ yếu pháttriển chăn nuôi bò ở hộ nông dân tỉnh Quảng Bình, luận văn tiến sỹ nôngnghiệp
[11-18] Tần Thế Thông, Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vận dụng vào chăn nuôi truyền thống và công nghiệp Việt Nam, báo cáo hội thảo quốc gia về khoa học và phát triển chăn nuôi đến năm 2000, hội chăn nuôi Việt Nam, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xu thế phát triển chăn nuôi thế giới hiện nay và vậndụng vào chăn nuôi truyền thống và công nghiệp Việt Nam
[12] Nguyễn Văn Thưởng, Kỹ thuật chăn nuôi bò lấy thịt, nxb NNHN, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi bò lấy thịt
Nhà XB: nxb NNHN
[13-19] Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2006, nxb thống kê, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2006
Nhà XB: nxb thống kê
[14] Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng Nông Lâm Ngư, báo cáo kết quả thực hiện dự án cải tạo và phát triển đàn bò tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2006, 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo kết quả thực hiện dự án cải tạo và phát triển đàn bòtỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2002-2006
[15] Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và kế hoạch năm 2008, 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và kếhoạch năm 2008
[16] Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến Nông Quảng Ngãi, báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và kế hoạch năm 2008, 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáotổng kết công tác năm 2007 và kế hoạch năm 2008
[17] Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, Trung tâm Lâm Nghiệp và Khuyến Nông, báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến nông chăn nuôi thuộc dự án đa dạng hóa nông nghiệp: CR3099-VNN, 9/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báocáo kết quả thực hiện chương trình khuyến nông chăn nuôi thuộc dự án đa dạnghóa nông nghiệp: CR3099-VNN
[18-1] Chi cục thú y Quảng Ngãi, báo cáo kết quả thực hiện công tác thú y năm 2007 và kế hoạch năm 2008, 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo kết quả thực hiện công tác thú y năm2007 và kế hoạch năm 2008
[20] Trang web tỉnh Quảng Ngãi:http://www.quangngai.goc.vn/quangngai/tiengviet/sbn_14/2008 Link
[21] Trang web khoa học kỹ thuật nông nghiệp:http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org.[22] Trang websideProfeed:http://www.profeed.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=898&Itemid=2 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diễn biến đàn bò cả nước và Quảng Ngãi trong những năm qua - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 1 Diễn biến đàn bò cả nước và Quảng Ngãi trong những năm qua (Trang 12)
Bảng 2 cho thấy, Quảng Ngãi  có 215597.3 ha diện tích đất lâm nghiệp trong đó có tới 129504.6 ha rừng tự nhiên có nhiếu loài thực vật có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò chăn thả và bán chăn thả. - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 2 cho thấy, Quảng Ngãi có 215597.3 ha diện tích đất lâm nghiệp trong đó có tới 129504.6 ha rừng tự nhiên có nhiếu loài thực vật có thể làm thức ăn cho gia súc nhai lại, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi bò chăn thả và bán chăn thả (Trang 15)
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua. - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 4 Một số chỉ tiêu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua (Trang 17)
Bảng 7: Thông tin cơ bản về hộ phân nhóm theo loại thức ăn tinh sử dụng - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 7 Thông tin cơ bản về hộ phân nhóm theo loại thức ăn tinh sử dụng (Trang 25)
Bảng 8: Diện tích, năng suất một số cây trồng chính phân theo nhóm hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 8 Diện tích, năng suất một số cây trồng chính phân theo nhóm hộ (Trang 27)
Bảng 9: Tình hình chăn nuôi hiện tại của các nhóm hộ điều tra (Đvt: Con) - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 9 Tình hình chăn nuôi hiện tại của các nhóm hộ điều tra (Đvt: Con) (Trang 28)
Bảng 11: Kết quả chăn nuôi bò trong 3 năm 2005-2007 của các nhóm hộ - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 11 Kết quả chăn nuôi bò trong 3 năm 2005-2007 của các nhóm hộ (Trang 32)
Bảng 12: Tình hình sử dụng thức ăn tinh ở các nhóm hộ (ĐV: Hộ) - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 12 Tình hình sử dụng thức ăn tinh ở các nhóm hộ (ĐV: Hộ) (Trang 39)
Bảng 14: Mức đầu tư thức ăn tinh theo thời gian nuôi - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 14 Mức đầu tư thức ăn tinh theo thời gian nuôi (Trang 43)
Bảng 15: Chi phí phân theo loại thức ăn tinh - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 15 Chi phí phân theo loại thức ăn tinh (Trang 48)
Bảng 16: Chi phí phân nhóm theo thời gian nuôi - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 16 Chi phí phân nhóm theo thời gian nuôi (Trang 50)
Bảng 19: Hiệu quả kinh tế phân nhóm theo loại thức ăn sử dụng  ( Đvt: lần) - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 19 Hiệu quả kinh tế phân nhóm theo loại thức ăn sử dụng ( Đvt: lần) (Trang 56)
Bảng 20: Hiệu quả kinh tế phân theo thời gian nuôi (Đvt: Lần) - đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò thịt bán thâm canh trong nông hộ ở quảng ngãi
Bảng 20 Hiệu quả kinh tế phân theo thời gian nuôi (Đvt: Lần) (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w