đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá

66 459 1
đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1Tính cấp thiết của đề tài. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích mặt nước gần 22 nghìn ha, là thuỷ vực lớn nhất Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á. Chứa đựng trong mình một nguồn lợi thuỷ sản phong phú, nó được xem như là một bảo tàng sinh học với sự đa dạng về nguồn gen bao gồm cả động thực vật. Hệ đầm phá Tam Giang liên quan đến 5 trong 9 huyện với 33 xã, thị trấn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là nguồn sống chủ yếu từ bao đời nay của một bộ phận cư dân không nhỏ khoảng 35 vạn dân cả thuỷ diện lẫn ven bờ, và hiện nay Hệ đầm phá Tam Giang đang trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm, phát triển sôi động của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tài nguyên đầm phá là một nguồn tài nguyên mở, khi nó được xem là sở hữu chung của mọi người thì người dân thường có quan niệm theo kiểu “điền tư, ngư chung”, từ đó họ mặc nhiên khai thác, vơ vét làm cho nguồn tài nguyên đầm phá ngày càng bị suy giảm đang ảnh hưởng lớn đến kế sinh nhai lâu dài của cộng đồng ngư dân ven phá. Sự suy giảm tài nguyên này trước hết là do áp lực dân số lên tài nguyên ngày càng lớn, cùng với việc khai thác sử dụng thiếu phương pháp, các hoạt động đang diễn ra một cách quá mức với sự đa dạng về hình thức như: sự phát triển của phong trào nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) đặc biệt là hình thức nuôi ao vây làm cho ngư dân tiểu nghệ (ngư dân khai thác di động) bị mất ngư trường khai thác; chất thải NTTS gây ô nhiễm môi trường; Sự phát triển quá mức số lượng nò sáo làm thu hẹp ngư trường khai thác tự nhiên, gây cản trở dòng chảy, sự di chuyển của nguồn lợi thuỷ sản; khai thác tự nhiên với các ngu cụ có tính huỷ diệt cao như xung điện, cào lươn…đang huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản ,và môi trường của hệ đầm phá. Một do quan trọng là công tác quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang hiện nay đang còn nhiều bất cập, và gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như: Các quy phạm quản (quy phạm pháp luật) về quản nguồn lợi thuỷ sản hiện nay rất ít, lại thiếu sự thống nhất đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn nên không rỏ ràng từ đó việc áp dụng và thực hiện ở cơ sở gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó nguồn nhân lực vật 1 lực cho công tác quản còn hạn chế, do đặc thù các hoạt động diễn ra trên đầm phá, sông nước bao la… lại diễn ra mọi lúc không kể ngày đêm, khi mà giờ giất hành chính và phương tiện thông thường khó lòng mà đến và quản được. Trước thực trạng suy giảm nguồn tài nguyên và những vấn đề bất cập trong quản Hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng quan niệm tài nguyên đầm phá từ sở hữu công cộng sang sở hữu của những người sử dụng với điều cốt lõi “ai sử dụng thì người đó chịu trách nhiệm quản bảo vệ cái đó trước tiên. Chính ngư dân là người sử dụng tài nguyên nên vai trò quản bảo vệ trước hết là của ngư dân. Ngư dân có trách nhiệm quản cùng nhà nước nếu như quản không tốt, tài nguyên bị suy thoái thì ngư dân địa phương là người bị ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần. Với sự tham gia của cộng đồng ngư dân vào công tác quản lý, sẽ góp phần cùng nhà nước quản tốt hơn môi trường, nguồn lợi một cách bền vững, giảm nhẹ đầu mối quản lý, tiết kiệm được nguồn nhân lực vật lực, tăng ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao được năng lực của cộng đồng. Do đó tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá cải tiến quản tài nguyên đầm phá” Đề tài được thực hiện tại hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi của huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hai xã ven phá Tam Giang trong những năm qua đã có những cải tiến trong công tác quản nguồn lợi thuỷ sản thông qua đối tác chính là chi hội Nghề cá để quản lý. 1.2 Mục đích của đề tài. - Tìm hiểu cải tiến quản tài nguyên đầm phá theo hướng dựa vào cộng đồng tại xã Quảng Thái, Quảng Lợi của huyện Quảng Điền. - Đánh giá tác động của cải tiến quản đến bảo vệ tài nguyên môi trường đầm phácải thiện sinh kế của cộng đồng ngư Quảng Thái, Quảng Lợi. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Đầm phá ven bờ Việt Nam - Thừa Thiên Huế Đầm phá (lagune, lagoon đều bắt nguồn từ chữ La tinh “Lacuna”) là một phần của biển, được tách ra khỏi biển nhờ một dạng tích tụ (đê cát, rạn san hô ) chắn ở phía ngoài và ăn thông với biển qua một hay nhiều cửa biển. Theo đó chúng bao gồm cả lagoon xa bờ và lagoon ven bờ. Về chi tiết lagoon ven bờ (coastal lagoon) như vẫn quen gọi là đầm phá ở miền Trung Việt Nam, là một loại hình thủy vực ven bờ (Coastal body of water) nước lợ, nước mặn hoặc siêu mặn, được chắn ngoài bởi một đê cát và có cửa ăn thông với biển phía ngoài. Cửa biển có thể mở thường xuyên hay định kỳ, thậm chí có thể bị đóng kín nhưng vẫn liên hệ với biển phía ngoài nhờ thẩm thấu hoặc chảy qua chính đê ngăn cát. [6] Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một lagoon nhiệt đới nước lợ nằm ở phía tây biển Đông, là thuỷ vực lớn với chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước là 216 km 2 , chiếm 4,3 % diện tích lãnh thổ, hay 17,2 % diện tích đồng bằng Thừa Thiên Huế, thuộc lãnh thổ 5 huyện theo thứ tự từ Bắc vào Nam là: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, đầm phá Tam Giang là nơi làm ăn sinh sống từ lâu đời của gần 35 vạn dân từ 236 làng của 41 xã thuộc 5 huyện xung quanh. Cộng đồng dân cư ở đây gắn liền với lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên đầm phá. Hệ đầm phá Tam Giang Cầu Hai là hệ đầm phá ven biển lớn nhất ở nước ta, thuộc vào loại lớn trên thế giới. [5] Các hợp phần tự nhiên Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một hệ mở được tạo ra do tương tác lục địa và biển, gồm các hợp phần và cấu trúc khác nhau trong một thể thống nhất và có thể nhóm thành các đơn vị cấu trúc cơ bản sau: Vực nước, cửa, hệ thống cồn cát chắn và các thành phần tạo ven bờ sau hệ đầm phá. [12] - Vực nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hợp thành ba phần khác nhau theo tên gọi của địa phương là phá Tam Giang rộng 52 km 2 đầm Sam Chuồn và đầm 3 Thuỷ Tú rộng 60 km 2 và đầm Cầu Hai rộng 101 km 2 . Phá Tam Giang kéo dài 24 km từ cửa sông Ô Lâu tới cửa sông Hương, rộng trung bình 2,5 km, sâu trung bình 1,6 m, dốc dần về phía cửa sông Hương, đạt độ sâu trên 2 m. Đầm Sam – An Truyền và Thuỷ Tú - Hà Trung kéo dài từ cửa sông Hương tới cửa sông Truồi, dài khoảng 33 km, độ sâu trung bình 1,5 - 2 m, rộng trung bình 1 km. Đầm Cầu Hai tiếp nối như một lòng chảo lớn hình bán nguyệt dài khoảng 13 km, từ cửa sông Truồi tới chân núi Vĩnh Phong, sâu trung bình 1 – 1,5 m, nơi sâu nhất tới 3 m ở phía bắc Đá Bạc. - Các đê chắn cát là một hệ thống cồn đụn và bãi cát kéo dài theo phương TB – ĐN từ cửa Việt (Quảng Trị) đến cửa Thuận An, từ cửa Thuận An tới chân núi Linh Thái tới cửa Tư Hiền dài khoảng 102 km, độ cao lớn nhất đạt tới 30 m ở An Lộc, Đông Hải xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền và giảm dần về phía cửa Thuận An và Tư Hiền. Đoạn từ cửa Việt tới Thuận An rộng trung bình khoảng 4,5 km, đoạn từ Thuận An tới núi Linh Thái rộng trung bình 1,2 km và từ núi Linh Thái rộng trung bình khoảng 300m. - Hệ đầm phá TG – CH có hai cửa, Thuận An (cửa chính) và Tư Hiền. Đấy là yếu tố quyết định tới đời sống của hệ thống đầm phá trong quá trình phát triển. Hình thái động lực của hai cửa thường xuyên thay đổi phức tạp. Cửa Thuận An dài khoảng 600m, rộng 350 m, sâu 11 m ở phía trong. Cửa Tư Hiền là cửa phụ dài khoảng 100 m, rộng 50 m, và độ sâu thường không quá 1,5 m. - Tổng chiều dài bờ sau của hệ đầm phá này vào khoảng 68 km trong đó gồm 23km bờ đá gốc Granit ở phía đầm Cầu Hai và phần còn lại là bờ tích tụ bao gồm các bãi trầm tích bãi triều, bãi bồi, trầm tích sông biển, trầm tích biển thuộc các vùng cửa sông Ô Lâu, sông Hương, sông Đại Giang … Vai trò và chức năng của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Phá Tam Giang là nơi thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa đất liền và biển. Chính tính chất này đã tạo cho hệ đầm phá nguồn tài nguyên phong phú, đảm bảo cho đời sống cộng đồng dân cư ven đầm phá, có vai trò to lớn đối với nghề NTTS, giao thông thủy, du lịch và nông nghiệp. Nó còn có chức năng điều hòa môi trường, trong chừng mực nào đó thì nó có quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của những địa phương ven phá cũng như toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 - Đa dạng sinh học Hệ đầm phá TG-CH ngoài sự đa dạng về loài (số lượng loài của hệ khoảng 900 loài, có nhiều loài đặc hữu, và nhiều loài quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt Nam và Thế Giới), hệ đầm phá còn có tính đa dạng cao về habitat và các phụ hệ sinh thái. Đặc biệt đầm lầy cỏ là một habitat thích hợp cho quần tụ chim nước. Thảm cỏ nước có vai trò rất quan trọng đối với sinh thái hệ, có vai trò như những “khu rừng dưới đấy nước”. Hệ đầm phá TG-CH bao gồm nhiều phụ hệ như phụ hệ sinh thái (HST) đầm lầy, phụ HST cỏ nước, phụ HST đáy mềm, phụ HST mangrove, phụ HST bãi triều .v.v. - Nguồn lợi thủy sinh Nhiều loại sinh vật vùng đầm phágiá trị kinh tế khai thác tự nhiên, đánh bắt và nuôi trồng. Trong đó có 4 nhóm cơ bản là rong cỏ, tôm - cua, thân mềm và cá. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sinh học, hệ đầm phá có 162 loài cá, 12 loài tôm, cua, giáp xác và nhiều loại rong tảo có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt một số loài như: tôm sú, cua, cá nước lợ còn có giá trị xuất khẩu cao. - Giá trị giao thông-cảng biển Hệ có giá trị giao thông thuỷ cảng với nhiều bến thuyền, cảng, lớn nhất là cảng Thuận An có thể cho phép tàu 3.000 DWT cập cảng. Đây là nơi rất thuận lợi để phát triển cơ sở hậu cần nghề cá. Sự có mặt của phá Tam Giang - Cầu hai gián tiếp liên quan đến sự hình thành và phát triển của đô thị Huế. Ngoài ra phá Tam Giang còn là nơi trú ẩn tưởng cho tàu thuyền lúc gặp bão lớn ngoài biển. - Phát triển nông nghiệp Một diện tích đáng kể đất ngập nước ven phá đã được tu bổ thành đất sản xuất nông nghiệp ở các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền và Phong Điền cho năng suất lúa khoảng 1-5 tấn/ha/năm. Một số vùng cấy lúa một vụ hoặc chuyển sang trồng hoa màu vào mùa khô rộng đến hàng trăm ha. Diện tích bãi cỏ ở các cửa sông là nơi chăn thả gia súc và nuôi vịt tới hàng vạn con. - Chức năng sinh thái-môi trường Đầm phá Tam Giang là một hệ đệm giữa biển và lục địa, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ. Nó ảnh hưởng và tác động đến vi khí hậu khu vực, chế độ thuỷ động lực, phân bố và bồi lắng trầm tích ven bờ, lưu giữ 5 và xuất khẩu dinh dưỡng, nguồn giống ra biển, tạo nơi cư trú, sinh đẻ cho các thuỷ sinh biển di cư mùa và chim trú đông di cư trên quy mô rộng lớn. - Chức năng cung cấp và sản xuất Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, điều kiện thuận lợi về môi trường sống, dinh dưỡng đã biến nơi đây trở thành các bãi đẻ và nơi sinh trưởng của ấu trùng, cung cấp nguồn giống cho cả đầm phá và cả vùng biển ven bờ, ngoài ra đầm phá còn cung cấp cho con người nhiều loại sản vật và tạo điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế hình thành nên “kinh tế đầm phá” với những tính chất đặc thù, cơ cấu liên ngành và hoàn chỉnh. Tóm lại: Đầm phá Tam Giang là một trong 4 vùng tự nhiên cơ bản của Thừa Thiên Huế, nó chứa đựng rất nhiều giá trị quý báu. Dưới sức ép phát triển dân sinh kinh tế, xã hội các giá trị này cần được bảo tồn và sử dụng một cách khéo léo để phát triển bền vững. 2.2 Khái niệm sinh kế, sinh kế bền vững. - Sinh kế (livelihood) [10] Theo định nghĩa của từ điển: Sinh kế là một cách để sống, không đồng nghĩa với thu nhập, chú ý tới “cách thức” kiếm sống. Theo Camber and Conway (1992): Một sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản (assets: các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận), và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Theo cục phát triển quốc tế DIFID (1999): Một sinh kế có thể miêu tả như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với nhũng quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. - Sinh kế bền vững: Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại và trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [10] 2.3 Khái niệm về quản 6 - Theo khái niệm quản của điều khiển học: “Quản là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản và nhằm đạt được mục đích đã được định trước” [4] - Quản được hiểu theo hai góc độ, một là góc độ tổng hợp mang tính chính trị xã hội, hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Quản được C.Mac coi là chức năng đặc biệt được sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. [11] “Quản là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích và đúng với ý chí của người quản lý” (Quản nhà nước, 2000) 2.3.1 Quản nguồn lợi thủy sản Hệ đầm phá Tam Giang * Lĩnh vực của quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang Việc quản diễn ra bao hàm trên cả hai lĩnh vực quản tự nhiên và quản xã hội. Hệ đầm phá Tam Giang nói riêng, các khu hệ thuỷ sinh nói chung, không đơn giản như một bể cá cảnh hay một ao nuôi tôm cá, mà gắn liền nó là một hệ sinh thái với những quy luật tự nhiên, những tính chất đặc trưng riêng có, và cả một cộng đồng người không thể không là vấn đề xã hội, nhất là cộng đồng đó cũng đóng vai trò chủ sở hữu nguồn lợi thuỷ sản. Vì vậy thiết nghĩ quản nguồn lợi thuỷ sản trước hết thuộc lĩnh vực xã hội, và sau đó mới thuộc lĩnh vực thế giới tự nhiên hữu sinh và vô sinh. [4] * Chủ thể của quản nguồn lợi thuỷ sản hệ đầm phá Tam Giang. Chủ thể quản nói chung là con người hay tổ chức của con người. Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và có trách nhiệm liên kết, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân nhằm đạt đựơc hiệu quả nhất định trong hoạt động quản lý. [4] Như vậy chủ thể quản nguồn lợi thuỷ sản hệ đầm phá Tam Giang trước hết là nhà nước, và còn bao gồm cả nhân dân, những người khai thác sử dụng nguồn lợi. Quản của nhà nước là tất yếu, vì nhà nước là chủ sở hữu duy nhất, chủ sở hữu đặc biệt nguồn lợi thuỷ sản ở đây. Và sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật nước ta chính là sở hữu toàn dân. Nhấn mạnh nhân dân cũng là chủ thể quản nhằm nâng cao vai trò của quần chúng, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân trong việc quản 7 và giúp nhà nước quản tốt nguồn lợi, đồng thời để bảo đảm đời sống tương lai lâu dài của chính cộng đồng mình. * Mục tiêu của quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang: Đảm bảo sử dụng nguồn lợi thuỷ sản một cách hiệu quả nhất cho cộng đồng; Bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo kế sinh nhai lâu dài cho cộng đồng; Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, nâng năng suất sinh học tự nhiên ở mức tối ưu, cải thiện đời sống cho ngư dân. [4] * Khách thể của quản lý: Đó chính là môi trường khách quan mà toàn bộ hoạt động quản không thể vượt ra ngoài. Khách thể quản chính là trật tự quản nhất định. Trật tự quản này được quy định bởi nhiều quy phạm khác nhau như: quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật… mà nổi bật hơn cả là những quy phạm pháp luật quản nguồn lợi thuỷ sản được quy định bởi nhà nước, ngoài ra còn có quy định của địa phương, tập quán của cộng đồng…[4] * Đối tượng quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang là nguồn lợi thuỷ sản (cá, tôm, cua…). * Đối tượng tác động chính là đối tượng sẽ nhận các tác động từ chủ thể quản trong quá trình quản bao gồm: cộng đồng người đánh bắt, sử dụng, tiêu thụ, các ngư cụ khai thác, con đê, cửa biển…[4] 2.3.1.1 Những vấn đề cần giải quyết trong quản tài nguyên Hệ đầm phá Tam Giang. Chủ thể và khách thể quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang ngày nay đang được hoàn thiện dần theo tiến trình phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề lớn đặt ra trong quản hiện nay đó là: [4] Trật tự quản (khách thể quản lý) nguồn lợi thuỷ sản Hề đầm phá Tam Giang hiện đang còn rất yếu kém, chưa hệ thống hoá được thành quy chế quản nguồn lợi thuỷ sản trên hệ đầm phá, các quy phạm quản đang còn thiếu nhiều, lại nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau, có sự điều chỉnh thiếu đồng bộ do có sự thay đổi bổ sung của một số nguồn pháp luật liên quan. Mặt khác, trật tự quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá theo trật tự cũ nên đã hết phát huy tác dụng. 8 Số lượng quy phạm quản còn rất ít ỏi, thiếu các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể ở cấp dưới, dẫn đến việc thực hiện quy phạm quản ở cơ sở là rất khó khăn. Trật tự quản nguồn lợi thuỷ sản đòi hỏi phải được hệ thống hoá các quy phạm hiện hành, đồng thời phải tiến hành xây dựng một loạt các quy phạm, trật tự quản mới để phù hợp với thượng tầng, nền tảng pháp luật, vừa phù hợp với thực tế quản ở địa phương cơ sở, phù hợp với khả năng nguồn lợi thuỷ sản cũng như thực trạng đời sống cộng đồng ngư dân đầm phá. Nhân tố con người trong bộ phận chủ thể quản là vấn đề nan giải. Các cán bộ được đào tạo theo cơ chế cũ, phần lớn là các kỹ sư thuỷ sản, cử nhân sinh học, cử nhân kinh tế… hầu hết chưa được đào tạo về quản nhà nước, luật học, quản tài nguyên…khiến việc quản vĩ mô rất lúng túng, thiếu phương hướng. Vấn đề nổi cộm lên trong thực tế quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang hiện nay là thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản theo ngành (thẩm quyền chuyên môn) và các cơ quan quản theo lãnh thổ (thẩm quyền chung), giữa các cơ quan quản theo chuyên môn và các cơ quan quản theo chức năng, giữa quản nhà nước và khả năng tự quản của cộng đồng địa phương. Một trở ngại lớn trong quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang là việc bộ máy chính quyền địa phương (cấp xã) thường đổi theo nhiệm kỳ, vì thế các chủ thể quản từ Uỷ ban nhân dân xã phần lớn thiếu hiểu biết chuyên môn, thiếu kinh nghiệm, không chuyên trách, lương tiền thấp, không có chế độ sử dụng lâu dài. 2.3.1.2 Các cách thức quản ở Hệ đầm phá Tam Giang. [4] Xây dựng trật tự quản lý: Để đạt được mục tiêu quản thì cần có những tiêu chuẩn, chuẩn mực nhất định, đó là trật tự quản lý. Trật tự quản hiện nay ngoài những quy phạm pháp luật quản nguồn lợi thuỷ sản của chính quyền trung ương, quy định quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản chung của chính quyền tỉnh, chưa có cơ chế riêng nào quy định cho quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam Giang. Các quy phạm của cộng đồng địa phương, UBND xã còn rất ít ỏi, thiếu hệ thống, không thống nhất, và rời rạc… chỉ điều chỉnh trên phạm vi nhỏ. Bảo vệ trật tự quản lý: Đây là công tác chính, phải thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, mang tính phổ biến trong quản nguồn lợi thuỷ sản Hệ đầm phá Tam 9 Giang. Đảm bảo cho việc thực thi các quy phạm quản đã được đề ra, tránh hành vi vi phạm trật tự quản lý. Tuy nhiên để thực hiện tốt công việc đó đòi hỏi phải có đủ nhân lực, cán bộ, thời gian và kinh phí…ngoài ra cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân trong việc bảo vệ trật tự quản nguồn lợi thuỷ sản. Các hình thức bổ sung: là các hình thức tác động ngoài hai hình thức trên. Các hình thức này có tác dụng bổ trợ cho việc quản như: Giảm áp lực khai thác thuỷ sản tự nhiên trên đầm phá bằng cách đưa một bộ phận ngư dân sang khai thác biển; Cải tiến hệ thống canh tác nông nghiệp ở ven phá; Nâng cao thu nhập của cộng đồng; Khuyến khích phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản; Cải tiến kỹ thuật khai thác: tăng kích cở mắt lưới, du nhập các loại nghề khai thác tự nhiên tiên tiến, có tính bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 2.3.1.3 Nội dung hoạt động quản lý. [4] * Tổ chức hành chính: là việc dùng tổ chức hành chính để sắp xếp đối tượng tác động (con người) theo những trật tự quản mong muốn. Tổ chức hành chính bao gồm cả tổ chức hành chính nhà nước cũng như tổ chức hành chính của các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tự nguyện… Ràng buộc các đối tượng tác động là con nguời trong các tổ chức nhất định, từ đó dùng các biện pháp hành chính tác động lên họ thuận lợi nhất. Các đối tượng tác động càng bị ràng buộc bởi nhiều tổ chức thì càng dễ tác động và quản lý. * Giáo dục, thuyết phục: đây là phương pháp tinh thần của đối tượng tác động, để vừa động viên họ chấp hành các quy phạm quản lý, đồng thời nâng cao trình độ giác ngộ ý thức, tự quản lý. Giáo dục ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của đối tượng tác động là cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả quản nguồn lợi thuỷ sản. Bảo vệ những trật tự quản chủ yếu bằng ý thức giác ngộ của cộng đồng chứ không bằng sự tăng cường cưỡng chế. Còn thuyết phục là hoạt động thông qua tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn nêu gương… nhằm tạo ra một ý thức về lối sống trong cộng đồng, ý thức về trật tự quản nguồn lợi thuỷ sản. * Phương pháp cưỡng chế: Bên cạnh biện pháp giáo dục, thuyết phục là biện pháp cưỡng chế, bởi vì do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn còn tồn tại nhiều vi phạm diễn ra hết sức nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thuỷ sản, ảnh hưởng lợi ích 10 [...]... điểm tài nguyên đầm phá và sinh kế của hộ ngư dân hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi + Đặc điểm về vùng đầm phá Quảng Thái, Quảng Lợi + Tình hình kinh tế xã hội của cộng đồng ngư dân Quảng Thái, Quảng Lợi 3.3.2 Tìm hiểu cải tiến quản tài nguyên đầm phá : - Công tác quản đầm phá trước cải tiến + Cơ quan quản lý, các hoạt động quản + Các hoạt động sinh kế của hộ dân trên đầm phá - Quản tài nguyên đầm. .. đối tác chính trong quản lý: Chi hội nghề cá, các tổ nhóm tự quản - Nghiên cứu đối tượng quản lý: tài nguyên đầm phá, đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng, hộ dân… 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Trọng tâm nghiên cứu là tìm hiểu cải tiến quản tài nguyên đầm phá và tác động của quản đến tài nguyên và sinh kế của hộ dân ven phá Tam Giang - Không gian: Nghiên cứu vùng đầm phá Tam Giang tỉnh... cận tài nguyên mặt nước trong NTTS, khai thác tự nhiên + Đánh giá của hộ dân về các cải tiến quản tài nguyên đầm phá + Tác động của cải tiến quản đến sinh kế của hộ, tài nguyên + Sự chuyển biến về đời sống vật chất của hộ + Sự chuyển biến về đời sống tinh thần, văn hoá xã hội 3.4.3 Phương pháp xử số liệu: Sử dụng phần mềm Excel 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm vùng đầm phá. .. với diện tích 1.666 ha trong đó xã Quảng Thái: 307 ha, xã Quảng Lợi: 1.359 ha Bản đồ vùng đầm phá xã Quảng Thái, Quảng Lợi 4.1.2 Đặc điểm sinh thái vùng đầm phá hai xã Quảng Lợi, Quảng Thái Phá Tam Giang đi qua địa phận hai xã Quảng Thái và Quảng Lợi đây là vùng đất ngập nước đặc trưng ở Thừa Thiên Huế, bao gồm mặt nước đầm phá và ruộng ô đầm Vùng đầm phá Quảng Thái, Quảng Lợi có vai trò cực kỳ quan... lượng các loài nuôi chính + Môi trường đầm phá (dịch bệnh, nguồn nước ) - Tiêu chí xếp loại hộ qua các thời kỳ (đồng/người/tháng) - Số hộ nghèo, khá, trung bình (hộ) - Số lượng hộ thoát nghèo (hộ) - Hiệu qủa của cải tiến quản đối với mục tiêu quản - Tác động của cải tiến quản đến sinh kế của hộ dân + Cơ hội tiếp cận tài nguyên đầm phá so với trước cải tiến + Thay đổi về số hộ và quy mô nuôi... Giao thông, dòng chảy trên đầm phá 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tại hai thôn Trung Làng (xã Quảng Thái) và Hà Công (xã Quảng Lợi), đây là hai thôn đa số hộ dân sống chủ yếu vào tài nguyên đầm phá, mang đặc 21 trưng cho cộng đồng dân cư ven phá Tam Giang Sau cải tiến quản đã tạo được sự chuyển biến tích cực đối với tài nguyên môi trường đầm phá cũng như đối với sinh... trình áp dụng quản dựa vào cộng đồng ở phá Tam Giang Nếu xem quyền đánh cá, tổ chức ngư dân và sáng kiến tự quản của họ là cấu thành hệ thống quản nghề cá dựa vào cộng đồng (CBFM) thì trong chừng mực nào đó có thể nói hệ thống CBFM đã từng phát triển tại Việt Nam [12] - Quản dưới chế độ phong kiến Trong quá khứ quản tài nguyên đầm phá Tam Giang,Thừa Thiên Huế nói riêng, các quyền đánh cá từng... nhân dân, nhưng nghệ thuật quản của người xưa có những nét khoa học, độc đáo mà một số việc quản nguồn lợi thuỷ sản hệ đầm phá Tam Giang ngày nay chưa thực hiện nổi vì rất nhiều do khác nhau - Quản đầm phá dưới chế độ thực dân Nhà nước thực dân cũng chỉ quản việc khai thác trên sông và biển, còn các loại đầm phá, ao hồ… thì vẫn giao cho chính quyền địa phương quản với số thuế được ấn... được yêu cầu của ngành nghề 4.3 Cải tiến quản tài nguyên đầm phá ở Quảng Lợi và Quảng Thái 4.3.1 Mục tiêu của quản Trước thực trạng hoạt động nuôi cá lồng diễn ra lộn xộn, gây ô nhiễm môi trường và hoạt động khai thác đánh bắt tự nhiên đang diễn ra quá mức với nhiều loại ngu cụ có tính huỷ diệt cao, đã làm cho nguồn lợi thuỷ sản trên đầm phá hai xã Quảng 31 Thái, Quảng Lợi ngày một suy giảm đang... trong phòng chống thiên tai lũ lụt… Qua đó nâng cao được tính cố kết trong cộng đồng, đồng thời nâng cao năng lực quản cho người dân 4.3.2 Nội dung các hoạt động quản * Đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên đầm phá và các hoạt động sinh kế của hộ dân Tài nguyên đầm phá là một tài nguyên mở, được hiểu là thuộc sở hữu công cộng, chính việc sở hữu chung đó đã dẫn đến những tiêu cực: người dân mặc . hiểu cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá : - Công tác quản lý đầm phá trước cải tiến + Cơ quan quản lý, các hoạt động quản lý + Các hoạt động sinh kế của hộ dân trên đầm phá - Quản lý tài nguyên. tại xã Quảng Thái, Quảng Lợi của huyện Quảng Điền. - Đánh giá tác động của cải tiến quản lý đến bảo vệ tài nguyên môi trường đầm phá và cải thiện sinh kế của cộng đồng ngư Quảng Thái, Quảng Lợi. 2 PHẦN. thực hiện đề tài: Đánh giá cải tiến quản lý tài nguyên đầm phá Đề tài được thực hiện tại hai xã Quảng Thái, Quảng Lợi của huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là hai xã ven phá Tam Giang

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan