Tổng kết, đánh giá công tác quản lý tài nguyên và môi trường năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường
Trang 1UBND TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : 08 /BC-STNMT Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2011
BÁO CÁO
Tổng kết, đánh giá công tác quản lý tài nguyên và môi trường
năm 2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường
Năm 2010, là năm thực hiện nhiều giải pháp quan trọng của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về nhiệm vụ năm 2010 và chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính một cách đồng bộ về thể chế, thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường Đảng bộ, Lãnh đạo Sở luôn quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy của ngành về cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn phẩm chất chính trị; tổ chức quán triệt đến từng cán bộ công chức, viên chức và thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh; tham mưu ban hành kịp thời cơ chế, chính sách của tỉnh theo đúng quy định, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của địa phương, đạt được những kết quả tiến bộ trên nhiều mặt, cụ thể như sau:
I KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2010
1 Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chung
1.1 Các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường do địa phương ban hành trong năm 2010:
Để cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của Nhà nước và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý tốt hơn tài nguyên và môi trường tại địa phương Trong năm 2010 Sở
đã xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành 11 văn bản pháp luật về tài nguyên và
môi trường (có danh mục kèm theo) gồm 09 quyết định, 02 chỉ thị; trong đó trọng
tâm trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính đã tham mưu UBND Tỉnh ban hành Quyết định số 05/2010/QĐ-UBND ngày 14/01/2010 về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ hành chính trong lĩnh vực môi trường theo cơ chế một cửa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và quy trình phối hợp với chủ đầu tư trong việc thoả thuận với người sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 10/9/2010 về việc ban hành Quy định về cơ chế phối hợp và thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tiền sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tiền sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Trong quá trình triển khai thực hiện, Lãnh đạo Sở tập trung triển khai nhiệm
vụ của UBND tỉnh giao tại Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 và tập trung chỉ đạo việc đẩy mạnh công tác CCHC, trọng tâm là rà soát cải cách thủ tục
Trang 2hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng nhanh về thời gian, gọn về thủ tục, đúng quy định pháp luật, kiên quyết loại bỏ các khâu trung gian, những thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tờ không cần thiết nhằm giảm đến mức thấp nhất thời hạn giải quyết hồ sơ, hạn chế đi lại nhiều lần để làm thủ tục hành chính đối với các tổ chức và cá nhân khi đầu tư vào tỉnh Đồng thời coi trọng việc phân cấp cho UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý về quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo đúng quy định; tăng cường công tác đi cơ sở nắm bắt tình hình và kịp thời kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản, tài nguyên nước, bảo
vệ môi trường
1.2 Xây dựng Kế hoạch năm 2011 và Kế hoạch 5 năm 2011- 2015 của địa phương về các lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2123/BTNMT-KH ngày 11/6/2010 V/v hoàn thiện kế hoạch 5 năm ngành tài nguyên và môi trường Đồng thời, thực hiện chỉ đạo UBND tỉnh và hướng dẫn của
Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2006-2010 và năm
2010, những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và những bài học kinh nghiệm Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch ngành năm 2011 và Kế hoạch ngành 5 năm 2011-2015 theo đúng hướng dẫn, bám sát vào thực hiện nhiệm vụ cụ thể của ngành, Nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND tỉnh Trong đó, chú trọng đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành và đề ra các giải pháp, kiến nghị để thực hiện đạt kết quả
1.3 Công tác kiện toàn bộ máy quản lý tài nguyên và môi trường:
Năm 2010, tiếp tục thực hiện công tác kiện toàn bộ máy quản lý của ngành,
về tổ chức bộ máy của Sở đã tiếp nhận Trung tâm Phát triển qũy đất tỉnh và thành lập Chi cục Quản lý đất đai là đơn vị trực thuộc Sở
Về thành lập và kiện toàn tổ chức Phát triển qũy đất: Thực hiện Thông tư liên
tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất; UBND tỉnh
đã ban hành Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 về việc chuyển Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Thuận về trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở nguyên trạng hiện có UBND tỉnh đã có Quyết định phê duyệt Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Trung tâm, là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng thời, chỉ đạo tiến hành sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức các phòng chuyên môn của Trung tâm từ 05 phòng xuống 03 phòng Cơ bản đến nay, hoạt động của Trung tâm vẫn ổn định, đi vào nề nếp, có hiệu quả hơn
Trang 3Cùng với việc sáp nhập Trung tâm PTQĐ tỉnh, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày 30/3/2010 về việc thành lập Chi cục Quản lý đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở sắp xếp lại 02 phòng Đăng ký đất đai và phòng Quy hoạch-Kế hoạch Cơ cấu tổ chức của chi cục hiện nay gồm có
03 phòng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2011
Như vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở hiện nay gồm có 6 phòng (Văn phòng Sở; Thanh tra Sở; phòng Đo đạc bản đồ; phòng Tài nguyên nước-KTTV; phòng Tài nguyên khoáng sản; phòng Biển-Hải đảo) và các đơn vị trực thuộc, gồm: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Chi cục Bảo vệ Môi trường; Chi cục Quản
lý đất đai; Trung tâm Công nghệ thông tin; Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Phát triển Qũy đất tỉnh Ngoài ra, năm 2009 Sở đã thành lập Ban Quản lý dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (XDHTHSĐC&CSDLQLĐĐ) để giúp Sở thực hiện quản lý dự án XDHTHSĐC&CSDLQLĐĐ trên địa bàn toàn tỉnh Đối với cấp huyện, Sở phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nội vụ hướng dẫn UBND các huyện về tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn các huyện Đến nay toàn ngành có
907 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: cấp tỉnh 323 người, cấp huyện 330 người và cấp xã 254 người; biên chế 474 người và hợp đồng 433 người
1.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bất cập, nổi cộm liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường:
Công tác thanh tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo của công dân luôn luôn được Đảng ủy và Lãnh đạo Sở coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
Về công tác tiếp dân, Lãnh đạo Sở tiếp dân định kỳ hàng tháng vào các ngày
01, 15 và 25, đã tiếp 17 lượt người tăng không đáng kể so với năm 2009 (17/14 lượt)
Về giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo,
Về giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, năm 2010 tổng số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 104 đơn Kết quả đã giải quyết được 96/104 đơn đạt 92,30% Hiện nay còn 08 đơn đang xác minh giải quyết, trong số này có 05 đơn quá hạn So với cùng kỳ năm 2009, số đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết năm 2010 giảm 38 đơn (năm 2009 là 142 đơn); Kết quả giải quyết cao hơn (năm 2009 giải quyết 128/142 đơn, đạt 90,14 %) và số đơn quá hạn giải quyết giảm hơn so với năm
2009 (năm 2009 quá hạn 14 đơn) Cơ bản năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu giải quyết đơn thư đề ra trên 90%
Về công tác thanh tra, kiểm tra, Sở đã tiến hành tổ chức 03 cuộc thanh tra
theo kế hoạch về lĩnh vực môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước Đã thanh tra
19 tổ chức, trong đó: lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước 1 cuộc/ 4 đơn vị và lĩnh vực khoáng sản 2 cuộc/ 15 đơn vị; Thanh tra, kiểm tra đột xuất (theo Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc đơn thư phản ảnh của nhân dân) gồm 14 cuộc/ 75 tổ chức, trong đó: lĩnh vực môi trường 3 cuộc/ 19 tổ chức; lĩnh vực tài nguyên nước 1 cuộc/
10 tổ chức; lĩnh vực khoáng sản 5 cuộc/ 28 tổ chức; lĩnh vực đất đai 4 cuộc/ 4 tổ chức; lĩnh vực môi trường, nước 1 cuộc/ 14 tổ chức
Trang 4Qua thanh tra, kiểm tra năm 2010 đã lập bản xử phạt 79 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt là 1.557.650.000 đồng, trong đó, thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh 8 trường hợp/ 931.050.000 đồng; thuộc thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở 71 trường hợp/ 626.600.000đ (có 18 trường hợp vi phạm do Cảnh sát môi trường chuyển sang số tiền phạt là 235.000.000đ) Kết quả chấp hành nộp phạt được 1.054.600.000 đồng/1.557.650.000 đồng; chưa chấp hành nộp phạt 503.050.000 đồng
Ngoài những nhiệm vụ trọng tâm trên, Sở tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 39/CT-UBND ngày 15/7/2008 và Chỉ thị 11/CT-UBND ngày 31/3/2009 của UBND tỉnh về công tác quản lý nhà nước về đất đai và khoáng sản; phối hợp Công an tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt và hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 105/2009/NĐ-CP và 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực đất đai và bảo vệ môi trường cho cán bộ (chủ yếu trong ngành Tài nguyên và Môi trường) và các tổ chức liên quan đến hoạt động khoáng sản và môi trường
Về triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg ngày 20/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
về đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh Ngày 05/05/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 969/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg Theo đó, UBND tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng Thanh tra tỉnh và các Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Cục thuế tỉnh tiến hành thực hiện kế hoạch kiểm tra Ngày 23/6/2010, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1370/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra
Kết quả đã tổ chức kiểm tra xong địa bàn thị xã thị xã La Gi, qua kiểm tra phát hiện trên địa bàn thị xã có 46 tổ chức vi phạm việc sử dụng đất với diện tích vi phạm là 1.524.887,32 m2, trong đó: các hình thức vi phạm chủ yếu là bỏ đất hoang hóa, chậm triển khai dự án với diện tích 1.504.730,24 m2 đất (chiếm 98,6% diện tích vi phạm), để đất bị lấn chiếm 2.515,5 m2, lấn chiếm đất chưa sử dụng 1.249,0
m2, sử dụng đất không đúng mục đích 5.956 m2 và đất còn đang tranh chấp 10.436,60 m2 Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và kiến nghị người có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 03 tổ chức với số tiền phạt là 18.000.000 đồng; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thu hồi được 4/6 trường hợp với diện tích đã thu là 79.705/116.661 m2 Hiện nay, theo kế hoạch Đoàn kiểm tra đang tiếp tục triển khai kiểm tra thực địa ở 2 huyện Hàm Tân và Tuy Phong
2 Các lĩnh vực quản lý chuyên ngành về tài nguyên và môi trường
2.1 Lĩnh vực đất đai
- Công tác tổng kết thi hành Luật đất đai năm 2003: Hiện nay, Sở đang
chuẩn bị tổng kết, dự kiến tổ chức trong Quý I/2011
- Công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã: Ngay từ đầu năm,
trên cơ sở đăng ký chỉ tiêu kế hoạch của ngành được UBND tỉnh phê duyệt Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 07/5/2010 về tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các văn bản để hướng dẫn thực
Trang 5hiện
hiện Đến nay 10/10 huyện, thị xã, thành phố đã mở hội nghị đánh giá công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2001-2010 và triển khai công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 2011-2020 gắn liền với tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thành lập Hội đồng thẩm định, ban hành Chỉ thị và xây dựng kế hoạch thực hiện
Về triển khai thực hiện: Đối với cấp tỉnh, đã hoàn thành xong việc lập, thẩm định Dự án đầu tư lập QHSDĐ trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định, đồng thời hoàn thành các thủ tục lựa chọn tư vấn thực hiện theo quy định hiện hành Hiện nay, đơn vị tư vấn đang triển khai rà soát, phối hợp các Sở, ngành, địa phương xác định các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Đối với cấp huyện: 10/10 huyện, thành phố, thị xã đã lập xong dự án đầu tư của cấp huyện, cấp xã trình UBND cấp huyện phê duyệt, đồng thời lựa chọn xong đơn vị tư vấn và tiến hành thực hiện các bước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện đạt 50% khối lượng công việc theo kế hoạch
- Công tác kiểm kê, thống kê đất đai: Thực hiện công tác kiểm kê đất đai
năm 2010, ngay từ đầu năm, Sở đã tham mưu UBND tỉnh Chỉ thị và thành lập Ban chỉ đạo, Tổ chuyên viên giúp việc kiểm kê đất đai năm 2010 và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kết quả đến nay, đã tổng hợp xong biểu mẫu, báo cáo thuyết minh và biên tập bản đồ HTSDĐ năm 2010 của cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng quy định Chất lượng công tác kiểm kê, thống kê đất đai được nâng lên so với cùng kỳ giai đoạn trước
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Cùng với công tác xây
dựng HTHSĐC&CSDLQLĐĐ toàn tỉnh, Lãnh đạo Sở tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện dự án đo đạc và cấp giấy CNQSDĐ 16.000 ha cho hộ gia đình và cá nhân
đã triển khai thực hiện từ năm 2008 đến nay Xác định việc hoàn thành việc cấp Giấy CNQSDĐ vào năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, theo đó ngay
từ đầu năm Sở đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện và giao chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận toàn tỉnh là 19.000 ha (cấp huyện: 8.000 ha, cấp tỉnh: 11.000 ha) Hoàn thành cơ bản việc cấp mới, cấp đổi Giấy Chứng nhận đối với đất lâm nghiệp theo dự án của Thủ tướng Chính phủ
Kết quả thực hiện đã cấp giấy CNQSDĐ được 19.815,68 ha/ 19.000 ha KH, đạt 104,29%, trong đó: cấp cho hộ gia đình, cá nhân 7.803,06 ha/ 8.000 ha KH, đạt 97,53% và cấp cho 179 tổ chức/ 2.335 giấy với diện tích 12.012,62 ha/11.000 ha
KH, đạt 109,2%, trong đó đất lâm nghiệp cấp 1.379 giấy với diện tích 9.422,52 ha
- Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất: Sở đã
tiếp nhận giải quyết 271/284 hồ sơ, đạt 95,42% Trong đó: giải quyết 111 hồ sơ thu hồi, giao đất với diện tích thu hồi 3.231,13 ha và giao 2.251,20 ha cho các tổ chức
để thực hiện dự án theo chủ trương của UBND tỉnh; 92 hồ sơ thu hồi, cho thuê đất với diện tích thu hồi 1.152,11 ha và cho các tổ chức thuê 1.359,73 ha và 68 hồ sơ ủy quyền cho UBND các huyện, thành phố thị xã thực hiện theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, với diện tích 1.110,11 ha Còn lại
13 hồ sơ (gồm 08 hồ sơ giao đất và 07 hồ sơ thuê đất) đang trong thời hạn giải quyết Ngoài ra, Sở còn tham mưu giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức đang sử dụng đất là 157 hồ sơ với diện tích 41.293,32 ha và tham mưu trả lời, báo cáo giải quyết vướng mắc theo ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở, ngành, UBND cấp huyện 875 văn bản
Trang 6- Công tác xây dựng bảng giá đất năm 2011: Kết quả đến thời điểm này Sở
đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 95/2010/NQ-HĐND ngày 03/12/2010 về việc thông qua quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 54/2010/QĐ-UBND ngày /12/2010 về ban hành giá các loại đất năm 2011
2.2 Lĩnh vực tài nguyên nước:
Trên cơ sở thực hiện kế hoạch công tác quản lý tài nguyên nước của Sở, đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12/6/2009 của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh Lãnh đạo Sở tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nguồn nước đối với các cá nhân tổ chức trong việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên nước
Về công tác kiểm tra, Sở đã tiến hành kiểm tra, phân tích hàm lượng Clorua trong mẫu nước ngầm khu vực thu hồi titan tại mỏ Thiện Ái, Hòa Thắng; kiểm tra thực tế tình hình quan trắc đo mực nước, lưu lượng nước, lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại một số công trình đã được cấp phép trên địa bàn các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, La Gi và thành phố Phan Thiết; Tổ chức phúc tra các tổ chức,
cá nhân theo Quyết định số 141/QĐ-TNN ngày 27/11/2009 của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ sở khai thác cát đen trên địa bàn tỉnh (gồm 06 Công ty CP đầu tư KS và TM Bình Thuận; Cty LD Ksản quốc tế Hải Tinh; Công ty
Cổ phần Đường Lâm; Công ty TNHH KS & TM DV Tấn Phát; Công ty Khai thác Công trình Thuỷ Lợi và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Tỉnh)
Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước
và xả nước thải vào nguồn nước trong năm 2010 Kết quả đến nay đã có 6 huyện kiểm tra xong là huyện Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý, Hàm Thuận Nam,Tuy Phong; 2 huyện đang kiểm tra là huyện Bắc Bình và thành phố Phan Thiết; 2 huyện đang trình phê duyệt kế hoạch tổ chức kiểm tra là huyện Hàm Thuận Bắc và thị xã LaGi
Về cấp phép cho các công trình khai thác, sử dụng nước cho thủy điện, sản xuất nông nghiệp và cấp nước đô thị, đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp được 24 giấy phép, trong đó: 04 giấy phép cho Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận và 20 giấy phép cho Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường Nông thôn Bình Thuận Riêng đối với việc cấp phép khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, theo thống kê hiện có 92 công trình của Công ty khai thác Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận nhưng tỉnh chưa triển khai cấp được
Về công tác cấp phép sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước, năm 2010 Sở tham mưu UBND tỉnh cấp, gia hạn 51 giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước
và xả thải vào nguồn nước/ 50 giấy phép kế hoạch, đạt 102% Trong đó có 24 giấy phép khai thác nước dưới đất; 3 giấy phép khai thác, sử dụng nước măt; 5 giấp phép
xả nước thải vào nguồn nước; 17 giấy phép gia hạn khai thác nước dưới đất; 01 giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất và 01 giấy phép thăm dò nước dưới đất Tổng
số giấy phép cấp từ trước đến nay là 204 giấy phép
Trang 7Về triển khai thực hiện các dự án lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh,
Sở đã thực hiện xây dựng đề cương, tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Báo cáo tổng hợp thuyết minh Nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông trên địa bàn tỉnh và đang tổng hợp chỉnh sửa nghiệm thu kết quả; Tổ chức họp thẩm định đề cương dự án dự án
“Xây dựng hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”
Hoàn thành các dự án Quy hoạch tài nguyên nước đảo Phú quý, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 21/10/2010; Dự án Kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 09/12/2010 và đề án Xây dựng, tổ chức vận hành hệ thống quan trắc tài nguyên nước dưới đất đảo Phú Quý, đã thông qua hội đồng thẩm định, đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt
Ngoài ra, Sở thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện các văn bản về kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước cho UBND các huyện, thị xã, thành phố; Tập huấn, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước cho các cán bộ, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thị xã La Gi và huyện Phú Quý; Tập huấn ”Nâng cao nhận thức
và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án về Biến đổi khí hậu” và Tập huấn pháp luật về tài nguyên nước cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức và cá nhân
có liên quan để nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn trong quá trình thực hiện
Nhìn chung, đối với lĩnh vực tài nguyên nước, các trang thiết bị cần thiết cho
công tác quản lý, giám sát tài nguyên nước còn thiếu; thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước còn phân tán và chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước; chưa có quy hoạch lưu vực phân bổ tài nguyên nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu phục vụ nhu cầu nước cho sinh hoạt và các ngành dùng nước trong mùa khô hạn; chưa xây dựng quy hoạch phòng chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông nên gặp trở ngại trong công tác vận hành điều tiết hồ chứa đảm bảo cắt lũ vào mùa mưa lũ; chưa có mạng lưới trạm quan trắc động thái nước ngầm; mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông còn hạn chế; không nắm được nhu cầu
sử dụng tài nguyên nước của các ngành Tuy nhiên trong năm qua, Lãnh đạo Sở luôn quan tâm chú trọng đến công tác tập huấn, tuyên truyền; hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về cấp phép; triển khai thực hiện làm tốt các dự án lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nhằm ngày càng đưa công tác quản lý tài nguyên nước chặt chẽ, có hiệu quả hơn
2.3 Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản:
Trên cơ sở kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài nguyên khoáng sản của
Sở, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 05/10/2005 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp đến năm
2010 và định hướng đến năm 2015 Đảng ủy, Lãnh đạo Sở luôn quan tâm, bám sát nội dung của Nghị quyết để chỉ đạo triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:
Sở phối hợp cùng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức tập huấn, phổ biến Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đến các Sở,
Trang 8ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản vào ngày 09/10/2010 Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 318/QĐ-UBND ngày 02/2/2010 về việc thu hồi Ủy quyền cấp huyện cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản VLXD thông thường; Phối hợp với Cục thuế Tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 670/2010/QĐ-UBND ngày 26/03/2010 về việc ban hành quy định việc quản lý thu thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh và Công văn hướng dẫn liên Sở số 1298/HDLS-CT-TNMT ngày 13/8/2010
Về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến 2025, Sở đã họp thẩm định xong Đề cương, hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt; Kinh phí của Quy hoạch khoảng 719 triệu, dự kiến thực hiện và hoàn thành vào trước ngày 30/5/2011 để trình UBND tỉnh thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi phê duyệt
Đối với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn Tỉnh (trừ khoáng sản VLXD thông thường và than bùn) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác của UBND tỉnh giai đọan 2011 – 2015, định hướng đến
2025 Sở cũng đã phối hợp với đơn vị tư vấn để hoàn chỉnh đề cương và dự toán kinh phí Tuy nhiên, sau khi xem xét nội dung Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12
đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011, thì dự án này thuộc thẩm quyền của cấp Bộ Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản đề nghị UBND tỉnh không triển khai thực hiện nữa Ngoài ra, Sở cũng đang triển khai thực hiện Dự án thiết kế phục hồi môi trường tại các khu vực đã và đang khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, biện pháp khắc phục UBND tỉnh đã phê duyệt đề cương, hiện nay Sở đang tổng hợp, hoàn chỉnh Báo cáo để trình UBND tỉnh phê duyệt
Về cấp phép, Sở đã tham mưu UBND Tỉnh cấp 15 giấy thăm dò, gồm: sét gạch ngói (1), đá xây dựng (8), cát xây dựng (6) và 110 giấy phép khai thác, gồm: sét gạch ngói (9), ilmenit - zircon (5), đá xây dựng (11), cát bồi nền (16), cát xây dựng (54) và đá, sạn, sỏi bồi nền (15) Các loại khoáng sản cát sỏi bồi nền, sét gạch ngói, cát xây dựng, đá xây dựng chủ yếu cung cấp cho nhu cầu nguồn nguyên liệu tại địa phương Riêng về cấp phép khai thác cát xây dựng, từ tháng 6/2010 thực hiện Kết luận số 90-KL/TU ngày 10/6/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ (khóa XI), Sở Tài nguyên và Môi trường khi tham mưu UBND Tỉnh cấp giấy phép đều yêu cầu các tổ chức, cá nhân cam kết không xuất bán ra khỏi tỉnh
Về thanh, kiểm tra chấp hành các quy định về tài nguyên khoáng sản và các quy định khác có liên quan của các tổ chức, cá nhân, có 20 trường hợp đã bị phát hiện, xử lý và buộc khắc phục lại hiện trạng ban đầu, tổng số tiền phạt là 201.600.000 đồng
Về tình hình khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép,
Sở thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng như Công an Tỉnh, UBND các huyện, xã tăng cường công tác thanh, kiểm tra Kết quả đã tiến hành kiểm tra 17 cuộc, qua đó phát hiện và xử lý 46 trường hợp vi phạm, tổng số tiền phạt là 574 triêu đồng Đồng thời hướng dẫn, nhắc nhở các trường hợp vi phạm phải thực hiện đúng theo quy định của Pháp luật
Trang 9Nhìn chung, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép chưa dứt hẳn, vẫn còn xảy ra ở một vài địa phương Công tác giải tỏa đền bù, lập thủ tục thuê đất để khai thác khoáng sản còn chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ khai thác, cơ hội đầu tư và khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản Việc đầu tư công nghệ lò gạch Tuynel còn hạn chế; công nghệ đầu tư chế biến sâu các loại khoáng sản ilmenit – zircon, cát trắng thạch anh, sét Bentonit chưa đáp ứng đúng tiềm năng khoáng sản của tỉnh
Về công tác quy hoạch điều tra titan trong tầng cát đỏ, đã phối hợp với Cục Địa chất khoáng sản Viết Nam hoàn thành xong và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ phê duyệt Diện tích có quặng khoảng 694 km2/1.262 km2;
dự kiến đưa vào quy hoạch thăm dò khoảng 150 km2, diện tích còn lại đưa vào quy hoạch dự trữ
Hoạt động cấp phép khai thác titan trên địa bàn tỉnh khoảng 600 ha, tổng sản lượng khoảng 700 ngàn tấn khoáng vật nặng Trong đó: khai thác thu hồi 390 ha, khoảng 300 ngàn tấn và khai thác công nghiệp 210 ha, khoảng 400 ngàn tấn Trong năm qua, Lãnh đạo Sở tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm và kiên quyết giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các khu vực cấp phép và không để sử dụng nước biển tuyển quặng
2.4 Lĩnh vực môi trường:
Năm 2010, công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh đã được Sở quan tâm chỉ đạo thực hiện Sở đã tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thực hiện chương trình liên tịch; Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế Giới 05/06/2010 và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2010 Đồng thời, tổ chức tập huấn Luật BVMT, Nghị định số
117/2009/NĐ-CP và các văn bản liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường cho hơn 300 cơ sở sản xuất kinh doanh; 30 cơ sở kinh doanh trong Khu công nghiệp; 300 cán bộ hội viên của các đoàn thể; 70 cơ sở kinh doanh phân bón thuốc bảo vệ thực vật; 150 cán bộ quản lý cấp xã, huyện và các cơ sở sản xuất kinh doanh, du lịch trên địa bàn thị xã Lagi; phối hợp với Sở Công Thương triển khai tập huấn cho hơn 200 cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh
Ngoài ra, Sở còn phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình Bình Thuận thường xuyên phổ biến công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên phát thanh truyền hình; Soạn thảo tài liệu, tờ rơi về môi trường để tổ chức in ấn, phát tán cho các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường; tổ chức hội thi “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường” trên địa bàn tỉnh nhằm hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2010 vv Có thể khẳng định nhận thức của cộng đồng về BVMT được nâng cao rõ rệt
Về công tác phòng chống kiểm soát ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh, Sở đã tổ chức thẩm định và tham mưu UBND tỉnh cấp Quyết định phê duyệt
báo cáo ĐTM cho 39 dự án Đồng thời, xem xét thẩm tra nội dung đơn đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/TT-BTNMT và thẩm định cấp 38
sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
Trang 10Sở đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các Sở, ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, tham mưu xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, nhất là các cơ
sở du lịch và trong khu công nghiệp, Cụm CN-TTCN, trong đó đã tổ chức giám sát, lấy mẫu các thông số môi trường đối với Nhà máy sản xuất tole tráng kẽm của Công
ty TNHH Thép Trung Nguyên, Công ty TNHH Đông Á trong Khu công nghiệp Phan Thiết; kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm nhà máy chế biến tinh bột mì Lương Sơn; kiểm tra khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường của Công ty khai thác khoáng sản Đô Thành; kiểm tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đối với dự án Đồng muối Thông Thuận; Phối hợp với Bộ TNMT lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở vi phạm hành chính đối với các cơ sở kiểm tra theo quyết định số 797/ QĐ-BTNMT ngày 29/04/2010 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường
Về công tác kiểm tra, Sở chủ động kiểm tra, giám sát 2 đợt/ 31 cơ sở sản xuất
về việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt; lấy mẫu, giám sát và phân loại 3 đợt/ 36 cơ sở gây ô nhiễm môi trường theo Thông tư số 07/TT-BTNMT; tổ chức kiểm tra, giám sát 90 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai bàn biện pháp giải quyết tình hình gây ô nhiễm môi trường tại khu vực giáp ranh giữa 02 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai
Đối với các khu công nghiệp, đến nay đã có 03 Khu công nghiệp, TTCN tập trung là Khu công nghiệp Phan Thiết giai đoạn I, Khu chế biến thủy sản nam Cảng
cá Phan Thiết, Khu Cảng cá Lagi có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã đầu tư cho việc xây dựng thệ thống xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình hoạt động; KCN Hàm Kiệm 1 đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 2000 m3/ngày đêm, vận hành vào đầu tháng 11 năm 2010 Đối với 40 cơ sở du lịch ven biển thuộc đối tượng quản lý thuộc thẩm quyền của tỉnh đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, có 15 cơ sở đi vào hoạt động
Về tình hình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết
định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ: Trên địa bàn
tỉnh có 02 cơ sở nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt để: Xí nghiệp Chế biến nước mắm Phan Thiết và Bệnh viện đa khoa Tỉnh Đến nay Xí nghiệp Chế biến nước mắm Phan Thiết đã di dời toàn bộ đến Khu quy hoạch chế biến nước mắm của thành phố Phan Thiết và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Quyết định số 17/QĐ-STNMT ngày 24/01/2007 về Chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để Bệnh viện Đa khoa Tỉnh đã di dời đến cơ sở mới tại phường Phú Tài, thành phố Phan Thiết và đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, rác thải y tế
Ngoài ra, Sở tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 580/QĐ-UBND ngày 15/3/2010 về việc phê duyệt Kế hoạch quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Trong đó, đề xuất các đối tượng gây ô nhiễm môi trường bức xúc cần giải quyết, các khu dân cư và khu vực (không phải là khu dân cư) có ô