1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai

82 851 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Diện tích nuôi trồng thuỷ sảnchủ động được nguồn nước nên việc điều tiết nước trong các ao hồ thuận lợi,giúp cho quá trình nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, các loại thuỷ sản i

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Huyện Phú Thiện là một huyện nhỏ của tỉnh Gia Lai, có diện tích tựnhiên khá lớn, diện tích ao hồ tương đối rộng ngoài hồ chứa Ayun Hạ do tỉnhquản lý, trên địa bàn huyện còn có khoảng 125 ha ao hồ với tổng diện tíchtương đối lớn, mặt nước có thể nuôi trồng các loại thuỷ sản Với các cơ sởvật chất hiện có đã được nhà nước đầu tư xây dựng trong những năm trước,nhất là công trình phục vụ dân sinh như: công trình đại thủy nông Ayun Hạcó diện tích mặt nước đầy trung bình rộng 3.700 ha, dung tích 253 triệu m3nước, với hệ thông kênh mương khá tốt [1] Diện tích nuôi trồng thuỷ sảnchủ động được nguồn nước nên việc điều tiết nước trong các ao hồ thuận lợi,giúp cho quá trình nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, các loại thuỷ sản ít bị bệnh,đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi cá nước ngọt

Xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai có rất nhiều ưu thế đểphát triển nghành nuôi cá nước ngọt và thực tế nghành nuôi cá nước ngọt làmột trong những nguồn thu nhập đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế cao chocác nông hộ ở nơi đây Đặc biệt từ khi có công trình thủy điện Ayun Hạ hỗtrợ cho người dân về nuôi trồng cá nước ngọt thì mô hình ngày càng mở rộng

về quy mô Vì vậy, việc nuôi nước ngọt ở xã đã mang lại hiệu quả kinh tế xãhội rất lớn, giúp người nuôi không những xóa đói giảm nghèo mà còn tiếnđến làm giàu, dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm giúp chocác hộ gia đình thoát nghèo bền vững

Với những điều kiện thuận lợi trên lẽ ra nghề nuôi cá nước ngọt ở xãAyun Hạ đã phải phát triển và “chuyên nghiệp hóa” Nhưng do vẫn còn tồntại những khó khăn như: thiếu vốn trong quá trình sản xuất, trình độ dân trícủa người dân còn thấp, quy mô nuôi ở các hộ còn manh mún, nhỏ lẻ, nghềnuôi cá nước ngọt ở xã còn mang tính tự phát, người dân chủ yếu bán sảnphẩm cho thương lái nên giá cả bấp bênh Bên cạnh đó, phương thức nuôicủa các hộ trong xã chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên và phụ

Trang 2

cao, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của địa phương Những trở ngạinày cũng là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của ngành cá nướcngọt ở đây Vậy để nghề nuôi cá nước ngọt ở xã Ayun Hạ ngày càng manglại hiệu quả và phát triển theo hướng bền vững và đồng bộ, phù hợp với tìnhhình thực tế địa phương cần sự quan tâm của chính quyền các ngành các cấp.Tuy nhiên cho đến nay, không có một nghiên cứu nào được tiến hành đểđánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt , do vậy chưa có cơ sở để

đề xuất và khuyến khích người dân phát triển nuôi cá nước ngọt nhằm manglại hiệu quả cao

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã tiến hành đề tài: “ Đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Một số hiểu biết về hiệu quả.

2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả.

Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quảthực hiện với mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra đểcó kết quả đó trong những điều kiện nhất định

Vì vậy theo hướng mục tiêu của chủ thể, kết quả trong hoạt động cànglớn hơn chi phí bỏ ra thì càng có lợi

Đới với các phương án hành động khác nhau hiệu quả chính là chi phí

để phân tích, đánh giá, lựa chọn chúng

Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau vì vậy hìnhthành nhiều khái niệm khác nhau: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quảmôi trường, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối

2.1.2 Hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạtđộng kinh tế, là thước đo trình độ quản lý và trình độ tổ chức của các doanhnghiệp Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn caonhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của nhà nước”[3] TS Nguyễn Tiến Mạnh lại cho rằng “Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực để được mục tiêu đã xác định”[4]

Vì vậy, ta hiểu rằng: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểuhiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khaithác các nguồn lực và trình độ, chi phí các nguồn lực đó trong quá trình táisản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra

Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hữu hiệu về kinh tế của việc sử dụngcác loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mốiquan hệ giữa các lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳkinh doanh Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả càng cao

Trang 4

Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật vàgiá trị trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất Nói cách khác, hiệuquả kinh tế là hiệu quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trongsản xuất kinh doanh Hai yếu tố đó là:

Yếu tố đầu vào: Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế Yếu tố đầu ra: Sản lượng và giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thunhập, giá trị gia tăng, lợi nhuận

Hiệu quả là đại lượng vật chất được tạo ra có mục đích của con người.Có rất nhiều các chỉ tiêu, các nội dung để đánh giá kết quả Điều quan trọng

là khi đánh giá kết quả ta cần xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào vàmất chi phí bao nhiêu

Trên bình diện xã hội, các chi phí bỏ ra để đạt một kết quả nào đóchính là hao phí lao động xã hội Nên thước đo của các hoạt động là mức độtối đa hóa trên đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu

Đối với phạm vi đề tài này, tôi tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế củanuôi cá nước ngọt Bên cạnh đó còn đánh giá hiệu quả về xã hội và môi trường

2.1.3 Phương pháp xác định hiệu quả.

Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế song điều quantrọng là chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí phải bỏ

ra cho quá trình sản xuất kinh doanh Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quảkinh tế mà chúng ta xác định kết quả thu được sao cho phù hợp Nếu mụctiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội làchủ yếu thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất (GO), nhưng vớidoanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu đượccần quan tâm lại là lợi nhuận, còn đối với các nông hộ kết quả được quantâm là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp

Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho cácyếu tố đầu vào như đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, tiền vốn, trình độ vàcông nghệ Tuỳ theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra cóthể tính toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí Thông thường chi phí bỏ

Trang 5

Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chiphí bỏ ra Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượnggiữa kết quả và chi phí sản xuất Ta có công thức: H = Q/C

Trong đó: H: hiệu quả kinh tế

Q: kết quả thu đượcC: chi phí bỏ raPhương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xemxét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả Điềunày cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau

Ở đề tài này, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá nướcngọt là so sánh hiệu quả về quy mô nuôi cá nước ngọt

2.1.4 Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả.

Doanh thu (DT) Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với

mức sản lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm

Doanh thu = sản lượng * đơn giá bán sản phẩm

Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn

vị diện tích

Năng suất = Sản lượng thu hoạch/ Diện tích ao nuôi

Tổng chi phí (TC) Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư

vào quá trình sản xuất

TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động

Lợi nhuận (LN) Là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi

phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp

LN = DT – TC

Thu nhập (TN) Là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí

sản xuất không kể đến chi phí công gia đình

TN = DT – CPVC – công LĐ thuê

Tỷ suất thu nhập/chi phí Chỉ tiêu này cho biết một đồng bỏ ra đầu

tư mang lại bao nhiêu đồng thu nhập

Tỷ suất thu nhập/chi phí =TN/TCVC

Trang 6

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng bỏ ra

đầu tư mang lại bao nhiêu đông lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận/chi phí = LN/TC

Tỷ suất doanh thu/chi phí chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu

tư mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng

Tỷ suất doanh thu/Chi phí = DT/CP

Tỷ suất thu nhập/doanh thu Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng

doanh thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập

Tỷ suất thu nhập/doanh thu = TN/DT

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng

doanh thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = LN/DT

2.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt trên thế giới.

Hiện nay, NTTS thế giới phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nuôi nước

ngọt Bốn đối tượng nước ngọt được nuôi nhiều nhất là Hypophthalmichthys molitrix (cá mè trắng), Ctenopharyngodon idellus (cá trắm cỏ), Cyprinus carpio (cá chép) và cá Trôi Tuy nhiên, những đối tượng này thường được

tiêu dùng nội địa mà ít được thương mại hóa Những đối tượng xuất khẩu

nhiều là cá rô phi, cá da trơn, cá hồi Đặc biệt là loài Pangasius spp (cá Tra ở

Việt Nam) đã trở nên quan trọng đối với thị trường thế giới Bốn nước trongkhu vực hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là TháiLan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá giống tự nhiên khá phongphú Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cátra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửatổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnhnuôi cá nhiều nhất, có đến 50% số trại nuôi cá tra Một số nước trong khuvực như Malaysia, Inđônêxia cũng đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thậpniên 70-80 của thế kỷ trước[2] Sản lượng cá nước ngọt thế giới được biểuhiện bảng 2.1

Trang 7

Bảng 2.1: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 2004 – 2010.

2.3 Tình hình nuôi cá nước ngọt ở việt nam.

Nước ta có diện tích bề mặt nước ngọt lớn với 653.000 ha sông ngòi,394.000 ha hồ chứa, 85.000 ha đầm phá ven biển, 580.000 ha ruộng lúanước Ngoài ra, ở ĐBSCL, hàng năm có khoảng 1.000.000 ha diện tích ngập

lũ từ 2 đến 4 tháng… Nhờ vậy, nguồn lợi cá nước ngọt ở Việt Nam thực sựphong phú Theo kết quả điều tra khoa học, đã xác định được 544 loài cánước ngọt phân bố ở Việt Nam Ngoài ra, nước ta còn nhập nội thêm hàngchục loài khác như: cá trắm cỏ, cá rô phi, cá trôi [5] Trên thực tế, tính đếnthời điểm này, số diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển tươngđối phù hợp với mục tiêu mà chương trình đã đề ra Sự phát triển nghề nuôicá nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèoở nhiều vùng nông thôn và miền núi Thời gian qua đã có rất nhiều mô hìnhnuôi cá nước ngọt như: cá rô phi, ếch, ba ba… thành công trên quy mô lớntại các địa phương trong cả nước Việc “nuôi cá hồi” thành công tại một sốđịa phương miền núi phía Bắc như Sapa, Lai Châu…đã đánh dấu một bướcphát triển của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam Bên cạnh sản phẩm chủlực là con cá tra ở ĐBSCL, nếu những mô hình này thành công và được nhânrộng, có quy hoạch hợp lý và có điều kiện để phát triển thì không chỉ phụcvụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sẽ được xuất khẩu ra thị trường thế giới.Đến nay Việt Nam đã đứng trong tốp 10 nước có sản lượng xuất khẩu thủy

Trang 8

Nam được coi là “cường quốc” trong lĩnh vực thuỷ sản Đóng góp đáng kểvào thành quả đó phải kể đến cá tra, basa với kim ngạch xuất khẩu chiếmhơn 1 tỷ USD/năm.[5] Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều loài thuỷ sản nướcngọt có giá trị xuất khẩu nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

2.4 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại tỉnh Gia Lai.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở tỉnh Gia lai đã có từ lâu nhưngtrình độ công nghệ và kỹ thuật nuôi thuỷ sản của người dân Gia Lai còn ởmức thấp, chủ yếu theo kinh nghiệm nuôi cá truyền thống, lợi dụng thức ăntự nhiên, hình thức nuôi hiện tại được đúc kết từ nghề nuôi cá nước ngọt củangười kinh ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung di cư vào Gia Lai sinh sống.Có một số rất ít diện tích nuôi quảng canh cải tiến, có bổ sung thức ăn tự tạo.Chưa có hộ nuôi nào sử dụng thức ăn công nghiệp và các quy trình kỹ thuậtnuôi tiên tiến (có quản lý chất lượng nước và môi trường) ngoại trừ một số

hộ nuôi đặc sản (tôm Càng xanh, Baba) Do nuôi thuỷ sản của tỉnh chưa pháttriển, mới chỉ thả cá là chính, chưa hình thành các khu nuôi thuỷ sản tậptrung, bên cạnh đó môi trường chung còn sạch Vì vậy, dịch bệnh chưa xuấthiện đối với các đối tượng thuỷ sản Tuy nhiên, đối với nuôi cá Trắm cỏ,thỉnh thoảng có xuất hiện bệnh đốm đỏ, xuất huyết…vào thời kỳ giao mùa,nhưng chưa gây thiệt hại nhiều cho người nuôi Hầu hết diện tích mặt nước ởGia Lai đều có các chỉ số sinh hóa, môi trường phù hợp với việc nuôi trồngcác loại thủy sản nước ngọt Như vậy, tiềm năng để phát triển nghề nuôi thủysản ở Gia Lai là rất rộng lớn và thuận lợi Nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉphát triển nuôi thả thủy sản trên diện tích khoảng 6.500 ha với tổng sảnlượng hàng năm trên 2.000 tấn (đáp ứng khoảng 20% nhu cầu cá nước ngọttoàn tỉnh).[6]

Theo thống kê, toàn tỉnh Gia Lai hiện có 11.500 ha mặt nước Trongđó có 5 huyện tập trung với quy mô 1.000 ha mặt nước trở lên, gồm: PhúThiện, Chư Sê, Kbang, Chư Pah, Krông Pa

Ngoài các đối tượng cá truyền thống được khai thác, Gia Lai còn cócác đối tượng thuỷ sản đặc trưng bản địa có giá trị kinh tế như: Thác lác,

Trang 9

Chình hiện đang được khai thác tự nhiên Các đối tượng này có thể đưavào nuôi trong tương lai sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

2.5 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại huyện Phú Thiện.

Hiện nay đối tượng nuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện PhúThiện chủ yếu là các loài cá truyền thống ( trắm, chép, mè, trôi, ) Ngoài ra,thời gian gần đây một số đối tượng mới được người dân đưa vào nuôi như:Cá rô phi đơn tính, cá lóc, ba ba nhưng chủ yếu tự phát và nhỏ lẻ Một số ít

hộ có áp dụng kỹ thuật vào sản xuất Còn lại đại đa số là nuôi theo kinhnghiệm Nuôi thả để cải thiện bữa ăn gia đình mà chưa chú trọng đến hiệuquả kinh tế từ nuôi cá

Theo chi cục thống kê của huyện Phú Thiện (2007-2010) diện tích đấtnuôi trồng thủy sản nước ngọt của huyện khá lớn (4853 ha) Diện tích nàychủ động được nguồn nước nên việc điều tiết nước trong ao hồ thuận lợi, cácloài cá ít bệnh, giúp cho quá trình nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao Sản lượngcá nước ngọt của huyện Phú Thiện trong giai đoạn (2007 – 2010) được thểhiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Sản lượng cá nước ngọt của huyện Phú Thiện.

Sản lượng khai thác Tấn 11 40 48 52Sản lượng nuôi trồng Tấn 58 80 722.25 831.26

(Nguồn: Theo chi cục thống kê của huyện Phú Thiện ,2007-2010.)

Qua bảng trên cho thấy, sản lượng khai thác và nuôi trồng cá nướcngọt của huyện qua các năm đều tăng Nhìn chung, tình hình nuôi cá nướcngọt ở đây đang phát triển và mô hình này đã áp dụng khoảng bốn năm nayđã thay đổi được nhận thức của các hộ nghèo trong việc chuyển đổi giốngvật nuôi mang lại hiệu quả cao Đây là điều kiện để các hộ nghèo này cảithiện được đời sống, năng cao mức thu nhập, dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,giải quyết việc làm giúp cho các hộ gia đình thoát nghèo bền vững

Trang 10

2.6 Vai trò của việc nuôi cá nước ngọt.

Hiện nay việc nuôi cá nước ngọt với quy mô hộ gia đình là một giảipháp được lựa chọn để phát triển kinh tế hộ Nó đóng vai trò quan trọng trongviệc nâng cao đời sống thu nhập, giải quyết công ăn việc làm nhàn rỗi trongnông hộ, tăng thêm nguồn thực phẩm cho xã hội và cải thiện được môi trường

Những năm gần đây sức tiêu thụ cá ít biến động so với sản phẩm thịtheo và các loại gia cầm So với các loại thực phẩm động vật khác, cá là thức

ăn ít độc hại, dễ hấp thụ, giá cả hợp lí Người tiêu dùng ngày càng hướng tớicác sản phẩm giàu protein, ít chất béo Thủy sản nước ngọt nói chung là thựcphẩm giàu vitamin, khoáng chất, ít hàm lượng chất béo.Trong khi thịt giacầm bị đe dọa bởi dịch cúm, thịt heo bị lo ngại vì bệnh tai xanh, thì ngườitiêu dùng an tâm hơn với sản phẩm từ cá Ngoài cách chế biến các món ăntruyền thống, cung cấp dinh dưỡng cơ bản, cá nước ngọt còn có thể chế biếnthành các bài thuốc đông y Việc khai thác, nuôi trồng cá nước ngọt chủ yếu

là ở qui mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động,tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo Các hoạtđộng phục vụ như vá lưới, cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu

do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tếcủa người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi Riêng trongcác hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90% [7]

2.7 Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của một số loài cá nước ngọt nuôi tại địa phương

Cá Chép (Cyprinus carpio)

Cá chép nuôi ở ao hồ chúng sống và hoạt động tìm kiếm thức ăn ởtầng đáy Với điều kiện tự nhiên, không chăm bón thức ăn, cá chép thả trongmột năm thường đạt khối lượng từ 0,6 – 0,8kg/con Cá chép có hai vụ chínhtrong năm là vụ xuân và vụ hè

Nguồn thức ăn của cá chép là các loại phù du động vật ở đáy ao hồnhư giun đỏ, ấu trùng, côn trùng đáy, cũng có thể ăn ốc, hến Cá còn ăn cácloại thức ăn hạt như thóc, ngô, đậu tương, bã đậu; cá cũng là loại ăn tạp nên

Trang 11

phù du thực vật, các loại rau, bèo, các loại bùn bã hữu cơ… Nếu ao nhỏ có

độ pH thấp, môi trường nước chua (axit lớn), các loại phù du động vật kémphát triển thì cá chép sẽ chậm lớn

Trong những ao hồ nuôi cá chép nếu kết hợp chăn nuôi vịt sẽ cải tạođược hồ, ao, tạo môi sinh rất phát triển cho các phù du động thực vật đáyphát triển tăng lượng thức ăn cho cá, sản lượng cá sẽ đạt năng suất cao hơn

Về thức ăn đối với cá: trong điều kiện tự nhiên chúng ăn phù du sinhvật, phù du động vật và phù du thực vật Cá mè trắng ăn phù du thực vật làchủ yếu chiếm từ 70 – 80%, còn lại là phù du động vật và các chất mùn bãhữu cơ Ngoài ra chúng còn ăn các loại thức ăn như cám gạo, ngô, bột sắn, bột

mỳ và đậu tương… Đối với cá mè không ăn trực tiếp các loại phân hữu cơnhư phân lợn, phân vịt Các loại phân này chính là thức ăn cho các loại phù

du động, thực vật và phù du động thực vật là nguồn thức ăn chính cho cá mè

Cá Trôi ( Sinilabeo decorus)

Cá trôi là loại cá chậm phát triển nhất so với các loài cá Ở những aochăn nuôi cá bình thường, sau một năm cá trôi chỉ đạt khối lượng 50 –60g/con hoặc 100 – 150g/con tuỳ vào đặc điểm của ao, hồ

Cá trôi phân bố hẹp, thường nuôi ở các ao hoặc hồ nhỏ ở các tỉnh miền Bắc

và nuôi ghép với các loài cá khác như cá mè, cá chép…

Đời sống và hoạt động của cá trôi nuôi trong ao là ở tầng đáy

Nguồn thức ăn của cá trôi là các loại mùn, bã hữu cơ, phân hữu cơ,phân chuồng và các loại thức ăn hạt, thức ăn bột, cám gạo Cá trôi còn rất

Trang 12

thích ăn các loại rêu bám trên đá, trên các cây cỏ thực vật, thuỷ sinh thượngđẳng và tảo Do đó rất phù hợp với việc nuôi vịt trên ao hồ thả cá trôi.

Cá Rô Phi ( Orechoromis mossambicus)

Cá rô phi phân bố ở tầng giữa và gần đáy của ao, hồ; thường sống ởgần vuông sát đáy, ăn các phù du sinh vật đáy

Cá rô phi có khả năng sống với mật độ cao, trong môi trường hẹp, hàmlượng oxy thấp, các ao hẹp …

Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi rất nhanh, Cá rô phi làloài cá ăn tạp, thức ăn chính là mùn, bã hữu cơ, các loài côn trùng, ấu trùngsống dưới đáy, các loại bèo và phù du sinh vật

Về thức ăn ngoài việc cấp thức ăn trực tiếp cho cá như các loại cám,khô dầu, các loại phân hữu cơ Nguồn phân vịt và các thức ăn rơi vãi của vịtcũng là thức ăn vừa cho cá; vừa cung cấp cho các loại phù du sinh vật củađáy phát triển rồi lại trực tiếp là nguồn thức ăn cho cá rô phi

Một đặc điểm nổi bật của cá rô phi là có khả năng bảo vệ con cao, nhưngnếu thiếu thức ăn thì cá mẹ có thể ăn cả cá con để nuôi sống bản thân mình

Ở giai đoạn nuôi cá thịt, cá trắm cỏ ăn các loại thức ăn như rau, cỏ,bèo, lá cây, rong Chúng cũng có thể ăn trực tiếp các loại thức ăn giàu đạm,các thức ăn hạt, tinh bột và thức ăn cho các phù du động, thực vật như rong,tảo…, đối với cá trắm cỏ không ăn các loại thức ăn trực tiếp phân vịt

Trang 13

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nuôi nuôi cá nước ngọt ởAyun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

Tập trung vào đánh giá hiệu quả của các hộ này

3.1.2.Mục tiêu nghiên cứu.

Đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ,huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

3.1.3 Phạm vi nghiên cứu.

Về mặt không gian: Tại xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

Về mặt thời gian: Nghiên cứu tình hình nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ,huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai trong thời gian 4 tháng từ 3/1/2011 đến5/5/2011

3.2 Nội dung nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành với các nội dung nghiên cứu chính như sau:Tình hình cơ bản của xã Ayun Hạ

Thực trạng nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ

Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động nuôi cá nước ngọttại xã

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá nước ngọt tại xã

Các giải pháp để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt và tăng thu nhậpcho các hộ nuôi cá

3.3 Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1 Chọn điểm, chọn mẫu.

3.3.1.1 Chọn điểm.

Xã Ayun Hạ là xã có hoạt động nuôi cá nước ngọt khá phát triển quy môngày càng tăng đặc biệt từ khi có công trình thủy điện Ayun hạ, nó đã và đang

Trang 14

nông hộ này còn thấp và đang gặp nhiều khó khăn thách thức trong quá trìnhnuôi Do vậy xã là địa điểm thích hợp để tiến hành nghiên cứu đề tài này.

3.3.1.2 Chọn mẫu.

- Tiêu chí chọn hộ: Là những hộ tham gia nuôi cá nước ngọt

- Dung lương các loại mẫu: 40 hộ, trong đó có 20 hộ diện tích nuôi cádưới 5000m2, 14 hộ có diện tích 5000 – 8000m2, 6 hộ trên 8000m2

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống Lấy tỷ lệtheo diện tích ao nuôi Lấy danh sách tên của 93 hộ nuôi cá nước ngọt với quy

mô khác nhau tại trưởng thôn, sau đó chọn ngẫu nhiên hệ thông theo tỷ lệtrong danh sách các hộ có quy mô khác nhau để tiến hành phỏng vấn điều tra

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu.

3.3.2.1 phương pháp thu thập thứ cấp.

- Thu thập các số liệu tại xã thông qua các báo cáo tổng kết năm , 2008,

2009, 2010; các số liệu thống kê lưu trữ về đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của xã

- Thu thập các tài liệu liên quan đến tình hình nuôi cá nước ngọt từcác báo cáo khoa học đã được công bố trên sách báo, tạp chí chuyên nghànhthủy sản, internet

3.3.2.2 Phương pháp thu thấp số liệu sơ cấp.

Thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện theo phương pháp PRA, cáccông cụ PRA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đó là:

- Phỏng vấn sâu các cán bộ chuyên trách của phòng nông nghiệp, cáccán bộ tại địa phương như: cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, người làmcông tác phát triển, cán bộ phụ trách nông nghiệp

- Phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc theo phiếu điều tra 40 hộ theomẫu đã chọn ở trên, nhằm thu thập toàn bộ các thông tin về hoạy động sảnxuất kinh doanh của các hộ, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu

- Quan sát thực địa về các hoạt động sản xuất đặc biệt là hoạt độngnuôi cá nước ngọt, quy mô nuôi và kỹ thuật nuôi của mỗi hộ

3.3.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu.

- Tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel

- Phân tích định tính và định lượng để mô tả phân tích các chỉ tiêu

Trang 15

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu.

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên.

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vị trí địa lý đóng vai trò quantrọng Đặc điểm địa hình thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bánqua lại

Xã Ayun Hạ thuộc huyện Phú Thiện, cách trung tâm huyện 7km vềphía bắc, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai Trung tâm xã cách thành phốPleiku 72 km theo quốc lộ 25 về phía nam Xã có diện tích đất tự nhiên là2.535,47 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 2.129,66 ha, đất phi nôngnghiệp 351,53 ha, đất chưa sử dụng 54,28 ha Toàn xã có 9 thôn với 5.674khẩu, 1,229 hộ, dân tộc thiểu số chiếm 59,9% dân số toàn xã

Địa giới hành chính của xã Ayun Hạ:

Phía Đông giáp danh giới xã chư A Thai

Phía Tây giáp danh giới huyện Chư Sê

Phía Nam giáp danh giới xã Ia Ake

Phía Bắc giáp huyện Chư Sê

Xã Ayun Hạ có quốc lộ 25 là trục giao thông chính của xã kéo dài từđầu đến cuối xã

Địa hình đồi núi phân bố ở phía Tây và Tây Bắc, có độ dốc từ 200 –

250, đất đai chủ yếu cho việc phát triển rừng, trồng rừng và khoanh nuôi tái

Trang 16

4.1.1.3 Thời tiết, khí hậu

Điều kiện khí hậu xã Ayun Hạ ngoài những đặc điểm chung của khuvực Tây Nguyên còn mang đặc điểm riêng của tiểu vùng có đặc điểm khônóng, biên độ nhiệt ngày đêm lớn

Xã Ayun Hạ là một trong những vùng nóng nhất của tỉnh Gia Lai,mang tính nhiệt đới gió ẩm và khí hậu Cao Nguyên Một năm có hai mùakhô và mùa mưa rõ rệt, lượng mưa phân bổ không đều trong năm, lượngmưa trung bình từ 1.200 – 1.250mm/năm, tập trung cao điểm vào các tháng

9, 10, 11

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 25,5 0C

Độ ẩm trung bình năm là: 80%

Lượng mưa bình quân năm là: 1.225mm/năm

Xã Ayun Hạ có hai hướng gió chính là: hướng Đông Nam bắt đầu từtháng 11 đến tháng 7 năm sau; hướng Tây Nam từ tháng 8 đến tháng 10 Vớiđặc thù thời tiết như trên cây lúa có thể phát triển tốt ở vùng này

4.1.1.4 Thủy văn.

Xã Ayun Hạ có hệ thống sông suối tương đối nhiều Đặc biệt có sôngIaYun là sông chính chảy qua địa phận xã, dọc theo ranh giới từ phía Bắc kéodài xuống phía Nam Đây là nguồn dự trữ và cung cấp chủ yếu cho các ngànhsản xuất, dịch vụ cũng như phục vụ sinh hoạt của người dân trong xã Tuynhiên, vào mùa mưa sông Ia Yun thường bị ngập lụt gây xói mòn hai bên bờ,phá hoại mùa màng ảnh hưởng xấu tới mùa màng của bà con nông dân

Ngoài nguồn nước chủ yếu của con sông Ia Yun và các nhánh suối củanó, xã còn có công trình hồ chứa thủy điện AYun Hạ, đây là một trong nhữngcông trình thủy lợi lớn, là nguồn nước chính cung cấp nước sinh hoạt, cungcấp nước sản xuất nông nghiệp và cung cấp điện cho vùng dân cư rộng lớn

Lượng nước dồi dào từ hệ thống sông IaYun kết hợp với hệ thống thủylợi giúp cây lúa được cung ứng đủ cho quá trình sản xuất

Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình miền núi và khí hậu khắc nghiệt cùngvới chế độ mưa tập trung, nên một số vùng vẫn còn thiếu nước vào mùa khô

Trang 17

4.1.1.5 Tình hình sử dụng đất đai.

Đối với sản xuất nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quantrọng và không thể thay thế được Nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tưliệu sản xuất và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian Quy mô vàtrình độ sử dung nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ sảnxuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản Vì vậy, việc tìm hiểu tìnhhình sử dụng đất rất quan trọng nó giúp chúng ta bố trí cây trồng, vật nuôihợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Với đặc điểm địa tầng, độ dày tầngđất khoảng 20cm, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịttrung bình thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Kết quả điều tra về tìnhhình sử dụng đất của xã Ayun Hạ được thể hiện ở bảng sau:

Bảng4.1 Tình hình sử dụng đất đai ở xã Ayun Hạ.

Tổng diện tích đất tự nhiên 3005,47 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.660,36 55,25

3 Đất chưa sử dụng 54,28 1,81

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Ayun Hạ)

Qua bảng trên cho thấy: Diện tích đất tự nhiên là 3.005,47 ha Với quỹđất tự nhiên rất lớn sẽ tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương, trongđó đất nông nghiệp là 2.599,66 ha chiếm diện tích khá lớn ( 86,50%), chủyếu trồng các cây hàng năm: Cây lương thực: ( lúa, ngô, khoai, sắn, mía )

và rau màu ( lạc, đậu, ớt ), cây ăn quả, cây điều và một số diện tích câyngắn ngày khác Trong cơ cấu đất của xã thì đất thủy lợi là 470 chiếm tỷ lệlớn nhất (15,64%), rất thích hợp phát triển các loài cá nước ngọt ở địaphương, đây là nguồn lợi thủy sản rất lớn đã đóng góp một phần đáng kể vào

Trang 18

thấp nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp, chỉ( 0,81%) bao gồm cácloài cá chép, cá mè, cá trắm, cá rô phi, cá trôi nhưng có giá trị kinh tế vàsinh học rất cao Tuy diện tích nuôi trồng cá nước ngọt không lớn nhưng xãlại có diện tích đất thủy lợi lớn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NTTSthành một ngành kinh tế chính của xã

4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động.

Dân số và lao động của một địa phương thể hiện được sức sản xuấtcủa địa phương đó Trong quá trình phát triển kinh tế thì dân số và lao độngcó ảnh hưởng rất lớn, một mặt nó sẽ tạo tiềm lực để phát triển mặt khác nó sẽcản trở lại sự phát triển khi vấn đề việc làm và đời sống của nhân dân khôngđược đảo bảo Với ý nghĩa đó tôi đã tìm hiểu cơ cấu dân số và lao động xãAyun Hạ trong năm ( 2008-2010) Kết quả được thể hiện ở bảng4.2

Trang 19

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của xã Ayun Hạ (2008-2010).

1095

1194

47,8452,17

12491293

49,1450,87

11921395

46,0853,933.2

Theo thành phần

- Lao động nông nghiệp

- Lao động phi nông nghiệp

NgườiNgười

1779510

77,7222,28

1948594

76,6423,37

2209378

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Ayun Hạ)

Trang 20

Bảng trên cho thấy tổng số hộ, nhân khẩu, số lao động của xã tăng đềuqua các năm Lực lượng lao động của xã khá dồi dào, số người trong độ tuổilao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao Như vậy, nền kinh tế của xã đang cònchủ yếu dựa vào nông nghiệp Hiện nay ở địa phương chưa tận dụng đượchết nguồn lao động dư thừa, trong những năm tới xã cần có chủ trương đểgiải quyết việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho sản xuất nôngnghiệp Vì vậy việc đầu tư khuyến khích phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

sẽ góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, nâng cao thu nhập

và cải thiện đời sống của người dân

4.1.2.2 Tình hình giao thông, y tế, giao dục.

Trong những năm qua UBND xã đã triển khai làm đường bê tông nôngthôn Hiện nay xã Ayun Hạ đã có mạng lưới giao thông nông thôn tương đốihoàn chỉnh Nhờ có mạng lưới giao thông thuận tiện như vậy mà việc giaolưu buôn bán được thúc đẩy mạnh mẽ Nhất là việc buôn bán và vận chuyếncá giống và cá thương phẩm, một trong những thế mạnh của địa phương

Hệ thống y tế, giáo dục, thông tin trong những năm gần đây đã đượcđầu tư nâng cấp, về cơ bản cơ sở vật chất đáp ứng được nhu cầu về phúc lợixã hội

- Về y tế: Toàn xã có một trung tâm y tế chính với đội ngũ y tế tận tìnhchăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong địa bàn, làm tốt công tác tiêm chủngđịnh kỳ cho các cháu Thực hiện tốt các dự án về chăm sóc sức khỏe bà mẹ

và trẻ em

- Về Văn hóa, thông tin: Hiện nay xã đã có một trung tâm bưu điện vănhóa và hệ thống truyền thanh gồm 10 cụm loa lắp đặt trong 6 thôn, mặc dùvật chất kỹ thuật còn thiếu nhưng hoạt động thông tin tuyên truyền đã đápứng nhu cầu và nhiệm vụ chính trị đề ra

- Về giáo dục: Toàn xã có 2 trường mần non, 2 trường tiểu học, 1trường cấp 2 Trong thời gian qua, xã đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học Nhờ vậy mà xã đã xóa được nạn

mù chữ cho dân

Trang 21

Bảng 4.3 Tình Hình Giáo Dục Xã Ayun Hạ (năm 2010).

Tổng 1567 100,00

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Phú Thiện, 2010)

4.1.2.3 Tình hình sản xuất nông – lâm nghiệp.

Nền sản xuất của xã chủ yếu còn dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp,những năm qua xã Ayun hạ đã tích cực khai thác những tiềm năng, lợi thế sẵncó để phát triển kinh doanh, đẩy mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướngsản xuất hàng hóa phù hợp với xu hướng phát triển Sản xuất nông nghiệp giữvai trò chủ đạo trong kinh tế của xã với sự đa dạng cây trồng vật nuôi

Trang 22

Bảng 4.4 Diện tích, năng suất, sản lượng hàng năm của một số cây trồng chính của xã Ayun Hạ

ĐVT: SL:tấn/năm; NS:tạ/ha; DT:ha

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Ayun Hạ)

Trang 23

Qua bảng trên cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng của các loạicây trồng ở xã tăng lên qua các năm đó là cây lúa, cây ngô, cây đậu các loại,cây sắn Đặc biệt là cây sắn tăng lên rõ rệt với 1.169,09 ha (2010) tăng so vớinăm 2009 (1.049,09) là 120 ha do cây săn dễ làm, ít tốn công, cho năng suấtcao (140tạ/ha) người dân thu lời từ sắn rất cao nên nhân dân chuyển đổi mộtsố cây trồng và tự khai phá mở rộng diện tích Bên cạnh đó cây mía 15 ha(2010) giảm 31 ha so năm 2009, cây điều 15 ha (2010) giảm 4 ha so vớicùng kỳ năm 2009 Do thời tiết khắc nghiệt và bi sâu bệnh không thích hợptrồng nên diện tích giảm.

Cây ăn quả cũng được người dân ở đây quan tâm trồng nhưng đa số chưađược đầu tư thích đáng nên thu nhập từ nguồn này rất thấp

Nhìn chung hoạt động trồng trọt ở địa phương chưa đạt hiệu quả cao sovới tiềm năng hiện có của địa phương Do vậy các cơ quan và chính quyềnđịa phương cần tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn, giúp đỡ, và tạo mọiđiều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chú trọng cácloài cây trồng có giá trị kinh tế cao và xây dựng nền nông nghiệp bền vững.Tiếp tục phát triển cây sắn, giữ vững diện tích cây điều Có như vậy nghànhtrồng trọt của địa phương mới phát triển đạt hiệu quả cao, làm tăng thu nhậpnâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần cho sự phát triển của xã

4.1.2.3.2 Chăn nuôi.

Đây là một trong những ngành có tiềm năng phát triển nhất ở xã Lợidụng diện tích đất đai rộng lớn, nguồn thức ăn tận dụng sẵn có, các hộ trongxã đã chú trọng phát triển chăn nuôi và bước đầu cho kết quả khả quan Đặcbiệt là nuôi cá nước ngọt

Trâu, bò, lợn, gia cầm, dê và nhím là những vật nuôi phổ biến ở xã.Theo số liệu thống kê thì số luợng vật nuôi của xã trong 3 năm được thể hiệnqua bảng 4.5

Trang 24

Bảng 4.5 Tình hình phát triển vật nuôi của xã Ayun Hạ qua các năm.

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã Ayun Hạ)

Ở xã chưa có hình thức nuôi theo quy mô trang trại lớn, chỉ tồn tại theoquy mô hộ gia đình nhỏ lẻ Số liệu bảng trên cho thấy gia cầm, thủy cầmtăng lên nhanh, tổng số gia cầm hiện nay là 30.300 chiếm 55,32%, thủy cầm

là 14.300 chiếm 89,79 so với số lượng gia cầm năm 2008 và 2009 Đàn giacầm trên địa bàn xã luôn được tiêm phòng đầy đủ, dịch bệnh không xẩy ra

do đó số lượng tăng lên đáng kể

Đối với vật nuôi trâu, bò, ong, dê: Qua bảng cho thấy số lượng tăng đềuqua các năm nhưng không đáng kể Mặc dù có sự hỗ trợ của chương trìnhnông nghiệp và phát triển nông thôn cho 10 hộ nghèo nhưng nhìn chung khảnăng tăng trọng của chúng rất chậm Ở đây chủ yếu theo hình thức chăn nuôiquảng canh, dựa vào đồng cỏ tự nhiên Bên cạnh đó do đầu vào lớn nên tỷ lệ

hộ nuôi ít

Đối với chăn nuôi lợn: Việc chăn nuôi lợn ở đây chủ yếu sử dụng thức

ăn có sẵn như cám, rau, sắn và một ít thức ăn công nghiệp khác Cuối năm

Trang 25

loạt số heo của xã Do đó số lượng đàn lợn của xã đã giảm trong 2 năm 2009

- 2010, từ 6.791 con (năm 2009) xuống còn 1576 con (năm 2010)

Trích: Theo ý kiến của bác Lại Chung Chuyền chủ nhiệm HTX thôn Thanh Liêm xã Ayun Hạ cho biết : “ Lý do mà chúng tôi không nuôi nhiều heo như mấy năm trước vì một phần do giá cả đầu vào cao chưa kể tiền thức ăn chỉ mới nói đến giống thôi, nếu thuận lợi thì không nói gì nếu dịch bệnh xảy ra thì mất hết”

Đó là nguyên nhân vì sao mà số lượng lợn giảm qua hai năm vừa qua.Ngoài các vật nuôi trên, hiện nay nhím cũng được các hộ bắt đầu nuôivào năm 2009 Mô hình nuôi nhím được nhân rộng toàn xã có 44 con (năm2009) Trong đó nuôi theo mô hình 2 hộ 4 con, nhìn chung đàn nhím đềuphát triển tốt không bệnh dễ chăm sóc, giá trị kinh tế cao một cặp nhím có

từ 6 tháng tuổi đến một năm bán giá thị trường từ 12 đến 16 triệu đồng

Ở xã còn có hoạt động nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm, chép, mètrôi, rô phi, các giống cũ của địa phương Do đó mà sản lượng cá tăng đềuqua các năm từ 16 tấn (năm 2008) lên 24,5 tấn ( năm 2010) Tuy nhiên sựphát triển này còn chậm so với tiềm năng sẵn có của địa phương Vậy cần sự

nỗ lực hơn nữa của chính quyền các cấp để hoạt động nuôi cá nước ngọtmang lại hiệu quả cao

4.1.2.3.3 Lâm nghiệp.

Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 445,13 ha trong đó diện tich rừngtrồng, nuôi cá và trồng lúa Nhìn chung toàn bộ đất lâm nghiệp của xã đềuđược chia đều cho các hộ gia đình chăm sóc và quản lý theo quyết định 245.Chính vì vậy mà việc quy hoạch rừng trồng cần được nghiên cứu kỹ,cần khảo sát địa hình và chất đất, đồng thời vận động nhân dân đầu tư trồngcác loại cây lâm sản, có khả năng cải tạo đất, để giữ được khả năng sinhtrưởng, phát triển của các loài cây cỏ là điều kiện cần thiết để phát triển nuôicá nươc ngọt ở xã

4.2 Tình hình nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ.

4.2.1 Thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi.

Trang 26

Quá trình phát triển nghề nuôi cá nước ngọt của xã Ayun Hạ cónhững thuận lợi và khó khăn như sau:

 Thuận lợi

Ayun Hạ là xã mới được thành lập, với lợi thế có diện tích đất nôngnghiệp khá phong phú, đặc biệt là trồng lúa và làm nương rẫy, sự sẵn có củanguồn cỏ trong tự nhiên cộng với tiềm năng mặt nước để phát triển nuôitrồng thủy sản của xã Ayun Hạ khá lớn Nhất là xã có công trình thủy lợiAyun Hạ và hệ thống giao thông, thuỷ lợi được đầu tư mở rộng và nâng cấpthường xuyên đảm bảo cung cấp đủ lượng nước tưới vừa đảm bảo tưới tiêuphục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ cho nuôi trồng thủy sản nênAyun Hạ có đủ các điều kiện để phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt để cảithiện đời sống nhân dân Cùng với sự phát triển về kinh tế là nhu cầu của xãhội về lương thực, thực phẩm tăng lên, nhu cầu về nguồn cá nước ngọt ở TâyNguyên rất nhiều, vì vậy phát triển nghề nuôi tận dụng những điều kiện này

là rất phù hợp trong điều kiện kinh tế hiện nay, phù hợp với quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn… Bên cạnh đó, điều kiện tựnhiên đã tạo cho xã Ayun Hạ có nhiều lợi thế về phát triển nghề nuôi cánước ngọt cung cấp cho huyện Phú Thiện và các huyện trong tỉnh Gia Lai,đặc biệt là TP Pleiku; đồng thời, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và dịchbệnh tai xanh ở lợn nên việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản có nhiều điều kiệnthuận lợi Khi cá đến thời kỳ thu hoạch thì thương lái đến tận nơi để mua, dovậy nông hộ không lo lắng về thị trường tiêu thụ

- Trình độ canh tác của người dân chưa cao, phương thức canh tác còn

Trang 27

- Công tác phòng, chống dịch bệnh của người dân chưa chặt chẽ vàđồng bộ.

- Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy sản còn thiếu,đặc biệt là chưa có cơ sở sản xuất giống cũng như các thông tin về thủy sảnphục vụ cho nhu cầu của nhân dân

-Về nguồn vốn: Vốn ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật nuôi cá, ảnhhưởng đến diện tích mặt nước canh tác, ảnh hưởng đến sản lượng thuhoạch, đến năng suất nuôi Nguồn vốn không ổn định, thiếu vốn thì gặpnhiều khó khăn về vấn đề mua giống, mua thức ăn, cách thức chăm sóc,làm cho doanh thu không cao, thu nhập thấp

4.2.2 Đặc điểm nông hộ nuôi cá nước ngọt.

Nguồn nhân lực của hộ điều tra

Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động sảnxuất Nguồn nhân lực được xem xét ở đây bao gồm: số nhân khẩu của hộ, sốlao động chính, tuổi và trình độ chủ hộ Kết quả nghiên cứu về nguồn nhânlực của hộ thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu về nguồn nhân lực của các hộ điều tra

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy: Số nhân khẩu, tuổi và trình độ chủ hộkhông có sự khác biệt giữa các diện tích nuôi khác nhau Số nhân khẩu quân/

hộ khoảng 5 nhân khẩu, trong đó hộ có diện tích từ 5000 – 8000 m2 có sốnhân khẩu cao nhất (5.53 nhân khẩu) còn những hộ có diện tích dưới 5000

m2 và trên 8000 m2 có số nhân khẩu bằng nhau (5.00 nhân khẩu) Độ tuổibình quân của các chủ hộ khoảng 45 tuổi, lớn nhất là các chủ hộ có diện tích

Trang 28

dưới 5000 m2 (trên 42 tuổi) Về trình độ, các chủ hộ nuôi cá ở cả ba mức diện

tích đều học qua cấp I và cấp II và ít có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê

giữa ba vùng này Đối với chỉ tiêu về số lao động chính, hộ có diện tích từ

5000 m2 - 8000 m2 có số lao động chính cao hơn so với hộ có hai mức diện

tích còn lại Hộ có diện tích từ 5000 m2 - 8000 m2 trung bình khoảng 3.0 lao

động/hộ, hộ có hai mức diện tích còn lại khoảng 2.6 lao động/hộ và sự khác

biệt này là có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.05)

Nhìn chung hộ ở diện tích từ 5000 – 8000 m2 có độ tuổi, số nhân khẩu,

và số lao động chính trong nuôi cá của hộ cao hơn hai mức diện tích còn lại,

nhưng trình độ văn hóa là thấp hơn Điều này ảnh hưởng đến thu nhập bình

quân đầu người

Độ tuổi và kinh nghiệm của hộ nuôi cá nước ngọt

Tuổi của các nông hộ cũng thể hiện tiềm năng về nhân lực trong nuôi

cá Đa số những người dân ở đây có thâm niên về nuôi cá rất ít nên số tuổi tỷ

lệ nghịch với số năm mà người dân nuôi cá Đây có thể nói là một khó khăn

trong việc tích luỹ kinh nghiệm nuôi cá Điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.7 Độ tuổi lao động của hộ nuôi cá nước ngọt

hộ

Diện tích mặt nước Dưới 5000m 2 5000 – 8000 m 2 Trên 8000 m 2

Số

hộ Tỷ lệ(%) Số hộ

Tỷlệ(%) Số hộ

Tỷlệ(%)

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Qua bảng trên cho thấy, độ tuổi trung bình của các chủ hộ nuôi cá gần

tương đồng nhau, duy chỉ độ tuổi từ 40 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 35% và ứng với

những hộ có diện tích từ 5000 – 8000 m2 chiếm tỷ lệ 53,0 % , chiếm tỷ lệ trội

hơn trong các nông hộ điều tra Vì vậy mà các hộ có diện tích từ 5000 –

8000 m2 ở độ tuổi này họ có thể tiếp thu các kỹ thuật mới một cách dễ dàng

Điều này ảnh hưởng tốt tới việc phát triển nuôi cá nước ngọt ở đây

Trang 29

Số năm

kinh

nghiệm

Số hộ

Diện tích mặt nước Dưới 5000m 2 5000 – 8000 m 2 Trên 8000 m 2

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Kinh nghiệm sản xuất là một trong những yếu tố giúp người dân tự tinhơn trong việc chăm sóc, quản lý ao nuôi Số năm nuôi cá phần nào phản ánhđến kinh nghiệm thực tế được tích luỹ dần dần qua các vụ sản xuất Trải quanhiều mùa vụ, người dân nắm bắt, hiểu rõ và có biện pháp xử lý về mùa vụ,giống cá, cách thức chăn nuôi như xử lý ao nuôi, nguồn nước, quản lý aonuôi, phương pháp phòng trừ bệnh tật cho cá, thu hoạch mùa vụ đạt kết quảtốt nhất Kết quả khảo sát tổng hợp ở bảng trên cho thấy, kinh nghiệm nuôicá tỷ lệ thuận với diện tích nuôi, người có kinh nghiệm nuôi trên 5 nămchiếm tỷ lệ cao nhất 62,5% (25 hộ) và những hộ ở diện tích trên 8000 m2 cótrên 5 năm kinh nghiệm nuôi cá chiếm tỷ lệ cao hơn hai diện tích còn lại(100%) nhưng tỷ lệ này phản ánh được kinh nghiệm nuôi cá của người dân ởđây còn thấp, manh mún và chưa đồng bộ Đa phần người dân tự học hỏikinh nghiệm từ những người hộ đi trước và những hộ xung quanh qua hộinông dân Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển mô hìnhnuôi cá nước ngọt tại địa phương

Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng là một vấn đềđáng quan tâm Nó phản ánh khả năng tiếp thu, ứng dụng những tiến bộ khoahọc kỹ thuật, phản ánh tình trạng quản lý kinh tế và khả năng tổ chức sảnxuất của nông hộ Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá nước ngọt được thểhiện bảng sau:

Bảng 4.9 Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá nước ngọt.

Diện tích mặt nước

Trang 30

Trình độ

văn hóa

Số hộ

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011)

Bảng trên cho thấy, trình độ văn hóa tỷ lệ nghịch với diện tích, tất cảcác chủ hộ nuôi cá đều học qua cấp I và cấp II và chiếm tỷ lệ cao nhất là hộcó diện tích trung bình Các hộ điều tra có bậc THPT và trên THPT chiếm tỷ

lệ rất thấp, vì hầu hết người lao động có trình độ cao hơn đều làm trong lĩnhvực phi nông nghiệp Số liệu ở bảng trên cho thấy, tỉ lệ nông hộ đạt trình độcấp I và cấp II là cao nhất; trong khi đó chỉ có 5 hộ tương ứng mới học đếncấp III, 2 hộ trên cấp III Như vậy, trên địa bàn trình độ học vấn của nông hộ

vẫn còn tương đối thấp điều này ảnh hưởng tới việc tiếp thu những tiến bộ

khoa học kỹ thuật để hạn chế rủi ro, nâng cao kết quả sản xuất, tuy nhiêncũng còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực tế, sự nhạy bén trong cách xử

lý những bất trắc xảy ra trong quá trình sản xuất, thời điểm phòng trừ bệnh,thúc cá sinh trưởng, thu hoạch cá, giá cả…

4.2.3 Tình hình chăn nuôi cá nước ngọt của nông hộ điều tra.

Tình hình sử dụng vốn của hộ nuôi cá nước ngọt.

Hầu hết các hộ nuôi cá đều có vay vốn, chỉ một số ít không vay vì giađình khá giả Đối với những người có vay vốn, nguồn vay của họ là từ NgânHàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Phú Thiện, Ngân HàngChính Sách Xã Hội, Hội Phụ Nữ, từ những người bà con quen biết và số ít

hộ vay từ Hội Nông Dân và Hội Cựu Chiến Binh Thực trạng về lượng tiềnvay của các nông hộ tại xã Ayun Hạ thể hiện qua bảng sau:

Trang 31

Bảng 4.10 Lượng tiền vay phân bố theo nguồn vay của hộ nuôi cá nước ngọt.

Mức vay

TB (triệu đồng)

Lãi suất

Dưới 5000m 2 5000 – 8000 m 2 Trên 8000 m 2

Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ

Không vay 8 4 20.0 2 17.6 2 33.3 0 0 0NHNN&PTNT 15 9 45.0 6 41.2 0 0 192 12,00 1,00

Trang 32

Nhìn vào bảng ta thấy, trong tổng số 40 thì có 8 hộ tự túc vốn từ lúcbắt đầu nuôi đến thời điểm điều tra Trong những hộ không vay thì các hộ códiện tích trên 8000m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (33,3%) Còn lại 32 hộ đều đãtừng vay hay đang vay vốn từ các nguồn vay trên cho sản xuất Và số hộ vay

NH NN&PTNT chiếm tỷ lệ cao nhất ứng với diên tích thấp nhất trong các hộđiều tra

Vay NH NN&PTNT hay NH CSXH, người dân được vay với lãi suất

ưu đãi 1% và 0,65 % (tháng), nhưng hạn chế về lượng tiền vay (khoảng từ 10triệu - 20 triệu), thời hạn vay thường là 2 năm đến 3 năm và phải thế chấpgiấy tờ nhà đất Còn vay tư nhân thì lượng tiền vay tùy từng giai đoạn màvay nhiều hay ít, lãi suất (3%) cao hơn lãi suất Ngân Hàng, thời hạn vayngắn thường là trong 1 năm Hình thức vay này rất đơn giản, không có nhiềuthủ tục rườm rà như vay Ngân hàng, không cần thế chấp, thời hạn vay linhđộng nên đây là hình thức tín dụng được người dân địa phương chuộng hơn

cả Song nguồn vay này không ổn định Vì vậy nếu được ngân hàng tại địaphương tạo điều kiện thuận lợi để người dân (hộ nuôi cá) được vay vốn thìhọ sẽ yên tâm sản xuất hơn

Quy mô nuôi cá nước ngọt của các hộ điều tra

Số liệu thực tế điều tra cho thấy diện tích mặt nước của mỗi hộ là khácnhau Quy mô diện tích mặt nước nuôi được biểu hiện trên biểu đồ sau:

Hình 4.1 Quy mô nuôi cá nước ngọt của hộ điều tra.

50%

35%

15%

Dưới 5000 m2 5000-8000 m2

>8000 m2

Trang 33

Từ bảng số liệu thấy được, đa số các hộ đầu tư cho diện tích mặt aodưới 8000m2, gồm 20 hộ chiếm 50,0% 14 hộ có diện tích từ 5000 - 8000m2chiếm 35,0%, và chỉ có 6 hộ đầu tư cho ao nuôi có diện tích lớn hơn 8000 m2chiếm 15,0% Đa số các nông hộ nuôi cá với quy mô trung bình vì điều kiệnkinh tế gia đình không cho phép họ mở rộng diện tích nuôi lớn hơn; nguyênnhân khác là sự quản lý và chăm sóc phần đa là lỏng lẻo, nhân lực hạn chếchưa được quan tâm đầu tư và mang tính chất sản xuất hộ gia đình, việc nuôicá ở đây mang tính tự phát.

Tiếp cận kỹ thuật

Trong điều kiện dân số ngày càng tăng, đất đai sản xuất thì không thểmở rộng, việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người đòi hỏisự can thiệp của khoa học kỹ thuật Việc phát triển nông thôn gắn liền vớinội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa là yêu cầu cơ bản trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội Do đó yếu tố kỹ thuật càng khẳng định vai trò quantrọng của nó Trong việc nuôi cá nước ngọt, sự diễn biến của khí hậu, nguồnnước, thức ăn, công tác ngư y tác động rất lớn đến năng suất cá Do vậy nếunuôi cá nhiều năm thì người nuôi dễ dàng phát hiện sớm những thay đổi cóhại đến năng suất cá mà có cách xử lý kịp thời Ayun Hạ là một xã mới thànhlập, dân cư đa phần là dân góp từ các địa phương khác nhau trong cả nước,nghề nuôi cá nước ngọt ở xã mới phát triển nên còn thiếu kinh nghiệm lẫn kỹthuật nuôi và chưa được chính quyền quan tâm đúng mức, nên việc áp dụngtiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn Đa số các hộ nuôicá xử lý những khó khăn trong quá trình nuôi bằng kinh nghiệm bản thân vànhững người xung quanh

Trong những năm gần đây ngành nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh,nhưng công tác khuyến ngư và chuyển giao kỹ thuật cho ngư dân chưa đượccác cấp các ngành quan tâm đúng mức Kỹ thuật nuôi của người dân cònhạn chế, chủ yếu họ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Số liệu tổng hợp được vềtình hình tham dự lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá của xã thể hiện ở bảng sau

Trang 34

Bảng 4.11 Tình hình tham dự lớp tập huấn của chủ hộ

Diện tích mặt nước Dưới 5000 m 2 5000 – 8000 m 2 Trên 8000 m 2

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Từ bảng 4.11 thể hiện trong 40 hộ điều tra có 13 hộ chưa từng thamgia lớp tập huấn khuyến ngư, chiếm 32,5% trong đó những hộ có diện tíchdưới 5000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (55%) Số người tham dự 1 lần là nhiềunhất cụ thể 18 người chiếm 45%; số người tham dự 2 lần là 6 người chiếm22,5%.Với những hộ có diện tích 5000 – 8000 m2 tham gia tập huấn có tỷ lệtrội nhất

Đa số các hộ khi tham dự lớp tập huấn nuôi cá đều có ý kiến rằng lớp tậphuấn rất có hiệu quả Những gì họ tiếp thu được từ lớp tập huấn giúp họ rấtnhiều trong việc chăm sóc, thu hoạch Nhưng trong 40 hộ vẫn có 13 hộ chưatham gia lớp tập huấn Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền chưa đượcthực hiện triệt để, nhiều hộ không biết thông tin hoặc thời gian không hợp lý

để họ tham dự vì các lớp tập huấn thường diễn ra vào ban ngày, đây là thờigian làm việc của người dân Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nôngkhuyến ngư tại địa phương cũng hạn chế về số lượng và chất lượng; mọi vấn

đề về kỹ thuật chăm sóc, học hỏi kinh nghiệm đều tự học hỏi lẫn nhau

Con giống

Con giống là vấn đề cốt lõi của năng suất, sản lượng trong sản xuấtnông nghiệp Do đó yếu tố con giống đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhsản xuất Các hộ nuôi cá ở đây phần đa không tự sản xuất giống mà mua

Trang 35

Thiện và Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk); một số thì tự ương được cá giống đểbán nhưng vẫn để lại một phần để nuôi cá thịt Nguồn cung cấp giống chủyếu cho các nông hộ như sau:

Hình 4.2 Sơ đồ nguồn cung cấp cá giống của xã Ayun Hạ.

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Bảng 4.12 Nguồn cung cấp cá giống xã Ayun Hạ.

Nguồn

cung cấp

giống

Số hộ

Diện tích mặt nước Dưới 5000 m 2 5000 – 8000 m 2 Trên 8000 m 2 Số

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Từ bảng trên cho chúng ta thấy, trong 40 hộ điều tra nguồn cung cấpgiống cá chủ yếu cho các nông hộ nuôi cá tại xã chính là các trại cá giống ởhuyện và các nông hộ tự ương Trong đó có 26 hộ lấy giống tại các trang trạicủa huyện chiểm tỷ lệ cao nhât (65%) ứng với hộ có diện tích từ 5000 – 8000

Nông hộ tự ương Trại, nông hộ ở huyện Buôn mê thuột

Các nông hộ nuôi cá ở

xã Ayun Hạ

Trang 36

giống tại địa phương tương đối ổn định hoặc có thể là các nông hộ ít có cơhội tiếp cận với các nguồn giống chất lượng tốt từ các nguồn giống tại cácđịa phương khác Tuy nhiên, do điều kiện môi trường nước không ổn địnhnên tỷ lệ hao hụt giống khá cao, đặc biệt là cá Trắm…

Cơ cấu giống cá nuôi

Vì tính chất đặc thù, Ayun Hạ là một xã thuần nông; nương rẫy nhiều

và cỏ tự nhiên khá phong phú nên rất thuận lợi trong việc phát triển chănnuôi gia súc lấy thịt và sức kéo như trâu, bò, ngựa Với việc tận dụng nguồn

cỏ có sẵn trong tự nhiên và nguồn nhân lực nhàn rỗi trong nông hộ nên cơcấu giống cá nuôi hỗn hợp của các ao nuôi cũng tương đối giống nhau và lấygiống cá trắm cỏ làm giống chủ đạo trong thành phần giống cá nuôi

Qua khảo sát 40 hộ nuôi cá ở xã tôi thấy cơ cấu giống cá nuôi thườnglà: trắm cỏ - mè trắng – chép, trắm cỏ - mè trắng – chép – trôi, trắm cỏ - mètrắng – chép – trôi – rô phi Trong đó, cơ cấu trắm cỏ - mè trắng – chép làchủ yếu trong các ao nuôi

Thức ăn

Thức ăn cho cá ở đây chủ yếu là nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương như

cỏ, lúa non, cám gạo và một số ít các hộ sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ

sử dụng trong hai tháng đầu tiên sau khi thả cá giống Điểm mạnh của thức

ăn công nghiệp là nhanh tăng trọng, không gây ô nhiễm nguồn nước, điểmyếu của thức ăn sẵn có nếu nhiều quá mà cá không ăn hết thì rất dễ gây ônhiễm nguồn nước

Chăm sóc và quản lý

Đây là khâu hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh

tế của vụ nuôi Trước khi vào đầu vụ mới người dân làm công tác xử lý aobằng cách phơi đất trong mặt ao và rắc vôi làm vệ sinh Nếu trong quá trìnhnuôi ở đất cát ở thì phải nạo vét bớt đất cát ở dưới ao, đắp tu bổ bờ cho aonuôi

Trong quá trình nuôi phải theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh, tránh

dư thừa vì dư thừa sẽ gây lãng phí và ô nhiễm

Trang 37

Nuôi cá nước ngọt ở đây là hình thức nuôi cá tăng sản, một số ít ươngcá từ cá hương lên thành cá to như đầu đũa hoặc như ngón tay thì bắt bánlàm cá giống bán cho những hộ nuôi theo hình thức tăng sản Do đó sự tăngtrưởng cá phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc của người nuôi Tập tính ăn củacá qua từng giai đoạn khác nhau, người nuôi cần nắm rõ điều để chăm sóc cáđạt năng suất cao Ở địa phương, qua điều tra 40 hộ nuôi, tôi nhận thấy cáchthức chăm sóc của các hộ gần như nhau Họ đều cho cá ăn thức ăn chủ yếu là

cỏ và bổ sung thêm thức ăn khác như cơm thừa, cám gạo, cám côngnghiệp… Hàng ngày họ cho cá ăn 2 lần vào lúc sáng và chiều Hai thángđầu, người ta cho cá ăn chủ yếu là thức ăn công nghiệp và một số phụ phẩmkhác Những tháng về sau họ cho ăn cỏ là chủ yếu để tận dụng nguồn nhânlực có sẵn trong gia đình

Ở đây, trong quá trình nuôi cá việc chủ động phòng chống bệnh cho cácòn hạn chế Bệnh thường gặp chủ yếu là bệnh đốm đỏ và bệnh loét hậu môn

do vi rút gây ra Khi phát hiện thấy có các triệu chứng không bình thườngnhư: cá bơi không xác định phương hướng, lờ đờ trên mặt nước rồi chết thìhọ vớt cá lên cho khỏi ô nhiễm và sau đó mới đi mua thuốc về chữa trị; rấtmay bệnh này dễ chữa trị nên không thiệt hại nhiều lắm cho nông hộ

Vào mùa mưa: Mùa mưa ở Tây Nguyên ngắn nhưng lượng mưa tươngđối nhiều để chủ động cho bảo vệ ao nuôi hộ nuôi cần phải đắp bờ kiên cố

Trang 38

Hộ nuôi cá Người tiêu dùng

Thường thì trước khi thu hoạch hai ngày, người nuôi thường ngưngcho cá ăn để khi vận chuyển cá không bị ép chết và cho thịt cá ngon sạchhơn; khi thu hoạch giữ cho cá không bị xây xát giảm được tỷ lệ hao hụt cá,không làm giảm giá trị thương phẩm

Ở đây họ không phải lo về vấn đề vận chuyển cá đi bán vì đa số cácthương lái tới mua tận ao rồi đưa đi các chợ, các nhà hàng,…Đặc biệt làcung cấp cho thành phố Pleiku Một số hộ cũng tự đem đi chợ bán với giácao hơn bán cho thương lái những sản lượng bán thường ít Qua khảo sát các

hộ nuôi thì giá cá trắm cỏ và cá chép bán cùng một giá và dao động từ25.000–27.000đồng/kg, còn cá mè giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/kg

4.2.5 Tình hình tiêu thụ

Kênh tiêu thụ

Thị trường mà sản phẩm cá ở Ayun Hạ cung cấp chủ yếu là thành phốPleiku, huyện Chư Sê và cung cấp trong huyện Phú Thiện Tuy vị trí của xãAyun Hạ khá xa với thành phố Pleiku (72 Km) nhưng do điều kiện tự nhiênđã tạo cho xã Ayun Hạ là nơi cung cấp cá thịt nhiều nhất cho Pleiku và mộtsố nơi khác trong tỉnh Gia Lai Qua điều tra, sản phẩm cá nước ngọt đượctiêu thụ qua 3 luồng kênh như sau:

Hình 4.3 Sơ đồ kênh tiêu cá nước ngọt của hộ điều tra tại xã Ayun Hạ.

(1)

(2)

(3)

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Qua sơ đồ biểu diễn về các kênh tiêu thụ nhận thấy:

Với kênh 1: Sơ đồ này cho thấy người dân thu hoạch cá trắm cỏ, chép và

Trang 39

Với kênh 2: Đa số các hộ ở đây đều bán theo kênh này Thương láiđến tận nơi để mua, với hình thức mua số cá thu hoạch được ở ao Thườngkênh này các hộ nuôi bị ép giá, nhưng họ lại ưa thích kênh này nhiều hơn vìhình thức bán đơn giản, gọn gàng, họ không phải lo đến cách vận chuyển cá,tránh được tỷ lệ hao hụt và việc thu hoạch một lần này đỡ mất thời gian,thuận tiện cho vụ sau.

Với kênh 3: Thường một số ít thương lái tại địa phương sau khi thumua xong giao cho thương lái khác đi tiêu thụ rồi thu được tiền hoa hồng Ởkênh này thương lái 2 thường là thương lái lớn và ít có đầu mối để thu muacá tận tay bà con nông dân nên họ chấp nhận thu mua lại qua tay nhữngthương lái nhỏ

Tổng hợp số liệu điều tra 40 hộ nuôi cá nước ngọt tôi nhận thấy tổngsản lượng cá cung cấp cho thị trường là tấn/vụ phân bổ cho các kênh tiêu thụnhư sau:

Bảng 4.13 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ nuôi cá nước ngọt theo

kênh

Kênh tiêu

thụ

Sản lượng (kg)

Đơn giá (1000đ/kg)

Thành tiền (1000đ)

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2011.)

Qua bảng 4.13 thấy hầu như các loại cá như trắm cỏ, chép, trôi, rô phiđược các nông hộ bán cho các thương lái; chỉ có cá mè được bán trực tiếp tạinhà cho người tiêu dùng Tuy bán tại chợ sẽ hiển nhiên giá bán sẽ cao hơn sovới giá bán cho thương lái nhưng các hộ ít có phương tiện để bán Mặt khác,bán cho thương lái vừa nhanh gọn, lại thu tiền nhanh không mất công phảivận chuyển và mất thời gian để bán nếu các nôn hộ mang ra chợ bán nênphần đa các nông hộ ở đây chọn hình thức (2) và (3) là chủ yếu

Trích: Nguyễn Văn Bình, khuyến ngư xã Ayun Hạ nói:

“Các loài cá nước ngọt ở đây chủ yếu là được bán cho thương lái,

Trang 40

nhanh không mất thời gian do đó người dân ưa chuộng hình thức bán này Còn một số hộ đưa ra chợ bán, giá cao hơn nhưng số lượng này rất ít

vì đa số không có phương tiện để bán, mất thời gian nhiều và điều quan trọng là thu lại tiền chậm.”

Giá cả đầu ra cho sản phẩm

Vì đặc điểm của các nông hộ nuôi cá ở đây khi thu hoạch cá chủ yếubán cho các thương lái nên giá không cao và thường bị ép giá Thường cácmức giá giữa các mùa vụ dao động từ 25000 – 27000đồng/kg đối với cácloại cá trắm cỏ, chép, trôi; còn cá mè bán tại nhà cho người tiêu dùng vớimức giá dao động từ 12000 – 15000đồng/kg

4.3 Phân tích hoạt động và hiệu quả nghề nuôi cá nước ngọt.

Theo số liệu điều tra 40 hộ nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun Hạ với tổngdiện tích mặt nước sử dụng là 194800m2 Trong đó có 20 hộ có diện tích mặtnước sử dụng dưới 5000m2 và 20 hộ có diện tích trên 5000m2 Diện tích mặtnước nuôi của mỗi hộ là khác nhau tùy thuộc vào mức đầu tư Thời gian nuôicủa một vụ thường là 12 tháng nên tôi chỉ tập trung phân tích một vụ nuôitrong một năm

4.3.1 Phân tích chi phí đầu tư

Để biết được kết quả, hiệu quả của việc nuôi cá nước ngọt tại xã Ayun

Hạ, tôi điều tra 40 hộ đang tham gia sản xuất tương ứng với 40 ao nuôi vàxác định 2 loại chi phí trong quá trình sản xuất: Chi phí lao động và chi phívật chất

Cách xác định chi phí lao động.

Chi phí lao động được tính theo công lao động và giá trị của công laođộng Cách thức tính công lao động như sau:

Tổng số công lao động = công lao động nhà + công lao động thuê

Công lao động nhà: Bao gồm thời gian trong ngày bỏ ra để sản xuất cánước ngọt như chuẩn bị thức ăn, cho cá ăn, trông coi ao vào lúc sáng sớm vàvào lúc tối trước khi đi ngủ Tôi khảo sát thời gian tiêu tốn trong ngày, xongquy về thời gian tiêu tốn trong tháng bằng cách nhân cho 30 (ngày), sau đó

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 2004 – 2010. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 2.1 Sản lượng cá nuôi nước ngọt thế giới giai đoạn 2004 – 2010 (Trang 7)
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng hàng năm của một số cây trồng chính của xã Ayun Hạ - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng hàng năm của một số cây trồng chính của xã Ayun Hạ (Trang 22)
Bảng 4.5. Tình hình phát triển vật nuôi của xã Ayun Hạ qua các năm. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.5. Tình hình phát triển vật nuôi của xã Ayun Hạ qua các năm (Trang 24)
Bảng 4.9. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá nước ngọt. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.9. Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá nước ngọt (Trang 29)
Bảng trên cho thấy, trình độ văn hóa tỷ lệ nghịch với diện tích, tất cả  các chủ hộ nuôi cá đều học qua cấp I và cấp II và chiếm tỷ lệ cao nhất là hộ   có diện tích trung bình - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng tr ên cho thấy, trình độ văn hóa tỷ lệ nghịch với diện tích, tất cả các chủ hộ nuôi cá đều học qua cấp I và cấp II và chiếm tỷ lệ cao nhất là hộ có diện tích trung bình (Trang 30)
Bảng 4.10. Lượng tiền vay phân bố theo nguồn vay của hộ nuôi cá nước ngọt. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.10. Lượng tiền vay phân bố theo nguồn vay của hộ nuôi cá nước ngọt (Trang 31)
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn cung cấp cá giống của xã Ayun Hạ. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Hình 4.2. Sơ đồ nguồn cung cấp cá giống của xã Ayun Hạ (Trang 35)
Với kênh 1: Sơ đồ này cho thấy người dân thu hoạch cá trắm cỏ, chép và  trôi để bán cho thương lái, còn cá mè thì họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
i kênh 1: Sơ đồ này cho thấy người dân thu hoạch cá trắm cỏ, chép và trôi để bán cho thương lái, còn cá mè thì họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng (Trang 38)
Bảng 4.17. Chi phí bình quân trên 1000m 2  ao nuôi/vụ. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.17. Chi phí bình quân trên 1000m 2 ao nuôi/vụ (Trang 44)
Bảng 4.18. Chi phí bình quân cho 1000m 2  ao nuôi/vụ Quy Mô I. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.18. Chi phí bình quân cho 1000m 2 ao nuôi/vụ Quy Mô I (Trang 45)
Bảng 4.19. Chi phí bình quân 1000m 2  ao nuôi/vụ Quy Mô II. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.19. Chi phí bình quân 1000m 2 ao nuôi/vụ Quy Mô II (Trang 46)
Bảng  4.20. Chi phí bình quân 1000m 2  ao nuôi/vụ Quy Mô III. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
ng 4.20. Chi phí bình quân 1000m 2 ao nuôi/vụ Quy Mô III (Trang 47)
Bảng 4.24. Kết quả - Hiệu quả sản xuất cho 1000m 2  ao nuôi/vụ Quy  Mô II. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.24. Kết quả - Hiệu quả sản xuất cho 1000m 2 ao nuôi/vụ Quy Mô II (Trang 52)
Bảng 4.26. Kết quả - Hiệu quả sản xuất cho 1000m 2  ao nuôi/vụ của 3  Quy Mô. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.26. Kết quả - Hiệu quả sản xuất cho 1000m 2 ao nuôi/vụ của 3 Quy Mô (Trang 53)
Bảng 4.27: Ảnh hưởng của số năm nuôi đến năng suất cá. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.27 Ảnh hưởng của số năm nuôi đến năng suất cá (Trang 56)
Bảng 4.28. Ảnh hưởng số lần tham dự lớp tập huấn đến năng suất cá. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.28. Ảnh hưởng số lần tham dự lớp tập huấn đến năng suất cá (Trang 57)
Bảng 4.29. Ảnh hưởng trình độ học vấn của chủ hộ đến năng suất cá. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.29. Ảnh hưởng trình độ học vấn của chủ hộ đến năng suất cá (Trang 58)
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của mật độ thả đến năng suất cá. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.30. Ảnh hưởng của mật độ thả đến năng suất cá (Trang 59)
Bảng 4.31.  Ảnh hưởng của số công lao động đến năng suất cá. - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Bảng 4.31. Ảnh hưởng của số công lao động đến năng suất cá (Trang 60)
Phụ lục 3: Hình ảnh thực tập - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
h ụ lục 3: Hình ảnh thực tập (Trang 77)
Hình 3: Người dân thu hoạch cá - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Hình 3 Người dân thu hoạch cá (Trang 78)
Hình 5: Người dân cho cá ăn - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Hình 5 Người dân cho cá ăn (Trang 80)
Hình 4: Cán bộ khuyến nông thăm ao nuôi cá nước ngọt của người dân - đánh giá hiệu quả của hoạt động nuôi cá nước ngọt tại xã ayun hạ, huyện phú thiện, tỉnh gia lai
Hình 4 Cán bộ khuyến nông thăm ao nuôi cá nước ngọt của người dân (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w