1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ

82 682 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay là một trong các hoạt động truyền thống và chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, chất lượng của các khoản vay đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thương mại. Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển, tạo nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng. Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng tuy đã đạt được những thành tựu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó “Rủi ro trong hoạt động cho vay” trở thành vấn đề rất được quan tâm trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động. Ngân hàng Thương mại ra đời với vị trí là trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong suốt thời gian qua cho chúng ta thấy rủi ro của các Ngân hàng chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng mà chiếm phần lớn trong đó chính là hoạt động cho vay. Do vậy, để đảm bảo duy trì và phát triển vững chắc các Ngân hàng cần hạn chế được rủi ro hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng được an toàn và hiệu quả là một trong những vấn đề luôn có tính thời sự và được các NHTM Việt Nam quan tâm hàng đầu. Nhất là khi những yếu tố và nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng đa dạng và phức tạp.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

THUYẾT MINH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

RỦI RO CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM,

CHI NHÁNH PHÚ THỌ

Nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 1

Chủ nhiệm đề tài: Quyền Thị Lan Phương Cộng tác viên: 1 Vũ Thị Hường

2 Nông Thị Hân Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Yến

Phú Thọ, 2013

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

2.1 Mục tiêu chung 10

2.2 Mục tiêu cụ thể 10

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu 11

4 Phương pháp nghiên cứu 11

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu 11

4.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp 12

4.3 Phương pháp thống kê, so sánh 12

4.4 Phương pháp đánh giá 13

5 Cấu trúc đề tài 13

CHƯƠNG 1 14

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 14

1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay 14

1.1.2 Các loại hình cho vay 15

1.1.2.1 Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay 15

1.1.2.2 Dựa theo thời hạn cho vay 16

1.1.2.3 Dựa theo hình thức đảm bảo các khoản vay 17

1.1.2.4 Dựa theo hình thức hình thành khoản vay 18

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 19

1.1.3.1 Đối với ngân hàng 19

1.1.3.2 Đối với người đi vay 19

1.1.3.3 Đối với nền kinh tế 20

1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 21

1.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro cho vay 21

1.2.1.1 Khái niệm rủi ro 21

1.2.1.2 Rủi ro cho vay 21

Trang 3

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng 24

1.2.2.1 Kết cấu dư nợ cho vay 24

1.2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ cho vay 24

1.2.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/dư nợ quá hạn 25

1.2.2.4 Tổn thất tín dụng cho vay 25

1.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu 26

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay 26

1.2.3.1 Từ môi trường kinh doanh 26

1.2.3.2 Môi trường tự nhiên 27

1.2.3.3 Môi trường kinh tế xã hội 28

1.2.3.4 Từ phía khách hàng 28

1.2.3.5 Từ phía ngân hàng cho vay 29

1.2.3.6 Nguyên nhân gây rủi ro từ vấn đề bảo đảm tiền vay 30

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG, CHI NHÁNH PHÚ THỌ 31

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ 31

2.1.1 Quá trình phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ 31

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý, chức năng nhiêm vụ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam,chi nhánh Phú Thọ .33

2.1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 33

2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương chi nhánh Phú Thọ 35

2.1.3 Kết quả đạt được của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam,chi nhánh Phú Thọ 36

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 36

2.1.3.2 Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh 40

2.1.3.3 Doanh thu từ dịch vụ 41

2.2 Thực trạng rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, chi nhánh Phú Thọ 42

2.2.1 Thực trạng tại ngân hàng kỹ thương, chi nhánh Phú Thọ 42

2.2.1.1 Chính sách quản lý rủi ro cho vay 42

Trang 4

2.2.1.2 Quy trình cho vay 43

2.2.2 Phân tích tình hình chung về rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương, chi nhánh Phú Thọ 47

2.2.2.1 Tình hình dư nợ cho vay 47

2.2.2.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu 54

2.3 Đánh giá tình hình rủi ro cho vay 62

2.3.1 Những kết quả đạt được 62

2.3.2 Những hạn chế còn vướng mắc 63

2.3.3 Nguyên nhân 64

2.3.3.1 Từ phía khách hàng 64

2.3.3.2 Từ phía ngân hàng 65

CHƯƠNG 3: 66

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH PHÚ THỌ 66

3.1 Định hướng mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh Phú Thọ 66

3.1.1 Mục tiêu dài hạn 66

3.1.2 Mục tiêu cụ thể trong thời gian tới 67

3.2 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương chi nhánh Phú Thọ 68

3.2.1 Hoàn thiện công tác đánh giá và nhận định khách hàng 68

3.2.1.1 Tìm hiểu, phân tích và nhận định thông tin về khách hàng 68

3.2.1.2 Làm tốt công tác thẩm định trong khi xem xét cho vay 68

3.2.1.3 Thực hiện tốt công tác giám sát, xếp hạng rủi ro và những biện pháp xử lý thu hồi nợ 70

3.2.1.4 Biện pháp xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ có vấn đề và thu hồi nợ 72

3.2.2 Cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh cho khách hàng 72

3.2.3 Giải pháp về tăng cường phẩm chất và năng lực cán bộ 73

3.2.3.1 Chính sách khen thưởng kỷ luật 73

3.2.3.2 Chính sách đào tạo: 73

3.2.3.3 Chính sách tuyển dụng: 74

3.2.4 Thực hiện bảo đảm tín dụng: 74

3.2.5 Hoàn thiện một số bước trong quy trình nghiệp vụ tín dụng 75

Trang 6

DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCPKỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011-2013 ……… ……… 28Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam,chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2013……… … ….31Bảng 2.3: Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011- 2013… 32Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ……… …… 36Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2013.……….… … 38Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2013…… …… 40Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013………… … 43Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013…….…… 44Bảng 2.9: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2013 47Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011- 2013 49Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2013……… …29Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 – 2013………… … 41Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2013……… 42

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ……… ………… … 24

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay Ngân hàng TechcomBank Phú Thọ………….36

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động cho vay là một trong các hoạt động truyền thống và chủ yếucủa các Ngân hàng thương mại Chính vì vậy, chất lượng của các khoản vayđóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng thươngmại Trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều Ngân hàng cùng tồn tại và phát triển,tạo nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Trong hoạt động cho vay của Ngânhàng tuy đã đạt được những thành tựu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn Do đó

“Rủi ro trong hoạt động cho vay” trở thành vấn đề rất được quan tâm trong tìnhhình thị trường tài chính đầy biến động

Ngân hàng Thương mại ra đời với vị trí là trung gian tài chính có vai tròquan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Thực tiễn hoạt động củacác Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong suốt thời gian qua cho chúng tathấy rủi ro của các Ngân hàng chủ yếu xuất phát từ hoạt động tín dụng mà chiếmphần lớn trong đó chính là hoạt động cho vay

Do vậy, để đảm bảo duy trì và phát triển vững chắc các Ngân hàng cầnhạn chế được rủi ro hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng được antoàn và hiệu quả là một trong những vấn đề luôn có tính thời sự và được cácNHTM Việt Nam quan tâm hàng đầu Nhất là khi những yếu tố và nguyên nhângây ra rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng đa dạng và phức tạp

Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ là một đơn vị hạchtoán độc lập trực thuộc Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, những năm qua Ngânhàng đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính- ngân hàngnói riêng và nền kinh tế nói chung Thực tiễn hoạt động cho vay tại ngân hàngTechcomBank chi nhánh Phú Thọ trong những năm vừa qua đã đạt được nhữngkết quả đáng khích lệ như: doanh số cho vay và dư nợ cho vay liên tục tăng vàvượt chỉ tiêu đề ra, lợi nhuận của ngân hàng cũng vượt chỉ tiêu…Song bên cạnhnhững kết quả đã đạt được thì hoạt động cho vay của ngân hàng TechcomBank

Trang 10

chi nhánh Phú Thọ còn nhiều hạn chế: cơ cấu cho vay chưa hợp lý, việc thu hútkhách hàng mới còn kém hiệu quả, tỷ trọng vốn cho vay của chi nhánh còn thấp

so với các chi nhánh khác của ngân hàng TechcomBank Trong cơ chế thịtrường, ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi rotrong hoạt động cho vay

Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề, chúng em đã chọn đề tài “ Rủi ro cho vay trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu khoa học Với kiến thức và

thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài nghiên cứu khoa học của chúng emkhông thể tránh khỏi thiếu xót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến phêbình, đóng góp quý báu của thầy cô nhằm giúp chúng em nâng cao trình độ hiểubiết về lý luận cũng như thực tiễn tốt hơn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phản ánh và đánh gía thực trạng hoạt động cho vay và rủi ro tại Ngânhàng Thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ Từ đó đềxuất một số giải pháp hạn chế phần nào những rủi ro cho vay tại Ngân hàngThương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay và rủi ro cho vay trong hoạt động

Ngân hàng thương mại

- Phản ánh và đánh giá thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

- Đề xuất một số giải pháp hạn chế phần nào rủi ro cho vay tại Ngân hàngThương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánhPhú Thọ

Trang 11

- Phạm vi nội dung: Rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:

Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp: Những thông tin, số liệu sơ cấp là

những thông tin, số liệu mới lần đầu được thu thập tại cơ sở nghiên cứu saunhững lần đi điều tra thực tế bằng phương pháp quan sát, phương pháp điều trabằng cách xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra…Đây là những thông tin, số liệuđược thu thập lần đầu tiên Tuy nhiên những thông tin, số liệu mới này có ýnghĩa thống kê rất cao Chính vì vậy, việc thu thập các thông tin, số liệu sơ cấp

vô cùng quan trọng cho việc đưa ra những nhận định, đánh giá và giải pháp cho

đề tài nghiên cứu

+ Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soátcác sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người Phương pháp này thườngđược dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác củathông tin, số liệu thu thập

+ Phương pháp chọn mẫu: Điều tra chọn mẫu có ý nghĩa là không tiếnhành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên một sốđơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và cho phí Vấn đề quan trọng nhất

là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện cho tổng thể chung

+ Phương pháp điều tra

* Phỏng vấn cá nhân trực tiếp

Cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra

để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn

Trang 12

Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức tạp, cần phải thu thập nhiều dữliệu, khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các câu hỏi ngắn gọn và có thể trảlời nhanh được Phỏng vấn các cá nhân có liên quan đến đề tài nghiên cứu tại cơ

sở nghiên cứu về quy trình, thủ tục…

Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp: bao gồm việc sưu tầm và thu thập

những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố Nguồn tài liệu này bao gồm:

+ Các sách, báo, tạp chí, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản,các kết quả nghiên cứu đã được công bố của cơ quan nghiên cứu, các tài liệutrên internet…

+ Các tài liệu, số liệu đã được công bố về kết quả hoạt động kinh doanh,hoạt động quản lý, sử dụng vốn trong các dự án đầu tư, báo cáo tài chính…Các

số liệu này thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu

Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được đánh giá và chọn lọc chophù hợp với yêu cầu của đề tài Sau đó được xử lý, tổng hợp và tính toán các chỉtiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và số trung bình…

4.3 Phương pháp thống kê, so sánh

Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xuthế biến động của các chỉ tiêu phân tích Phương pháp này cho phép ta phát hiệnnhững điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đangtồn tại trong lịch sử phát triển, đồng thời giúp ta phân tích được các động tháiphát triển của chúng

Trang 13

4.4 Phương pháp đánh giá

Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, số liệu sinh viên thực hiện đềtài có tham khảo ý kiến, phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, lãnh đạo và chuyên giacủa Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

5 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay và rủi ro trong hoạt động cho vay

của Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ

thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro cho vay tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về hoạt động cho vay

Cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại

để tạo ra lợi nhuận Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các Ngânhàng thương lại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên đa dạng Ởhầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới, cho vay của các Ngân hàngthương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn Khu vựccho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính- tiền tệ cung ứng Ngượclại ở hầu hết các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớnhơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dàihạn

Ở một số nước phát triển cho tới nay, khi một ngân hàng được thành lập

và đi vào hoạt động, mối quan tâm chính và thường xuyên của nó là cho ai vay

và đầu tư vào đâu Ở những nước này, đối tượng cho vay là điều làm bận tâmnhiều hơn, nếu không nói là vấn đề quan trọng nhất Trong khi đó ở các nướcphát triển tình hình lại ngược lại Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng không phảivấn đề cho ai vay, mà lợi tức có cao không và an toàn không Thậm chí những longại đại loại như vậy thực tế đã không còn vì hầu hết họ đã có những thị phầnchắc chắn và vấn đề an toàn của vốn đã có pháp luật bảo đảm Điều họ quan tâm

là làm sao huy động được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn

Cho vay của Ngân hàng thương mại, nói rộng ra là tín dụng Ngân hàngthương mại, là một lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biếnchuyển của môi trường kinh tế

Nhà kinh tế Pháp Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụng như là “Một sựtrao đổi tài hóa hiện tại lấy một tài hóa tương lai” Ở đây, chúng ta thấy yếu tốthời gian đã xen lẫn vào, cũng vì có sự xen lẫn đó cho nên có sự bất trắc, rủi ro

Trang 15

xảy ra và cần có sự tín nhiệm, sử dụng sự tín nhiệm của nhau nên mới có danh

từ tín dụng

Tại Việt Nam các quyết định 1627/2001_QĐ_NHNN ngày 31/12/2001của thống đốc ngân hàng về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụngđối với khách hàng về việc cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngânhàng Kỹ thương Việt Nam, phân tích đánh giá:

“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

1.1.2 Các loại hình cho vay

1.1.2.1 Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay

a Cho vay tiêu dùng

Mục đích của loại cho vay này là người đi vay phải sử dụng tiền vay vàoviệc tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định nhằm mục đích phục vụ lợi ích cá nhân.Khi thực hiện hình thức cho vay này, cán bộ tín dụng đã phải tính đến nguồntiền được dùng trả nợ Ngân hàng chính là thu nhập cá nhân của người vay tiền.Hình thức cho vay này chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỉ XX, khi nền kinh tếhàng hóa phát triển và những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra Hình thức phổbiến nhất của loại hình này là cho vay trả góp, một loại hình đã được áp dụng rấtthành công ở các nước phát triển

b Cho vay để kinh doanh

Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay đểphục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứngmột nhu cầu nào đó về tiền của doanh nghiệp Dựa vào đặc điểm của từng ngành

mà Ngân hàng sẽ thiết lập các điều kiện cho vay, phương thức cho vay, cáchthức trả nợ dựa trên nguồn thu tiền bán hàng của doanh nghiệp Có thể phân chialoại hình này theo tiêu thức cho vay doanh nghiệp sản xuất và cho vay thươngmại hay có thể cho vay theo các ngành nghề kinh tế: cho vay ngành côngnghiệp, ngành nông nghiệp, cho vay ngành dịch vụ

Trang 16

1.1.2.2 Dựa theo thời hạn cho vay

a Cho vay ngắn hạn

Cho vay ngắn hạn và loại hình cho vay mà có thời hạn nhỏ hơn 12 tháng.Hình thức cho vay này nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụngvốn ngắn hạn của nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất Cho vay ngắn hạn trongnhững trường hợp sau:

- Ngân hàng cho nhà nước vay để tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhànước Hình thức phổ biến hiện nay là Ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc pháthành Khả năng hoàn trả của nhà nước rất cao, song cũng không loại trừ cónhững trường hợp Nhà nước mất khả năng chi trả khi đến hạn

- Ngân hàng cho vay đối với các tổ chức tài chính như các Ngân hàng,các công ty tài chính, quỹ tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản Một sốcông ty chứng khoán vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại trong quátrình bảo lãnh và phân phối chứng khoán cho công ty phát hành Phần lớn cáckhoản cho vay này đều dựa trên uy tín của người vay

- Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăngthêm cho sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp là khách hàng chiếm số lượngđông nhất của các Ngân hàng thương mại Phần lớn các khoản cho vay này cóthế chấp hoặc cầm cố tài sản Các doanh nghiệp bán lẻ, chế biến thực phẩm, sảnxuất hàng theo thời vụ là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Các doanh nghiệpcần vay Ngân hàng để xây dựng, mở rộng cải tiến sửa chữa tài sản cố định Cáckhoản vay này có thời hạn dưới một năm

- Ngân hàng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Ngân hàng cho vay để phát triển đất đối với các công trình xây dựng vàphát triển đô thị

- Ngân hàng cho vay đối với người tiêu dùng

b Cho vay trung và dài hạn

Cho vay trung hạn là hình thức cho vay có thời hạn từ trên 1 năm đến 3năm, cho vay dài hạn từ trên 3 năm đến 10 năm, kể từ khi nhận món vay đầutiên đến khi trả hết nợ

Trang 17

- Doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn để mua trang thiết bị, xâydựng, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của khoahọc công nghệ, để tồn tại và phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn ngày càngcao.

- Nhà nước vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển

- Ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn doanh nghiệp nhằm tàitrợ cho các quá trình hình thành tài sản cố định Kì hạn và khả năng chuyển đổicủa trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp , các kế hoạchtương lai đều được Ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu

- Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định, nhằmthực hiện dự án nhất định, có thể xin vay Ngân hàng Một trong những yêu cầucho vay của Ngân hàng là người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kếhoạch đầu tư, cũng như quá trình thực hiện dự án (sản xuất kinh doanh) Thẩmđịnh dự án là điều kiện để Ngân hàng quyết định phần vốn cho vay và xác địnhkhả năng hoàn trả của doanh nghiệp

1.1.2.3 Dựa theo hình thức đảm bảo các khoản vay

a Cho vay có đảm bảo

Đây là những khoản cho vay mà bên cạnh việc cho khách hàng vay vốn,Ngân hàng còn nắm giữ tài sản của người vay với mục đích xử lý tài sản đó đểthu hồi vốn vay khi người đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng Quá trình cungứng vốn của Ngân hàng thương mại, không kể dưới hình thức nào đều làm tăngkhối lượng tiền vào nền kinh tế, làm tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường.Ngoài ra khi thực hiện việc cho vay Ngân hàng không trực tiếp quản lý nguồnvốn của mình vì thế có rất nhiều rủi ro xảy ra, nguy cơ không thu hồi đủ vốn vay

là rất cao vì thế các Ngân hàng khi cho vay thường yêu cầu người vay phải cótài sản bảo đảm cho khoản vay

Trong cho vay kinh doanh nguồn thu lợi thứ nhất là doanh thu đối với vayvốn lưu động, hoặc là khấu hao, lợi nhuận đối với những khoản vay trung và dàihạn Cho vay tiêu dùng nguồn thu nợ thứ nhất của Ngân hàng là thu nhập cánhân như tiền lương, các khoản thu nhập tài chính và các khoản thu nhập khác

Trang 18

Khi đánh giá các hoạt động của khách hàng, nếu Ngân hàng nhận thấy là nguồnthu nhập thứ nhất không có cơ sở chắc chắn thì Ngân hàng phải yêu cầu thiết lậpthêm chính sách pháp lý để có thêm nguồn thu nợ thứ hai, chính là tài sản đảmbảo cho khoản vay đó.

b Cho vay không có đảm bảo

Các khoản cho vay không có đảm bảo là khoản cho vay mà Ngân hàngkhông nắm giữ tài sản của người đi vay để xử lý nhằm thu hồi nợ mà thay vào

đó là điều kiện ràng buộc khác khi ký hợp đồng tín dụng Những điều kiện này

có thể là: người đi vay không được giao dịch với Ngân hàng nào khác, hoạtđộng kinh doanh của người đi vay phải được Ngân hàng quản lý Có như vậyNgân hàng mới quản lý được tình hình tài chính của người đi vay

Thông thường chỉ có những khách hàng có quan hệ lâu năm với Ngânhàng hoặc những khách hàng có uy tín, hay những khách hàng mà Ngân hàng cótham gia góp vốn vào thì mới được cho vay không có đảm bảo

1.1.2.4 Dựa theo hình thức hình thành khoản vay

a Cho vay trực tiếp

Phần lớn cho vay của Ngân hàng là cho vay trực tiếp Đây là các khoảncho vay khi khách hàng trực tiếp đến Ngân hàng và xin vay vốn Ngân hàng trựctiếp chuyển giao tiền cho khách hàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà haibên thoả thuận

Khi khách hàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phảithông qua trung gian nào thì họ thường vay trực tiếp Ngân hàng

b Cho vay gián tiếp

Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian Ngân hàngcho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhóm sản xuất hội nông dân, hội cựuchiến binh, hội phụ nữ Các tổ chức này thường xuyên liên kết các thành viêntheo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợicho mỗi thành viên Vì vậy việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đói giảm nghèoluôn được các trung gian rất quan tâm

Trang 19

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầuvào của quá trìmh sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sửdụng tiền sai mục đích.

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa Ngân hàng Trong trường hợp như vậy chovay trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ …)Cho vay trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro chi phí của Ngân hàng Tuy nhiên

nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình

và nếu Ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữlấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợidụng để bán hàng kém chất lượng hoặc với giá cho người vay vốn

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay

1.1.3.1 Đối với ngân hàng

Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại làhoạt động chính của ngân hàng Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng cho vaythu được lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chínhcủa ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản củangân hàng Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50%tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ ½ đến 2/3tổng thu nhập của ngân hàng Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khókhăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay củangân hàng, viêc ngân hàng không thu hồi đươc vốn, có thể là do ngân hàngbuông lỏng quản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tíndụng kém hợp lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyênnhân chủ quan từ phía khách hàng …

1.1.3.2 Đối với người đi vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại có các kỳ hạn khác nhau.Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả

Trang 20

nổi… vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thỏa thuận hình thức lãisuất vay phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

Mặt khác việc vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập trung được vốnkinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc

và lãi theo hợp đồng Bên cạnh đó việc thỏa thuận giữa ngân hàng và khách

hàng khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tiếp…

như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng

1.1.3.3 Đối với nền kinh tế

a Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế

Do đặc điểm cho vay là quy mô rộng, khách hàng đa dạng mặt khác nó làhình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Với vai trò là trung gian tài chínhngân hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn vàngười cần vốn để đầu tư

Vì thế mà ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền

là “Tiền có giá trị theo thời gian” các nguồn vốn nhàn rỗi đươc tập hợp và đầu tưcho các phương án, dự án kinh doanh khác nhau đang cần vốn để thưc hiện dự

án Đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án nghĩa là phương án, dự án đã được giảiquyết về vấn đề vốn Đây là yếu tố khó khăn, quan trọng để biến ý tưởng kinhdoanh thành thực tế Và chính nó giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội nhưtăng trưởng, phát triển kinh tế Giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng…

b Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật

Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh màcòn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm … làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quảkinh tế và vấn đề phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị,cải tiến khoa học kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệu quả đó Trong

đó vốn quyết định mọi vấn đề trong kinh doanh Đặc biệt trong xu thế hội nhậpnền kinh tế thị trường thì đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanhnghiệp Việt Nam

Trang 21

1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro cho vay

1.2.1.1 Khái niệm rủi ro

a Theo cách nghĩ truyền thống

Rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một

công việc, rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụthuộc vào ý muốn con người Có thể nói với quan điểm này, rủi ro là những điềukhông may mắn, không tốt, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, tổn thất

b Theo trường phái trung hòa

Rủi ro là giá trị và kết quả của hiện thời chưa biết đến Rủi ro là sự bấttrắc, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, mất mát, nguy hiểm và có thể lường được.Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro được hiểu là khả năng giảm sút về tài sản hay

sự giảm sút lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự kiến, hoặc là những bất trắc ngoài

ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác độngxấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Một cách khác rủi ro trongkinh doanh là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước, khi xảy ra sẽ làmcho kết quả thực tế khác xa kết quả mong muốn, dự kiến

Đối với các Ngân hàng thương mại, rủi ro là những biến cố không mongđợi có thể xảy ra gây mất mát, thiệt hại về tài sản, thu nhập trong quá trình hoạtđộng Các Ngân hàng thương mại cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mốiquan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được lợi ích xứng đáng vớimực rủi ro chấp nhận Các Ngân hàng thương mại sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi

ro mà các Ngân hàng thương mại gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồngthời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính của Ngân hàng thươngmại

1.2.1.2 Rủi ro cho vay

a Khái niệm rủi ro cho vay

Rủi ro cho vay là rủi ro về sự tổn thất tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán.

Trang 22

Chúng ta biết rằng tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ cóhoàn trả gốc và lãi giữa người đi vay và người cho vay Cho vay hoàn trả khácvới nghiệp vụ tài trợ cấp vốn của nhà nước cho các thành phần kinh tế… Hoạtđộng cho vay là hoạt động rất đa dạng, là một hoạt động kinh doanh hàng hoáphức tạp Tính phức tạp của nó chính là đối tượng kinh doanh tức là tiền tệ, ởđây tiền tệ được tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng khi cho vay.

Người ta cho rằng quyền cho vay là của người cho vay và quyền trả nợthực tế là của người đi vay Chính vì vậy đòi hỏi người cho vay phải tìm mọicách để kiểm soát được khả năng trả nợ của người đi vay, dự tính, phán đoánkhả năng, mức độ rủi ro Quan hệ cho vay là quan hệ kinh tế bình đẳng giữangười đi vay và người cho vay, là sự cam kết thoả thuận bằng các điều khoản thihành thể hiện trong các hợp đồng cho vay Sự cam kết này chính là cơ sở pháp

lý cơ bản để thực hiện nghĩa vụ của hai bên tham gia hoạt động cho vay Nó là

cơ sở pháp lý để đảm bảo tín dụng Bên cạnh đó còn có các cam kết khác bằngcác hành vi hay năng lực kinh tế, thể hiện bằng vật chất, uy tín như tài sản thếchấp, cầm cố, ký quỹ bảo lãnh

Trong cho vay một bên là người cho vay vốn, một bên là người đi vayvốn và một bên là cho vay giữa hai bên là hợp đồng tín dụng Vốn ở đây đượcthể hiện bằng tiền chứ không bằng tài sản hay bất cứ gì khác Rủi ro vẫn xảy ramặc dù bên đi vay cam kết sẽ trả đầy đủ và đúng hạn cho bên cho vay theo cácđiều khoản của hợp đồng cho vay Nhưng tình trạng vi phạm cam kết đó xảy rakhá phổ biến kể cả trong trường hợp người đi vay có đủ năng lực tài chính

Mặt khác rủi ro cho vay còn có thể xảy ra ngay cả khi bên đi vay thựchiện nghiêm các điều khoản cam kết trong hoạt động cho vay, thanh toán đầy đủtiền vay (gốc và lãi) cho bên cho vay nhưng do biến động của lãi suất, rủi rotrong trường hợp mà số tiền cho vay thu về không bằng chi phí cơ hội của khoảnvay đó ở thời điểm cho vay

Rủi ro trong cho vay là một loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng vốn làloại rủi ro phức tạp, để đánh giá rủi ro tín dụng là việc làm rất khó khăn đối vớingân hàng Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất kỳ món tiền nào, bất cứ nơi nào

Trang 23

Chính vì vậy rủi ro cho vay đòi hỏi các ngân hàng thương mại có cách nhìn cụthể về rủi ro, có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể ngăn ngừa bớtrủi ro.

b Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay

Ở nước ta vấn đề rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và vấn đề quản lý nókhông còn mới mẻ Với sự non yếu về nghiệp vụ ngân hàng đồng thời hoạt độngtrong môi trường đầy rủi ro, vấn đề nhận thức rủi ro đặc thù và quản lý nó đang

là vấn đề cấp bách trong hệ thống ngân hàng cả nước Bộ máy quản lý ngânhàng kém năng động, rủi ro càng dễ phát sinh Khiến nó không thể hiện đượchết khả năng vốn có của mình, thiệt hại cho nền kinh tế sẽ xảy ra

Rủi ro ngân hàng không những là nỗi ám ảnh của hệ thống ngân hàng mộtnước mà còn là nỗi ám ảnh chung của hệ thống ngân hàng trên thế giới Nhữngbất ngờ luôn xảy ra ngay cả đối với các ngân hàng có đội ngũ nhân sự giỏi nhất,nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó lường trước được rủi ro Vì thế nhận thứcđược rủi ro trong cho vay là những vấn đề thời sự cho hệ thống ngân hàng Cóhai loại rủi ro chính thường xẩy ra trong hoạt động cho vay trong hệ thống ngânhàng

Rủi ro về mặt tài chính bao gồm:

- Rủi ro thanh toán tiền vay: Khi người đi vay không thanh toán hoặckhông thanh toán đầy đủ tiền vay khi đến hạn do tình hình kinh doanh gặp khókhăn, dẫn đến mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc vĩnh viễn hay người đivay cố ý không trả tiền vay do ý đồ chiếm dụng hoặc lừa đảo

- Số tiền thu về (cả gốc và lãi) không bù đắp được số vốn mà ngân hàngcho vay đó bỏ ra để cho vay

- Rủi ro khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái: Do các khoản cho vay bằngngoại tệ ngày càng tăng, cùng với các nghiệp vụ khác nên các ngân hàng phảitrực tiếp tham gia vào thị trường hối đoái Từ lúc ký hợp đồng cho vay đến khigiải ngân xong Ngân hàng cần có một khoảng thời gian nhất định Do đó khótránh khỏi những rủi ro xảy ra khi tỷ giá hối đoái thay đổi

Trang 24

- Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trường ảnh hưởngđến mức lãi suất ngân hàng đang áp dụng trong các giao dịch cho vay Lãi suấtcho vay của các ngân hàng thương mại được xác định trên lãi suất bình quântrên thị trường và chính sách lãi suất của ngân hàng Mức lãi suất này được ápdụng cho người đi vay trong suốt thời gian vay (hợp đồng vay lãi suất cố định).

Vì vậy trong thời gian đó, nếu có sự biến động lớn về lãi suất sẽ gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là khả năng cạnh tranh củangân hàng trên thị trường Rủi ro về tài sản đảm bảo biến động về giá cả Rủi ronày xảy ra khi các tài sản đảm bảo bị thay cốt lõi hoặc bị chiếm đoạt hay mấtchộm ….điều này gây cho ngân hàng tổn thất khi thanh lý để bù đắp khoản vay

Để thực hiện việc cho vay một cách cho vay có hiệu quả, điều không thểkhông làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảocho vay có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trong khi bên cho vay vẫnthu hồi được gốc và có lãi

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Kết cấu dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay được tính theo thời điểm, tức là số dư cuối kỳ tính toán.Đây là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng còn phải thu hồi tại một thờiđiểm

Dựa vào kết cấu dư nợ cho vay mà ta có thể xác định rủi ro của ngân hàngcho vay cao hay thấp Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số doanh nghiệphoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnhvực nhất định hoặc cho vay tiêu dùng quá nhiều, sẽ có rủi ro lớn do mức độ tậptrung vốn cho vay cao Như vậy dựa vào kết cấu dư nợ cho vay theo thành phầnkinh tế, đối tượng, nghề nghiệp…kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quanđến khách hàng có thể đánh giá rủi ro cao hay là thấp

1.2.2.2 Tỷ lệ nợ quá hạn /tổng dư nợ cho vay

Các ngân hàng cho vay và khách hàng vay đều muốn tránh tình trạng nợquá hạn Về phía khách hàng đi vay, nếu quá hạn không trả được sẽ mất uy tín,

Trang 25

phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất trong hạn, đối với ngân hàng chovay, nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay Tỷ lệ này gián tiếpcho ta thấy quy mô của các khoản cho vay có vấn đề của ngân hàng thương mại.Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ chất lượng các hợp đồng cho vay là kém, ngânhàng phải xem xét lại khả năng, đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay, đặc biệt

là xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cho vay

Tuy nhiên, nợ quá hạn chưa phải là tổn thất của ngân hàng thương mại,đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn nàyđều dẫn đến tổn thất

1.2.2.3 Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất/dư nợ quá hạn là một chỉ tiêu trựctiếp phản ánh rủi ro Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêuđồng bị tổn thất Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có thể gây ra rủi

ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng cho vay

Nợ quá hạn có khả năng tổn thất thường bao gồm những khoản nợ quáhạn có thời gian quá hạn lớn (từ 6 tháng trở lên) Đối với ngân hàng cho vayviệc duy trì các chỉ tiêu này với tỷ lệ cao trong báo cáo tài chính là điều khóchấp nhận Ngân hàng cho vay luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống và biệnpháp duy nhất là tích cực truy thu các khoản vay này Những khoản này thực sựkhông thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động và lấy quỹ dự phòngrủi ro để bù đắp tổn thất

1.2.2.4 Tổn thất tín dụng cho vay

Tổn thất tín dụng cho vay = giá trị mất trong hoạt động cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bằng tiền bị tổn thất trong kỳ do hoạt động cho vaygây nên, đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, giá trị tuyệt đối của tổn thất

Tỷ lệ tổn thất tín dụng cho vay:

Trang 26

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng cho vay trong kỳ thì có bao nhiêu giá trị

bị tổn thất trong kỳ, nó mang tính thời kỳ thuận tiện việc khi sử dụng nó để sosánh, phản ánh giữa các kỳ

1.2.2.5 Tỷ lệ nợ xấu

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN các khoản dư nợ tín dụng kháchhàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng các loại

Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và

Nợ có khả năng mất vốn Các khoản nợ phân loại từ nhóm 3-5 được xem là nợxấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngânhàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay

Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể làdấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượngcác khoản vay

Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng cáckhoản tín dụng được cải thiện Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóacác khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay

1.2.3.1 Từ môi trường kinh doanh

Đây là những nguyên nhân gây nên rủi ro co hoạt động kinh doanh củangân hàng cho vay không xuất phát từ cán bộ cho vay hay ý thức trả nợ củakhách hàng mà do môi trường bên ngoài tác động vào Nguyên nhân này xuấthiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, nó thường gây ra những thiệt hại lớncho khách hàng và ngân hàng cho vay Bao gồm các nguyên nhân cụ thể sau:

Do sự thay đổi chính sách của chính phủ nước ta đang thực hiện quá trìnhchuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường Do đó phải tuân thủ vàchấp nhận sự biến động theo quy luật của nền kinh tế thị trường Mỗi khi nềnkinh tế biến động lên, xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sáchkinh tế mới phù hợp với điều kiện hiện hành nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới

Trang 27

nền kinh tế đất nước Các chính sách của chính phủ thường xuyên quan tâm và

có sự thay đổi kịp thời là:

- Chính sách tài khóa: Chính sách này liên quan đến cơ chế thu chi ngânsách chính phủ

- Chính sách tiền tệ: Chính phủ sử dụng các công cụ như: lãi suất chiếtkhấu, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở… Để điều chỉnh mức cung ứngtiền tệ khi có biến động xảy ra

- Chính sách đầu tư phát triển: Đây là những chính sách mà khi chính phủđiều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại, thường lànhững ảnh hưởng không tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại Tuy nhiên nếu ngân hàng thương mại nắm bắt được thông tin kinh

tế kịp thời thì sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra

Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiềulĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định

và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiềuthuận lợi Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thìrất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hộikém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngân hàng cho vay gặp rủiro

1.2.3.2 Môi trường tự nhiên

Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sảnxuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên làyếu tố khó dự đoán, nó thường xảy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểmsoát của con người Vì vậy khi có thiên tai địch hoạ xảy ra khách hàng cùng cácngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanhkhông có nguồn thu … Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phảicùng chia sẻ rủi ro với khách hàng của mình Ở Việt Nam do thời tiết diễn biếnphức tạp nên môi trường tự nhiên đươc coi là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hoạt

Trang 28

động kinh doanh của các ngân hàng cho vay khi đầu tư phát triển các thành phầnkinh tế.

1.2.3.3 Môi trường kinh tế xã hội

Môi trường kinh tế xã hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng củanhững biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi rotrong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vựckinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất

Sự thay đổi các mối quan hệ, các quan hệ ngoại giao của chính phủ cũng lànguyên nhân gây ra rủi ro lớn cho hoạt động cho vay của ngân hàng cho vay

Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyềnthống, tập quán của người dân Những yếu tố đó nhiêu khi gây khó khăn và hạnchế mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng cho vay

Tất cả những nguyên nhân khách quan trên nếu không được dự báo, và cóbiện pháp phòng ngừa kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường kinhdoanh và điều kiện kinh doanh của ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn

Khi khách hàng gặp phải rủi ro do ngyên nhân khách quan gây nên, họkhông còn đủ khả năng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay thì việc tốtnhất là ngân hàng cho vay có thể làm là giúp đỡ hỗ trợ khách hàng để kháchhàng khôi phục lại hoạt động kinh doanh tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng chovay

1.2.3.4 Từ phía khách hàng

Các yếu tố chủ quan từ phía bên đi vay chính như: Khả năng kinh doanhyếu kém hay bên đi vay có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật…cũng gây nêncác tổn thất cho các ngân hàng cho vay Trường hợp này nếu bên cho vay (ngânhàng cho vay) phát hiện ra sớm thì rủi ro có thể được ngăn chặn

Hiện nay cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên đi vay thường gặprủi ro sau

-Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tăngcùng với các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn dự thu dự

Trang 29

tính của khách hàng, như vậy việc trả nợ cho các ngân hàng cho vay sẽ gặpnhiều khó khăn.

- Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá

cả giảm thấp cũng làm nguồn thu của khách hàng không đảm bảo Ngoài ra, sựthay đổi thị hiếu tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động marketing yếu kém…cũng gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ chocác ngân hàng cho vay

- Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có hay thunhập của khách hàng nhỏ, khách hàng sẽ không có khả năng tự vực dậy khi gặpkhó khăn vì vậy cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cho vay

Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của bên đivay nhiều khi chưa tốt, nhiều đối tượng khách hàng sau khi nhận được tiền vayrồi bỏ trốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay Những tiêu chítrên cùng với những tiêu chí định lượng để ngân hàng xếp hạng khách hàng

1.2.3.5 Từ phía ngân hàng cho vay

- Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soátchặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao Chúng ta đều biết đặc điểm củakinh doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với các ngân hàng cho vayphải biết lựa sức mình để xác định lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng của mình

- Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếukém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng vàphương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn.Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng dần trong suốt quá trình

kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ Cùng với sự hạn chế

về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay Đặc thù nghềnghiệp buộc một cán bộ tín dụng phải không những có trình độ mà còn phải cóđạo đức tốt Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ cho vay đã xa ngã, cóthể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc vớikhách hàng, gây tổn thất to lớn với ngân hàng cho vay

Trang 30

1.2.3.6 Nguyên nhân gây rủi ro từ vấn đề bảo đảm tiền vay

Trong hoạt động cho vay, việc đảm bảo tài sản cho các khoản vay đượcđịnh giá gốc và ký kết giữa ngân hàng cho vay và khách hàng vay Rủi ro có thểxảy ra do ngân hàng cho vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặcgiá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu

Tóm lại: Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây nên rủi ro cho vay có ýnghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được những giải pháphữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của mình

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

- Tên viết tắt: TechcomBank chi nhánh Phú Thọ

- Địa chỉ trụ sở chính: 1961 Đại lộ Hùng Vương, phường Gia Cẩm, TPViệt Trì, Tỉnh Phú Thọ

- Fax:(0210) 3 815 028

- Số điện thoại: (0210) 3 815 027

- Giám đốc chi nhánh Ngân hàng: ông Nguyễn Thành Hưng

Qua gần hai mươi năm xây dựng và trưởng thành ngân hàng thương mại

cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ đã có những bước phát triểnvượt bậc, trở thành một chi nhánh NHTM có tiềm lực với quy mô và phạm vihoạt động kinh doanh không ngừng được mở rộng, chất lượng và hiệu quả kinhdoanh ngày càng được nâng cao, uy tín và vị thế được khẳng định, thể hiện vaitrò hết sức quan trọng và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá trình phát triển kinh

tế, xã hội của địa phương Mô hình hoạt động của chi nhánh gồm 01 trụ sởchính, 03 Phòng giao dịch.Cơ sở vật chất của chi nhánh được đầu tư xây dựng

và trang bị hiện đại để phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh và các phònggiao dịch Mạng lưới hoạt động được bố trí tập trung ở các khu vực TP Việt Trì,Thị trấn các huyện có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng ứngdụng các dịch vụ ngân hàng Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại

cổ phần kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ đã được mở rộng tới mọithành phần kinh tế, ngành nghề sản xuất kinh doanh trên địa bàn

Trang 32

Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹthương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ là kinh doanh tiền tệ Nguồn vốn huyđộng gia tăng kết hợp với đầu tư tín dụng có hiệu quả là cơ sở để hiệu quả kinhdoanh của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Chi nhánh đã triển khai ứng dụng có hiệu quả một số dịch vụ ngân hàngtheo hướng kinh doanh đa năng, điển hình là: Dịch vụ thanh toán quốc tế quamạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán kiều hối, pháttriển nhiều hình thức tín dụng có hiệu quả, dịch vụ tư vấn khách hàng chuyênnghiệp

Công nghệ ngân hàng đã có sự thay đổi căn bản theo hướng hiện đại, đápứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển Đến nay,

kỹ thuật tin học đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động của chinhánh như: Thanh toán, hạch toán kế toán, quản lý tín dụng, thông tin tín dụng,phòng ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý về lao động tiền lương…

Chi nhánh đã có nhiều quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chấtchính trị, năng lực quản lý và có trình độ nghiệp vụ, từng bước đáp ứng đượcyêu cầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong cơ chế thị trường Đây làmột trong những nhân tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinhdoanh

Ngoài ra Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánhPhú Thọ còn tập trung chỉ đạo cải tổ công tác huy động vốn mà trọng tâm là đổimới phong cách giao dịch như: Bồi dưỡng về nghiệp vụ giao dịch, học về vănhóa kinh doanh cho tất cả các đối tượng nhằm xây dựng một hình ảnh ngân hàngtốt Vì thế số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của chi nhánh đã tăng lênđáng kể Chú trọng công tác đầu tư cho vay với phương châm an toàn, hiệu quả,chú trọng mở thêm một số loại hình cho vay và đã thu hút được nhiều kháchhàng lớn với số dư cao

Chi nhánh cũng là một đơn vị thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, xã hội,xây dựng Đảng được ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu doanh nghiệp tiêu

Trang 33

biểu và Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam xếp loại tốt trongcác chi nhánh.

2.1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý, chức năng nhiêm vụ của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam,chi nhánh Phú Thọ

2.1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban

Cơ cấu tổ chức của Techcombank Phú Thọ được trình bày rõ dưới sơ đồsau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại

cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ

- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ

trách kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ trách kế toán, ngân quỹ) điều hành mọihoạt động kinh doanh và hoạt động hàng ngày của chi nhánh Thực hiện quyền

và nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các quyết định của chi nhánh Kiếnnghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của chi nhánh

+ Phòng dịch vụ khách hàng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là doanh nghiệp tư nhân, cá nhân để huy động vốn, xử lý các nghiệp

vụ liên quan đến cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ Quản lý hoạt động của các quỹtiết kiệm, điểm giao dịch, các sản phẩm cho vay phù hợp với các chế độ thể lệhiện hành của Ngân hàng Nhà nước và quy định hướng dẫn của Ngân hàngTMCP Kỹ Thương

BAN GIÁM ĐỐC

P KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

P NGÂN QUỸ

CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

P DỊCH VỤ

KHÁCH

HÀNG

Trang 34

- Phòng quản lý rủi ro: Giám sát, kiểm tra, cảnh báo các nguy cơ rủi ro,

lỗi tác nghiệp trong hệ thống cũng như của khách hàng Tính toán các quỹ tríchlập dự phòng

+ Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi

ro của chi nhánh, quản lý giám sát danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủcác giới hạn tín dụng cho từng khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định kháchhàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng đánh giá,quản lý rủi ro trong toàn bộ ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Kỹ thươngViệt Nam Tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh,tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện các báocáo hoạt động của chi nhánh

+ Chịu trách nhiệm về quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chínhphủ xử lý Là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy địnhcủa Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu

+ Là đầu mối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra, kiểmsoát, cung cấp số liệu, tình hình hoạt động cho các phương tiện thông tin đạichúng theo ủy quyền của Giám đốc, đầu mối xử lý các vấn đề liên quan tới phápluật trong hoạt động ngân hàng

Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với cácphòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của phòng

Trang 35

+ Phòng ngân quỹ: Giúp Giám đốc chỉ đạo,điều hành hoạt động ngân quỹ

theo quy định, quy chế của ngân hàng nhà nước Việt Nam Tổ chức tốt việc thu,chi tiền cho khách hàng giao dịch tại trụ sở và đảm bảo an toàn tài sản

- Các phòng giao dịch: Mỗi phòng giao dịch như một ngân hàng thu nhỏ,

có các bộ phận huy động vố, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộphận kế toán đảm nhậ các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thựchiện theo chế độ kế toán báo sổ Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giámđốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp Chinhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địabàn nhất định

2.1.2.2.Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương, chi nhánh Phú Thọ

a Chức năng

- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt

động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp củaNgân hàng TechcomBank Việt Nam

- Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền

của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốcgiao

 Dịch vụ tín dụng:

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế

Trang 36

- Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ ủy thác – đầu tưcác dự án trong nước và quốc tế Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ giađình, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực.

- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đốivới cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác

 Dịch vụ thanh toán trong nước:

- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ cho các cá nhân và tổchức kinh tế

- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước

- Chi trả lương qua tài khoản…

 Dịch vụ thanh toán ngoại hối:

- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờthu (D/A, DP, CAD), chuyển tiền (TTR)

- Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại

- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu

- Thu đổi ngoại tệ

2.1.3 Kết quả đạt được của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam,chi nhánh Phú Thọ

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu trong mỗiNgân hàng thương mại Thông qua việc huy động vốn mà các ngân hàng đã vàđang thực hiện các dịch vụ trung gian trong nền kinh tế quốc dân Do vậy, vốnđầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh được kích thích, sản phẩm

xã hội tăng lên Việc huy động vốn của Ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối vớitoàn bộ nền kinh tế, thông qua các hình thức huy động vốn, phần lớn số vốn tíchtrữ tập trung qua hệ thống ngân hàng và đưa vào đầu tư tạo ra của cải cho xãhội Mặt khác nhìn nhận từ phía các nhà kinh doanh ngân hàng thì huy động vốn

là một nghiệp vụ tạo vốn cho hầu hết các hoạt động của ngân hàng Khi thànhlập ngân hàng đã có vốn ban đầu nhưng số ban đầu này đã ở dạng vật chất nhưtrụ sở, dụng cụ…Vì vậy, để đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế

Trang 37

ngân hàng phải thu hút vốn từ bên ngoài Việc huy động được nhiều hay ít làtiền đề quyết định đến mức độ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và năng lực cạnhtranh của ngân hàng.

Xác định rõ điều này từ khi thành lập chi nhánh đến nay, ban lãnh đạo chinhánh đã quán triệt chỉ đạo tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn dướinhiều hình thức và bằng nhiều giải pháp Hoạt động huy động vốn của chi nhánhđược thể hiện:

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2013

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số tiền (tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

VHĐ 743,74 100 817,89 100 962,39 100 109,97 117,67 113,75

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ

thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh Ngânhàng TMCP Kỹ thương tăng trưởng không đồng đều và liên tục tăng qua cácnăm Cụ thể năm 2011, do sự ổn định của nền kinh tế, các cá nhân và các doanhnghiệp trên địa bàn hoạt động ổn định trở lại qua thời kì khủng hoảng nên làm

ăn có hiệu quả hơn Chính vì vậy mà trong năm 2011 tổng nguồn vốn huy độngcủa chi nhánh tăng trưởng mạnh đạt 743,74 tỷ đồng Năm 2012, tổng nguồn vốnhuy động lại chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn là 817,89 tỷ đồng, do nền kinh

Trang 38

tế có nhiều bất lợi, trên thị trường tài chính nguồn vốn không nhiều nên tínhcạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt và chỉ tăng 9,97% so với năm

2011 Năm 2013, nguồn vốn huy động tăng so với năm 2012 đạt 962,39 tỷđồng

Hiện nay Ngân hàng TechcomBank chi nhánh Phú Thọ đang hoạt độngtrên địa bàn nhỏ hẹp, kinh tế phát triển Đặc biệt phải chịu sự cạnh tranh rất lớncủa ngân hàng bạn Chính vì vậy, ngân hàng đã không ngừng mở rộng địa bànhoạt động xây dựng uy tín thương hiệu và thực trạng công tác huy động vốn tạingân hàng đã đạt được những phát triển nhất định

Tỉ đồng

Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2013

Qua biểu đồ ta thấy sự thay đổi tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhmột cách rõ rệt hơn Tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn nói riêng thói quen

sử dụng tiền mặt trong thanh toán hoặc đầu tư vào vàng, bất động sản làmphương tiện cất giữ tiền còn rất phổ biến trong dân chúng Do vậy đa dạng hóacác hình thức huy động vốn nhằm đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của nhiều ngườidân trên địa bàn đã góp phần tăng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh

Năm

Trang 39

Cụ thể, trong khoảng thời gian 2011-2013 lượng tiền gửi có kỳ hạn có xuhướng tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng tương đối ổn định Tỷ trọng tiềngửi có kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm tuy nhiên nóvẫn chiếm tỷ trọng lớn và khá ổn định giao động ở tỷ trọng 75% Năm 2011,lượng tiền gửi này chỉ tăng 2,02% so với năm 2011 đạt 12,315 tỷ đồng Năm

2013 con số này đạt 91,101 tỷ đồng, tăng 14,61% so với năm 2012 Đây làkhoản tiền nhàn rỗi mà các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội gửi vào ngânhàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn để nhằm mục đích sinh lãi Các khoảntiền này thường được gửi vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn và không được hưởngcác dịch vụ về thanh toán đi kèm Khoản tiền này mang lại nguồn vốn ổn địnhcho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh của mình Nhận thức được vai trò củanguồn tiền này, chi nhánh luôn tích cực trong việc tiếp cận khách hàng, đa dạnghoá cả về hình thức và lãi suất huy động

Trong giai đoạn 2011-2013, nguồn vốn huy động không kỳ hạn chiếm tỷtrọng tương đối ổn định, khoảng từ 20-25% tổng nguồn vốn và có xu hướngtăng dần Về giá trị tăng đáng kể, năm 2012 tăng 46,61% từ 132,63 tỷ đồng lên194,46 tỷ đồng; năm 2013 tăng 27,46% đạt mức 247,86 tỷ đồng Đây là một tốc

độ tăng khá mạnh chứng tỏ lượng khách hàng là doanh nghiệp mở tài khoản tiềngửi không kì hạn nhằm mục đích thanh toán tăng lên tại chi nhánh Đây lànguồn vốn có chi phí rẻ nên ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp khuyến khíchcác doanh nghiệp, các cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng, khuyến khích thanhtoán không dùng tiền mặt, trả lương qua tài khoản Để duy trì nguồn vốn không

kỳ hạn một cách vững chắc, chi nhánh luôn tích cực trong việc tìm kiếm kháchhàng cũng như nâng cao tiện ích của các dịch vụ đi kèm: Thanh toán nhanh,hiệu quả, chính xác, bảo mật Có thể thấy đây là một kết quả rất đáng khích lệcủa Ban lãnh đạo, đội ngũ nhân viên Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thươngViệt Nam, chi nhánh Phú Thọ khi mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước córất nhiều biến động và khó khăn

2.1.3.2 Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh

Trang 40

Xác định rõ tầm quan trọng của các nghiệp vụ tín dụng trong việc pháttriển hoạt động của chi nhánh, ban lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ thương chi nhánh Phú Thọ luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng cáchoạt động tín dụng của Ngân hàng như xây dựng một chính sách tín dụng hợp

lý, đa dạng hóa các hình thức tín dụng, tăng cường giám sát, nâng cao chấtlượng thẩm định…nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngcho vay của Ngân hàng

Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ

thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ từ năm 2011 đến 2013)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy quy mô tổng dư nợ của chi nhánh Ngânhàng không ngừng gia tăng qua các năm Tốc độ tăng trưởng dư nợ năm 2012

là 11,69%, vượt chỉ tiêu 44,57 tỷ đồng tương đương 8,91% Đến năm 2013, tốc

độ tăng trưởng đạt tới 9,05%, vượt chỉ tiêu đề ra 43,831 tỷ đồng Mức tăngtrưởng dư nợ tín dụng này của chi nhánh tương đối ổn định trong giai đoạn.Tình hình cho vay của chi nhánh có những biến động đáng chú ý, dư nợ cho vaynăm 2013 có xu hướng tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2012 Nguyên nhân là

do khu vực tỉnh Phú Thọ tập trung khá nhiều ngân hàng hoạt động nên có sựcạnh tranh gay gắt về hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng Tuy nhiên do quy

mô chi nhánh còn nhỏ so với các chi nhánh khác việc duy trì một mức độ tăngtrưởng tín dụng như trên là một mặt tích cực, rất đáng khích lệ, tạo điều kiện chochi nhánh phát triển quy mô, hoạt động của mình

Ngày đăng: 02/05/2014, 13:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Trương Quốc Cường, TS. Đào Minh Phúc, TS. Nguyễn Đức Thắng, Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng – Lý luận thực tiễn, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rủi ro tín dụng thương mại ngân hàng – Lý luận thực tiễn
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
2. TS. Phan Thu Hà , Ngân hàng thương mại (2007) , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng thương mại (2007)
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
3. TS. Phan Thị Thu Hà, Quản trị Ngân hàng Thương Mại (2009), NXB Giao Thông Vận Tải,Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Ngân hàng Thương Mại (2009)
Tác giả: TS. Phan Thị Thu Hà, Quản trị Ngân hàng Thương Mại
Nhà XB: NXB Giao Thông Vận Tải
Năm: 2009
4. TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2006), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2006)
Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
5. TS.Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính –Tiền tệ (2002), NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết tài chính –Tiền tệ (2002)
Tác giả: TS.Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính –Tiền tệ
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2002
6. Tạp chí ngân hàng – thời báo kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí ngân hàng
7. Eugene F Brighan, Joel F Houston, Quản trị tài chính, NXB Cengage Learning Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Nhà XB: NXB Cengage Learning
8. Peter Rose, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại (2004), NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại (2004)
Tác giả: Peter Rose, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2004
9. Fredeircs Mishkin , Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (2001), NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính (2001)
Tác giả: Fredeircs Mishkin , Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
Năm: 2001
10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ năm 2011, 2012, 2013 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ (Trang 29)
Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2013 - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2011 -2013 (Trang 32)
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2013 - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 - 2013 (Trang 35)
Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay chi nhánh TechcomBank Phú Thọ - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Sơ đồ 2.2 Quy trình cho vay chi nhánh TechcomBank Phú Thọ (Trang 40)
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 – 2013 - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ, giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 47)
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo ngành kinh tế tại Ngân hàng  thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.8 Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo ngành kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, chi nhánh Phú Thọ (Trang 50)
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.9 Cơ cấu nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại (Trang 53)
Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp tại  Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, - Đề tài nghiên cứu khoa học rủi ro trong hoạt động cho vay NH Techcombank Phú Thọ
Bảng 2.10 Cơ cấu nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w