+ Do hoàn cảnh đặc biệt của V là chịu tác động về tâm lý trong thời gian dài. Mặt khác, V lại là người khá lạnh lùng, khó chia sẻ cảm xúc với người khác. Trong trường hợp này nếu tôi và V không có nền tảng tốt về mối quan hệ bạn bè trong thời gian dài thì sẽ vô cùng khó khăn trong việc
tìm hiểu thu thập thông tin, nếu có thì cũng chỉ là những thông tin mang tính bề nổi, chứ không thể hiểu tường tận được hoàn cảnh của V.
+ Hoạt động công tác xã hội ở quê tôi chưa phát triển nếu không muốn nói là người dân chưa từng được tiếp cận. Nên khi gặp gỡ, kết nối các nguồn lực hỗ trợ, đặc biệt là làm vệc với các tổ chức, cơ quan thì lại càng khó khăn hơn vì họ không hiểu, còn nghi ngờ. Nếu cứ máy móc trong việc giải thích cho người ta hiểu về công tác xã hội thì sẽ rất khó khăn, mất nhiều thời gian. Mình chỉ cần đề cập đến mục đích của mình nếu phù hợp thì họ sẵn sàng giúp đỡ. Những kết quả mà tôi đạt được trong công tác kết nối nguồn lực là do yếu tố quen biết, mình đến đề cập mong muốn của mình nếu thuận lợi thì sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, thông qua chính quyền địa phương và các đoàn thể thì sẽ dễ dàng kết nối với các tổ chức, cơ quan khác đóng trên địa bàn vì họ có tiếng nói, uy tín. Vì thế tôi nhận ra rằng nếu làm công tác xã hội mà về quê nơi chúng ta đã từng lớn lên thì sẽ có hiệu quả hơn là khi chúng ta đến một nơi xa lạ.
2. Kiến nghị.
Từ những thuận lợi và khó khăn mà bản thân tôi gặp phải trong quá trình thực hành Công tác xã hội tôi cũng mạnh dạn đề bạt một số ý kiến.
Đối với cộng đồng nơi tôi thực hành:
- Từ những đoàn thể đã có sẵn như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên… Lãnh đạo địa phương cần tạo điều kiện để những cán bộ chủ chốt được tiếp cận, làm quen, tập huấn các kỹ năng Công tác xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Người dân cần được tuyên truyền về những thông tin cơ bản về hoạt động Công tác xã hội. Ít ra khi Nhân viên công tác xã hội đến làm việc tại cơ sở cũng không qua khó khăn để giải thích cho người dân hiểu về các hoạt động của mình.
Đối với nhà trường.
- Trong chương trình đào tạo cần có nhiều các hoạt động thực hành môn học. Sinh viên càng được đi nhiều càng học được nhiều kiến thức thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường không thể hình dung được. Trong qua trình thực tế sinh viên không chỉ được thực hành kỹ năng, làm quen với công việc mà quan trọng hơn là được va chạm, nâng cao khả năng giao tiếp. Sự năng động trong giao tiếp là một trong những chìa khoá quan trọng cho sự thành công trong công việc.
- Trong quá trình đi thực tế sinh viên phải tự túc tất cả các khoản kinh phí nên cũng rất khó khăn để công việc đạt hiệu quả cao. Vì thế nhà trường
cần tạo điều kiện như cho sinh viên đi thực hành thông qua các dự án, liên hệ với cơ sở nơi sinh viên thực tế…để giảm bớt gánh nặng cho sinh viên thực hành được tốt hơn.
Đối với giáo viên hướng dẫn.
- Truyền đạt cho sinh viên những kinh nghiệm thực tế quý báu, chuẩn bị về mặt tâm lý cho sinh viên trước khi triển khai các hoạt động thực hành.
- Theo dõi sát sao mọi hoạt động của sinh viên, kịp thời tham vấn cho sinh viên khi gặp khó khăn cần sự giúp đỡ.
- Tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên có thể phát huy thế mạnh của mình và phù hợp với tình hình tại địa phương nơi sinh viên đi thực hành.