1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học về tổ chức lao động khoa học cho một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp

41 750 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 86,79 KB

Nội dung

Thực trạng tổ chức lao động cho sinh viên làm thêm ở nhà hàng BBQ hiện diễn ra như thế nào? Có các giải pháp nào để tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viên làm thêm tại nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu? Tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viên làm thêm ở nhà hàng đã đạt được những kết quả tương đối tốt, tuy vậy vẫn còn những hạn chế cần tổ chức lại sao cho phù hợp với sinh viên và góp phần phát triển nhà hàng hơn nữa. Muốn tổ chức lao động cho đối tượng sinh viên tại nhà hàng BBQ cho khoa học cần chú ý đến việc sắp xếp các quy trình làm việc hợp lý, tiết kiệm tối đa thời gian.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Đối tượng nghiên cứu 5

5 Vấn đề nghiên cứu 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Phạm vi nghiên cứu 6

8 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

9 Nội dung nghiên cứu 6

10 Phương pháp nghiên cứu 7

11 Kết cấu 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1 Tổ chức lao động 9

2 Tổ chức lao động khoa học 12

2.1 Khái niệm 12

2.2 Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 14

3 Cơ sở và nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học 16

3.1 Cơ sở tổ chức lao động khoa học 16

3.2 Nguyên tắc tổ chức lao động khoa học 17

4 Tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viên 18

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CHO SINH VIÊN LÀM

THÊM TẠI NHÀ HÀNG BBQ SỐ 3 HÀNG ĐIẾU 20

1 Giới thiệu về công ty BBQ và nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu 20

2 Thực trạng về tổ chức lao động tại nhà hàng 21

2.1 Tổ chức môi trường làm việc cho sinh viên ở BBQ 22

2.2 Tổ chức thời gian làm việc cho sinh viên 24

2.3 Tổ chức phân công công việc 24

2.4 Tổ chức quy trình làm việc 25

2.5 Tình hình hoạt động của nhà hàng 26

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC CHO SINH VIÊN LÀM THÊM TẠI NHÀ HÀNG BBQ SỐ 3 HÀNG ĐIẾU 29

1 Tổ chức môi trường làm việc khoa học 29

2 Tổ chức thời gian lao động khoa học 31

3 Tổ chức phân công công việc khoa học 33

4 Tổ chức quy trình làm việc khoa học 34

KẾT LUẬN 36

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 3

Có một vấn đề mà chúng tôi nhận thấy là ở Việt Nam môi trường học tập và thực hànhcho sinh viên chưa được quan tâm, mô hình các trường đại học kết hợp với các việnnghiên cứu và các công ty đầu tư chưa được phát triển Việc sinh viên phát triển khả năngcủa bản thân tại những môi trường làm thêm thật sự cần khuyến khích Tại các nướcChâu Âu, mối liên hệ giữa sinh viên với các công ty đầu tư rất chặt chẽ Họ tạo điều kiệncho sinh viên học hỏi công việc, rèn luyện kĩ năng làm việc ngay từ khi ngồi trên ghế nhàtrường Do đó, năng lực thực hành của sinh viên nước ngoài nổi bật hơn so với nước ta.Theo chúng tôi tìm hiểu, nhiều sinh viên khi ra nước ngoài du học và cần thiết có mộtcông việc làm thêm thì khả năng thích nghi là rất yếu, các bạn gặp nhiều khó khăn trongviệc làm việc theo quy trình, làm việc nhóm, không quen với cường độ công việc Môitrường lớp học không có thời gian để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng này mà cần sinhviên tự học hỏi từ bên ngoài, cụ thể là tham gia vào chính mô hình tổ chức bằng công

Trang 4

việc làm thêm Cần thiết phải xây dựng phương pháp tổ chức lao động phù hợp để sinhviên đi làm thêm có thể làm quen và phát triển kĩ năng hơn nữa.

Phân công lao động, tổ chức công việc là nằm trong hoạt động tổ chức lao động.Đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý tại mỗi tổ chức.Việc nhà quản lý sử dụng và sắp xếp công việc hợp lý cho lao động vốn là một điều khókhăn thì với nguồn lao động sinh viên lại càng khó khăn hơn Sinh viên có thể phát triểnmột cách toàn diện thì cần những môi trường để phát triển các kĩ năng

Sinh viên là đối tượng còn ngồi trên ghế nhà trường, bị chi phối về yếu tố thờigian học tập trên giảng đường, bài vở về nhà và yếu tố năng lực làm việc Tổ chức laođộng có khoa học hay không có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển và lợi nhuận củachính tổ chức Do vậy, với những tổ chức sử dụng lao động là sinh viên lại gặp nhiều vấn

đề hơn, tổ chức lao động sao cho phù hợp? Với tư cách là những người nghiên cứu vềkhoa học quản lý, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề tổ chức lao động khoa học,đồng thời mong muốn mở rộng ra môi trường học tập, làm việc cho sinh viên, do vậy,chúng tôi đã quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình tìm hiểu tình hình nghiên cứu về vấn đề tổ chức lao động khoahọc cho đối tượng sinh viên, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề có tính mới, cần đượcquan tâm nhưng chưa được đào sâu nghiên cứu Trong chuyên ngành khoa học quản lýchúng tôi nghiên cứu, vấn đề tổ chức lao động có khoa học là vấn đề cơ bản của một tổchức Khoa Khoa học quản lý có một số môn học giúp đào tạo cho sinh viên những kĩnăng về xây dựng và phát triển tổ chức, sử dụng và phân bổ các nguồn lực của tổ chứchợp lý như: Tổ chức học đại cương, Quản trị chiến lược, Quản lý dự án, Quản lý biến đổi,Quản lý tiền lương…

Có nhiều tác giả đã nghiên cứu và viết sách về vấn đề tổ chức lao động khoa học.Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc viết cuốn sách “Quản lý dự án cơ sở lý thuyết và thực hành”,

đề cập đến những yếu tố cơ bản của tổ chức, đồng thời phân tích chi tiết vấn đề tổ chức

Trang 5

quy trình hoạt động của một tổ chức để tiến hành một dự án PGS.TS Từ Quang Phươngviết cụ thể về hoạt động tổ chức lao động, quản lý các mô hình tổ chức, quản lý thời gian,tiến độ và chi phí của công việc Trong cuốn “Quản trị chiến lược”, GS.TS Đoàn ThịHồng Vân bàn về việc xây dựng chiến lược của tổ chức, phối hợp các nguồn lực trong tổchức và coi đây là những yếu tố quan trọng của hoạt động tổ chức lao động Ngoài ra,trong cuốn “Các học thuyết quản lý”, các tác giả bàn về các học thuyết quản lý trongnhiều giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội và chỉ ra cách thức tổ chức lao động phù hợpnhất với các nhà quản lý

Từ khi nền xã hội công nghiệp trên thế giới bắt đầu hình thành và vai trò của nhàquản lý trở thành nhân tố quan trọng của tổ chức, câu hỏi cho nhà quản lý là làm sao hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả? Đến khi học thuyết “Quản lý theo khoa học” của Taylor rađời thì những vấn đề cơ sở của quản lý khoa học mới được nghiên cứu sâu rộng Ngàynay, tài liệu tham khảo về lĩnh vực này đã trở nên đa dạng và phong phú, các tổ chức đãứng dụng để tổ chức hoạt động làm việc của nhân viên tại cơ quan mình Sinh viên khitham gia làm việc trong môi trường tổ chức cũng cần đi theo những quy chuẩn nhất định,nhưng đối với đối tượng đặc biệt này thì cần phù hợp với đặc điểm và năng lực làm việc

Đã có một số nghiên cứu về đối tượng sinh viên xuất hiện nhưng chủ yếu chỉ trả lời chocâu hỏi: sinh viên nên hay không nên đi làm thêm, chứ không đặt vấn đề và giải quyếtvấn đề đâu là phương thức tổ chức lao động có khoa học phù hợp cho đối tượng sinhviên Căn cứ vào những tài liệu đã có về vấn đề tổ chức lao động khoa học và thực tế củahoạt động làm thêm của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đối tượng đặc biệt nàytrong câu hỏi nghiên cứu tổ chức lao động thế nào cho khoa học

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nhằm mục đích xây phương pháp tổ chức lao động khoa họcdành cho đối tượng sinh viên đi làm thêm tại nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu

Trang 6

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viênlàm thêm

6 Giả thuyết khoa học

Tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viên làm thêm ở nhà hàng đãđạt được những kết quả tương đối tốt, tuy vậy vẫn còn những hạn chế cần tổ chức lại saocho phù hợp với sinh viên và góp phần phát triển nhà hàng hơn nữa

Muốn tổ chức lao động cho đối tượng sinh viên tại nhà hàng BBQ cho khoa họccần chú ý đến việc sắp xếp các quy trình làm việc hợp lý, tiết kiệm tối đa thời gian

7 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hoạt động tổ chức lao động khoa học dành chođối tượng sinh viên làm thêm áp dụng trong phạm vi nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu

8 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến lý luận của hoạt động tổ chức laođộng khoa học

 Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức lao động khoa học và

tổ chức lao động dành cho đối tượng sinh viên làm thêm

 Đề xuất các giải pháp kiến nghị để xây dựng phương pháp tổ chức lao độngkhoa học dành cho đối tượng sinh viên làm thêm

Trang 7

9 Nội dung nghiên cứu

 Cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề tổ chức lao động khoa học

 Thực trạng vấn đề nghiên cứu tổ chức lao động khoa học và tổ chức laođộng khoa học dành cho đối tượng sinh viên làm thêm

 Nghiên cứu biện pháp tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinhviên làm thêm

10 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài khoa học của mình, chúng tôi sử dụng những biện pháp nghiên cứusau:

 Phương pháp quan sát: Để tìm ra những vấn đề trong hoạt động làm việccủa sinh viên, chúng tôi tiến hành quan sát thao tác hoạt động làm việc củasinh viên, quy trình làm việc của nhà hàng, cách bố trí sắp xếp các dụng cụtrong nhà hàng có đảm bảo yếu tố thuận lợi cho sinh viên trong quá trìnhlàm việc chưa Ngoài ra, chúng tôi quan sát môi trường làm việc của chosinh viên tại nhà hàng Yêu cầu tổ chức môi trường làm việc có khoa họccần được căn cứ trên những cơ sở khoa học

 Phương pháp so sánh: Dựa trên những quan sát, chúng tôi tiến hàng phươngpháp so sánh những điều kiện thực tế của nhà hàng với những tiêu chuẩnkhoa học về tổ chức lao động hợp lý, tiêu chuẩn hóa về vấn đề môi trường

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để có được phần cơ sở lý luận cho đề tài,chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề tổ chức lao động,

tổ chức lao động khoa học trong doanh nghiệp Nghiên cứu các đề tàinghiên cứu đã tiến hành trước đó để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cáchtổng quát

 Phương pháp thống kê toán học: Để có những con số cụ thể về tình hìnhdoanh thu, chi phí tiền lương, tiền vốn của nhà hàng chúng tôi cần tiến hành

Trang 8

phương pháp thống kế số liệu Ngoài ra, thời gian và cường độ làm việc củanhân viên cũng phải được đo đạc, thống kê cụ thể.

Trong những phương pháp mà chúng tôi sử dụng thì phương pháp quan sát vànghiên cứu tài liệu được sử dụng chủ yếu trong đề tài Phương pháp so sánh và thống kếtoán học là hai phương pháp bổ trợ cho nghiên cứu

11 Kết cấu

Ngoài phần phụ lục, phần mở đầu và phần kết luận, nội dung đề tài được xây dựnggồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Thực trạng tổ chức lao động khoa học cho sinh viên làm thêm tạinhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu

- Chương 3: Tổ chức lao động khoa học cho sinh viên làm thêm tại nhà hàngBBQ số 3 Hàng Điếu

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Tổ chức lao động

Để nghiên cứu vấn đề tổ chức lao động của tổ chức, chúng tôi đi làm rõ các kháiniệm tổ chức, lao động và tổ chức lao động của tổ chức để làm cơ sở lý luận nghiên cứucác vấn đề tiếp theo của tổ chức lao động khoa học

Trong cuốn sách “Các cách nhìn nhận tổ chức từ nhiều góc độ”, Gareth Morganxem tổ chức như một cơ thể sống, như một bộ não, như một nền văn hóa… Ông có nhiềuliên tưởng về tổ chức và phân tích tổ chức dưới nhiều góc độ nhìn nhận, đánh giá tổ chứctrong sự đa dạng bởi cách mà nó hình thành và tồn tại Tổ chức được hiểu theo nhiềunghĩa khác nhau Khoa học quản lý nghiên cứu tổ chức với tư cách là hệ thống con người– xã hội với những quá trình, hiện tượng và hoạt động của con người Để có một quanniệm khoa học về tổ chức cần phải nhận thức nó ở hai góc độ: Tổ chức với tư cách là mộtthực thể và tổ chức với tư cách là một hoạt động Trong bài nghiên cứu của mình, chúngtôi nghiên cứu về tổ chức theo hai góc độ mà khoa học quản lý đã đưa ra

Khi tổ chức được hiểu như một thực thể của xã hội thì cũng có nhiều quan niệm

khác nhau Theo cách hiểu thông thường nhất: “Tổ chức là một đơn vị xã hội bao gồm

những thành viên cùng gia nhập vào đơn vị xã hội đó để hoàn thành mục tiêu chung và mục tiêu cá nhân” Các nhà xã hội học lại cho rằng: “Tổ chức là một cấu trúc xã hội đặc biệt của nhóm thứ cấp (primary group), được tạo nên bởi những hành động mang tính khuôn mẫu của các thành viên và các nhóm tồn tại trong nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” Nói đến tổ chức cũng cần nhắc đến quan điểm của nhà tư tưởng C.I.

Barnard, ông quan niệm: “Tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai

hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức nhằm hoàn thành mục tiêu chung” Tóm lại, khi nghiên cứu tổ chức như một thực thể, chúng tôi đặt tổ chức trong sự

liên kết của nhiều người theo một cách thức nhất định và có mục tiêu chung

Trang 10

Theo góc độ thứ hai, tổ chức được hiểu là một hoạt động Hoạt động tổ chức làmột trong những chức năng quan trọng của quy trình quản lý Mục đích của hoạt động tổchức là nhằm kết hợp những công việc rời rạc và những cá nhân cụ thể cùng thực hiệnmột quy trình làm việc để hướng đến mục tiêu chung, cung cấp đầy đủ kịp thời số lượng

và chất lượng nguồn nhân lực, phối hợp các nguồn lực thông qua việc thiết kế một cơ cấu

tổ chức hợp lý và các mối quan hệ quyền lực Nội dung cơ bản của chức năng hoạt động

tổ chức là thiết kế bộ máy, phân công công việc và giao quyền Có thể nghiên cứu tổchức theo nhiều chiều hướng, nhiều quan điểm nhưng chắc chắn khi nói đến tổ chứcchúng ta cần phải xem xét trong phạm vi một tổ chức cụ thể Nói đến tổ chức cần đánhgiá trong mối quan hệ của một nhóm người, có yếu tố ràng buộc lẫn nhau và đặc biệttrong đó cần đến công tác quản lý, do đó, tổ chức không thể là cá nhân mà chắc chắn đóphải là sự kết hợp của các cá nhân Tổ chức mà chúng ta đang nhắc đến có thể không cần

có một địa điểm làm việc cụ thể, một công việc nhất định nhưng chắc chắn tổ chức đóphải có một tên gọi chung và một mục tiêu hướng đến là đích cuối cùng Ngoài ra, tổ

chức được hiểu là “một hành động có mục đích, có sự phối hợp giữa các cá nhân để thực

hiện một quy trình công việc theo một kế hoạch đã định trước để cùng hoàn thành một mục tiêu”.

(La Hoàng Huy, Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại công ty xi măng đá vôi

Phú Thọ, Chuyên đề tốt nghiệp, ĐH Kinh Tế Quốc Dân)

Tổ chức được định nghĩa là “hoạt động của nhiều người hay sự liên kết của

những nhóm người với nhau cùng thực hiện quy trình công việc”

(Bách khoa toàn thư)

Với ý nghĩa trên, chúng ta thống nhất hiểu “tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy,

sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung”

Từ định nghĩa này, có thể thấy những hoạt động cơ bản của hoạt động tổ chức baogồm:

 Xác định những nhiệm vụ thực hiện để đạt được mục tiêu chung

Trang 11

 Nhóm gộp các hoạt động này thành những bộ phận

 Phân công người phụ trách các bộ phận và phân công công việc của từng bộphận

 Giao phó quyền hạn tương ứng để thực hiện nhiệm vụ

 Xác lập cơ chế cho sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và trong việcphối hợp quyền hạn, thông tin, theo cả chiều ngang và chiều dọc của cơ cấu

tổ chức (thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức) Như vậy, hoạt động tổ chức thựchiện sự phân công lao động (cả lao động cụ thể và lao động quản lý) đểphát huy cao nhất khả năng của nguồn nhân lực nhằm thực hiện hiệu quảmục tiêu chung Tổ chức là một công việc chuyên môn vừa mang tính khoahọc, vừa mang tính nghệ thuật

Hoạt động công việc của cá nhân trong tổ chức tiến hành với mục đích tạo ra kếtquả nhất định hay mục đích duy trì tổ chức thì đó được gọi là lao động Trong bách khoa

toàn thư có định nghĩa: “Lao động là một hoạt động có mục đích của con người, bằng

việc sử dụng sức lực bản thân để thực hiện công việc” Hoạt động tổ chức lao động là

yếu tố quan tâm hàng đầu của mọi tổ chức khi tiến hành kết hợp các nguồn lực để thốngnhất hoạt động Tổ chức lao động như một hệ thống các phương pháp đảm bảo sự hoạtđộng của con người nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệusản xuất Từ đó, tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của conngười, trong sự kết hợp giữa ba yếu tố của quá trình lao động (con người lao động, đốitượng lao động, công cụ lao động) các mối quan hệ qua lại giữa những người lao độngvới nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó Trong các cơ quan xí nghiệp, tổ chứclao động là bộ phận cấu thành không thể tách rời của tổ chức sản xuất Tổ chức sản xuấttheo nghĩa rộng bao gồm: quản lý sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất và tổ chức lao động

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một nhà hàng nhưng hoạt động tổ chức lao độngcũng cần đảm bảo những nguyên tắc tương tự như một cơ quan xí nghiệp, hoạt động làmviệc theo một quy trình, phối hợp các nguồn lực trong cơ quan tổ chức nhằm đảm bảoquy trình hoạt động thống nhất để đảm bảo hiệu quả công việc

Trang 12

Tổ chức lao động giữ một vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất là do vai tròquan trọng của con người trong quá trình sản xuất Vấn đề kĩ thuật của sản xuất dù hoànthiện thế nào thì trong một quy trình lao động cũng không thể thiếu được sự tham gia củasức lao động con người Hoạt động tổ chức lao động tại mỗi cơ quan tổ chức yếu tố đượcchú trọng nhiều nhất là yếu tố con người Con người đóng vai trò quyết định trong chuỗidây chuyền sản xuất Người quản lý muốn hoạt động tổ chức lao động đạt hiểu quả cầnđặc biệt quan tâm đến vấn đề con người Trong nghiên cứu, đối tượng tổ chức lao động

mà chúng tôi hướng đến là sinh viên, đây là một đối tượng lao động đặc biệt Trong bộluật lao động đã quy định độ tuổi từ 18 trở lên đã đủ năng lực lao động để tham gia vàocác lĩnh vực làm việc, về trí óc lẫn thể lực nhưng với đối tượng sinh viên là đối tượng cónhững đặc điểm về thời gian, khả năng riêng biệt nên khi sử dụng nguồn nhân lực nàynhững nhà quản lý cần có sự tổ chức loa động sao cho phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng

và hiệu quả lao động

2 Tổ chức lao động khoa học

2.1 Khái niệm

Vấn đề tổ chức lao động khoa học đã được đặt ra từ giữa thế kỉ XVIII Điển hình

là Robert Owen (1771-1858), người đã xây dựng nhà máy của mình như một ngôi lànghiện đại với nhiều công trình phúc lợi công cộng và dùng phương pháp “người giám sát

im lặng” để thúc đẩy công nhân làm việc; Charles Babbage (1792-1871), người quan tâmđến mối quan hệ người quản lý và công nhân, đã đề xuất các biện pháp quản lý khoa học;Andrew Ure (1778-1857), người chủ trương “đào tạo trình độ đại học cho các nhà quảnlý”

(Trong cuốn “Các học thuyết quản lý”, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội-1996)Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những người quản lý mới phát hiện ra rằngtrong hoạt động quản lý theo khoa học nó bao gồm cả tổ chức lao động khoa học, đâychính là vấn đề quan trọng nhất của tổ chức Hoạt động tổ chức lao động khoa học có ýnghĩa to lớn trong công tác quản lý hướng đến Khi học thuyết “Quản lý theo khoa học”

Trang 13

của F.W Taylor ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong công tác tổ chức lao độngtrong xí nghiệp Người ta quan tâm đến việc tổ chức cho công nhân làm việc như thế nào

là tối ưu, làm sao cho công việc đạt được hiệu quả Khi nói đến thuyết “quản lý theo khoahọc”, chúng ta cũng có thể xác định được rằng công tác quản lý cũng nó một tiêu chuẩnkhoa học cụ thể, đã được hình thành từ trước đó, là vấn đề đã được nghiên cứu cho thựctiễn hoạt động tổ chức lao động F.W Taylor định nghĩa: “Quản lý là biết được chính xácđiều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc mộtcách tốt nhất và rẻ nhất” Từ định nghĩa này cho chúng ta thấy được rằng, để biết trướcđược những công việc người khác làm và biết được đó là công việc đã được hoàn thànhmột cách rẻ nhất và tốt nhất thì cần có thang đo, định lượng được Hoạt động lao độngcủa công nhân có căn cứ để đo lường, điều đó thể hiện chúng ta cần có một cơ sở khoahọc để xác định tính ưu việt của hoạt động làm việc Dựa trên những nghiên cứu của

Taylor, một số nhà kinh tế có khái niệm cho hoạt động tổ chức lao động: “Tổ chức lao

động khoa học là hoạt động tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng vào thực tiễn những biện pháp được thiết kế trên những thành tựu khoa học và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến” Hoạt động tổ chức lao động khoa học là bước hoàn thiện của công tác tổ chức lao

động một cách đơn thuần Chúng khác nhau ở phương pháp, cách giải quyết và mức độphân tích khoa học các vấn đề Dựa trên những cơ sở nghiên cứu về tổ chức lao động củahọc thuyết Taylor và sự phát triển ứng dụng trong mô hình các cơ quan, chúng tôi đưa racách hiểu chung nhất cho hoạt động tổ chức lao động khoa học như sau:

“Tổ chức lao động khoa học là hoạt động sử dụng và điều phối các nguồn lực trong tổ chức dựa trên những cơ sở khoa học có thể định lượng về mức độ tối ưu dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể, đồng thời áp dụng kĩ thuật tiến bộ để quá trình lao động đạt sử dụng tiết kiệm tối đa các nguồn lực mà hiệu quả lại cao nhất”

Trong hoạt động tổ chức lao động, nhà quản lý luôn hướng đến đến vấn đề tổ chứclao động một cách có khoa học hay nói cách khác hoạt động tổ chức các nguồn lực laođộng của tổ chức cần được nghiên cứu kiểm định một cách cẩn thận, là phương pháp tối

Trang 14

ưu để có thể được ứng dụng phù hợp đạt hiệu quả cho tổ chức Tổ chức lao động khoahọc chính là tổ chức lao động ở mức độ hoàn thiện hơn so với tổ chức lao động giản đơn.

Tổ chức lao động khoa học làm thay đổi cách thức tổ chức lao động cũ đưa vào đó lànhững hình thức lao động tiên tiến, những cách tổ chức hợp lý để làm tăng hiệu suấtchung của lao động Tổ chức lao động khoa học cho phép kết hợp chặt chẽ giữa kĩ thuật

và con người trong quá trình sản xuất nhằm sử dụng tốt nhất các nguồn lực vật chất vàlao động để không ngừng tăng năng suất lao động Trên thực tế, chúng ta thấy rằng cónhiều tập đoàn, công ty, nhà hàng, cơ quan xí nghiệp rất phát triển, họ thu được lợi nhuậncao, nhanh chóng mở rộng các nguồn lực và quy mô Ngược lại, một số đông các tổ chứckhông thu được lợi nhuận, làm ăn thua lỗ và tiến đến phá sản Lý giải cho thực tế này,nguyên nhân chủ yếu là do vấn đề tổ chức lao động trong mỗi tổ chức Việc tổ chức hoạtđộng có hiệu quả dựa trên một cách thức tổ chức lao động có khoa học sẽ giúp tổ chứcphát huy tối đa những nguồn lực hiện có và tiềm tàng Trong điều kiện cạnh tranh gay gắtnhư hiện nay, vấn đề tổ chức lao động khoa học lại càng đáng quan tâm hơn của mọi tổchức

2.2 Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học

2.2.1 Mục đích

Tổ chức lao động khoa học nhằm đảm bảo yếu tố sức khỏe, an toàn cho người laođộng, giảm tối đa những chi phí về mặt thời gian trong khi làm việc mà vẫn đạt kết quảcao trong công việc, góp phần vào phát triển toàn diện kĩ năng của người lao động, củng

cố các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức Tổ chức lao động một cách khoa họcgiúp phát huy tối đa khả năng của con người trong quy trình sản xuất Tổ chức sử dụngnguồn lao động sinh viên thì càng thấy rõ hơn, sinh viên là đối tượng có nhiều tiềm năngnhưng để sử dụng được hiệu quả cần công tác tổ chức đặc biệt Bởi lẽ, sinh viên vẫn làđối tượng ngồi trên ghế nhà trường chưa phát triển đầy đủ và toàn diện các kĩ năng làmviệc Đặc biệt, sinh viên còn yếu kém về những kĩ năng làm việc nhóm, xử lý nhanh tìnhhuống và chưa ý thức cao về việc tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt trong quá trình làmviệc Phần nhiều sinh viên lần đầu xa gia đình còn thiếu những kĩ năng sống, việc tham

Trang 15

gia hoạt động làm thêm thực sự giúp cho sinh viên phát triển nhiều kĩ năng cần thiết đểhoàn thiện bản thân Mục đích của việc tổ chức lao động khoa học một phần giúp sinhviên thích nghi nhanh với môi trường làm việc, ổn định hoạt động làm việc và học tập.

Ở Việt Nam, tổ chức lao động khoa học cho sinh viên chưa được đề cập đến Đây

là một vấn đề đang tồn tại mà Việt Nam còn chưa giải quyết được giữa việc học và hànhcủa sinh viên Tại nhiều nước Châu Âu, sinh viên được tham gia phát triển các kĩ năngcủa bản thân, cả về kĩ năng sống lẫn kĩ năng làm việc Các nước phát triển, họ chú trọngđến công tác tổ chức lao động một cách khoa học để tạo điều kiện cho sinh viên cơ hộilàm việc ngay từ khi còn đang trên ghế nhà trường Trên thế giới thì nhiều nước đã triểnkhai mô hình các trường đại học – viện nghiên cứu – công ty nhưng ở nước ta mới chỉ bắtđầu từ khi có mô hình của tập đoàn FPT và đại học FPT Mô hình này mới chỉ được ứngdụng trong lĩnh vực công nghệ, còn những sinh viên học những chuyên ngành khác thìsao? Họ cũng có những mong muốn được thực tập thực tế hoặc với mục đích làm thêm

để kiếm thêm thu nhập chi trả cho các khoản chi phí trong học tập thì cũng cần một cơcấu tổ chức lao động một cách khoa học Tổ chức lao động khoa học cần xuất phát từnhững mục đích mới, giải quyết được những bất cập trong hoạt động học tập và thựchành của sinh viên, việc tổ chức lao động khoa học trong các tổ chức giúp tạo môi trườngthuận lợi nhất cho sinh viên phát triển

2.2.2 Nhiệm vụ

Căn cứ theo phần mục đích cũng có thể khái quát rằng được tổ chức lao động khoahọc có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

 Tiết kiệm tối đa các nguồn lực của tổ chức

 Tạo ra hiệu quả công việc

 Xây dựng những điều kiện phát triển toàn diện các kĩ năng của sinh viên

 Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho sinh viên

Trang 16

Nhiệm vụ của hoạt động tổ chức lao động rất rõ ràng nhưng để xây dựng đượcphương pháp tổ chức lao động khoa học lại là vấn đề không dễ dàng của những nhà quảnlý.

3 Cơ sở và nguyên tắc của tổ chức lao động khoa học

3.1 Cơ sở tổ chức lao động khoa học

Cơ sở chính là những hệ thống những quan điểm, nguyên tắc, luận điểm đã đượcxác định chặt chẽ làm căn cứ để khoa học hình thành và phát triển Cơ sở xây dựngphương pháp tổ chức lao động khoa học bao gồm:

 Học thuyết Mác – Lê nin phần kinh tế chính trị: Học thuyết chứa đựngnhững quy luật của hoạt động kinh tế thị trường Để xây dựng, phát triển tổchức thì nhà quản lý cần nắm vững những hệ thống quan điểm của chủnghĩa Mác về giá trị thặng dư, cung cầu của hoạt động mua bán sản xuất

Từ đó, nhà quản lý có kế hoạch phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp

 Kiến thức về các yếu tố, điều kiện môi trường: Những điều kiện của môitrường có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc của người lao động vàhiệu quả của công việc Trong hoạt động tổ chức lao động khoa học baogồm cả hoạt động

 Quy định pháp luật: Hoạt động tổ chức lao động khoa học là cần căn cứ vàocác quy định của luật pháp, không được vi phạm những quy định của phápluật

Trang 17

 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Cơ sở này nhấn mạnh vai trò công việccủa nhà quản lý, cần phân công hợp lý các nguồn lực trong quy trình làmviệc một cách khoa học, dựa trên những kiến thức chuyên môn Nhà quản

lý hay đối tượng lao động cần có những hiểu biết về sự vận hành của máymóc có trong quy trình làm việc

3.2 Nguyên tắc tổ chức lao động khoa học

Nguyên tắc trong hoạt động tổ chức lao động khoa học là những tư tưởng chỉ đạo,những luận điểm, những yêu cầu làm căn cứ để tiến hành những nghiên cứu khoa học vàhoạt động thực tiễn nhằm hoàn thành tổ chức lao động trong tập thể Những nguyên tắc

đó bao gồm:

 Nguyên tắc khoa học: Tổ chức lao động khoa học cần tuân thủ theo cácnghiên cứu đã được kiểm nghiệm theo khoa học, nhằm tận dụng tối đa cácnguồn lực, tiết kiệm tối đa các chi phí mà lại đạt được hiệu quả nhất

 Nguyên tắc kế hoạch: Cần có công tác tổ chức kế hoạch cụ thể, đây là hoạtđộng của nhà quản lý trong việc xây dựng tiến trình lao động dựa trên một

cơ sở khoa học để tiến hành

 Nguyên tắc phù hợp tính chất công việc, năng lực của người lao động: Đây

có thể coi là nguyên tắc quan trọng nhất, quản lý quan tâm đến vấn đề conngười Tổ chức lao động muốn đạt hiệu quả cao bao giờ cũng phải căn cứtrên khả năng của con người lao động Quan tâm đến khả năng giúp nhàquản lý phân công công việc đúng đối tượng để công việc được hoàn thànhmột cách hoàn thiện nhất

 Nguyên tắc trình tự: Hoạt động làm việc trong một tổ chức cần tuân theomột trình tự, điều này đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức, ít vấn đề bấtngờ nảy sinh, kiểm soát chặt chẽ các khâu của quá trình để nhanh chóngphát hiện nhũng sai phạm, nhà quản lý sẽ nhanh chóng giải quyết được tìnhhuống

Trang 18

4 Tổ chức lao động khoa học dành cho đối tượng sinh viên

Tổ chức lao động khoa học không còn là vấn đề mới, đây là mục tiêu của mọi cơquan tổ chức muốn hướng đến sự phát triển toàn diện Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu

về tổ chức lao động khoa học ở nhiều các cơ quan tổ chức Tuy nhiên, theo chúng tôi tìmhiểu vấn đề tổ chức khoa học mới được đặt ra trong cơ cấu tổ chức, trong môi trường làmviệc của các công ty doanh nghiệp hay của các văn phòng hành chính trong cơ quan nhànước Trong đề tài nghiên cứu của mình, chúng tôi đặt ra vấn đề tổ chức lao động khoahọc riêng biệt cho đối tượng sinh viên làm thêm tại nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu.Chúng tôi cần trả lời một câu hỏi trước khi trình bày nghiên cứu rằng “Tổ chức thế nào làkhoa học dành cho đối tượng sinh viên?” Tổ chức lao động khoa học cho sinh viên nhấtthiết phải được căn cứ theo những đặc điểm của đối tượng này, tổ chức hoạt động làmviệc sao cho có thể giúp sinh viên cân bằng được hoạt động vừa học, vừa làm, đảm bảocác vấn đề sức khỏe, thời gian phù hợp, môi trường thuận lợi

Hiện nay, nước ta có hai hình thức đào tạo đại học là đào tạo tín chỉ và đào tạoniên chế Đào tạo tín chỉ là hình thức đào tạo mới, được một số trường đại học ứng dụngvào quy chế đào tạo từ năm 2005 Đào tạo tín chỉ cho phép sinh viên tự sắp xếp lịch họctheo tiến trình đạo tạo đã có sẵn Sinh viên có thể bố trí lịch học theo các khung thời gianmong muốn, tốc độ học có thể nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng môn học sinhviên đăng kí học mỗi kì Ưu điểm của hình thức đào tạo tín chỉ là giúp sinh viên chủ độngtrong kế hoạch học tập của bản thân, sắp xếp thời gian phù hợp nếu muốn tham gia cáchoạt động làm thêm Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì hình thức đào tạo tín chỉcũng có những mặt hạn chế là sự sắp xếp khung thời gian học tập hay bị chia nhỏ lẻ,không có tính cố định Sắp xếp lịch học cũng khá rắc rối khi phải đảm bảo số lượng mônhọc và đúng tiến độ đào tạo của chương trình Ngược lại, với hình thức đào tạo niên chế,quá trình học tập lại được nhà trường sắp xếp lịch sẵn cho sinh viên Hình thức đào tạoniên chế đã có từ lâu ở Việt Nam nhưng do không phát huy được tính chủ động chủ sinhviên trong tiến trình học tập nên một số trường chuyển sang đào tạo tín chỉ, còn lại một số

ít các trường đại học vẫn giữ nguyên hình thức đào tạo này

Trang 19

Sinh viên là đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng khung thời gian này lạikhông cố định Đây là vấn đề quan tâm của nhà quản lý, sử dụng nguồn lao động có tínhthất thường về mặt thời gian là sinh viên, nhà quản lý cần có hoạt động tổ chức lao độngphù hợp sao cho vẫn đảm bảo được hoạt động làm việc ổn định của tổ chức mà khôngảnh hưởng đến đời sống học tập cũng như sinh hoạt của sinh viên Sinh viên có khungthời gian làm việc không ổn định nhưng vẫn được nhiều tổ chức ưu tiên trong công táctuyển dụng bởi: sinh viên khá nhanh nhẹn, năng động, nguồn cung ứng dồi dào nên rất dễtuyển dụng, chi phí trả lương cho hoạt động làm thêm thấp Căn cứ theo những đặc điểm

về thời gian làm việc, những nhà quản lý còn căn cứ đến thể lực và khả năng của sinhviên để tuyển dụng Nhà quản lý tìm hiểu những đặc điểm của sinh viên, hoạt động nàycòn được gọi là điều tra thị trường lao động Công tác điều tra giúp nhà quản lý xây dựngmột cơ cấu tổ chức làm việc cho sinh viên một cách hợp lý đảm bảo các yêu cầu có cácyếu tố sau:

 Đảm bảo thời gian học và làm cho sinh viên

 Đảm bảo công việc phù hợp với năng lực, ngành học của đối tượng sinhviên

 Đảm bảo sự phối hợp giữa những đối tượng lao động, phát triển kĩ nănglàm việc nhóm

 Đảm bảo sức khỏe cho sinh viên

 Có chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực làm việc

 Hoạt động của tổ chức được duy trì ổn định

 Lao động của sinh viên tạo ra năng suất và hiệu quả tốt nhất

Trong hoạt động tổ chức lao động cho sinh viên, nhà quản lý đảm bảo được cácyếu tố trên sẽ hình thành một cách thức tổ chức lao động có khoa học, đảm bảo quy trìnhlàm việc có hiệu quả của tổ chức

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CHO SINH VIÊN LÀM THÊM TẠI NHÀ HÀNG BBQ SỐ 3 HÀNG ĐIẾU

1 Giới thiệu về công ty BBQ và nhà hàng BBQ số 3 Hàng Điếu

BBQ là một công ty của Hàn Quốc, chuyên kinh doanh các món ăn nướng qua hệthống các nhà hàng Nhà hàng BBQ đầu tiên ở Việt Nam là ở phố Tràng Tiền do KimHwang Jin thành lập từ năm 2007 Hiện nay, ông đang là tổng giám đốc công ty BBQViệt Nam Từ 2007 đến nay, BBQ đã trở thành một hệ thống nhà hàng chuyên cung cấpcác thực phẩm ăn nhanh từ gà cùng đồ uống có ga tại Hà Nội với 20 nhà hàng BBQ Nhàhàng BBQ số 3 Hàng Điếu là một trong những nhà hàng thuộc hệ thống này Sau 3 nămhoạt động nhà hàng đã xây dựng được cơ sở như sau:

 Về lĩnh vực hoạt động: BBQ số 3 Hàng Điếu chuyên cung cấp các sảnphẩm gà chiên, gà nướng, buger, cơm rang, nước uống có ga, pizza, sallad.

 Quy mô: Nhà hàng có diện tích khoảng 20 m2, cao 3 tầng trong đó có 2tầng phục vụ và tầng 3 là hệ thống bếp chiên, lò nướng và kho chứa hàng

 Địa điểm: Đặt tại số 3 Hàng Điếu, thuộc trung tâm của khu phố cổ, cónhiều khách nước ngoài tham quan, du lịch Đặc biệt, cửa hàng nằm tạiđiểm giao nhau giữa phố Bát Đàn, phố Hàng Cót, phố Hàng Gà nên cóđiểm bán hàng rất thuận lợi

 Nguồn lực: Nhà hàng có 12 nhân viên và 1 quản lý, 1 nhân viên quản khohàng

Quản lý phụ trách xếp ca làm việc, quản lý nhân viên, tính lương, thưởng, kếhoạch bán hàng trong tháng, quý

Quản kho phụ trách hoạt động kiểm hàng, nhập hàng, nhận hàng, đặt hàng, tráchnhiệm các đồ dùng trong nhà hàng Đặc biệt người quản kho vật liệu là sinh viên, làmtrong bộ phận bếp.

Nhân viên chia làm 4 bộ phận làm việc

Ngày đăng: 14/05/2016, 12:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng số liệu doanh thu trung bình tháng năm 2012 của nhà hàng - Đề tài nghiên cứu khoa học về tổ chức lao động khoa học cho một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp
Bảng 1 Bảng số liệu doanh thu trung bình tháng năm 2012 của nhà hàng (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w