10+ mẫu báo cáo thực tập xưởng cơ khí HOT

Xưởng cơ khí là gì? Cấu trúc của xưởng cơ khí ra sao? Làm thế nào để đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại xưởng cơ khí? Viết một bản báo cáo thực tập xưởng cơ khí có khó không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết này!

Trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp nặng trở thành một trong những ngành mũi nhọn. Cùng với đó, công nghệ chế tạo máy phải tiên phong đi đầu để thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Trong những năm gần đây, ngành cơ khí đã có những bước nhảy vọt đáng kể, cũng như có nhiều công ty cơ khí chế tạo được những sản phẩm nổi tiếng thế giới.

Nội dung chính

I. 10 mẫu báo cáo thực tập xưởng cơ khí mới nhất

1. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam

Báo cáo đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam” để nghiên cứu.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí HTMP Việt Nam

Download tài liệu

2. Tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí Công ty cơ khí chế tạo Hải Phòng

Đề tài Tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí Công ty cơ khí chế tạo Hải Phòng đã được lựa chọn và nghiên cứu thực hiện báo cáo.

Tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí Công ty cơ khí chế tạo Hải Phòng
Tổ chức lao động khoa học tại phân xưởng cơ khí Công ty cơ khí chế tạo Hải Phòng

Download tài liệu

3. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí của Công ty Cổ phần KTCN Quang Minh

Báo cáo trên đã tìm hiểu và thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tại xưởng cơ khí của Công ty Cổ phần KTCN Quang Minh.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí của Công ty Cổ phần KTCN Quang Minh
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí của Công ty Cổ phần KTCN Quang Minh

Download tài liệu

4. Báo cáo thực tập chế tạo máy xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Nghị Thắng 

Báo cáo thực tập chế tạo máy tại xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Nghị Thắng  là báo cáo của bạn sinh viên nghiên cứu về xưởng cơ khí.

Báo cáo thực tập chế tạo máy xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Nghị Thắng 
Báo cáo thực tập chế tạo máy xưởng cơ khí Công ty Cổ phần Nghị Thắng

Download tài liệu

5. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV 

Bạn sinh viên đã tìm hiểu và thực hiện báo cáo thực tập với đề tài Báo cáo thực tập tại xưởng cơ khí Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV 
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV

Download tài liệu

6. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công Ty TNHH Takako Việt Nam

Đề tài Báo cáo thực tập tại xưởng cơ khí Công Ty TNHH Takako Việt Nam được bạn sinh viên lựa chọn để thực hiện báo cáo.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công Ty TNHH Takako Việt Nam
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công Ty TNHH Takako Việt Nam

Download tài liệu

7. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí tại Công ty Cổ phần xây dựng kính HCP

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí tại Công ty Cổ phần xây dựng kính HCP là báo cáo được bạn sinh viên lựa chọn nghiên cứu.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí tại Công ty Cổ phần xây dựng kính HCP
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí tại Công ty Cổ phần xây dựng kính HCP

Download tài liệu

8. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ Phần Ứng Dụng và Công nghệ CNC Vina 

Báo cáo thực tập tại xưởng cơ khí Công ty Cổ Phần Ứng Dụng và Công nghệ CNC Vina đã được bạn sinh viên lựa chọn và nghiên cứu.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ Phần Ứng Dụng và Công nghệ CNC Vina 
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Cổ Phần Ứng Dụng và Công nghệ CNC Vina

Download tài liệu

9. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Foxconn

Báo cáo thực tập trên đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Báo cáo thực tập tại xưởng cơ khí Công ty Foxconn.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Foxconn
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty Foxconn

Download tài liệu

10. Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí Hà Thành

Báo cáo tốt nghiệp xưởng cơ khí: Quy trình và tài liệu, kỹ thuật sản xuất mã hàng áo Jacket là đề tài bạn sinh viên lựa chọn để đi sâu nghiên cứu.

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí Hà Thành
Báo cáo thực tập xưởng cơ khí Công ty TNHH cơ khí Hà Thành

Download tài liệu

100++ Báo cáo thực tập cơ khí

Báo cáo thực tập xưởng cơ khí
Xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất.

I. Cơ sở lý luận về phân xưởng cơ khí

1. Xưởng cơ khí là gì?

Xưởng cơ khí là phân xưởng sản xuất chính của nhà máy cơ khí, đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sản xuất.

  • Hầu hết các chi tiết của sản phẩm cơ khí đều phải được gia công ở xưởng cơ khí.
  • Xưởng cơ khí là nơi chiếm số lượng máy nhiều nhất cũng như những máy phức tạp và đắt tiền nhất. Bên cạnh đó còn có máy có nhiều cơ cấu, nhiều kiểu và loại khác nhau.
  • Vốn dùng để mua máy cho xưởng cơ khí là khá lớn.
  • Khối lượng lao động của xưởng cơ khí chiếm khoảng 40-60% của nhà máy cơ khí.
  • Xưởng cơ khí được tổ chức theo cơ cấu và công nghệ của sản phẩm cơ khí.

2. Cấu trúc của xưởng cơ khí

Cấu trúc của xưởng cơ khí bao gồm:

  • Bộ phận sản xuất: gồm máy cắt, gian nguội, gian kiểm tra chất lượng gia công,..
  • Bộ phận phụ: gồm chuẩn bị phôi, gian mài cắt dụng cụ cắt, kho thành phẩm, kho bán thành phẩm,..
  • Bộ phận phục vụ và sinh hoạt: phòng sinh hoạt, văn phòng,..

3. Phân loại xưởng cơ khí

  • Phân loại xưởng theo số lượng máy cắt.
  • Phân loại xưởng theo dạng sản xuất.

4. Quy hoạch mặt bằng phân xưởng sản xuất

  • Bố trí máy theo mối quan hệ về công nghệ để đảm bảo dây chuyền sản xuất hợp lý.
  • Vị trí của từng máy đặt trong xưởng cơ khí hay dây chuyền sản xuất cần được xác định sao chi phí vận chuyển là ít nhất.
  • Đảm bảo khoảng cách đúng quy định giữa các máy, giữa máy với kết cấu của xây dựng của nhà xưởng, giữa máy với đường vận chuyển trong nội bộ phân xưởng, với bộ phận sản xuất.

5. Kết cấu nhà xưởng

a. Nhà một tầng

  • Được bố trí độc lập khi phân xưởng có trọng tải nặng.
  • Loại nhà xưởng này có kết cấu chịu lực là bê tông thép. Khung lắp ghép tiêu chuẩn từ vật liệu kết cấu thường.

b. Nhà nhiều tầng

  • Được áp dụng khi phân xưởng có trọng tải nhẹ.
  • Loại nhà xưởng này có kết cấu chịu lực là bê tông cốt thép, khung lắp ghép tiêu chuẩn từ vật liệu kết cấu thường.

6. Các bước thiết kế phân xưởng cơ khí

  • Thiết kế và kiểm nghiệm quá trình công nghệ các loại chi tiết của sản phẩm cơ khí khi cần chế tạo.
  • Xác định tổng khối lượng lao động của xưởng cơ khí.
  • Xác định số máy cắt cần thiết và nhu cầu về năng lượng cho sản xuất.
  • Xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, dụng cụ, gá lắp, vận chuyển, sửa chữa.
  • Xác định nhu cầu về lao động.
  • Xác định nhu cầu về diện tích xưởng cơ khí.
  • Xác định mặt bằng phân xưởng cơ khí được bố trí những gì, như thế nào.
  • Xác định kết cấu nhà xưởng và thiết bị nâng chuyển.
  • Xác định các số liệu đặc trưng về năng lực và hiệu quả sản xuất.

Đọc thêm:

Báo cáo thực tập công nợ phải trả

Báo cáo thực tập kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh mới nhất 2020

III. Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại xưởng cơ khí

1. Những nguyên nhân gây ra tai nạn tại xưởng cơ khí

Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại xưởng cơ khí là việc làm mà công ty cơ khí nào cũng phải quan tâm và thực hiện bài bản. Việc này nhằm hạn chế tối đa thương tổn, tai nạn cho người lao động, đồng thời tránh gây mất mát và thiệt hại về người và của cho xưởng cơ khí hoặc công ty sản xuất gia công cơ khí.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những tai nạn trong quá trình sản xuất cơ khí, nhưng có một số nguyên nhân chính sau:

  • Xưởng cơ khí chưa trang bị đầy đủ các thiết bị đảm bảo an toàn cho người lao động hoặc các thiết bị bảo hộ bị hỏng, không hoạt động tốt.
  • Chưa đảm bảo an toàn được đối với thiết bị bảo hộ cho người lao động.
  • Do người lao động vi phạm các tiêu chuẩn, không tuân thủ quy trình sử dụng máy an toàn.
  • Do máy móc bị hỏng, gặp sự cố dẫn đến hở điện hoặc hoạt động không chính xác. Đây là nguyên nhân hay gây tai nạn cho người lao động.
  • Điều kiện xưởng cơ khí không tốt như thiếu ánh sáng, không có quạt thông gió hoặc quạt thông gió hoạt động không tốt, độ ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Người lao động không nghiêm túc tuân theo nội quy an toàn của xưởng cơ khí.
  • Nhà xưởng quá bừa bộn, máy móc không được sắp xếp gọn gàng. Nguyên liệu và thành phẩm không được để đúng vị trí cũng như giao thông trong xưởng không thuận tiện.

Từ những nguyên nhân này, xưởng cơ khí có thể tìm cách khắc phục và đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc và gia công cơ khí.

2. Những cách thức đảm bảo an toàn lao động khi làm việc tại xưởng cơ khí

Có rất nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, sản xuất cơ khí, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

a. Biện pháp dành cho người lao động khi làm việc trong xưởng gia công sản xuất cơ khí

  • Mặc quần áo đồng phục được chứng nhận đủ chuẩn lao động của phân xưởng, không mặc quần áo quá rộng khi vận hành máy.
  • Sử dụng các loại kính an toàn hoặc các thiết bị bảo vệ mắt trong xưởng sản xuất.
  • Không sử dụng những vật dụng không cần thiết tại xưởng cơ khí như trang sức, đồng hồ đeo tay.
  • Không mang găng tay khi vận hành máy.
  • Không sử dụng giày vải, guốc cao hay dép trong xưởng mà phải mang giày bảo hộ theo quy định của xưởng.
  • Đối với những lao động tóc dài khi vào phân xưởng nên buộc gọn lại hoặc bảo vệ bằng mũ lao động của phân xưởng, bọc lưới bảo hộ thích hợp.
  • Không tự ngắt hoặc bật nguồn điện của xưởng, điều này có thể gây chập hoặc cháy nguồn điện.
  • Xưởng cơ khí có nhiệm vụ phải đào tạo cách vận hành máy móc thiết bị mới cho nhân công trong xưởng.

b. Biện pháp đối với phân xưởng cơ khí và máy móc trong xưởng

  • Cần phân chia nhân lực vệ sinh xưởng thường xuyên, quét dọn bề mặt xưởng, sắp xếp gọn gàng nhà kho để nguyên vật liệu.
  • Cuối ngày cần vệ sinh sạch sẽ các vật dụng cần thiết, không để máy móc và thiết bị lao động quá mất vệ sinh.
  • Phải tiến hành kiểm tra máy móc cẩn thận trước khi vận hành quá trình sản xuất mới.
  • Không để các vật dễ cháy trong phân xưởng. Nguồn điện phải được đặt ở những chỗ thuận tiện và tránh xa những chỗ dễ cháy cũng như nguồn nước.
  • Dùng bàn chải để vệ sinh những phần phoi vụn.
  • Trang bị các biện pháp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Có các bộ phận bảo vệ, che chắn máy giúp máy móc bền hơn và dễ vệ sinh hơn.
  • Đảm bảo hệ thống điện an toàn, dễ dàng sử dụng.
  • Sử dụng hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm và các vùng nguy hiểm.

III. Thực hành viết báo cáo thực tập xưởng cơ khí

Để viết được một bản báo cáo thực tập xưởng cơ khí hoàn chỉnh nhất, bạn cần thiết phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ những thông tin sau:

  • Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan thực tập.
  • Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty.
  • Nghiên cứu các loại máy có tại xưởng cơ khí.
  • Nghiên cứu quy trình gia công sản phẩm.
  • Những nội dung công việc đã được giao cho trong kỳ thực tập.
  • Đưa ra đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của cơ quan thực tập.
  • Một số đề xuất đóng góp cho cơ sở thực tập.

Đọc thêm:

10+ Báo cáo thực tập kế toán bán hàng dành cho sinh viên ngành kế toán

Báo cáo thực tập kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về xưởng cơ khí để giúp bạn bước đầu lên kế hoạch xây dựng một báo cáo thực tập. Ngoài ra, 123doc luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin, tài liệu chất lượng để nghiên cứu chuyên sâu và hoàn thành thật xuất sắc báo cáo thực tập của mình.