Nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu về môi trường lao động của công nhân làm sạch vỏ tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu năm 2007 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt T
Trang 1TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE GTVT
W W W W W W W W
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG
TỚI SỨC KHỎE THỢ HÀN ĐIỆN TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ
ĐÓNG MỚI VÀ SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN THỦY
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: BSCKI PHẠM HẢI YẾN
8379
Hà Nội, năm 2010
Trang 2Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN :
Hội Môi trường Giao thông vận tải Việt nam
CƠ QUAN THỰC HIỆN :
Trung tâm Môi trường và Sức khỏe Giao thông vận tải
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN DỰ ÁN
Chủ nhiệm đề tài: BSCK I: Phạm Hải Yến
Phó chủ nhiệm đề tài: BSCKI Phạm Thị Nguyệt
Thư ký 1 BSCKI Lê Thị Xuyên
Thư ký 2 Cử nhân Nguyễn Thị Tuyết Minh
CƠ QUAN PHỐI HỢP:
1.Trung tâm bảo vệ sức khoẻ lao động và môi trường GTVT
2 Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường
3 Ban bảo hộ lao động VINASHIN
4.Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
5.Công ty TNHH hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng
6.Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
Trang 3
Chúng tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn tới Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam vì sự hỗ trợ tài chính cũng như đóng góp quan trọng trong việc hoàn thành nghiên cứu
Chúng tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn lãnh đạo Hội Môi trường GTVT-cơ quan chủ quản ; lãnh đạo, cán bộ và nhân viên tại 3 đơn vị lớn trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, là Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu Phà Rừng, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu đã tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu
Trang 4BSCKI Bác sỹ chuyên khoa I
Trang 5Trang
3 Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới công nghệ hàn 6
3.1 Những yếu tố nguy cơ trong môi trường hàn điện 6
3.2 Ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp lên sức khỏe thợ hàn điện 8
3.2.1 Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao 8
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.3 Thiết kế nghiên cứu 21 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 22
2.5.3 Điều tra xã hội học về điều kiện lao động và tình hình sức khỏe 24
Trang 62.7 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 25
3.1 Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện 26
3.1.1 Khảo sát thực địa về nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, vị trí lao
động, ca kíp, trang thiết bị bảo hộ lao động
3.2.1 Vi khí hậu 33
3.2.3 Nồng độ bụi 35 3.3 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 36
3.4 Đánh giá của công nhân về công việc, môi trường và điều kiện làm việc 37
3.4.1 Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37
3.4.2 Mức độ lao động thể lực của công nhân thợ hàn 38
3.4.4 Vị trí thường xuyên làm việc của công nhân thợ hàn 39
3.4.6 Mức độ chấp nhận của công nhân thợ hàn với các yếu tố gây khó chịu 40
3.4.7 Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát 41
3.5.1 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về tình hình sức khỏe, bệnh tật 42
Trang 73.5.3 Kết quả khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp 47
3.5.4.5 Kết quả xét nghiệm mangan niệu 51
3.5.5 Kết quả nghiên cứu hồi cứu về tình hình sức khỏe, bệnh tật nhóm chứng 51
3.5.6 Đánh giá chủ quan của công nhân thợ hàn về tình hình sử dụng thuốc 55
3.6 Đánh giá chủ quan của thợ hàn về gánh nặng bệnh tật 56
Chương 4 Phân tích và bàn luận 64
4.1 Đặc điểm điều kiện lao động 64
4.1.1 Thông qua khảo sát thực địa 64
4.1.2 Môi trường lao động của thợ hàn điện tại các cơ sở đóng mới và sửa
chữa phương tiện tàu thủy
4.2 Kết quả điều tra phỏng vấn 71
4.2.1 Đánh giá chủ quan của công nhân về công việc, môi trường và điều
kiện làm việc
71
Trang 85.2 Thực trạng môi trường các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy 82
5.2.1 Các yếu tố vi khí hậu 82
5.2.3 Nồng độ bụi 83 5.2.4 Nồng độ hơi khí độc 83
5.3 Kết quả cơ bản từ phỏng vấn thợ hàn về điều kiện lao động và sức khoẻ 83
5.4 Tình hình sức khỏe của công nhân hàn điện 84
5.4.1 Phân loại sức khoẻ 84
Chương 6 Giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm môi trường, dự phòng
bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe thợ hàn điện
86
Trang 9Trang
Bảng 1 Vi khí hậu tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 27
Bảng 2 Độ chiếu sáng, tia tử ngoại và cường độ tiếng ồn tại các vị trí ở các
phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy
28
Bảng 3 Cường độ tiếng ồn chung và phân tích giải tần tại các vị trí ở các
phân xưởng tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy
29
Bảng 4 Nồng độ bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 30
Bảng 5 Nồng độ kim loại trong bụi tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa
phương tiện thủy
31
Bảng 6 Nồng độ hơi khí độc tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thủy 32
Bảng 8 Kết quả hồi cứu cường độ chiếu sáng và tiếng ồn năm 2007 34
Bảng 10 Đặc điểm nhân khẩu của đối tượng nghiên cứu 36
Bảng 11 Mức độ hài lòng của công nhân với công việc 37
Bảng 13 Phương tiện bảo hộ lao động được cấp phát 41
Bảng 14 Phân bố triệu chứng bệnh về mắt 44 Bảng 15 Phân bố triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan 45
Bảng 22 Kết quả xét nghiệm mangan niệu 51
Trang 10Bảng 24 Tình hình mắc các bệnh của cán bộ văn phòng 52
Bảng 25 Kết quả chẩn đoán bệnh mắt nghề nghiệp của nhóm chứng 53
Bảng 26 So sánh kết quả phân loại sức khỏe 53 Bảng 27 So sánh tình hình mắc các bệnh 54 Bảng 28 So sánh kết quả khám bệnh về mắt 54 Bảng 29 Tần suất người khác nghỉ làm để chăm sóc thợ hàn nghỉ ốm 56
Bảng 30 Ảnh hưởng của bệnh tật tới sinh hoạt hàng ngày của các thành
viên trong gia đình
57
Bảng 31 Mối liên quan giữa tuổi nghề và sự xuất hiện các triệu chứng bệnh 59
Bảng 32 Mối quan hệ giữa triệu chứng của bệnh bụi phổi và yếu tố bụi 59
Bảng 33 Mối liên quan giữa bệnh điếc và tiếp xúc với tiếng ồn 60
Bảng 34 Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp với các
mức độ chấp nhận cảm giác ồn
60
Bảng 35 Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về mắt và ánh sáng 61
Bảng 36 Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh về da và hơi khí độc 61
Bảng 37 Mối liên quan giữa các triệu chứng bệnh nhiễm độc mangan với
hơi khí độc
62 Bảng 38 Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc điếc nghề nghiệp và tuổi nghề 62
Bảng 39 Mối quan hệ giữa tỷ lệ hiện mắc bụi phổi và tuổi nghề 63
Trang 11Trang
Biểu đồ 1 Phân bố mức độ lao động thể lực 38
Biểu đồ 4 Mức độ chấp nhân đối với các yếu tố gây khó chịu 40
Biểu đồ 5 Phân bố tình hình sức khỏe công nhân thợ hàn 42
Biểu đồ 7 Phân bố loại đờm 43 Biểu đồ 8 Phân bố triệu chứng bệnh điếc nghề nghiệp 43
Biểu đồ 10 Tình hình bệnh tật 47
Biểu đồ 12 Tình hình sử dụng thuốc 55
Biểu đồ 13 Ảnh hưởng của bệnh tật tới công việc hàng ngày 57
Biểu đồ 14 Ảnh hưởng của bệnh tật tới tâm lý các thành viên trong gia đình 58
Trang 12
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, do sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…tăng nhanh Đặc biệt, Nhà nước đang chú trọng phát triển mũi nhọn kinh tế biển do nước ta có bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài của đất nước
Trong bối cảnh thực tế đó, bên cạnh niềm phấn khởi về nguồn vốn, công ăn việc làm cho người lao động thì vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên bức bách gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người lao động Nghiên cứu của Phạm Văn Hùng, khảo sát trên 4817 mẫu để đánh giá môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trong ngành giao thông vận tải (GTVT) cho kết quả như sau: có 1527 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (TCVSCP) chiếm tới 31,7% trong đó chủ yếu là ô nhiễm bụi, tiếng ồn và hơi khí độc Bệnh nghề nghiệp phổ biến là bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp [20]
Nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu về môi trường lao động của công nhân làm sạch vỏ tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng và Nam Triệu năm
2007 cho thấy cường độ tiếng ồn vượt TCVSCP đến 12dBA, nồng độ bụi tại các vị trí lao động vẫn vượt TCVSCP nhiều lần Tỷ lệ công nhân mắc bệnh nghề nghiệp tương đối cao: 10,7% điếc nghề nghiệp tiến triển, 4,63% bệnh bụi phổi đã được giám định, công nhân có hình ảnh bệnh bụi phổi silic trên phim X-quang là 14,66% [5]
Những yếu tố có hại trong môi trường lao động vượt quá TCVSCP gây ra bệnh nghề nghiệp như: bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp, nhiễm độc mangan và bệnh mang tính chất nghề nghiệp như viêm kết mạc, sẹo giác mạc, đục thủy tinh thể, bỏng hàn Nghiên cứu đánh giá điều kiện môi trường của Lê Văn Trung và cộng sự, 1999, chỉ ra rằng ở môi trường lao động có nhiều yếu tố bị ô nhiễm thì các
Trang 13bệnh thường mắc phải cho người lao động là: bệnh đường hô hấp, bệnh về họng và da liễu Trong đó, tỷ lệ hiện mắc bệnh bụi phổi - Silic là 10,1%, tỷ lệ hiện mắc bệnh da là 38,8% chủ yếu là các bệnh sẩn ngứa và sạm da, bệnh điếc do ồn là 7%, 23,7% công nhân có chức năng hô hấp bất thường, 4,5% mắc lao Đối với môi trường có yếu tố bụi, đặc biệt là bụi có hàm lượng SiO2 cao thì mô hình bệnh tật chủ yếu là bệnh phổi, phế quản và bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ cao nhất chính là bệnh bụi phổi Silic [12]
tai-mũi-Kết quả nghiên cứu của Đặng Quốc Khánh về thực trạng điều kiện lao động
và chăm sóc sức khoẻ công nhân công ty vận tải đường thuỷ nội địa Ninh Bình năm
2004 cho thấy công nhân làm việc trong công ty thường mắc các bệnh răng hàm mặt (VQR, viêm lợi, sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất 53%), tai mũi họng (50%), Mắt (40%), Xương khớp (34%), đau đầu mất ngủ chiếm 30% Tỷ lệ công nhân mắc các bệnh này cao là do công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường lao động bụi, nóng, ồn, nhiệt độ cao [2]
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Hải Yến, Lê Thị Xuyên và cộng
sự thuộc trung tâm y tế lao động GTVT về khảo sát tình hình sức khoẻ công nhân lao động ngành GTVT thuộc các xí nghiệp vận tải năm 2002 cho thấy công nhân có sức khoẻ loại I và II là 76%, sức khoẻ loại III và IV là 24% [18]
Hiện nay, trong ngành công nghiệp đóng tàu có đội ngũ thợ hàn điện chiếm một tỷ lệ rất cao với thâm niên nghề khác nhau Những công nhân có tuổi nghề từ
10 năm trở lên dễ mắc các bệnh nghề nghiệp Họ thường xuyên phải lao động ở tư thế gò bó như: ngồi xổm, leo trèo trên cao, trong hầm tàu kín…hoặc làm việc chung với nhiều công việc khác như: thợ gõ rỉ, thợ sơn, thợ mài, thợ gò…Như vậy, cùng một lúc họ phải chịu nhiều yếu tố có hại tổng hợp trong môi trường lao động như: bụi, khói, tiếng ồn, hơi khí độc, tia hồ quang, bức xạ nhiệt và những mảnh que hàn có nhiệt độ cao bắn vào quần áo, da thịt…Những yếu tố đó sẽ gây ra những tác hại nghề nghiệp
Trang 14Qua một số nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước cho thấy: yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong môi trường lao động của công nhân trong ngành công nghiệp đóng tàu là vi khí hậu khắc nghiệp, ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn nặng nề, khói hàn, hơi khí độc Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu riêng về điều kiện lao động và sức khỏe của thợ hàn điện, các nghiên cứu trước đó cũng chưa đi sâu về các yếu tố bức xạ nhiệt như tia tử ngoại và tia hồng ngoại của tia hồ quang, yếu tố bụi và hóa học trong môi trường lao động của nhóm đối tượng này Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, Trung tâm y tế lao động GTVT đã tiến hành khảo sát môi trường lao động và khám sức khỏe, bệnh nghề nghiệp cho công nhân của một số nhà máy đóng tàu thì thấy tỷ lệ thợ hàn mắc bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp tương đối cao và thể bệnh rất nặng, một số người có thể bị đồng thời
cả 2 bệnh trên Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lao động đến sức khoẻ của thợ hàn điện trong các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy ngành GTVT là hết sức cần thiết để từ đó có các giải pháp cải thiện môi trường, nâng cao điều kiện và sức khoẻ người lao động Chính vì vậy chúng tôi thực hiện
đề án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức khoẻ của thợ hàn
điện tại một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy ngành Giao thông vận tải và đề xuất giải pháp giảm thiểu”
Trang 15MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 16CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Khái niệm về công nghệ hàn:
Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là danh từ chỉ một quá trình dùng để liên kết các chi tiết (kết cấu hoặc đắp phủ) lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim loại) để tạo lên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng
Hàn là công nghệ để nối các chi tiết với nhau thành liên kết không tháo rời được, mang tính liên tục ở phạm vi nguyên tử hoặc phân tử bằng cách đưa vào chỗ nối tới trạng thái hàn thông qua việc sử dụng một trong hai yếu tố là nhiệt hoặc áp lực, hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó Khi hàn có thể sử dụng hoặc không sử dụng vật liệu bổ sung
Nguyên lý của hàn: Khi hàn nóng chảy kim loại ở mối hàn đạt tới trạng thái lỏng Sự nóng chảy cục bộ của kim loại cơ bản được thực hiện tại các mép của phần tử ghép Có thể hàn bằng cách làm chảy kim loại cơ bản hoặc làm chảy kim loại cơ bản và vật liệu bổ sung Kim loại cơ bản và kim loại bổ sung nóng chảy tự rót vào bể hàn và tẩm ướt bề mặt rắn của các phần tử ghép Khi tắt nguồn đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc - kết tinh, sau khi bể hàn kết tinh tạo thành mối hàn nguyên khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một
2 Phương pháp hàn
2.1 Các phương pháp hàn chính hiện nay:
- Hàn gió đá (hay còn gọi là hàn khí) Phương pháp này sử dụng các khí để gia nhiệt cho chi tiết hàn đạt tới trạng thái nóng chảy và liên kết với nhau khi hàn
có thể dùng vật liệu để điền thêm hoặc không vào vị trí hàn
- Hàn hồ quang điện, gọi tắt là hàn điện Phương pháp này dùng hồ quang điện được tạo ra bởi que hàn để làm nóng chảy kim loại và que hàn để điền vào vị trí hàn
- Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ T.I.G (Tungsten Inert Gas - Hàn bằng điện cực không nóng chảy trong khí trơ): Phương pháp này dùng hồ quang được tạo ra bởi điện cực Tungsten và dùng khí trơ Argon để bảo vệ mối hàn.
Trang 17- Hàn hồ quang dưới khí bảo vệ M.I.G (Metal Inert Gas - Hàn bằng điện cực nóng chảy trong khí bảo vệ là khí trơ) Thay vì dùng que hàn, người ta dùng một cuộn dây kim loại có kích thước 0.6 đến 1.6 hoặc lớn hơn làm điện cực hàn và điện cực này cũng là dạng điện cực nóng chảy, nhưng được cung cấp một cách liên tục, nhưng vẫn được thợ hàn điều khiển nên còn gọi là bán tự động, trong trường hợp này người ta dùng khí hoạt tính (CO2) hoặc khí trơ (Argon) để làm khí bảo vệ mối hàn
2.2 Phân loại theo năng lượng sử dụng, công nghệ hàn được chia ra làm 3 loại:
- Hàn điện: dùng điện năng biến thành nhiệt năng như điện hồ quang, điện tiếp xúc
- Hàn cơ học: dùng cơ năng biến dạng kim loại tại khu vực hàn để tạo liên kết hàn như hàn nguội, hàn ma sát, hàn siêu âm
- Hàn hóa học: dùng năng lượng phản ứng hóa học tạo ra để hàn như hàn khí, hàn hóa nhiệt
2.3 Theo trạng thái kim loại mối hàn, công nghệ hàn được chia làm 2 loại:
- Hàn nóng chảy (hàn xì điện, hàn laze, hàn Plasma, hàn chùm tia điện tử, hàn hóa nhiệt, hàn hồ quang) Dùng nhiệt độ dòng hàn điện tạo ra nung nóng phần kim loại cơ bản ở chỗ cần nối, nung kim loại phụ đến trạng thái nóng chảy để chúng hòa tan vào nhau trong vũng hàn Mối hàn sẽ hình thành sau khi kim loại vũng hàn kết tinh
- Hàn áp lực (hàn siêu âm, hàn nổ, hàn nguội, hàn điện tiếp xúc, hàn ma sát, hàn cao tần, hàn rèn, hàn khí ép)
Như vậy, hàn là một quá trình chắp nối được ứng dụng rộng rãi để chế tạo và phục hồi các kết cấu và chi tiết với tính ưu việt là tiêu tốn ít kim loại, giảm chi phí lao động, thiết bị đơn giản, rút ngắn thời gian sản xuất
3 Những nguy cơ và những vấn đề liên quan tới công nghệ hàn
3.1 Những yếu tố nguy cơ trong môi trường hàn điện
Dưới góc độ môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp, xét thấy: Hàn điện được thực hiện với nhiều loại vật thể, trong nhiều điều kiện khác nhau và còn bao
Trang 18gồm nhiều chất gây ô nhiễm không khí (hơi kim loại, bụi hạt, hơi khí độc), những yếu tố vật lý bức xạ (tia hồng ngoại, tử ngoại), tiếng ồn, điện, các stress ecgonomi
do tư thế hàn không hợp lý
Những chất gây ô nhiễm không khí thông thường trong quá trình hàn phổ biến nhất là hàn thép với hồ quang kim loại bọc Người lao động phải tiếp xúc với silic, các hạt bụi oxyt sắt Bức xạ nhiệt gây phần lớn tổn thương cho thợ hàn, ví dụ như bức xạ tia tử ngoại gây viêm quanh giác mạc, bức xạ hồng ngoại gây đục thủy tinh thể và bỏng nhiệt Những tổn thương này phát sinh do việc sử dụng kính bảo
vệ, găng, quần áo bảo hộ không đúng cách Những tia lửa hay những tàn lửa có thể gây bỏng hay tổn thương mắt, da
Nghiên cứu của tác giả Karpova B.D và Kobsilo B.E (Cộng hòa liên bang Nga 1996) [34] cho thấy: quá trình hàn có những hạt phân tán cao (99% các hạt có kích thước 1-2 micromet) và với thành phần hóa học phức tạp, phụ thuộc vào thành phần của que hàn và kim loại được hàn Khi hàn trong phòng hàn chung, nồng độ của khói hàn trong khu vực hàn là 5-14 mg/m3, nó sẽ lắng xuống đường kính 1-1,5m từ điểm hàn và trong phòng hàn kín, nồng độ lên tới 100-250 mg/ m3 Khi hàn điện, trong que hàn chứa 25% mangan, 20% sắt-mangan, và sắt silic, tức hàm lượng được xác định trong môi trường là 8% mangan và 2-20% silic
Khi que hàn chứa mangan và sắt, bằng phương pháp thủ công thì phát hiện thấy MgO là 0.2 mg/m3, Fluor, CO2, NO2 Khi hàn que hàn có chứa Crom thì cho thải ra Cr là 0,1-0,15 mg/m3 1kg que hàn khi đốt cháy thải ra 16 - 48g bụi Khi hàn điện tự động hoặc bán tự động thì 1kg que hàn chứa sắt thải bụi ra 15 lần kém hơn mangan Khi hàn bằng một hợp chất nóng chảy trong 1kg nóng chảy sẽ cho 330-
400 mg Fluor Khi hàn bằng đồng trong không khí thải ra nhiều oxyd đồng, oxyd sắt, anhydrit crom, SiO2, Ozon, N O2, và hợp chất fluor với hàm lượng cao Oxyd kẽm và chì có mặt trong không khí khi hàn các kim loại này và các chất nóng chảy
Trang 19của chúng (đồng, chì) Trong thành phần của hàn nhôm – berili có oxyd berili, còn hàn bằng acetylen sẽ bốc lên ngọn lửa rất nguy hiểm dễ gây cháy nổ
Trong quá trình hàn, còn phải tiếp xúc với tiếng ồn > 85dB, đặc biệt là trong ngành công nghiệp tàu thủy, thợ hàn phải làm việc cùng với thợ gõ rỉ, thợ mài, thợ gò…các tổn thương xuất hiện do tác động của stress lên chi trên trong khi hàn có thể biểu hiện qua triệu chứng đau vai cổ trong quá trình lao động lâu dài
Bụi silic có thể gây bệnh bụi phổi cho thợ hàn điện Cường độ tiếng ồn cao
có thể gây bệnh điếc nghề nghiệp Đó là những bệnh nghề nghiệp thường gặp Ngoài ra, thợ hàn điện có thể mắc các bệnh lý về mắt mang tính chất nghề nghiệp, đặc biệt có 3 bệnh lý hay gặp: như bệnh sẹo giác mạc do vi chấn thương mắt bởi bụi silic, và do tia hồ quang, bệnh đục thủy tinh thể do bức xạ nhiệt cao bởi tiếp xúc nhiều năm với tia hồng ngoại Các nghiên cứu riêng biệt về tác hại nghề nghiệp bởi tiếp xúc với hàn ở nước ta chưa thấy
3.2 Ảnh hưởng của tác hại nghề nghiệp lên sức khỏe thợ hàn điện
Môi trường lao động của thợ hàn điện có nhiều yếu tố tác động bất lợi cho sức khỏe người lao động như: nhiệt độ môi trường lao động, nồng độ bụi cao, tiếng
ồn lớn (vượt TCVSCP đến 20dBA), nồng độ hơi khí độ, khói hàn Các yếu tố này
sẽ tác động lên người công nhân và gây biến đổi một số chỉ số sinh lý của cơ thể
3.2.1 Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao
Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác động phối hợp của hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm giữ vai trò quan trọng Ở các địa điểm khác nhau, nếu ở cùng nhiệt độ nhưng ở nơi có độ ẩm không khí càng cao thì khả năng lao động càng giảm [6] Khi ở một nhiệt độ nhất định, cảm giác nhiệt
ở cơ thể người sẽ phụ thuộc vào độ ẩm không khí rất nhiều
* Tác động lên hệ thống máu và tuần hoàn
- Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin:
Trang 20Theo kết quả của nhiều nghiên cứu [10], [11], [17], [32] cho thấy: trong điều kiện nóng ẩm số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin tỷ lệ thuận với nhiệt độ và
độ ẩm của môi trường Arazakieva thì cho rằng khí hậu nóng trên sa mạc làm cho
số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin ở người lúc mới tiếp xúc giảm xuống rõ rệt Nhưng về sau lại tăng lên đáng kể và sự kết hợp của oxy với hemoglobin cũng làm tăng lên trong môi trường nóng ẩm cao [17]
Trong môi trường nóng ẩm, cơ thể mất nhiều nước và muối do bài tiết nhiều
mồ hôi, vì vậy gây ra những biến đổi về tính chất của máu [10], [11], [17], [37] Độ
ẩm có vai trò rất quan trọng trong việc làm bay hơi mồ hôi Khi độ ẩm tăng thì tốc
độ bay hơi mồ hôi giảm và khi độ ẩm tăng tới 100% thì ngừng bay hơi mồ hôi [30], [31] Kết quả nghiên cứu về cường độ tăng tiết mồ hôi cho thấy sau 10 ngày rèn luyện với nhiệt độ và độ ẩm cao lượng mồ hôi tăng lên 2 lần và sau 6 tuần rèn luyện thì tăng lên 2,5 lần, nhưng lượng muối trong mồ hôi lại giảm xuống
- Ảnh hưởng đối với tim và lưu lượng tim:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao lên hệ thống tim mạch của cơ thể [15], [33], [37] Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tần số nhịp tim tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm Khi tác động của nóng
và ẩm ở mức độ nhẹ và vừa thấy tăng tần số tim, tăng thể tích tâm thu và lưu lượng tim Trong môi trường lao động nóng, vi khí hậu khắc nghiệt tần số mạch của người lao động tăng cao (tăng cả khi lao động và lúc nghỉ ngơi) [15]
Khi nóng ẩm ở mức độ cao và kéo dài sẽ gây giãn mạch máu ngoại vi, lượng máu dưới da tăng dần, sẽ làm giảm lưu lượng tim và giảm huyết áp Từ đó, tạo ra gáng nặng cho tim, làm giảm lượng máu cung cấp cho tim và não Nếu lao động thể lực nặng, kéo dài trong môi trường nóng, ẩm cao sẽ gây tình trạng trụy tim mạch và tăng tích nhiệt trong cơ thể [3]
Nghiêm Xuân Thăng và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của nhiệt độ và độ ẩm lên tần số tim của các cư dân sống ở vùng khí hậu nóng ẩm ở Hà
Trang 21Tĩnh Kết quả cho thấy tần số tim thay đổi tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm Mặt khác, tần số tim còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như cường độ và hình thức lao động, trạng thái tâm lý của người lao động [17]
Nhiều nghiên cứu khác [19], [4], [27] cũng cho thấy nghiệt độ cao và độ ẩm cao làm tăng nhịp tim, tăng phản ứng co bóp của cơ tim và phản ứng co giãn các mạch máu, làm rối loạn quá trình hấp thu, chuyển hóa của các chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng Trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao, nếu lao động gắng sức một thời gian ngắn thì tần số tim có thể đạt tới 160 nhịp/phút hoặc cao hơn [14]
Theo Tô Như Khuê [23] tần số tim là một chỉ tiêu quan trọng theo dõi khả năng lao động trong điều kiện nóng Theo tác giả tần số tim trung bình của bộ đội khi hành quân trong điều kiện khí hậu nóng là 128 nhịp/phút, có khi lên tới 178 nhịp/phút Phùng Văn Hoàn (1992) [19] khi nghiên cứu tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ở công nhân vận hành lò công nghiệp cơ khí, so sánh trước sau lao động thấy sau lao động mạch tăng lên rất nhiều, có lẽ là do tác động của cả lao động và môi trường lao động
Trần Văn Tuấn và cộng sự [25] nghiên cứu biến đổi điện tâm đồ của các trắc thủ xe thông tin sau ca lao động trong điều kiện nóng ẩm cho thấy các trường hợp
có loạn nhịp xoang (thể hiện qua chỉ số QR) tăng lên rõ rệt từ 20 lên 41 trường hợp
- Đối với huyết áp động mạch
Sự biến đổi tần số tim trong môi trường nóng ẩm thường diễn ra song song với sự thay đổi huyết áp và tần số hô hấp Nhiều nghiên cứu cho thấy huyết áp tổi
đa và tối thiểu cũng thay đổi và tăng tỷ lệ thuận với nhiệt độ và độ ẩm của môi trường [25], [24], [17]
Về biến đổi huyết áp trong trường hợp (1992) [19] về tác động phối hợp vi khí hậu nóng, hơi khí độc, bụi lên người công nhân so sánh trước và sau lao động thấy huyết áp tối đa tăng cao sau lao động nhưng huyết áp tối thiểu tăng ít hoặc không tăng
Trang 22Như vậy, nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống máu và tuần hoàn Nó làm thay đổi số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin, làm tăng tần số tim, thay đổi lưu lượng tuần hoàn, có thể gây rối loạn nhịp tim và biến đổi huyết áp Mức độ biến đổi này phụ thuộc vào mức tăng của nhiệt độ và độ ẩm cũng như vào khả năng chịu đựng của từng cơ thể
* Tác động lên hệ thống hô hấp
Lao động trong điều kiện nóng và độ ẩm cao, hô hấp tăng lên cả về biên độ
và tần số nhằm đáp ứng tăng cung cấp O2 và tăng thải một lượng lớn CO2 Trong lao động nhịp hô hấp thường tăng 4%, nếu trong môi trường nóng thì tần số hô hấp
có thể tăng 17-18%
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều tác giả thấy rằng trong môi trường nóng ẩm tần số hô hấp bắt đầu tăng ở nhiệt độ 32oC trở lên và phụ thuộc vào độ ẩm không khí, vào tính chất và cường độ lao động
* Tác động lên quá trình chuyển hóa và điều nhiệt
Lao động trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, các hoạt động chức năng của cơ thể rất căng thẳng do thân nhiệt tăng Theo Vitte, ở nhiệt độ 32oC trở lên lao động với cường độ nhẹ thân nhiệt cũng đã tăng, khi lao động với cường độ lao động nặng thì thân nhiệt tăng ngay từ khi nhiệt độ không khí là 22oC Trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ da thì việc thải nhiệt của cơ thể chủ yếu dựa vào cơ chế thải nhiệt qua hơi thở và bay hơi mồ hôi Như vậy, trong điều kiện nhiệt độ nóng ẩm cơ thể không thải được nhiệt ra môi trường theo con đường bức xạ, đối lưu, dẫn truyền mà có khi còn tích lũy thêm nhiệt bằng con đường đó Đồng thời, việc bay hơi mồ hôi trong điều kiện độ ẩm cao là khó khăn Trong khi đó ở nhiệt độ môi trường càng cao và lao động thể lực lớn thì thải nhiệt của cơ thể bằng con đường bay hơi mồ hôi là chủ yếu Tỷ lệ thải nhiệt qua bay hơi mồ hôi và qua hơi thở khi tăng nhiệt độ của không khí là: 2/1 ở nhiệt độ 10oC, 3/1 ở nhiệt độ 18-20C, 50/1 ở nhiệt độ 30oC [15]
Trang 23Trong điều kiện nóng ẩm, cơ thể sẽ bài tiết ra nhiều mồ hôi để thải nhiệt Do đó, ảnh hưởng nhiều đến chức năng chuyển hóa muối nước của cơ thể [25], [17], [8]
Nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng chuyển hóa chất
và chuyển hóa năng lượng của cơ thể [8] Khi nhiệt độ ngoại cảnh ở mức độ thích hợp thì cường độ chuyển hóa chất và nhiệt sinh ra trong cơ thể duy trì ổn định, đảm bảo thân nhiệt ở mức bình thường, tạo điều kiện cho quá trình chuyển hóa và trao đổi chất ở mức tối ưu nhất Con người nhờ đó mà tiết kiệm được năng lượng [9] Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ và độ ẩm cao làm tăng tiêu hao năng lượng của cơ thể [20], [21] Thí nghiệm của Valencia M.E và cộng sự cho thấy ở môi trường có nhiệt độ 20-26 oC và độ ẩm 50-65% thì mức tiêu hao năng lượng ít hơn so với môi trường có nhiệt độ 26-30C và độ ẩm 80-93%
Mệt mỏi là trạng thái sinh lý của cơ thể xảy ra do lao động kéo dài và căng thẳng trong môi trường nóng ẩm Về cơ chế gây trạng thái mệt mỏi, Karanaukh N.G và công sự [33] cho rằng những rối loạn chuyển hóa năng lượng xảy ra trong lao động do mất cân bằng giữa quá trình tiêu hao và phục hồi năng lượng xảy ra trong lao động do mất cân bằng giữa quá trình tiêu hao và phục hồi năng lượng; Làm thay đổi tính thấm của màng tế bào và sự phân bố các ion Na+, K+ ở hai bên màng tế bào Những biến đổi này làm ảnh hưởng đến chức năng co cơ và là nguyên nhân quan trọng gây nên mệt mỏi Ngoài ra sự giảm dự trữ ATP và creatin phot phat (do phân hủy nhanh creatinin) trong cơ trong quá trình lao động cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi
Mệt mỏi là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất lao động, tăng sai sót trong vận hành máy, làm tăng tai nạn và phế phẩm trong lao động Các nghiên cứu của một số tác giả [21] cho thấy, khi làm việc trong công trình ngầm cơ thể phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi như nóng, ẩm và các khí thải của máy móc như CO, CO2, NO2 gây nhanh chóng mệt mỏi, đau đầu, uể oải, buồn ngủ, dẫn đến tăng sai sót trong vận hành máy vào cuối ca lao động
Trang 24* Tác động lên hệ thần kinh
Chức năng của hệ thần kinh trung ương là điều hòa, kiểm soát các hoạt động khác nhau của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể là một khối toàn vẹn thống nhất và thích ứng vói sự thay đổi của môi trường Môi trường nóng và ẩm tác động lên cơ thể làm thay đổi các quá trình của hệ thần kinh trung ương Trong trường hợp chịu tác động của nóng ẩm nhẹ thấy xuất hiện trạng thái kích thích vỏ não như cảm giác khó chịu, nhức đầu, khó thở, hổi hộp ở mức nặng chuyển sang trạng thái ức chế [10, [3
Theo Rutkove và cộng sự nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động các phản xạ của cơ thể Theo tác giả, khi nhiệt độ môi trường từ 30oC trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư duy giảm và giảm tỷ lệ thuận với tăng nhiệt độ và độ
ẩm môi trường Khi nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao (nhiệt độ không khí 37oC và
độ ẩm là 90-100%) thì hiệu lực điều nhiệt của vùng dưới đồi giảm đi, dẫn đến tăng thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng thì tốc độ dẫn truyền xung động trên sợi thần kinh đến cơ giảm, làm các cơ bị mệt mỏi, dẫn đến giảm năng suất lao động và tai nạn lao động tăng, nhất là về cuối ca [14], [10], [25], [17]
Tác động của nhiệt độ cao, dù chỉ trong thời gian ngắn cũng gây cho cơ thể phản ứng kiểu stress, gọi là stress nhiệt [25], [17] Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng khẳng định rằng tác động của nhiệt độ cao làm thay đổi một cách rõ rệt chức năng của hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh tự chủ và nội tiết [25], [22]
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ làm tăng thân nhiệt
và đó là yếu tố gây nên sự mệt mỏi thần kinh và cơ ở động vật thực nghiệm [25], [26] Mặt khác, hệ thần kinh rất nhạy cảm với các hiện tượng dị ứng động do yếu tố nhiệt gây nên Vì vậy, lao động trong môi trường nóng ẩm sự mệt mỏi xảy ra sớm hơn [17]
Như vậy, nhiệt độ và độ ẩm cao gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh tự chủ, dẫn đến nhiều biến đổi các chỉ số sinh lý của cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng lao động và tư duy của con người
Trang 253.2.2 Tác động của bụi
* Đối với hệ thống hô hấp
Tác hại của bụi rất đa dạng, tuỳ theo bản chất của bụi và điều kiện tiếp xúc Thông thường khi hít thở không khí có nhiều bụi, lâu ngày mũi bị viêm dẫn đến khả năng lọc bụi của mũi bị giảm nhiều và hiện tượng viêm khí quản, phế quản cấp tính hay gặp ở người tiếp xúc với không khí có nhiều bụi Đối với mắt bụi gây ra viêm kết mạc gây sẹo giác mạc giảm thị lực Đối với da bụi bịt các lỗ tuyến nhờn trên bề mặt da làm cho da bị khô, gây viêm da lở loét… bụi còn chứa vi khuẩn, virus, sợi nấm gây ra các bệnh khác nhau Bụi còn chứa các dị nguyên có thể gây
ra các dị ứng Theo tài liệu của nhiều tác giả khi thở bằng mũi thì lượng bụi giữ lại
là rất lớn (40 – 50%), còn khi thở bằng miệng khả năng giữ bụi còn kém hơn nhiều Khi bụi được hít vào phổi, lượng bụi bị giữ lại ở phế nang tuỳ thuộc vào kích thước của hạt bụi và nồng độ bụi trong không khí Nguy hiểm nhất là những hạt bụi có kích thước từ 1-5 micron gọi là bụi hô hấp, hầu như bị giữ lại hoàn toàn ở các đoạn đường hô hấp và phế nang (80 – 90%)
Hàm lượng silíc tự do cao trong bụi là nguyên nhân gây nên bệnh bụi phổi silíc Hiện nay bệnh bụi phổi silíc được coi là bệnh nặng, hoàn toàn do nguyên nhân nghề nghiệp, phát triển ở khắp các nước và thực sự là mối quan tâm lo ngại trên toàn cầu Ở người bị bệnh bụi phổi silíc tối thiểu phải đo dung tích sống để đánh giá hội chứng hạn chế và đo thể tích khí thở ra tối đa/giây để đánh giá hội chứng tắc nghẽn Chỉ số Tiffeneau thấp hơn 80% là tình trạng bệnh lý, thấp hơn 50% là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng
Tại Nakagawa – Nhật Bản, Nishijo M và cộng sự (2000) theo dõi tỷ lệ chết do ung thư phổi ở công nhân thi công hầm có tiếp xúc với bụi trong 17 năm thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa công nhân thi công hầm với tỷ lệ chết do ung thu phổi Nguy
cơ chết ở công nhân xây dựng hầm là 2,15 lần so với người không tiếp xúc với bụi
Trang 26Theo kết quả điều tra ảnh hưởng sức khỏe, triệu chứng đường hô hấp, chức năng phổi ở 389 công nhân xây dựng của L.Christine Oliver MD và công sự (2001) [28 đã cho thấy sự tiếp xúc nghề nghiệp của công nhân xây dựng đường cao tốc, xây dựng hầm là tiếp xúc bụi xi măng, khí thải động cơ diesel Tỷ lệ công nhân
có triệu chứng viêm phế quản là 11,4%
Peng KL, Wang ML và cộng sự (2005) [35] khi nghiên cứu ảnh hưởng chức năng thông khí phổi ở 287 công nhân mỏ mới vào nghề thấy nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp nơi công nhân làm việc là 23,8 mg/m3 (bụi toàn phần) và 8,9 mg/m3 (bụi hô hấp) Về chức năng phổi, nhìn chung FEV1 có xu hướng giảm xuống Như vậy đã có
sự ảnh hưởng của bụi than tới chức năng phổi của công nhân mới làm trong hầm
Murray Jacobson (1972) đã nghiên cứu bệnh bụi phổi ở đường hầm khai thác than và đề nghị giảm mức độ cho phép từ 3mg/m3 năm 1969 xuống còn 2mg/m3không khí năm 1972
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả: Tạ Tuyết Bình, Phạm Ngọc Quỳ (2007) [10 khi đánh giá chức năng hô hấp của công nhân tiếp xúc với bụi nồng độ cao khi khai thác, chế biến đá Bình Định cho thấy tỷ lệ công nhân có rối loạn chức năng hô hấp là 30,4%, trong đó, rối loạn thông khí hạn chế là 18,1%, rối loạn thông khí tắc nghẽn là 1,4%, rối loạn thông khí hỗn hợp là 10,9%
Nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi ở công nhân tiếp xúc với bụi silic của Tạ Tuyết Bình, Lê Trung (2003) cho thấy tỷ lệ công nhân tiếp xúc với bụi phổi silic có rối loạn thông khí phổi là 13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó
là rối loạn thông khí hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [10], [11]
Phạm Hải Yến và cộng sự năm 2001 nghiên cứu môi trường lao động và bệnh bụi phổi silíc công nhân ngành GTVT khu vực Miền trung và Tây Nguyên cho thấy môi trường lao động bị ô nhiễm nặng, tổng số mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép là 92,8% tập trung ở vị trí công nhân khoan đá, nghiền sàng đá Tỷ lệ SiO2 cao 28-38%[5]
Trang 27Theo Đào Danh Phượng 2002, nghiên cứu thực trạng môi trường lao động ngành khai thác than thấy ô nhiễm bụi tập trung vào các khu vực nổ mìn, sàng tuyển, các máy nghiền, sàng than thủ công và dọc theo đường vận tải Từ 15 xí nghiệp khai thác đá, sàng tuyển than được quan trắc trong năm 2000 đã có tới 18 vị trí có mức độ ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 20 tới 80 lần.
* Đối với hệ thống tuần hoàn
Từ tác hại của bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi làm tổn thương
xơ hóa phổi, bệnh viêm phế quản phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạn chức năng tim mạch như tăng áp lực động mạch, biến đổi huyết áp, nhịp tim, trục điện tim…
3.2.3 Tác động của tiếng ồn
* Đối với hệ thống tim mạch
Tiếng ồn gây lên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch như cảm giác khó chịu vùng tim (đánh trống ngực), tiếng thổi cơ năng của tim, loạn nhịp xoang, tần số mạch và huyết áp biến động nhanh [28], [36]
Theo ý kiến của một số tác giả [29] những rối loạn chức năng của hệ tim mạch nói trên là do ảnh hưởng của tiếng ồn lên hệ thống thần kinh thực vật
* Đối với cơ quan thính giác
Điếc nghề nghiệp đã được biết đến từ cuối thế kỷ 19 Nhưng hiện nay cơ chế phát sinh của điếc nghề nghiệp vẫn còn chưa sáng tỏ và chưa giải thích được vì sao, những người cùng làm việc trong môi trường tiếng ồn cao, trong cùng một thời gian tiếp xúc, có những người bị điếc lại có những người không bị điếc
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu đã xác định được các yếu tố chính gây điếc nghề nghiệp [8] là:
- Yếu tố khách quan: Yếu tố khách quan là đặc tính của tiếng ồn Ảnh hưởng của tiếng ồn gây điếc nghề nghiệp tùy thuộc vào cường độ, tần số và nhịp điệu
+ Cường độ tiếng ồn là yếu tố cơ bản gây hại, cường độ tiếng ồn càng cao, gây hại càng nhiều và càng nặng
Trang 28+ Tần số: Tiếng ồn công nghiệp có tần số chính càng cao càng dễ gây điếc hơn các âm thanh có tần số thấp
+ Nhịp điệu tiếng ồn: Tiếng ồn ngắt nhịp gây hại hơn tiếng ồn đều đặn, đặc biệt tiếng ồn có xung gây hại càng nhiều
- Yếu tố chủ quan: Yếu tố chủ quan phụ thuộc vào tuổi đời và tính nhạy cảm của người lao động Thời gian tiếp xúc cũng là một yếu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ với cường độ tiếng ồn để gây điếc nghề nghiệp Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao càng nhiều thì nguy cơ bị điếc nghề nghiệp càng cao Theo ý kiến của nhiều tác giả [1], [9], [30] thời gian tối thiểu để gây điếc nghề nghiệp phải là 3 tháng, nếu trước thời gian đó thì được tính là tai nạn lao động
Điếc nghề nghiệp diễn biến chậm, kéo dài hàng năm đến hàng chục năm, tuy ngày càng nặng nhưng diễn ra một cách âm ỉ thường không tự nhận thấy được Điếc diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn tiềm tàng, giai đoạn rõ rệt
- Giai đoạn đầu (mệt mỏi thính giác): Bệnh nhân có cảm giác tức ở tai, ù tai, nghe kém vào cuối ca lao động Thính lực giảm giới hạn ở tần số 4096Hz Nếu được nghỉ ngơi hoàn toàn thính lực phục hồi trong đó tần số 4096Hz hồi phục chậm nhất
- Giai đoạn tiềm tàng: Kéo dài hàng năm hoặc lâu hơn Ở giai đoạn này bệnh nhân không nghe rõ tiếng tích tắc của đồng hồ hoặc âm nhạc nhưng nói to ở nơi ồn ào lại nghe rõ Đo thính lực thấy khuyết hình chữ V rõ rệt, đỉnh có thể tới 50-60dBA ở tần
số 4096 Hz và có thể lan rộng ra các tần số 3000Hz và 6000Hz Nếu nặng hơn khuyết hình chữ V mở rộng tới tần số sinh hoạt (500-2000 Hz), có thể mất 70 dBA ở tần số
4096 Hz, mất ≥ 30 dBA ở tần số 2000 Hz, tần số cao 8000 Hz cũng bị ảnh hưởng
- Giai đoạn rõ rệt: Bệnh ù tai thường xuyên, giao tiếp khó khăn Đo thính lực thấy các ngành của chữ V lan tới cả các tần số 1000 Hz, 500 Hz và 250 Hz (mất trên 35 dBA – 40 dBA), thính trường thu hẹp, ngưỡng nghe tăng cao, ngưỡng đau hạ xuống
Tiếng ồn làm suy giảm khả năng thính giác, ở những người có tiếp xúc với tiếng ồn vượt quá tiêu chuẩn cho phép sau ngày làm việc thường có cảm giác ù tai,
Trang 29đau tức trong tai, hay bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, năng suất lao động giảm từ 20-40%, tai nạn dễ phát sinh Tác hại của tiếng ồn càng tăng khi lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao Đối với những công nhân khi làm việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn và kéo dài thì sẽ dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp [23]
Điếc nghề nghiệp là một trong những bệnh mắc phải do tiếp xúc với tiếng ồn trong quá trình lao động Hiện nay, tại các nước có nền công nghiệp tiên tiến, điếc nghề nghiệp trở thành một trong những bệnh phổ biến nhất, có tỷ lệ người mắc cao nhất trong các bệnh nghề nghiệp, chiếm tới 40% tổng số người được bảo hiểm lao động về bệnh nghề nghiệp
Ở Việt Nam, bệnh điếc nghề nghiệp được phát hiện ở các ngành công nghiệp nặng (cơ khí, rèn, máy nổ…), công nghiệp nhẹ (dệt), giao thông vận tải (cơ khí đóng tàu, sản xuất và lắp ráp ô tô…), xây dựng (xi măng) Số lượng bệnh nhân được giám định và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội kể từ khi công nhận bệnh điếc nghề nghiệp không ngừng tăng lên đến hiện nay thì bệnh điếc nghề nghiệp là một trong số các bệnh chiếm tỷ lệ đông nhất trong các bệnh nghề nghiệp
Hiện nay ở Việt Nam tiêu chuẩn tiếng ồn được quy định tại Quyết định số 3733/2002/QĐ -BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 Tại quyết định này tiêu chuẩn tiếng ồn trong 8 giờ làm việc của người lao động là 85 dBA Kết quả các nghiên cứu về tác hại của tiếng ồn đến sức khoẻ và sức nghe của người lao động làm việc trong nhiều ngành nghề cho thấy tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp của người lao động ở ngành dệt chiếm từ 11 đến 14%; thợ khoan đá chiếm 18%; thuỷ thủ tàu biển là 18%; công nhân ngành giấy là 3,6%; và ngành xi măng chiếm 6,4% [7] Các nhà chuyên môn của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường sau khi khảo sát, nghiên cứu về tiếng ồn tại nơi làm việc của 431 người lao động thì có trên 90% số người được hỏi cho rằng, nơi làm việc rất ồn trong đó tỷ lệ ù tai chiếm gần 60%, số người lao động bị tức tai từ 1,74% đến 18,8%; tỷ lệ người nghe kém chiếm từ 42 đến 45,5%
Trang 30* Đối với hệ thần kinh
Tác động của tiếng ồn gây những biến đổi sâu sắc và rất sớm ở hệ thần kinh trung ương, gây suy giảm khả năng ức chế, làm rối loạn sự cân bằng giữa hai quá trình ức chế và hưng phấn, làm giảm khả năng chuyển đổi từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại [29] Tiếng ồn với cường độ 50dBA gây giảm hiệu quả làm việc nhất là lao động trí óc Với mức ồn 70-80 dBA gây đau đầu, mệt mỏi, giảm khả năng chú ý, tư duy, trí nhớ
Theo Lê Trung [9], ở những người thường xuyên làm việc trong môi trường
ồn lớn thấy kéo dài thời gian tiềm tàng của các phản xạ cảm giác – vận động đơn giản và phức tạp, tăng các sai sót khi tiến hành những thử nghiệm tâm lý Những biến đổi trên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lao động của con người
Theo Lê Văn Nghị [13] tiếng ồn gây rối loạn quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở não Biểu hiện là giảm lượng ATP và giảm dự trữ năng lượng ở các tế bào thần kinh
Tiếng ồn tác động trong thời gian dài dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh, giảm tính bền vững cảm xúc, tăng tỷ lệ bệnh nhân viêm đa dây thần kinh có thể gây bệnh tâm thần do không chịu đựng được tác động của tiếng ồn lớn [1] Ở những người phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong điều kiện sản xuất, sau ngày làm việc thường có cảm giác hay bị chóng mặt, người nặng nề, mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm sức tập trung chú ý, giảm khả năng làm việc
3.2.4 Tác động của hơi khí độc và một số kim loại nặng:
Nghiên cứu của tác giả Karpova B.D và Kobsilo B.E (Cộng hòa liên bang Nga 1996) cho thấy: Khi hàn điện, trong que hàn chứa 25% mangan, 20% sắt-mangan, và sắt silic, tức hàm lượng được xác định là 8% mangan và 2-20% silic Nhiệt độ cao của hồ quang sẽ làm cho một phần dây hàn, vỏ bọc que hàn và thuốc hàn chuyển sang trạng thái hơi, hơi này ngưng tụ biến thành bụi mù có thể vào đường hô hấp của thợ hàn Thành phần hóa học của bụi khói hàn phụ thuộc vào
Trang 31loại quá trình hàn, loại kim loại cơ bản và loại vật liệu hàn Khói hàn chứa các hạt bụi nhỏ, đặc biệt nguy hiểm đối với phổi là bụi nhỏ hơn 3 micron Mức độ nguy hiểm của bụi hàm phụ thuộc vào thành phần khói bụi hàn, nồng độ, thời gian bị phơi nhiễm, độ nhạy cảm của cơ thể thợ hàn
Khi que hàn chứa mangan và sắt, bằng phương pháp thủ công thì phát hiện thấy MgO là 0,2 mg/m3, Fluor, CO2, NO2 Khi hàn que hàn có chứa Crom thì cho thải ra Cr là 0,1-0,15 mg/m3 1kg que hàn khi đốt cháy thải ra 16 - 48g bụi Khi hàn điện tự động hoặc bán tự động thì 1kg que hàn chứa sắt thải bụi ra 15 lần kém hơn mangan Khi hàn bằng một hợp chất nóng chảy trong 1kg nóng chảy sẽ cho 330-
400 mg Fluor Khi hàn bằng đồng trong không khí thải ra nhiều oxyd đồng, oxyd sắt, anhydrit crom, SiO2, Ozon, NO2, và hợp chất fluor với hàm lượng cao Oxyd kẽm và chì có mặt trong không khí khi hàn các kim loại này và các chất nóng chảy của chúng (đồng, chì)
Hậu quả của khói hàn: Ngứa đường hô hấp (ozon), sưng phổi; Oxyd nito gây ngứa khô, ho, tức ngực, trường hợp nặng có thể tử vong do tràn dịch màng phổi, sưng phổi; Ngạt thở do thiếu không khí (nơi không có thông gió tốt, CO); Ngộ độc cấp tính hơi kẽm và chì có thể gây sốt cao; Ngộ độc anhydrit crom có thể gây bệnh hen; ZnO
có trong thép tráng kẽm, đồng thau gây sốt cao, khát, ho, ra mồ hôi, đau tay chân; Nguy hiểm nhất là bụi mù mangan (tổn thương lâu dài hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt)
Năng lượng điện từ của hồ quang hàn, bao gồm bức xạ ánh sáng trông thấy được và bức xạ hồng ngoại, bức xạ tia tử ngoại (mắt thường không thấy được) Tùy thuộc và cường độ, bước sóng và khoảng thời gian phơi nhiễm sẽ ảnh hưởng lên cơ thể, gây bỏng da và các tổn thương ở mắt (đục thủy tinh thể, bỏng)
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nghiên cứu riêng về điều kiện lao động và sức khỏe của thợ hàn điện Do vậy, việc tiến hành đề tài này thiết nghĩ sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn, góp phần vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy.
Trang 32CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Gồm 2 nhóm đối tượng:
- Nhóm 1: Thợ hàn điện – nhóm tiếp xúc - 215 người
- Nhóm 2: Cán bộ hành chính văn phòng - nhóm đối chứng - 221 người
- Tuổi nghề các đối tượng: ≥ 10 năm
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Tiến hành trong 2 năm: từ 1/1/2009 đến 31/12/2010
Địa điểm: Tại 3 đơn vị lớn trong ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam:
- Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên đóng tàu Phà Rừng
- Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
2.3 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh: Điều kiện lao động , bao gồm khảo sát thực địa nhà xưởng , công nghệ hàn điện hiện đang sử dụng, vị trí lao động, ca kíp, bảo hộ lao động cá nhân , môi trường lao động và tình hình sức khỏe thợ hàn điện và cán bộ văn phòng tại Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
- Nghiên cứu hồi cứu: Hồi cứu kết quả về môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp chọn lọc công nhân hàn điện trong tổng số công nhân nói chung trong khoảng thời gian 3 năm 2006, 2007, 2008 tại 3 đơn vị chọn làm địa điểm nghiên cứu
- Điều tra xã hội học: 215 công nhân hàn điện thuộc 3 đơn vị trực thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
- Điều tra định tính về thái độ trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ của cán bộ lãnh đạo, bảo hộ lao động và y tế của 3 đơn vị trên
Trang 332.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Khảo sát môi trường lao động tại các vị trí thợ hàn điện làm việc ở các phân xưởng nhà máy thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
- Nhóm nghiên cứu: Khám sức khỏe toàn diện và điều tra phỏng vấn với cỡ
mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ với độ chính xác tương đối được xác định trước:
Trong đó:
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu
- Z(21 − α / 2 ): Độ tin cậy (ở xác suất 95% ) = 1.96*1.96=3.84
- p: Tỷ lệ 14.8 % là tỷ lệ mắc bệnh viêm kết mạc ở thợ hàn điện qua hồi cứu
- d: Sai số cho phép = 0,05
Áp dụng công thức trên ta tính được n = 195 thợ hàn
Ước tính tỷ lệ không tham gia trả lời phỏng vấn là 10%, ta lấy được cỡ mẫu cần cho nghiên cứu: n = 195 + 195*10% = 215 thợ hàn
Phương pháp chọn mẫu được tiến hành như sau : Qua kinh nghiệm thực tiễn cho thấy số người bị tổn thương sức khoẻ nghề nghiệp của thợ hàn thường có thâm niên nghề từ 10 năm trở lên Do vậy trong đề tài này , ấn định chọn thợ hàn có tuổi nghề
10 năm trở lên Lập danh sách thợ hàn điện theo thứ tự ABC …từ số 1 đến 430 người , chọn số chẵn , chúng tôi có được danh sách 215 người ngẫu nhiên, trong đó nam 186 , nữ 29
- Nhóm chứng: chọn 221 cán bộ văn phòng làm nhóm đối chứng : Lập danh sách
2
2
) 2 / 1 (
Trang 34cán bộ hành chính có thâm niên công tác 10 năm trở lên theo số thứ tự ABC… từ 1 đến 442 người , chúng tôi chọn số lẻ , có được danh sách 221 người , trong đó nam
170, nữ 51
2.5 Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Khảo sát đánh giá môi trường lao động
* Phương pháp và vị trí đo:
- Phương pháp đo: Đo các chỉ số vi khi hậu (Nồng độ bụi (toàn phần, hô hấp), nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, cường độ tiếng ồn, hơi khí độc (khói hàn, nồng độ Mn, CO, CO2, SO2, H2S), vận tốc rung chuyển tại các vị trí công nhân làm việc theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
- Vị trí đo: Tại vị trí công nhân làm việc và đo vị trí đầu, giữa, cuối phân xưởng
* Thiết bị đo
- Đo vi khí hậu bằng máy: HANNA+ máy model SK-80TRH-Sato-Nhật
- Đo tia tử ngoại bằng máy: Sola – Nhật
- Đo tốc độ gió bằng máy: ISA- 67 + máy Veloci CALC 8345 – TSI- USA
- Đo nhiệt độ bằng máy HANNA đơn vị đo là (C)
- Đo ánh sáng bằng máy: LX 331 + ISO – IECHILM 350 đơn vị đo là Lux
- Đo Ozon bằng máy: AET 030p hãng Ebata – Nhật
- Đo bụi trọng lượng bằng máy: KANOMAX – 3511 đơn vị đo là mg/m3
- Định lượng silíc tự do bằng quang phổ hồng ngoại
- Đo bụi hô hấp cá nhân bằng máy: CASELLA – AFC – 124, đơn vị đo là mg/m3
- Đo tiếng ồn bằng máy: RION – NL 04 đơn vị đo là dB/A
- Đo hàm lượng kim loại trong khói hàn bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại
- Đo hơi khí độc bằng máy: QUESTTECHINOGIES – MULTILOG 2000
- Phân tích hơi khí độc bằng máy: máy phân tích điện hóa 757 – VA – Computerace
- Bơm hơi khí độc AP – 1 và các loại ống phát hiện hơi khí độc nhanh
* Đánh giá kết quả đo đạc môi trường theo tiêu chuẩn tại Quyết định số
Trang 353733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế
2.5.2 Khám sức khỏe và bệnh nghề nghiệp
* Khám sức khỏe toàn diện 13 chuyên khoa cho 215 công nhân hàn điện và phân loại sức khỏe căn cứ theo Quyết định số 1613/QĐ-BYT ngày 15/8/1997 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ
- Xét nghiệm công thức máu
- Xét nghiệm mangan niệu bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử
* Khám các bệnh có liên quan đến nghề nghiệp:
Khám mắt, vi chấn thương mắt do bụi và khói hàn, sẹo giác mạc, đục thuỷ tinh thể do tia hồng ngoại có chụp ảnh các tổn thương
2.5.3 Điều tra xã hội học về điều kiện lao động và tình hình sức khỏe
- Bộ câu hỏi phỏng vấn định lượng phỏng vấn 215 thợ hàn điện về điều kiện lao động và tình hình sức khỏe Nội dung bao gồm: Các thông tin về một số đặc điểm cá nhân, về môi trường làm việc; về tình hình sức khỏe, bệnh tật và sử dụng thuốc; gánh nặng kinh tế Những nội dung này có sẵn phương án lựa chọn, người thu thập hỏi đối tượng hoặc quan sát rồi tự đánh dấu vào những phương án đối tượng chọn
- Bộ câu hỏi phỏng vấn định tính cán bộ quản lý, bao gồm: thủ trưởng đơn
vị, trưởng ban bảo hộ lao động, chủ tịch công đoàn và trưởng phòng y tế của 3 đơn
vị nêu trên Bộ câu hỏi gồm 7 câu hỏi định tính xoay quanh vấn đề quản lý công tác bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đội ngũ thợ hàn điện
Trang 36Các bước thu thập số liệu: Xác định các thông tin cần thu thập; liên hệ với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu để được phép tiến hành nghiên cứu; chuẩn bị thu thập số liệu (hoàn chỉnh nội dung, số lượng bộ công cụ, phân công nhiệm vụ và tập huấn những người trực tiếp đi thu thập); tiến hành thu thập số liệu: phỏng vấn đối tượng
2.6 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Epi Data để nhập liệu và SPSS 14.0 để phân tích
Kế hoạch làm sạch số liệu:
- Tập huấn cho người thu thập số liệu hiểu rõ về bộ công cụ
- Hỏi, quan sát lại 10% bộ câu hỏi và bảng kiểm (tiến hành song song với quá trình thu thập số liệu)
- Để 2 người nhập liệu cùng một bộ số liệu Sau đó kiểm tra lại 10% số liệu được nhập
- Chạy phần mềm để phát hiện và xử lý phù hợp những giá trị ngoại lai (hỏi lại điều tra viên hoặc để dạng missing)
2.7 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành được sự đồng ý của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng; Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng; Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu và thông qua Hội đồng đạo đức của Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu “Điều kiện lao động ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân hàn điện” không gây nhiều tranh cãi trong quan niệm, truyền thống văn hóa của người dân Toàn bộ thông tin chung và thông tin về bệnh tật của đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo lưu giữ bí mật, mọi thông tin đều được mã hóa Đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và sự tham gia hoàn toàn là tự nguyện, đều ký vào bản tình nguyện tham gia phỏng vấn
Trang 372.8 Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu có thể mắc sai số do tác động của yếu tố nhiễu gồm: tuổi, giới, trình độ học vấn, tuổi nghề của công nhân thợ hàn…
Một số triệu chứng bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh da liễu
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng về điều kiện lao động của thợ hàn điện:
3.1.1 Khảo sát thực địa về nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, vị trí lao động, ca kíp, trang thiết bị bảo hộ lao động
Mỗi một công ty đều có phân xưởng lồng ghép được gọi là phân xưởng hàn - vỏ (vỏ tàu) Lao động hàn điện chủ yếu là di biến động tại các vị trí cần hàn nhằm nối 2 đầu kim loại với nhau Vị trí lao động rất đa dạng như: hầm tàu, hầm két kín, mặt bông, trong nhà ngoài trời, hàn ống, tàu két sắt Công nghệ hàn được sử dụng có 3 loại : Hàn tự động bằng khí CO2, hàn bán tự động bằng dây hàn (lõi thép, lõi thuốc), hàn bằng que hàn – hàn thủ công Bình quân mỗi thợ hàn trong 30 phút nếu hàn bán tự động sẽ sử dụng khoảng 60 tấn dây hàn, nếu hàn thủ công sẽ sử dụng khoảng 20 -25 tấn que hàn Hàn bằng que hàn gây ô nhiễm cao nhất so với hàn tự động và bán tự động Tuy nhiên hàn tự động chỉ có thể tiến hàn tại các vị trí bằng phẳng
Ca kíp: Trong trường hợp nhiều việc mới bố trí công nhân làm 2 ca, các ca đều có y tế trực cấp cứu Mỗi một đơn vị đều có phòng y tế hoặc phòng khám đa khoa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người lao động
Ban bảo hộ lao động được thiết lập có kế hoạch hoạt động với nguồn kinh phí ổn định, năm sau cao hơn năm trước, nhằm cung cấp trang bị bảo hộ lao động, tập huấn nội quy an toàn lao động sơ cấp cứu ban đầu Công nhân được trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như quần áo bảo hộ lao động, kính chắn, nút tai chống ồn, khẩu trang phòng độ với thiết bị lọc bụi và than hoạt tính chống độc Tuy nhiên còn một số người không đeo nút tai chống ồn, quần áo bảo hộ lao động còn bị thủng nhiều lỗ gây nhiều vết bỏng cho thợ hàn
Trang 393.1.2 Thực trạng môi trường lao động của công nhân hàn điện
Mẫu không đạt TCVS
Mẫu đạt TCVS
Mẫu không đạt TCVS
Mẫu đạt TCVS
Mẫu không đạt TCVS
1 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy
Bạch Đằng
14 31.3±1.5
16 36.9±1.9
30 62.3±5.3
20
0.86±0.9
10 0.13±0.5
2 Công ty TNHH một thành viên Phà
Rừng
14 29.3±1.75
16 33.1±2.8
30 60.3±6.6
20
0.96±0.3
10 0.13±0.2
3 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy
Nam Triệu
14 29.9±1.68
16 37.8±3.5
30 61.4±5.8
20
1.01±1.2
10 0.13±0.3
Nhận xét: Đo vi khí hậu tại các vị trí công nhân hàn điện về nhiệt độ tổng số đo là 90 mẫu trong đó có 48 mẫu
không đạt TCVSCP chiếm tỷ lệ 53,3% (do thời tiết ngoài trời nắng nóng 35,5OC), không có sự chênh lệch nhiều giữa các đơn vị đo, về tốc độ gió tổng số đo là 90 mẫu trong đó có 32 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh chiếm tỷ lệ 35,5%, (chủ yếu số công nhân hàn điện trong hầm tầu), đo độ ẩm đều đạt TCVSCP
Trang 403.1.2.2 Các yếu tố vật lý
Bảng 2 Độ chiếu sáng, tia tử ngoại và cường độ tiếng ồn tại các vị trí ở các phân xưởng tại các cơ sở đóng
mới và sửa chữa tàu thủy
Cường độ chiếu sáng
(Lux)
Tia tử ngoại (µW/cm2)
TCVS
Mẫu đạt TCVS không đạt Mẫu
TCVS
1 Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng 23
780±460
07 83±2
30 0.06±0.8
30 0.07±0.7
30 0.1±0.4
97.5±2.9
Nhận xét: Đo cường độ tiếng ồn chung tại các vị trí công nhân hàn điện trên 90 mẫu cho thấy: tất cả các mẫu đo
đều không đạt TCVSCP từ 1 – 10 (dBA), cường độ chiếu sáng tổng số đo là 90 mẫu trong đó có 21 mẫu không đạt
TCVSCP chiếm tỷ lệ 23,3% (chủ yếu số công nhân hàn điện trong hầm tàu), đo tia tử ngoại UV tổng số 90 mẫu đều
đạt TCVSCP