1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

169 463 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Việc cổ phần hóa được thực hiện thí điểm từ năm 1992. Cho đến nay, cổ phần hoá doanh nghiệp đã và đang đạt được kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích, hỗ trợ công tác cổ phần hoá doanh nghiệp là một trong những giải pháp bản để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững nền kinh tế nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển cả về quy mô và số lượng CTCP, sự cạnh tranh giữa các CTCP với nhau, giữa các CTCP với các loại hình doanh nghiệp khác diễn ra ngày càng quyết liệt đặt ra yêu cầu cấp thiết là nâng cao hiệu quả quản lý đối với các CTCP. Các CTCP cần sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý. Trong đó, phân tích tài chính là một công cụ hết sức quan trọng. Thực tế, các CTCP đã và đang từng bước sử dụng công cụ phân tích trong quản lý. Tuy nhiên, việc phân tích tài chính trong các CTCP nói chung và các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập nên chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản lý. Mặt khác, đã khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp chung và phân tích tài chính cho một số loại hình DN, một số ngành nghề cụ thể. Nhưng chưa công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về nội dung phân tích tài chính riêng cho các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên và sự định hướng của các nhà khoa học hướng dẫn, NCS đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án: “Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam”. Đề tài ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án: Luận án tập trung nghiên cứu, hệ 1 thống hóa và góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về CTCP và phân tích tài chính CTCP. Luận án tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thực trạng về nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Luận án đề xuất những kiến nghị và các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam phục vụ chủ yếu cho việc ra quyết định của các nhà quản lý trong Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, của quan quản lý nhà nước và các chủ sở hữu của các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính CTCP. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. (Luận án chỉ nghiên cứu đối với CTCP là công ty con do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối). 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, tính logic và tính thực tiễn của các giải pháp hoàn thiện. Đồng thời, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế như phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp diễn giải, quy nạp, phương pháp so sánh … Để căn cứ tin cậy cho việc thực hiện đề tài, luận án đã tiến hành thu thập dữ liệu như sau: Nguồn dữ liệu thứ cấp: Luận án đã sử dụng nguồn dữ liệu thu thập tại phòng kế toán, tại website của các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt NamTổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Namcác báo cáo tài chính năm đã kiểm toán, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo thường niên, … Nguồn dữ liệu sơ cấp: Luận án thu thập ý kiến của các nhà quản lý của các 2 CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam thông qua phiếu điều tra, khảo sát và trao đổi trực tiếp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Luận án đã tập hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận bản về phân tích tài chính CTCP góp phần hoàn thiện lý luận, tạo tiền đề vận dụng lý luận vào thực tiễn. - Luận án đã đánh giá được thực trạng nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam trong điều kiện hiện nay, chỉ rõ những kết quả đạt được, những vấn đề còn hạn chế, nguyên nhân của kết quả, nguyên nhân của hạn chế làm sở cho việc hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. - Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam, chỉ rõ các điều kiện thực hiện các giải pháp để phát huy hiệu quả công cụ phân tích tài chính trong công tác quản lý, điều hành và giám sát tài chính của quan quản lý nhà nước, của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Namcác CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận bản về phân tích tài chính CTCP. Chương 2: Thực trạng nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Phân tích tài chính trong các DN nói chung, phân tích tài chính trong các CTCP nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều người quan tâm nghiên cứu. Mỗi công trình đều những quan điểm cụ thể về những vấn đề tổng quan của phân tích tài chínhnội dung phân tích tài chính. Bên cạnh những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính thì vấn đề quản lý về tài chính, kế toán đối với các DN ngành công nghiệp xi măng cũng đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Mỗi nhà khoa học tiếp cận nghiên cứu về các DN ngành công nghiệp xi măng ở những góc độ khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý về tài chính, kế toán của các DN. Việc nghiên cứu tổng quan các công trình liên quan đến đề tài ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho tác giả hệ thống hóa được những vấn đề tính lý luận chung về phân tích tài chính CTCP. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề đã được nghiên cứu, những vấn đề còn đang bỏ ngỏ làm định hướng cho những nghiên cứu của mình. Trong quá trình tiếp cận nghiên cứu các công trình, tác giả tiến hành khái quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 3 nhóm: - Những công trình nghiên cứu về phân tích TCDN: là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân tích TCDN hoặc một phần nội dung chuyên sâu về phân tích TCDN; - Những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP hoặc một phần nội dung chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP; - Những công trình nghiên cứu liên quan đến DN ngành công nghiệp xi măng: là những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán của các DN xi măng hoặc các DN thuộc TCT CNXM Việt Nam. Thứ nhất: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về phân tích TCDN. Tiêu biểu cho các nghiên cứu về phân tích TCDN đã được công bố là sách 4 xuất bản và luận án tiến sĩ.  Các cuốn sách đã xuất bản tiêu biểu mà tác giả được biết, gồm: Giáo trình phân tích báo cáo tài chính của trường Đại học kinh tế Quốc dân [38], giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Ngân hàng [53], giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính [26], phân tích báo cáo tài chính của Nguyễn Ngọc Quang [40], đọc và phân tích báo cáo tài chính của Học viện tài chính [29], Phân tích tài chính doanh nghiệp của Josette Peyrard (người dịch: Đỗ Văn Thận) [25], Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính của Học viện Ngân hàng (dịch từ nguyên bản tiếng anh)[54],… Nghiên cứu các công trình này, tác giả nhận thấy: Về bản, các công trình đều tập trung vào 2 vấn đề chínhtổng quan về phân tích TCDN và nội dung phân tích TCDN. * Tổng quan về phân tích TCDN - Các công trình đều đưa ra khái niệm về phân tích tài chính. Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà và các tác giả “Giáo trình phân tích TCDN” của Học viện Tài chính: “Phân tích tài chínhtổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hợp lý, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm”. [28, tr.14] Theo quan điểm của Josette Peyrard: “Phân tích tài chính thể được định nghĩa như một tổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính quá khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá DN một cách chính xác” [25, tr.12] Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân: “Phân tích Báo cáo tài chínhphân tích các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin cho mọi đối tượng nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau” [38, tr.17] 5 Tác giả nhận thấy, các quan điểm trên mặc dù những điểm khác biệt trong cách diễn giải nhưng đều thống nhất ở cùng một chỗ: Phân tích tài chínhtổng thể các phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về tài chính cho các đối tượng quan tâm sử dụng. Do vậy, tác giả cho rằng các khái niệm về phân tích TCDN về bản là giống nhau. - Các công trình đều thống nhất cho rằng mục tiêu phân tích là cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý (các đối tượng) quan tâm đến TCDN. Những chủ thể quản lý đó là: các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người cho vay, quan quản lý nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, người lao động, nhà phân tích,… Tác giả cho rằng, tất cả các chủ thể quản lý lợi ích trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến DN đều quan tâm đến tình hình tài chính của DN. Do vậy, tác giả đồng tình với các quan điểm trên. - Các công trình thống nhất cho rằng những dữ liệu cần thiết cho phân tích tài chính là: các thông tin chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến DN. Tác giả cho rằng, đó là những dữ liệu cần được thu thập đầy đủ trước khi thực hiện phân tíchcác dữ liệu phải được thu thập thường xuyên. - Các công trình quan điểm thống nhất về quy trình tổ chức phân tích, gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích, kết thúc phân tích. Tác giả cho rằng, quy trình tổ chức phân tích như trên là đảm bảo khoa học và hợp lý. - Các công trình đưa ra các quan điểm về phương pháp phân tích: Tác giả Josette Peyrard [25], phương pháp phân tích tài chính gồm: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số. Tác giả cho rằng, với 2 phương pháp nêu trên chưa đủ để tiến hành phân tích tài chính một cách sâu sắc, cụ thể, làm sáng tỏ các vấn đề tài chính DN. Theo quan điểm của Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà và các tác giả “Giáo trình phân tích TCDN của Học viện Tài chính” [27;28], phương pháp phân tích TCDN gồm 3 nhóm: Nhóm phương pháp đánh giá (phương pháp so sánh, 6 phương pháp phân chia, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp đồ thị); nhóm phương pháp phân tích ảnh hưởng nhân tố (phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp cân đối, phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng các nhân tố); nhóm phương pháp dự báo (phương pháp toán sác xuất, phương pháp hồi quy, ). Theo quan điểm của Nguyễn Năng Phúc và các tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của trường Đại học Kinh tế quốc dân [38], phương pháp phân tích bao gồm: phương pháp chi tiết hóa chỉ tiêu phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ, phương pháp loại trừ, phương pháp số chênh lệch, phương pháp đồ thị, phương pháp mô hình tài chính Dupont. Theo tác giả, về bản nhóm tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học viện Tài chính và nhóm tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân các phương pháp phân tích giống nhau. Do vây, các phương pháp sẽ được hệ thống hóa trong lý luận về phân tích tài chính CTCP. Tuy nhiên, nhóm tác giả của Học viện Tài chính phương pháp phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Tác giả cho rằng, đó là phương pháp ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, làm sáng tỏ được tác động và ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu. Nhóm tác giả của Trường Đại học kinh tế quốc dân phương pháp mô hình tài chính Dupont. Tác giả nhận thấy, đây là phương pháp ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cao. Sử dụng phương pháp mô hình tài chính Dupont trong phân tích sẽ chỉ rõ các mối quan hệ tài chính đến khả năng sinh lời của vốn. * Về nội dung phân tích: - Tập thể tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp” của Học viện Tài chính [28] đã tập trung vào những nội dung phân tích sau: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài chính, cấu trúc tài chính và khả năng sinh lời; Phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản thông qua các chỉ tiêu quy mô phản ánh nguồn vốn, tài sản (B01-DN) và tỷ trọng từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn; phân tích hoạt động tài trợ; phân tích tình hình đầu tư; phân tích chính sách tín 7 dụng; phân tích chính sách chi trả cổ tức; phân tích tình hình và kết quả kinh doanh; phân tích tình hình lưu chuyển tiền; phân tích khả năng thanh toán; phân tích tốc độ luân chuyển vốn; phân tích khả năng sinh lời (có một số chỉ tiêu sinh lời riêng cho các CTCP); phân tích tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong Giáo trình Phân tích TCDN thì tập thể tác giả còn tập trung vào nội dung phân tích rủi ro và dự báo báo cáo tài chính. - Tập thể tác giả “Giáo trình phân tích báo cáo tài chính” của Trường Đại học Kinh tế quốc dân [38] đã tập trung vào những nội dung phân tích chủ yếu sau: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu quy mô tài sản, nguồn vốn và các hệ số tự tài trợ; phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn; phân tích tình hình và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả kinh doanh (bao gồm phân tích hiệu quả kinh doanh dành cho nhà đầu tư); định giá DN, phân tích dấu hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính; dự báo các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Tác giả cho rằng, về bản những nội dung phân tích tài chính chủ yếu của tập thể tác giả Học viện Tài chính và những nội dung phân tích báo cáo tài chính chủ yếu của tập thể tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân nghiên cứu là không sự khác biệt lớn mà chỉ một số điểm khác nhau ở chỗ: cách sắp xếp nội dung, chỉ tiêu phân tích và cách xác định chỉ tiêu đôi khi không giống nhau; tập thể tác giả trường Đại học Kinh tế Quốc dân không nội dung phân tích tăng trưởng. Những nội dung phân tích đã trình bày trên được áp dụng cho mọi doanh nghiệp, bên cạnh đó đã những nội dung dành riêng cho CTCP. Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm hoạt động tài chính cụ thể của từng ngành và từng loại CTCP để hoàn thiện nội dung phân tích phù hợp với đặc thù của ngành, của CTCP.  Về các công trình là luận án tiến sĩ Những công trình luận án tiến sĩ mà tác giả được biết đã khái quát hóa những vấn đề lý luận chung về phân tích TCDN: Khái niệm và mục tiêu của phân tích TCDN, phương pháp phân tích TCDN, tổ chức phân tích TCDN. Đồng thời, các công trình là luận án tiến sĩ đã nghiên cứu sâu về những nội dung, chỉ tiêu phân tích cụ thể phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 8 Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung phân tích hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất liên doanh với nước ngoài (1998) của Nguyễn Tuấn Phương [39] đã nghiên cứu và những đề xuất mới hoàn thiện nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với đặc thù của các DN sản xuất liên doanh với nước ngoài. Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam (2002) của Nguyễn Ngọc Quang [41] đã nghiên cứu và những đề xuất mới để hoàn thiện nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phù hợp với đặc thù các DN xây dựng của Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam (2012) của Nguyễn Thị Thanh [49] đã những nghiên cứu sâu và những đề xuất mới để hoàn thiện nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp với các Tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con ở Việt Nam. Các công trình luận án tiến sĩ không chỉ góp phần hoàn thiện về nội dung, phương pháp phân tích phù hợp đối với thực tiễn các tập đoàn kinh tế, các DN liên doanh, các DN xây dựng mà còn sự đóng góp rất lớn trong việc hoàn thiện về lý luận phân tích tài chính DN. Thứ hai: Tổng quan nghiên cứu những công trình nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP. Tiêu biểu cho những nghiên cứu về phân tích tài chính CTCP đã được công bố là: Sách và luận án tiến sĩ.  Các công trình là sách tiêu biểu mà tác giả được biết, gồm: “Phân tích tài chính CTCP” [37]; “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong CTCP” [27]. Những nghiên cứu liên quan đến phân tích tài chính CTCP được thể hiện thông qua những nội dung sau: * Những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính CTCP Về khái niệm: Các quan điểm những điểm khác biệt trong cách diễn giải nhưng đều thống nhất ở cùng một chỗ: Phân tích tài chính CTCP là tổng thể các 9 phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về tài chính cho các đối tượng quan tâm sử dụng. Về mục tiêu của phân tích tài chính CTCP: Các quan điểm đều thống nhất cho rằng, mục tiêu phân tích là cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý trong và ngoài CTCP. Về phương pháp phân tích: Các quan điểm đều thống nhất về phương pháp phân tích tài chính CTCP gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ cân đối. Riêng các tác giả cuốn “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong CTCP” [27] của Học việc Tài chính, thêm phương pháp phân chia, phương pháp phân tích tính chất các nhân tố và phương pháp dự đoán. tác giả cho rằng, những phương pháp này đều rất cần thiết cho phân tích TC CTCP. Về quy trình tổ chức công tác phân tích tài chính CTCP: về bản, các quan điểm đều thống nhất về quy trình tổ chức công tác phân tích gồm 3 giai đoạn; lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích, kết thúc phân tích. Về thông tin phục vụ cho phân tích tài chính CTCP: các quan điểm thống nhất cho rằng những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính là: các thông tin chung, các thông tin theo ngành và thông tin liên quan đến CTCP. Về bản, tác giả nhất trí với những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính CTCP mà các nhà khoa học đã nghiên cứu. Riêng về phương pháp phân tích, thì tác giả đánh giá cao quan điểm của nhóm tác giả Học viện Tài chính. * Về nội dung phân tích Tập thể tác giả công trình “Phân tích tài chính CTCP” [37] đã kiến nghị hệ thống chỉ tiêu chung phân tích tình hình tài chính trong các CTCP và hệ thống chỉ tiêu đặc thù phân tích tài chính trong các CTCP. Các chỉ tiêu chung được thể hiện ở những nội dung phân tích sau: Phân tích tình hình biến động về quy mô và cấu của tài sản, nguồn vốn; phân tích tình hình và khả năng thanh toán; phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh; phân tích hiệu quả sử dụng vốn và phân tích 10 [...]... Trong phần này, luận án đã khái quát hóa lý luận chung về doanh nghiệp cổ phầnphân tích tài chính trong DN cổ phần phi tài chính; thực trạng về phân tích tài chính trong DN cổ phần phi tài chínhViệt Nam đến năm 1998; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong DN cổ phần phi tài chínhViệt Nam Trong nội dung này, luận án đã đưa ra những ý kiến hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích. .. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chínhViệt Nam (1999) của Nguyễn Trọng [31] đã nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần phi tài chính Những nội dung bản về phân tích tài chính đối với CTCP đã được nghiên cứu trong luận án, bao gồm những nội dung chủ yếu sau: DN cổ phần và phân tích tài chính trong DN cổ phần. .. tình hình rủi ro về tài chính Các chỉ tiêu đặc thù được thể hiện ở nội dung phân tích quy mô và kết cấu VCSH và phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp cổ đông trong CTCP Công trình “Thực hành kế toán và phân tích tài chính trong công ty cổ phần [27] đã được tập thể tác giả đề cập rất rõ nét nội dung thực hành phân tích tài chính trong CTCP Cụ thể: Phân tích chính sách tài chính CTCP; phân tích tình hình quản... đề xuất giải pháp hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức công tác kế toán trong các CTCP sản xuất xi măng Việt Nam Luận án tiến sĩ, với đề đài: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam của Nguyễn Thu Hoài [33] đã nghiên cứu và đưa ra các nội dung hoàn thiện cụ thể về hệ thống kiểm soát nội bộ theo từng... hình hoàn thiện là dựa trên sở đánh giá rủi ro trong điều kiện 13 ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Như vậy, đã một số công trình nghiên cứu liên quan đến kế toán của DN Xi măng nhưng chưa công trình nào nghiên cứu và hoàn thiện nội dung phân tích đối với DN xi măng hoặc DN thuộc TCT CNXM Việt. .. và sử dụng tài sản, nguồn vốn trong CTCP; phân tích năng lực tài chính của CTCP; phân tích rủi ro và tăng trưởng trong CTCP Trong mỗi nội dung phân tích đều những chỉ tiêu phân tích tài chính đặc thù của CTCP Tác giả nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về phân tích tài chính CTCP đã đóng góp rất lớn về những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính CTCP Đặc biệt, là những công trình... phân tích tài chính CTCP, thực sự coi phân tích là một công cụ quan trọng trong quản lý, sự quan tâm thỏa đáng đến phân tích tài chính CTCP thì phân tích tài chính CTCP sẽ trở thành công cụ quản lý quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về tài chính CTCP để đưa ra các quyết định quản lý - Số lượng, trình độ người thực hiện phân tích: Trong phân tích tài chính CTCP, người thực hiện phân tích có... hoàn thiện nội dung phân tích đối với CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam Từ khoảng trống trong nghiên cứu trên đây, tác giả tập trung nghiên cứu để phát huy hiệu quả của công cụ phân tích tài chính trong công tác quản lý tài chính CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam 14 Chương 1 LÝ LUẬN BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm CTCP 1.1.1.1 Khái niệm... phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước của Lưu Đức Tuyên [50] đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng một cách hợp lý trong các doanh nghiệp nhà nước từ những năm 2002 Luận án tiến sĩ, với đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt Nam. .. cứu trong mối quan hệ hữu cơ, biện chứng giữa các sự vật và hiện tượng Hiện nay, nhiều cách diễn giải về khái niệm phân tích tài chính Theo quan điểm các tác giả “Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện Tài chính: Phân tích tài chínhtổng thể các phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, dự đoán tình hình tài chính trong tương lai của doanh nghiệp, . dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp. hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. - Luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các CTCP. là nội dung phân tích tài chính trong các CTCP thuộc Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. (Luận án chỉ nghiên cứu đối với CTCP là công ty con do Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam

Ngày đăng: 01/05/2014, 01:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình nguồn vốn các CTCP thuộc TCT CNXM Việt  Nam  giai đoạn 2008 - 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình nguồn vốn các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 76)
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình đầu tư vốn của các CTCP thuộc TCT CNXM  Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.2 Tổng hợp tình hình đầu tư vốn của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 78)
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu quy mô tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM  Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu quy mô tài chính của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 79)
Bảng 2.5: Tình hình lãi, lỗ của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai  đoạn 2008 - 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.5 Tình hình lãi, lỗ của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 81)
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời  của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn và khả năng sinh lời của các CTCP thuộc TCT CNXM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 82)
Bảng 2.7b: Tình hình cơ cấu tài sản của CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.7b Tình hình cơ cấu tài sản của CTCP Xi măng Vicem Hoàng Mai (Trang 85)
Bảng 2.8a: Tình hình biến động nguồn vốn của CTCP Vicem XM Hoàng Mai Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/ 2012 So sánh - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.8a Tình hình biến động nguồn vốn của CTCP Vicem XM Hoàng Mai Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/ 2012 So sánh (Trang 86)
Bảng 2.8b: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của CTCP Vicem Xi măng Hoàng Mai Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 So sánh - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.8b Tình hình cơ cấu nguồn vốn của CTCP Vicem Xi măng Hoàng Mai Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 So sánh (Trang 87)
Bảng 2.9: Tình hình cơ cấu vốn cổ đông của CTCP xi măng Vicem  Hà Tiên 1 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.9 Tình hình cơ cấu vốn cổ đông của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 (Trang 88)
Bảng 2.10: Tình hình tài trợ của  CTCP xi măng Vicem Hải Vân Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Tăng, giảm (±) - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.10 Tình hình tài trợ của CTCP xi măng Vicem Hải Vân Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 Tăng, giảm (±) (Trang 89)
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của CTCP Xi  măng Vicem  Hà Tiên 1 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.12 Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên 1 (Trang 92)
Bảng 2.14: Kết quả kinh doanh của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.14 Kết quả kinh doanh của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng (Trang 93)
Bảng 2.13: Kết quả kinh doanh của CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.13 Kết quả kinh doanh của CTCP xi măng Vicem Bỉm Sơn (Trang 93)
Bảng 2.16: Tình hình sinh lời của CTCP xi măng Vicem Hải Vân - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 2.16 Tình hình sinh lời của CTCP xi măng Vicem Hải Vân (Trang 96)
Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản của  CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai năm 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.1 Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản của CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai năm 2012 (Trang 118)
Bảng 3.2:  Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của  CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai năm 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.2 Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn của CTCP xi măng Vicem Hoàng Mai năm 2012 (Trang 120)
Bảng 3.3a: Bảng phân tích tình hình tài trợ của CTCP xi măng Vicem  Bút Sơn - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.3a Bảng phân tích tình hình tài trợ của CTCP xi măng Vicem Bút Sơn (Trang 124)
Bảng 3.3b: Các chỉ tiêu phân tích tài trợ của một số CTCP xi măng  thuộc TCT CNXM Việt Nam cuối năm 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.3b Các chỉ tiêu phân tích tài trợ của một số CTCP xi măng thuộc TCT CNXM Việt Nam cuối năm 2012 (Trang 126)
Bảng 3.4: Bảng phân tích tình hình công nợ của CTCP Vicem Vật tư  vận tải xi măng năm 2012. - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.4 Bảng phân tích tình hình công nợ của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng năm 2012 (Trang 129)
Bảng 3.6: Bảng phân tích KQKD của CTCP xi măng Vicem Hải Vân - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.6 Bảng phân tích KQKD của CTCP xi măng Vicem Hải Vân (Trang 134)
Bảng 3.10: Bảng phân tích ROA và ROE của  CTCP XM Vicem Hải Vân - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.10 Bảng phân tích ROA và ROE của CTCP XM Vicem Hải Vân (Trang 144)
Bảng 3.14: Bảng phân tích tình hình tăng trưởng của CTCP Vicem  Vật tư vận tải xi măng - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.14 Bảng phân tích tình hình tăng trưởng của CTCP Vicem Vật tư vận tải xi măng (Trang 153)
Bảng 3.15: Bảng phân tích tình hình bảo toàn vốn cổ phần CTCP xi măng  Vicem Bút Sơn - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.15 Bảng phân tích tình hình bảo toàn vốn cổ phần CTCP xi măng Vicem Bút Sơn (Trang 155)
Bảng 3.16: Bảng phân tích rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem  Hà Tiên 1 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.16 Bảng phân tích rủi ro tài chính của CTCP xi măng Vicem Hà Tiên 1 (Trang 157)
Bảng 3.17: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của một số CTCP xi măng  thuộc TCT CNXM Việt Nam năm 2012 - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.17 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của một số CTCP xi măng thuộc TCT CNXM Việt Nam năm 2012 (Trang 159)
Bảng 3.19: Dự báo các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn có thay đổi cùng chiều  với doanh thu - Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các công ty cổ phần thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Bảng 3.19 Dự báo các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn có thay đổi cùng chiều với doanh thu (Trang 161)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w