1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam

238 923 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 238
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASBvà FASB Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS

Trang 1

LÊ HOÀNG PHÚC

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Năm 2014

Trang 2

LÊ HOÀNG PHÚC

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành : KẾ TOÁN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :

PGS.TS VÕ VĂN NHỊ

TP.HCM, năm 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu và nội dung trong luận án là trung thực Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Trang 4

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 Bản chất của Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính

1.1.2 Mục đích của báo cáo tài chính

1.1.2.1 Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

1.1.2.2 Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

1.1.3 Vai trò của báo cáo tài chính

1.2 Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến

Báo cáo tài chính

1.2.1 Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính

1.2.1.1 Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính

hữu ích1.2.1.2 Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin

tài chính hữu ích1.2.2 Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.1 Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.2 Nhận xét về các nhân tố tác động đến báo cáo

tài chính

9 9

910101112

14

141420212128

Trang 5

1.3.1.2 Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

1.3.2 Nội dung của báo cáo tài chính

1.3.2.1 Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.2.2 Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và

Trung Quốc

1.3.3 Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính

1.4 Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáo

tài chính tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.4.1 Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của

chuẩn mực kế toán quốc tế

1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán

quốc tế

1.4.1.2 Khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán

quốc tế

1.4.2 Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với

báo cáo tài chính tại các quốc gia

1.4.2.1 Đối với Mỹ

1.4.2.2 Đối với Pháp và các nước Liên minh Châu Âu

1.4.2.3 Đối với Trung Quốc và một số quốc gia

Đông Nam Á1.4.3 Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với

chuẩn mực kế toán quốc tế

333434

4245

47

474748

5152545558

Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.1 Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống Báo cáo

tài chính doanh nghiệp Việt Nam

62 62

Trang 6

2.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

hiện hành

2.2.1 Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáo

tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam

2.2.2 Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo báo cáo

2.3 Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối với

hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1 Đối chiếu một số nội dung của hệ thống báo cáo tài

chính theo quy định của Việt Nam với IASB

2.3.1.1 Các nội dung tương đồng

2.3.1.2 Các nội dung khác nhau

2.3.2 Một số ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư và

chuyên gia về hệ thống báo cáo tài chính hiện hành

2.3.2.1 Ý kiến của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư

2.3.2.2 Ý kiến của chuyên gia

2.3.3 Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính

doanh nghiệp Việt Nam

2.3.3.1 Ưu điểm

2.3.3.2 Hạn chế

81

818384

919196

99991012.3.4 Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống

báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 112

Trang 7

3.1 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống

Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1 Quan điểm hoàn thiện

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện

116

117120

3.2 C ác giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1 Các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục hạn chế của

hệ thống báo cáo tài chính hiện hành

3.2.1.1 Hoàn thiện các quy định về khung lý thuyết cho

Báo cáo tài chính

3.2.1.2 Điều chỉnh, bổ sung kết cấu, nội dung hệ thống

Báo cáo tài chính hiện hành

3.2.1.3 Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính linh hoạt

trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

3.2.2 Các giải pháp dài hạn phát triển, hoàn thiện hệ thống

Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

3.2.2.1 Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá

các yếu tố của báo cáo tài chính

3.2.2.2 Định hướng ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức

doanh nghiệp trên báo cáo tài chính3.2.2.3 Định hướng ghi nhận và báo cáo trách nhiệm

xã hội doanh nghiệp trên báo cáo tài chính

3.2.3 Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống

báo cáo tài chính

3.3 Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống

Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam

123

123123127136140140152161169

173

Trang 8

3.3.2 Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế

toán, kiểm toán

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp

177178

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

BCTC Báo cáo tài chính

CĐKT Cân đối kế toán

FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

(Financial Accounting Standard Board)Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho Báo cáo tài chính

(The Conceptual Framework for Financial Reporting)GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi

(Generally accepted accounting principles)IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế

(International Accounting Standard Board )IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế

(International Accounting Standard)IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

(International Financial Reporting Standard)KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh

TTCK Thị trường chứng khoán

TSCĐ Tài sản cố định

VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trang 10

Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB

và FASB

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 06/2013

Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố và

nguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 2.2 : Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS và

IAS/IFRS

Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữa VAS

và IAS/IFRS

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu

tài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS

Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức

Bảng 3.2 : Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình

bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trang 11

Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa

Hình 3.1 : Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTC

linh hoạt

Hình 3.2 : Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố trong hệ thống

BCTC linh hoạt

Hình 3.3 : Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức

doanh nghiệp Việt Nam

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của

hệ thống thông tin kế toán Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chínhhữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay

và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực chodoanh nghiệp (IASB, 2010a) BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giaodịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán Việc hoànthiện BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thựctiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạngtrong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế

Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB vàFASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bàyBCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác địnhcách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phốiviệc soạn thảo và trình bày BCTC (Choi and Meek, 2011)

Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đangtrong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chấtlượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trườngvốn

Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kếtoán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướngtiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách,khá đầy đủ và có tính hệ thống Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế vềkinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán

Trang 13

không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bốthông tin phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đãbộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường,ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn địnhcho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC Cơ sở địnhgiá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định đầy đủ,thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; hệthống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một sốnội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực

kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và trình bàynguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo… Những hạnchế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đếntính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu liên quan đến BCTC, cũng như việc ápdụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia Tuynhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việcđánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiệnhội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán

Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanhnghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm

về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nângcao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu củaNguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập vàtrình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của cácloại hình doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đếnviệc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yếttại Việt Nam Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân

Trang 14

(2009)… đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toánphục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩnmực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đếnthông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư

Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụngchuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng,ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoànthiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sởnhững đặc điểm của Việt Nam Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khókhăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toántrong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế…

Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sởvận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, hạn chế trongviệc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực,chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vậndụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ Giải pháp dài hạn

và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa.Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàncầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giátrị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp trên BCTC

Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết cácvấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên

Trang 15

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng,

đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Các quan điểm, phương hướng và giải pháp được xây dựng trên cơ sở

đã phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanhnghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩnmực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam, cũng như trên cơ sở nhận diện các đặc điểm về môitrường kế toán tại Việt Nam, ưu điểm, hạn chế và các vấn đề cần giải quyết đốivới hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành

3 Phạm vi, nội dung nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTCriêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổchức tài chính tương tự

Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế được vận dụng để hoàn thiện hệ thốngBCTC bao gồm các IAS/IFRS liên quan trực tiếp đến trình bày và công bố thôngtin BCTC, không bao gồm toàn bộ các IAS/IFRS hiện có

Luận án tập trung vào các nội dung sau:

(1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán vàthông lệ quốc tế;

(2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thốngBCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam;

(3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì;

Trang 16

(4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành trên cơ sở đốichiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quyđịnh của IASB, ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệthống BCTC doanh nghiệp, các nhân tố môi trường kế toán, cũng như yêu cầucủa quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam.

(5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTCdoanh nghiệp Việt Nam;

(6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học vàkhả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoànthiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam Định hướng về nội dung vàphương pháp đo lường giá trị hợp lý, báo cáo nguồn lực tri thức, báo cáo tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC

4 Phương pháp nghiên cứu

Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên

cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quanđến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủđiểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế Tác giả đã thực hiệnviệc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanhnghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giáthực trạng, đề xuất giải pháp

Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của

một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụngcác dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sởtham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệpViệt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển

Trang 17

Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tácgiả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phươngpháp điều tra Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mụctiêu cụ thể của luận án.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả phân loại, đánh giá, và chọn

lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các quy định, thông

lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia… và các thông tin thứ cấp có liên quanđến BCTC doanh nghiệp để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề

lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệquốc tế; mô tả, lý giải, làm rõ những vấn đề tồn tại của hệ thống BCTC hiện hành

và xác định vấn đề cần phải giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy đã được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ

thể của luận án Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để

hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về hệ thống BCTC doanh nghiệp theochuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế và quá trình áp dụng chuẩn mực kế toánquốc tế tại các quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam Phương pháp so sánh được

sử dụng để đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thốngBCTC theo quy định của IASB, giữa thực trạng hệ thống BCTC với những yêucầu của quá trình hội nhập quốc tế Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợpvới phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giảiquyết, xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC

- Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn để thu thập ý

kiến các chuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp Các ý kiến trả lời đượctổng hợp, lý giải, làm cơ sở hoặc củng cố cho nhận định về hệ thống BCTCdoanh nghiệp Việt Nam

Trang 18

- Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với

một số doanh nghiệp và nhà đầu tư Thang đo Likert được sử dụng để đo lườngcác mức độ đánh giá Thực hiện thống kê mô tả kết quả điều tra và phân tíchphương sai Anova một yếu tố để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giágiữa các nhóm đối tượng Kết hợp kết quả với những dữ liệu thứ cấp khác đểdiễn giải, so sánh, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định,đánh giá

Như vậy, phương pháp định tính, với những tổng hợp, lý giải, đánh giá các

thông tin, là phương pháp được sử dụng chủ yếu, nhằm diễn giải hoặc quy nạptheo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đã được thiết kế của luận án Cácphân tích và đánh giá được thực hiện bằng những lý luận khách quan, theo cácchủ điểm đã được thiết kế Các biểu hiện cụ thể của các phương pháp nghiên cứu

sẽ được thể hiện trong các nội dung của luận án

Ở một góc độ khác, khi xác định phương hướng hoàn thiện hệ thốngBCTC doanh nghiệp, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, luận án đã xuất phát từ sựvận động và phát triển của các điều kiện môi trường kế toán, gắn với các yêu cầucủa quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam

Trang 19

Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết.

(4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu vàphương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diệnnhững điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và pháttriển

(5)Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mangtính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện

hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế Luận án đã định hướng về nội dung và phươngpháp những vấn đề mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trìnhbày thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực trithức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

6 Kết cấu luận án

Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về Báo cáo tài chính doanh nghiệp

- Chương 2 : Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp

Trang 20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Bản chất của Báo cáo tài chính

1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính (Financial statements) là sản phẩm của kế toán tài chính,

là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tìnhhình tài chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp BCTC cung cấp các thông tin

về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đápứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết địnhkinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lựcđược giao phó cho họ (IASB, 2012)

Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phảitrả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn củachủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền Thông thường, một hệthống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu nhập; báo cáo vốnchủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC

Có nhiều cách thức và khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận với BCTC.Chẳng hạn, khi xem xét dưới góc độ khoa học kế toán, thì BCTC được xem là kếtquả của phương pháp tổng hợp - cân đối Khi xem xét dưới góc độ các yếu tố củamột hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này,được xử lý và cung cấp bởi quy trình kế toán tài chính Khi đề cập đến lợi ích củangười sử dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc

ra quyết định kinh tế v.v… Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất vềBCTC Mục đích và vai trò của BCTC, vì vậy, cũng không phải là duy nhất vàbất biến Mục đích và vai trò của BCTC được đề cập dưới đây chủ yếu dựa trêncác quan điểm của một số tổ chức có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến kế toántrên thế giới, được tiếp cận theo hướng phục vụ cho việc phát triển, hoàn thiện hệthống BCTC như mục tiêu đề ra của luận án

Trang 21

1.1.2 Mục đích của Báo cáo tài chính

1.1.2.1 Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)

Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế (IFRS Framework) do IASB phêchuẩn tháng 09/2010 xác định mục đích của BCTC cho mục đích chung (sau đâygọi tắt là mục đích của BCTC) là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanhnghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợkhác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp”(IASB, 2010a, p.OB2) Những quyết định này liên quan đến việc mua, bán hoặcnắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ, cung cấp, thanh toán các khoản vay hoặc cáchình thức vay mượn khác

IFRS Framework lưu ý rằng, các đối tượng khác, chẳng hạn các nhà quản

lý, có thể tìm thấy trong các BCTC những thông tin hữu ích Tuy nhiên, mục đíchcủa BCTC và mục tiêu của các quy chế quản lý tài chính có thể không phù hợpvới nhau Do vậy, cơ quan quản lý không được xem là đối tượng sử dụng chínhcủa BCTC BCTC không hướng chủ yếu đến cơ quan quản lý hoặc các đối tượngkhác (IASB, 2010a)

BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đó

là thông tin về các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ của của doanh nghiệp.BCTC cũng cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của giao dịch và các sự kiệnkhác làm thay đổi các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ, nó hữu ích cho các quyếtđịnh về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp Thông tin về bản chất, quy

mô nguồn lực kinh tế và các các nghĩa vụ nợ có thể giúp người sử dụng xác địnhđiểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp Những thông tinnày có thể giúp người sử dụng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp,cũng như nhu cầu bổ sung nguồn lực tài chính (IASB, 2010a)

Thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánhgiá được các khoản thu nhập tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực kinh tế Thôngtin này giúp đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc sử dụng có hiệu quả nguồnlực của doanh nghiệp Thông tin về kết quả kinh doanh, cũng như sự thay đổi vàcác yếu tố cấu thành của các khoản thu nhập cũng quan trọng trong việc đánh giá

Trang 22

khả năng tạo tiền trong quá khứ và tương lai của doanh nghiệp.

Thông tin về lưu chuyển tiền trong một kỳ của doanh nghiệp giúp người sửdụng đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền thuần trong tương lai Nóchỉ ra phương thức doanh nghiệp tạo ra và chi tiêu tiền, bao gồm thông tin về vay

và trả nợ, cổ tức bằng tiền hoặc phân phối bằng tiền khác cho các nhà đầu tư, vàcác yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Thông tin về dòng tiền “giúp người sử dụng dụng hiểu rõ về hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động đầu tư và tài chính, ước tính tínhthanh khoản, khả năng thanh toán và giải thích các thông tin về kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB20)

Theo IAS 1- Trình bày BCTC (IASB hiệu chỉnh tháng 05/2012), mục đích

của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính vàcác luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sửdụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế BCTC cũng báo cáo kết quả đạtđược trên cương vị quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giaophó Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả,vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, khoản góp vốn và phân phối cho chủ sở hữu,lưu chuyển tiền tệ, cùng với những thông tin thuyết minh

1.1.2.2 Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB)

Mở đầu Chương Mục đích của BCTC trong Khái niệm kế toán tài chính số

8 - Statement of Financial Accounting Concepts No.8 (SFAC 8), FASB khẳng

định, mục đích của BCTC là nền tảng của khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC FASBcũng xác định mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích vềdoanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ

nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanhnghiệp Điều này hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB

Các nội dung thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và cácnghĩa vụ nợ, cũng như sự thay đổi của chúng, thông tin về kết quả tài chính, thôngtin về lưu chuyển tiền trình bày trong SFAC 8 cũng được FASB quy định hoàntoàn tương đồng với IFRS Framework của IASB Đây là kết quả của một dự án

Trang 23

hội tụ kế toán giữa IASB và FASB (IASB - FASB Convergence Project) đượctriển khai từ năm 2004, trong đó có dự án hội tụ về khuôn mẫu lý thuyết choBCTC Theo đó, với việc lựa chọn quan điểm đơn vị (entity pespective) thay vìquan điểm chủ sở hữu (proprietary pespective), cả IASB và FASB đều khẳng địnhcần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung củathông tin cho việc ra quyết định.

Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại

và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác, trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp.

1.1.3 Vai trò của Báo cáo tài chính

Thông thường, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục đích và lợi

ích mang lại của việc sử dụng thông tin của một số đối tượng chủ yếu.

Theo IASB và FASB, các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượng

khác liên quan đến việc ra các quyết định kinh tế

Các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ kháccần thông tin về các nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ để đánh giá triểnvọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai mà còn đánh giá hiệu quảquản lý đối với việc sử dụng các nguồn lực hiện hữu của doanh nghiệp Họ khôngthể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin trực tiếp mà phải dựa vào BCTCcho nhiều thông tin tài chính mà họ cần Vì vậy, họ là những người sử dụng chính

mà BCTC hướng tới

Các quyết định của nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng về việc mua, bán hoặcnắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ phụ thuộc vào thu nhập mà họ mong đợi từ việcđầu tư, ví dụ như cổ tức, các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc sự gia tăng giátrị thị trường Tương tự như vậy, quyết định của người cho vay và các chủ nợkhác về việc cung cấp các khoản cho vay và các hình thức tín dụng khác phụthuộc vào các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc các khoản thu nhập khác mà

họ mong đợi Kỳ vọng của các các nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác

Trang 24

về lợi nhuận phụ thuộc vào đánh giá của họ về giá trị, thời gian và triển vọng củadòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai Do vậy, các nhà đầu tư hiện tại vàtiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin để giúp họ đánh giátriển vọng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, BCTC không thể cung cấp tất cả thông tin mà nhà đầu tư,người cho vay và chủ nợ khác cần Những người sử dụng cần phải xem xét thôngtin cần thiết từ các nguồn khác, chẳng hạn, điều kiện và triển vọng của nền kinh

tế, sự kiện, môi trường chính trị, công nghệ, tương lai doanh nghiệp BCTCkhông được thiết kế để trình bày thông tin về giá trị doanh nghiệp nhưng chúngcung cấp thông tin giúp nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác ước tínhgiá trị doanh nghiệp (IASB, 2010a)

IFRS Framework cũng lưu ý rằng, các bên liên quan khác như cơ quanquản lý, tổ chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng cóthể tìm thấy thông tin hữu ích trên BCTC, mặc dù BCTC không phục vụ trựctiếp cho những nhóm đối tượng này

Ở một khía cạnh khác, khi tiếp cận vai trò của BCTC dưới góc độyêu cầu pháp lý của việc cung cấp thông tin, thì vai trò của BCTC được thể hiệnthông qua trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc soạn thảo BCTC và công bốthông tin Chẳng hạn, các nội dung trình bày trên BCTC nộp cho cơ quan thống

kê, thuế vụ có xu hướng khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, đủ đáp ứng yêu cầu pháp lý

có liên quan Ngoài ra, vai trò của BCTC đối với người sử dụng còn bị chi phốibởi quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệpnhỏ, vai trò của BCTC hướng đến người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn, mụcđích công bố thông tin nhằm tìm kiếm vốn đầu tư hay nhà tài trợ thường hạnchế…

Tóm lại, bản chất của BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung

cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc racác quyết định kinh tế, chủ yếu bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, ngườicho vay và các chủ nợ khác Kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB khẳngđịnh cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập

Trang 25

trung của thông tin cho việc ra quyết định Tất cả các bên cung cấp vốn đều cóquyền được cung cấp thông tin đầy đủ; những nhà đầu tư và chủ nợ tiềm năngcần được cung cấp thông tin cho việc ra quyết định Những đối tượng khác có thểtìm thấy những thông tin hữu ích từ BCTC nhưng họ không phải là đối tượngchính mà BCTC hướng tới Các thông tin cung cấp trên BCTC được xác định cânbằng cho các đối tượng sử dụng chủ yếu, thông tin để đánh giá khả năng quản lýcũng được xem là một mục đích quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định củanhững người cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Sau gần 25 năm ban hành khuôn mẫu lý thuyết của IASB (từ năm 1989) và

35 năm của FASB (từ năm 1978), khái niệm sự thay đổi nguồn lực được hệ thốngthành 2 nhóm chính: thay đổi do kết quả kinh doanh và không do kết quả kinhdoanh Thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về lưu chuyển tiền trởthành hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau trong việc trình bày sự thay đổi tìnhhình tài chính của doanh nghiệp trên BCTC

1.2 Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 1.2.1 Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính

1.2.1.1 Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích

Tính hữu ích của BCTC cũng chính là tính hữu ích của thông tin kế toánđược trình bày trên BCTC Chính xác hơn, chính những tính chất đặc trưng củathông tin trên BCTC đã làm cho nó trở nên hữu ích qua việc thông tin được quantâm, được tin cậy và sử dụng để mang lại lợi ích

Để có thể cung cấp thông tin hữu ích, BCTC cần thỏa mãn các đặc điểmchất lượng Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích trình bàydưới đây là theo kết quả của một dự án hội tụ giữa IASB và FASB Nói cáchkhác, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là tương đồng theoquan điểm của IASB và FASB (Chương 3 trong IFRS Framework và Chương 3trong SFAC 8) Theo đó, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích

là các đặc tính thông tin có thể hữu ích nhất cho nhà đầu tư, người cho vay và chủ

nợ khác trong việc ra quyết định về doanh nghiệp trên cơ sở thông tin trên BCTC(IASB,2010a)

Trang 26

Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữuích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chấtlượng bổ sung.

Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực

Các đặc điểm chất lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịpthời và có thể hiểu

Các đặc điểm chất lượng cơ bản

(1) Thích hợp (Relevance)

Để thích hợp, thông tin kế toán phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trongviệc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin Theo đó, “nó phải có giá trị

dự đoán, giá trị xác nhận, hoặc cả hai” (IASB, 2010a, p.QC7)

Thông tin tài chính có giá trị dự đoán (predictive value) nếu nó có thể được

sử dụng như một dữ liệu đầu vào cho người sử dụng dự đoán kết quả tương lai.Thông tin tài chính có giá trị xác nhận (confirmatory value) nếu nó cung cấpthông tin phản hồi về các đánh giá trước đó

Giá trị dự đoán và giá trị xác nhận của thông tin tài chính liên quan đếnnhau Thông tin có giá trị dự đoán thường cũng có giá trị xác nhận Chẳng hạn,thông tin về doanh thu năm hiện tại, có thể được sử dụng làm cơ sở để dự đoándoanh thu trong những năm tương lai, cũng có thể được so sánh với dự đoándoanh thu cho năm hiện tại đã được thực hiện trong năm trước Kết quả củanhững so sánh đó có thể giúp cải thiện các quy trình đã được sử dụng để thựchiện những dự đoán trước đó (IASB, 2010a)

Trọng yếu là một khía cạnh của tính thích hợp mà nó tùy thuộc vào tínhchất và mức độ của khoản mục được đề cập Vì vậy, IASB và FASB không xácđịnh một ngưỡng định lượng thống nhất cho trọng yếu hay đưa ra trước những gì

có thể là trọng yếu

(2) Trình bày trung thực (Faithful representation)

Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ (complete), trung lập (neutral) và không mắc lỗi (free from error) (IASB, 2010a).

Thông tin đầy đủ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng

Trang 27

hiểu được các hiện tượng, bao gồm tất cả các mô tả và giải thích cần thiết Đốivới một số khoản mục, thông tin đầy đủ cũng đòi hỏi có sự giải thích các sự kiệnquan trọng về chất lượng và tính chất của khoản mục, các yếu tố và điều kiện ảnhhưởng đến bản chất của khoản mục.

Thông tin trung lập khi không có sự thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trìnhbày, không bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnhhưởng của một thái độ cá biệt

Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trong tất cả các khíacạnh Không mắc lỗi có nghĩa là không có sai sót hoặc thiếu sót trong các mô tả

và quy trình soạn thảo thông tin Chẳng hạn, một ước tính không thể được xácđịnh là chính xác hoặc không chính xác, tuy nhiên, việc trình bày ước tính đượcxem là trung thực nếu số tiền được mô tả một cách rõ ràng, bản chất và hạn chếcủa quá trình ước tính được giải thích

IASB và FASB lưu ý rằng, thông tin hữu ích khi nó vừa thích hợp vừađược trình bày trung thực Việc trình bày trung thực thông tin không thích hợphoặc trình bày không trung thực thông tin thích hợp đều không giúp cho người sửdụng trong việc ra quyết định hữu ích Ngoài ra, thông tin trình bày trung thựckhông nhất thiết tạo ra được thông tin hữu ích Chẳng hạn, một ước tính đượctrình bày trung thực nếu doanh nghiệp áp dụng quy trình thích hợp, mô tả rõ ràngcác ước tính và giải thích các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến các ướctính, tuy nhiên, nếu mức độ không chắc chắn là đáng kể thì thông tin ước tính sẽkhó mà đạt được sự hữu ích đặc biệt IASB và FASB cũng chỉ ra quy trình cơ bảncho việc áp dụng các đặc điểm chất lượng cơ bản Theo đó, trước hết, dự kiếnthông tin kinh tế có khả năng hữu ích cho người sử dụng thông tin tài chính củadoanh nghiệp Tiếp theo, nhận dạng các thông tin mà nó sẽ thích hợp nhất nếu nó

có sẵn và được trình bày trung thực Sau cùng, xác định trong đó các thông tin cósẵn và có thể được trình bày trung thực (IASB, 2010a)

Các đặc điểm chất lượng bổ sung

Có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu là những đặcđiểm chất lượng nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin thích hợp và đượctrình bày trung thực

Trang 28

(1) Có thể so sánh (Comparability)

Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánhvới thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc ở cùng một doanh nghiệp trongcác kỳ khác nhau Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt và hiểu sựgiống nhau hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a)

Có thể so sánh liên quan đến sự nhất quán, nhưng chúng không phải làmột Sự nhất quán đề cập đến việc sử dụng các phương pháp giống nhau cho cáccác khoản mục tương tự nhau Có thể so sánh là mục tiêu, còn nhất quán là điềukiện để đạt được mục tiêu đó

IASB và FASB cũng cho rằng, tính có thể so sánh có thể đạt được từ việcđạt được các đặc điểm chất lượng cơ bản Một sự trình bày trung thực các thôngtin kinh tế thích hợp tự nó đạt được, ở một mức độ nào đó, sự có thể so sánh đượcvới các thông tin thích hợp tương tự được trình bày trung thực bởi một doanhnghiệp khác

(2) Có thể kiểm chứng (Verifiability)

Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tintrình bày trung thực đối với các hiện tượng kinh tế Có thể kiểm chứng có nghĩalànhững người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạtđược sự đồng thuận, mặc dù không phải là hoàn toàn, về việc thông tin được trìnhbày trung thực

Kiểm chứng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp Kiểm chứngtrực tiếp là việc xác minh một khoản mục hoặc một thuyết minh thông qua việcquan sát trực tiếp, chẳng hạn như đếm tiền Kiểm chứng gián tiếp là việc kiểm tra

dữ liệu đầu vào, các công thức tính toán, hoặc tính toán lại đầu ra bằng phươngpháp tương tự Chẳng hạn, kiểm tra giá trị ghi sổ hàng tồn kho bằng cách kiểm tra

số lượng và giá trị đầu vào và tính toán lại hàng tồn kho cuối kỳ bằng việc sửdụng giả định phương pháp tính giá hàng tồn kho, ví dụ phương pháp nhập trướcxuất trước

IFRS Framework và SFAC 8 cũng đề cập đến việc có thể gặp khó khăntrong việc kiểm chứng một số thuyết minh và thông tin tài chính dự báo tương

Trang 29

lai Để giúp người sử dụng thông tin quyết định có sử dụng thông tin như vậy haykhông, cần phải công bố những giả định cơ bản, phương pháp lập và các nhân tố,điều kiện khác hỗ trợ, tác động đến thông tin (IASB, 2010a).

(3) Kịp thời (Timeliness)

Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết địnhđúng lúc Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn Nếu báo cáo chậm trễ thìthông tin sẽ mất đi tính thích hợp Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu íchlâu sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xácđịnh và đánh giá xu hướng phát triển

(4) Có thể hiểu (Understandability)

Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng,súc tích BCTC được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiếnthức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế cũng như có khả năng nhấtđịnh trong đánh giá và phân tích thông tin

Một số thông tin vốn nó đã phức tạp và rất khó để có thể dễ hiểu Việc loạitrừ những thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông tin dễ hiểu hơn, tuynhiên, điều này làm cho báo cáo trở nên không đầy đủ, và do vậy, có thể gây hiểunhầm Đôi khi những nhà phân tích phải cần đến sự tư vấn để có thể hiểu nhữnghiện tượng kinh tế phức tạp

Các đặc điểm chất lượng bổ sung nên được tối đa hóa đến mức có thể Tuynhiên, đặc điểm chất lượng bổ sung, riêng lẻ hoặc một nhóm, không thể làm chothông tin hữu ích nếu thông tin không thích hợp hoặc không được trình bày trungthực Đôi khi, một đặc điểm chất lượng bổ sung có thể phải gia giảm nhằm tối đahóa một đặc điểm chất lượng khác Chẳng hạn, việc gia giảm trong ngắn hạn tính

có thể so sánh như là kết quả của việc áp dụng một chuẩn mực BCTC mới là cầnthiết để có thể gia tăng tính thích hợp hoặc trình bày trung thực trong dài hạn

Về rào cản đối với thông tin tài chính hữu ích, IASB và FASB cho rằng,chi phí là rào cản đối với thông tin cung cấp bởi BCTC Quan hệ giữa chi phí vàlợi ích sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC nói chung Lợi ích của BCTC phảibiện minh được cho chi phí của người sử dụng và người lập BCTC, trên cả haiphương diện định lượng và định tính IASB và FASB cũng xem xét ảnh hưởng

Trang 30

của quy mô doanh nghiệp và các yếu tố khác đến những yêu cầu báo cáokhác nhau trong những tình huống nhất định.

Như vậy, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo

quan điểm của IASB và FASB có thể được khái quát tại Bảng 1.1

Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo

Có thểkiểmchứng(Verifiability)

Kịp thời(Timeliness)

Có thể hiểu(Understandability)

Rào cản

(Pervasive

constraint)

Chi phí(Cost)

Nguồn : IASB (2010), Framework, và tổng hợp của tác giả.

1.2.1.2 Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính

hữu ích

Những vấn đề liên quan đến đặc điểm chất lượng của thông tin tài chínhhữu ích đã được các nhà nghiên cứu đề cập từ nhiều năm qua Theo một kết quảmột nghiên cứu của Lev and Zarowin (1999), hệ thống đo lường và báo cáo kếtoán không đáp ứng tốt sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinhdoanh và giá trị thị trường của doanh nghiệp, và đó là nguyên nhân chính giảithích cho sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính Thời gian gần đây,

Trang 31

bên cạnh các nghiên cứu về đặc điểm chất lượng của BCTC là những nghiên cứu

về phương pháp đo lường để đánh giá chất lượng của BCTC Beest et al (2009)

đã xây dựng một chỉ số 21 mục để đo lường chất lượng của BCTC theo 2 đặcđiểm chất lượng cơ bản và 4 đặc điểm chất lượng bổ sung, trên cơ sở 231 báo cáothường niên của các công ty đã được niêm yết trên TTCK Mỹ, Anh, Hà Lan năm

2005 và 2007 Kết quả cho thấy, chất lượng của BCTC ngày càng tăng theo thờigian; có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến quy mô công ty, quốc gia, ngànhcông nghiệp đến chất lượng BCTC

Về các đặc điểm chất lượng của BCTC, bên cạnh quan điểm thống nhấtcủa IASB và FASB, cũng có một số quan điểm của các tổ chức và quốc gia khácvới các mức độ tương đồng khác nhau với IASB và FASB Chẳng hạn, AASB(Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc) xác định trong Framework bốn đặc điểm chấtlượng của BCTC gồm: có thể hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh và

ba rào cản gồm: kịp thời, lợi ích và chi phí, cân đối các đặc điểm chất lượng(AASB, 2009)

Quá trình hội tụ quan điểm về đặc điểm chất lượng của BCTC giữa IASB

và FASB cũng cho thấy đã có một sự thay đổi và điều chỉnh khá rõ nét Theo đó,khái niệm “đáng tin cậy” đã được thay bằng “trình bày trung thực”, với ý nghĩa

là, việc phản ánh đúng bản chất của một hiện tượng kinh tế sẽ thể hiện chính xáchơn chất lượng được mong đợi của BCTC Khái niệm “nội dung quan trọng hơnhình thức” không được đề cập riêng vì nó đã được bao hàm trong “trình bày trungthực”, trong khi “có thể kiểm chứng” được xem như một đặc điểm bổ sung vìkhông phải thông tin trình bày trung thực nào cũng có thể kiểm chứng độc lập.Ngoài ra, “thận trọng” cuối cùng đã được loại ra khỏi một yêu cầu chất lượngmong đợi của BCTC, bởi lẽ nó có thể mâu thuẩn với yêu cầu “trung lập”

Như vậy, đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là một khái

niệm mang tính lịch sử, cụ thể Nó gắn liền và thay đổi phù hợp với từng giaiđoạn phát triển của các nền kinh tế - xã hội của các châu lục, các quốc gia với cácđặc điểm, điều kiện khác nhau Nói cách khác, các đặc điểm chất lượng của thôngtin tài chính hữu ích không phải là bất di bất dịch, do vậy, khó có thể có mộtkhuôn mẫu chi tiết duy nhất cho việc nâng cao tính hữu ích của BCTC, mà nó

Trang 32

cần phải được xác định trong các điều kiện cụ thể.

1.2.2 Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

1.2.2.1 Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính

Ảnh hưởng môi trường là chìa khóa để giải thích hệ thống kế toán của mộtquốc gia Nói cách khác, kế toán là sản phẩm của môi trường của nó, nghĩa là,

“nó được hình thành, phản ánh, và củng cố đặc điểm riêng độc đáo với môitrường quốc gia của mình" (Radebaugh và Gray, 1997) Các nghiên cứu về tácđộng của các nhân tố môi trường đến hệ thống kế toán và BCTC đã được nghiêncứu từ những năm 1970 với nhiều nghiên cứu của Muller (1967), Jaggi (1975),Nobes (1981), Gray (1988), Walton (1998)… Có nhiều yếu tố được đề cập, trong

đó nhân tố về văn hóa và kinh tế được ghi nhận sớm nhất

Năm 1975, ảnh hưởng của môi trường văn hóa lên chuẩn mực và thông lệ

kế toán đã được đề cập bởi nghiên cứu của Jaggi

Năm 1977, Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA) đã đưa ra 8 thông số quan trọngđược xem là yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kế toán, bao gồm: hệ thống chínhtrị; hệ thống kinh tế; giai đoạn phát triển kinh tế; mục đích của BCTC; nguồn gốchoặc thẩm quyền biên soạn chuẩn mực kế toán; giáo dục và đào tạo; việc thực thiđạo đức và chuẩn mực; và người sử dụng dịch vụ

Choi và Muller (1984) trích trong Zhang (2005) đưa ra danh mục 12 yếu tốmôi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển hệ thống kế toán, baogồm: hệ thống pháp luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinhdoanh; sự khác nhau về quy mô và hoạt động của các công ty; môi trường xã hội;mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh; trình độ dự báo kinh doanh; sự hiệndiện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinhtế; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; và thực trạng giáo dục chuyên nghiệp

Hofstede (1987) cho rằng, hệ thống kế toán thay đổi dọc theo dòng vănhóa dân tộc Mô hình của Gray (1988) cho thấy rằng, ngoài các giá trị văn hóa,các yếu tố thể chế, chẳng hạn như hệ thống pháp luật, sẽ có ảnh hưởng tới sự pháttriển của hệ thống kế toán

Gần đây, Choi and Meek (2011) cho rằng có 8 nhân tố gây ảnh hưởngđáng kể lên sự phát triển của kế toán gồm: các nguồn lực tài chính; hệ thống luật

Trang 33

pháp; thuế; kinh tế - chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáodục; và nền văn hoá.

Với góc độ nhận diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố đến hệ thống

kế toán và BCTC nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển,hoàn thiện hệ thống BCTC, luận án tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác độngđáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: nhân tố kinh tế; nhân tố chínhtrị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa

(1) Nhân tố kinh tế

Sự phát triển của kế toán là một quá trình phụ thuộc vào và đan xen vớiphát triển kinh tế Nói cách khác, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đốivới sự phát triển của kế toán (Zhang, 2005) Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác độngđến hệ thống kế toán và BCTC bao gồm: đặc điểm và giai đoạn phát triển của nềnkinh tế; nguồn cung ứng tài chính và lạm phát

Đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán và BCTC Một nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo

niềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965 cited by Yapa,1995) Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến các công bốtài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở hữu công ty… (Jaggiand Lowf, 2000)

Các yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế, như cơ chế quản lý, hình thức sởhữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô,đặc điểm của thị trường hàng hoá…, cùng với hình thức kinh doanh chiếm ưu thế

và phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến các chínhsách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quan

hệ kinh tế, đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quá trìnhsản xuất kinh doanh và đầu tư theo nhu cầu thị trường, điều này đã làm nảy sinh

sự ràng buộc lẫn nhau về nhu cầu thông tin tài chính Chính vì vậy, kinh tế thịtrường đòi hỏi sự đa dạng trong cung cấp, sử dụng thông tin trên BCTC Khi mức

độ hoạt động kinh tế và quy mô của các công ty tăng lên, có một sự gia tăng

Trang 34

tương ứng trong hoạt động kế toán Mức độ phát triển của xuất khẩu và nhậpkhẩu có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của kế toán (Belkaoui,

1985 cited by Zhang, 2005) Khi TTCK phát triển, nó sẽ làm phát sinh kế toánmua bán, phát hành, chuyển đổi cổ phiếu, trái phiếu; nhiều đối tượng, hình thứcgiao dịch mới phát sinh cần được kế toán đo lường, ghi nhận và trình bày trênBCTC, như lãi cơ bản trên cổ phiếu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, hoặcbáo cáo dòng tiền cũng được chú ý hơn để phục vụ cho nhu cầu thông tin dự báocủa các nhà đầu tư…

Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp.

Theo đó, tại các nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trườngvốn (như Mỹ, Anh, Úc…), nơi mà các công ty cổ phần chiếm vị trí chủ yếu trongnền kinh tế, TTCK là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, yêu cầu đốivới thông tin tài chính là cần đảm bảo trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ Sựđầy đủ của thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các BCTC để đưa

ra quyết định kinh tế mà ít khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes,1998)

Ngược lại, tại những quốc gia mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là nhànước (như ở Pháp…) hoặc hệ thống ngân hàng (như ở Đức…) thường không có

sự đòi hỏi cao về sự đầy đủ và hợp lý của thông tin tài chính Yêu cầu đối vớithông tin kế toán tại các quốc gia này thường là sự tuân thủ các luật định Ngoài

ra, thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay, việccông bố thông tin ra công chúng trở thành thứ yếu

Một minh chứng khá rõ ràng cho ảnh hưởng của nguồn cung ứng vốn đến

hệ thống kế toán và BCTC là trường hợp Nhật Bản Chính sự phát triển nhanhchóng của TTCK và sự giảm dần vai trò của ngân hàng trong cung ứng vốn đãlàm cho hệ thống kế toán của Nhật Bản có những thay đổi đáng kể theo hướngxích lại gần với việc trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ (Nobes and Parker,

1995, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010)

Lạm phát cũng được xem là một nhân tố tác động đến hệ thống kế toán

Trang 35

của các quốc gia Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng lũy kế của nó qua

nhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ khi nó đượcđiều chỉnh phù hợp (Zhang, 2005) Lạm phát là một nhân tố bên ngoài khó kiểmsoát, gây ảnh hưởng may rủi đến BCTC, mức độ ảnh hưởng thay đổi giữa cáccông ty (Ilter, 2007)

Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát (như Brazil, Iran,Bangladest…), khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kếtoán cần phải được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá giá cả đếnBCTC Chẳng hạn, tại Brazil, BCTC của các công ty phải được điều chỉnh đểphản ánh đúng giá trị tài sản và thu nhập

(2) Nhân tố chính trị

Hệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, và vì vậy, xácđịnh mô hình kế toán Một hệ thống kế toán có ích cho nền kinh tế quản lý tậptrung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường Nhân

tố này còn được đề cập dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệpnhiều hay ít vào nền kinh tế

Hệ thống chính trị cũng phát triển ra bên ngoài và du nhập các chuẩn mực

và thông lệ kế toán Chẳng hạn như việc nước Đức đã sử dụng chính trị để ảnhhưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển

Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạngcác chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế Chẳng hạn, Zeff(2007) đã đề cập đến ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASBtrong việc ra quyết định về hội tụ kế toán

(3) Nhân tố pháp lý

Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kế toán và BCTCtại các quốc gia Doupnik and Salter (1992) đã nghiên cứu tác động của hệ thốngpháp luật trên sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau, vàđưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhau

có thể giải thích sự khác biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán Các nhân tốchủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thốngpháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế

Trang 36

Hệ thống pháp luật tại các quốc gia, một cách chung nhất, có thể được

phân thành 2 loại: hệ thống pháp luật dựa dựa trên thông luật (common law) và hệthống pháp luật dựa trên điển luật (codified law)

Thông luật dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án Hệ thốngnày hình thành ban đầu ở Anh và sau đó lan sang nhiều nước chịu ảnh hưởng củaAnh như Mỹ, Úc, Canada… Thông luật về cơ bản không hướng đến việc xâydựng những bộ quy tắc chung; luật công ty thường không đưa ra các quy tắc cụthể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC (Zhang, 2005) Những nghiên cứugần đây cũng chỉ ra rằng, ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên thông luật,mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ cũng như đặcđiểm của công ty, đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin trênBCTC (Jaggi et al, 2000)

Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp,Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới Đặc điểm của nó

là sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật Trong lĩnhvực kế toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong cácđạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại Chẳng hạn, tại Pháp, cácquy định về kế toán chủ yếu được ban hành dưới dạng một hệ thống kế toán thốngnhất bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là Tổng hoạch đồ

kế toán (Plan Comptable Géneral - PCG) Ở nhiều quốc gia như Đức, Pháp, ViệtNam…, cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia;Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạnthảo và trình bày báo cáo, bao gồm cả phương phép ghi chép số liệu, phương pháplập và trình bày BCTC

Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp trong vấn đề về kế toán giữa các quốc gia cũng khác nhau.

Tại một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc…, Nhà nước ít khi đưa ra các quyđịnh cụ thể về kế toán; những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thường được thiếtlập bởi các hội nghề nghiệp, là những tổ chức tư nhân chuyên nghiệp Cácnguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp do hội nghề nghiệp ban hành thường được

sự chấp thuận rộng rãi của xã hội và Nhà nước Chẳng hạn, tại Mỹ hiện nay, Hội

Trang 37

đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), một tổ chức tư nhân độc lập, được sựủng hộ và thừa nhận của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) trở thành tổ chức chịutrách nhiệm chính trong xây dựng và ban hành chuẩn mực BCTC (SFAS).

Tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Việt Nam…, Nhà nước giữ vai tròquyết định trong những vấn đề về kế toán Việc soạn thảo, ban hành các chuẩnmực kế toán, chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện ở các quốc gia nàythường do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong luật hoặc các vănbản dưới luật Vai trò của hội nghề nghiệp thường không đủ mạnh để chủ trì xâydựng và ban hành các nguyên tắc hay chuẩn mực nghề nghiệp

Pháp luật về thuế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống

kế toán và BCTC.

Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan…, ảnh hưởng của thuế đến việctính toán lợi nhuận của kế toán là không đáng kể

Tại một số quốc gia khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa kế toán thuế

và kế toán tài chính Các tài khoản thuế gần như tương đồng với các tài khoảnthương mại; việc ghi chép sổ sách kế toán phải tuân thủ quy định của thuế

Tại các quốc gia như Đức, Bỉ, hay Việt Nam, tồn tại mối liên hệ nhất địnhgiữa BCTC và báo cáo thuế, và điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thái độthiếu dứt khoát khi sử dụng thông tin trên BCTC

Gần đây, mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng thay đổi, thường làtheo hướng từ phụ thuộc chuyển sang độc lập với nhau Chẳng hạn, tại Tây BanNha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cáchnăm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi and Meek, 2011)

(4) Nhân tố văn hóa

Hofstede (1984) đã đưa ra 5 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sựtương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, bao gồm: chủ

nghĩa cá nhân (Individualism Idv); khoảng cách quyền lực (Power distance Pd); sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance - Uav); nam tính (Masculinity - Mas) và định hướng dài hạn (Long-term orientation - Lto).

-Trên cơ sở đó, Gray (1988) đã đưa ra bốn giá trị kế toán có liên quan đếnnăm yếu tố trên, bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định;

Trang 38

thống nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai Graycũng đã lập luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

(Bảng 1.2).

Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán

Các giá trị kế toán Các giá trị văn hóa

Phát triển nghề nghiệp

Thống nhất

Thận trọng Bảo mật Chủ nghĩa cá nhân Tăng Giảm Giảm GiảmKhoảng cách quyền lực Giảm Tăng Không TăngTránh né vấn đề chưa

rõ ràng Giảm Tăng Tăng TăngNam tính Tăng Không Giảm GiảmĐịnh hướng dài hạn Giảm Không Tăng Tăng

Nguồn : Gray et al, 2001, cited by Vũ Hữu Đức, 2010.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng củacác yếu tố văn hóa đến hệ thống kế toán và BCTC các quốc gia theo lý thuyết củaHofstede và Gray

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lý thuyết của Gray đã không thể giải thíchmối quan hệ giữa kế toán và giá trị văn hóa một cách hoàn toàn thỏa đáng Cácgiá trị văn hóa dân tộc ít có ảnh hưởng đáng kể, trực tiếp trên các thuyết minh tàichính của các công ty tại các quốc gia thông luật (Jaggi et al, 2000) Hoặc là,không có bằng chứng thuyết phục cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và tính thậntrọng (Doupnik, 2004, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010)

Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra, giữa các giá trị văn hóavới vấn đề công bố thông tin có mối mối quan hệ nhất quán với lý thuyết củaGray Eddie (1991) đã tìm kiếm mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toánbằng cách nghiên cứu mười ba nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương,xác nhận dấu hiệu về mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán Nghiên cứuthực nghiệm của Salter and Niswander (1995) chỉ ra rằng mô hình của Gray có

Trang 39

một sức mạnh giải thích đáng kể, cũng như đã cung cấp một lý thuyết khả thi để

có thể giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong cấu trúc và thực hành kếtoán Chow (1995) đã áp dụng mô hình Hofstede-Gray với trường hợp của TrungQuốc, và cho rằng với tình trạng hiện tại của nghề kế toán, đo lường và công bốthông tin ở Trung Quốc, sự phát triển của hệ thống kế toán sẽ bị hạn chế bởi ảnhhưởng của văn hóa Trung Quốc…

(5) Quá trình toàn cầu hóa

Quá trình hòa hợp khu vực và quốc tế trong những năm gần đây cũng cónhững tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia Kết quảcủa tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia trongcác luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết định về phân bổ nguồn lực, giá

cả, các giao dịch quốc tế Friedman (2005), trong “Thế giới phẳng”, đã chỉ rõ:toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩnhóa Còn cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker (2000) thì cho rằng,trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạchtoán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau

Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩnthống nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC Kết quả tất yếu của yêu cầunày là quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới Hiệnnay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc đề xuất các chuẩn mực kế toán quốc tế

và thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó có một số tổ chức giữ vai trò quantrọng như: Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Ủy ban Châu Âu (EC)

… Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến hệthống kế toán của nhiều quốc gia

Trang 40

lại, các quốc gia theo hướng thông luật (common law) có nguồn cung cấp vốnchủ yếu từ thị trường vốn, không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, cácgiá trị kế toán thiên về hướng minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp.

Trong một chừng mực nào đó, môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và cácgiá trị kế toán có gốc rễ từ các giá trị văn hóa, cùng chịu ảnh hưởng bởi nhữngyếu tố khác như địa lý, lịch sử… và tạo nên mối quan hệ chặt chẽ (Gray, 1988).Chẳng hạn, khoảng cách quyền lực có thể tác động đến hệ thống pháp lý, hay chủnghĩa cá nhân có thể tác động đến sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp.Nobes (1998) cũng đã phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa nguồncung cấp vốn và văn hóa Theo đó, ông chia các quốc gia phát triển thành 2nhóm: nhóm quốc gia A - kế toán phục vụ cho cổ đông bên ngoài; nhóm quốc

gia B - kế toán phục vụ cho cơ quan thuế và chủ nợ (Hình 1.1).

Tầm quantrọng củanguồn tài trợ từbên ngoài

Nhómquốc gia(A hoặc B)

Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa.

Nguồn : Nobes (1998).

Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây trở thành một nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia Quá trình này một mặt tác động đến các nhân tố kinh tế, văn hóa, pháp lý,

một mặt nó tạo ra nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày vàcông bố thông tin về BCTC Quá trình hòa nhập khu vực và quốc tế tuy khôngphải là nhân tố trực tiếp song nó là yếu tố gián tiếp có tác động quan trọng đến hệthống kế toán và BCTC tại nhiều quốc gia

Thứ ba, việc xác định các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng và khả năng tác động của nó đến hệ thống kế toán và BCTC cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể của quá trình phát triển hệ thống kế toán tại từng quốc gia Bởi lẽ,

bản thân các nhân tố này thường xuyên thay đổi, có mối quan hệ đan xen vớinhau và với nhiều nhân tố khác Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm

Ngày đăng: 10/06/2014, 16:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 2 - Hàng tồn kho, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 2 - Hàng tồn kho
2. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 3 – Tài sản cố định hữu hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 3 – Tài sản cố định hữu hình
3. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 4 – Tài sản cố định vô hình
4. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung
5. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán số 14 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 14 – Báo cáo lưu chuyển tiềntệ
6. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ, ban hành theo quyết định số Số: 12/2005/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực số 27" – "Báo cáo tài chính giữa niên độ
7. Bộ Tài Chính, 2003. Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính, ban hành theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tàichính
8. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 23 – Các sự kiện phát sinhsau ngày kết thúc kỳ kế toán năm
9. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 28 – Báo cáo bộ phận, ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 28 – Báo cáo bộ phận
10. Bộ Tài Chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu, ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu
11. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
12. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
13. Bộ Tài chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, ban hành theo thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế vềtrình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tàichính
14. Bộ Tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, theo thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/04/2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trườngchứng khoán
51. EC, 2011. A renewed EU strategy 2011-14 for Corporate Social Responsibility [online] Available at: < http://eur- lex.europa.eu/LexUriServ/LexUriServ.do?uri=COM:2011:0681:FIN:EN:PDF> [Accessed 26 March 2013] Link
52. EC, 2001. Promoting a European framework for Corporate Social Responsibility [online] Available at: < http://eur- lex.europa.eu/LexUriServ/site/en/com/2001/com2001_0366en01.pdf>[Accessed 29 March 2013] Link
62. Hofstede, G., 2013. Cultural Demesion of Vietnam. [on line] Available at:< http://geert-hofstede.com/vietnam.html> [Accessed April 24, 2013] Link
71. IFRS , 2011. An AICPA Backgrounder [pdf] Available at:< http://www.ifrs.com/pdf/IFRSUpdate_V8.pdf> [Accessed 12 November 2012] Link
91. Tschopp, D. et al, 2011. The institutional promotion of corporate social responsibility reporting, Journal of Academic and Business Ethics, Western Kentucky University [pdf] Available at:< http://www.aabri.com/manuscripts/111010.pdf> [Accessed 03 April 2013] Link
92. UNCTAD, 2008 Guidance on Corporate Responsibility Indicators in Annual Reports [pdf] Available at:< http://unctad.org/en/docs/iteteb20076_en.pdf> [Accessed 28 October 2012] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w