0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Yếu tố liên quan đến bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM GAN MẠN TÍNH, XƠ GAN, UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 59 -80 )

thƣ gan

Qua bảng 3.16 cho thấy:

- Yếu tố rượu: Lứa tuổi hay gặp nhất là từ 40 - 49 chiếm tỉ lệ 21,6%; lứa tuổi từ 18 - 29 không gặp trường hợp nào. Theo chúng tôi lứa tuổi từ 18 - 29 đa số là học sinh, sinh viên, sức trẻ, sức đề kháng cao, sinh hoạt điều độ, tỉ lệ uống rượu, bia thấp. Hơn nữa thời gian uống rượu mới, chưa lâu nên chưa đủ thời gian để gây ra các bệnh gan mạn tính. Do đó, tỉ lệ mắc các bệnh gan mạn tính có yếu tố rượu ở lứa tuổi này thấp hơn so với các lứa tuổi khác. Lứa tuổi từ 40 - 49 đây là lứa tuổi lao động. Vì vậy, đây là lúc người lao động cống hiến hết mình cho xã hội và gia đình, các mối quan hệ trong xã hội rộng, do vậy tỉ lệ uống rượu, bia cao hơn các lứa tuổi khác. Hơn nữa, thời gian uống rượu lâu, đây là thời gian ủ bệnh của nhiều người nhiễm bệnh và gây ra các bệnh gan mạn tính. Do đó, tỉ lệ các bệnh gan mạn tính có yếu tố rượu ở lứa tuổi này cao hơn so với các lứa tuổi khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Yếu tố HBV, HCV: Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 30 - 39 chiếm 41,9 % (HBV); 12,9% (HCV); không gặp trường hợp nào ở nhóm tuổi từ 18 - 29. Theo chúng tôi có lẽ ở nhóm tuổi từ 18 - 29 sự nhiễm bệnh chưa đủ thời gian gây ra các bệnh gan mạn tính vì còn sức trẻ, sức đề kháng tốt, sinh hoạt điều độ, mối quan hệ còn thu hẹp ở môi trường gia đình và nhà trường. Còn ở lứa tuổi từ 40 - 49 là lứa tuổi lao động, tiếp xúc với xã hội nhiều, nên khả năng nhiễm bệnh cao hơn và sau từ 5 - 10 năm nhiễm bệnh, người nhiễm bệnh có nhiều khả năng chuyển giai đoạn sang các bệnh gan mạn tính. Do đó, tỉ lệ các bệnh gan mạn tính có yếu tố HBV, HCV ở lứa tuổi này chiếm tỉ lệ cao.

- Yếu tố rượu với HBV; rượu với HCV: Nhóm tuổi hay gặp nhất là ≥ 60, yếu tố rượu với HBV là 52,9%, rượu với HCV là 11,8%. Nhóm tuổi từ 18-29 không gặp trường hợp nào. Theo chúng tôi nhóm tuổi từ 18 - 29 sự nhiễm các virus viêm gan B và uống rượu chưa đủ thời gian để gây bệnh mạn tính. Còn ở nhóm tuổi ≥ 60, rất hay bị các bệnh gan mãn tính vì đây là nhóm tuổi người lao động vừa cống hiến hết sức khỏe, trí tuệ cho xã hội và gia đình, sức đề kháng suy giảm, công việc và các mối quan hệ xã hội, sinh hoạt thay đổi và đã từng bị nhiễm vi rút viêm gan B.

Như vậy, qua bảng 3.16 cho thấy ở bất kỳ nhóm yếu tố rượu HBV, HCV thì lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 - 49. Vấn đề đặt ra đây là lứa tuổi lao động ổn định của xã hội. Rượu, virus B, C đã tàn phá sức khỏe lứa tuổi này làm ảnh hưởng đến sản xuất của xã hội.

Qua bảng 3.17 cho thấy: với bất kỳ yếu tố rượu, HBV, HCV, rượu với HBV, rượu với HCV, HBV với HCV, rượu với HBV với HCV, nguyên nhân khác thì tỉ lệ mắc ở nam cũng cao hơn ở nữ. Nhóm yếu tố rượu có 24 bệnh nhân trong đó nam chiếm 100%, không có nữ. Điều đó cũng phù hợp với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

truyền thống lâu đời của phụ nữ Việt Nam là tỉ lệ uống rượu ít hơn nam giới. Kết quả này so với các nghiên cứu ở nước ngoài thì có sự khác biệt như nghiên cứu của: Kevinwalsh ở Mỹ thì nam chiếm tỉ lệ 75%, nữ chiếm tỉ lệ 25%. Tỉ lệ nam/nữ là 3/1 [68]. Ở Pháp theo tác giả Pascal và cộng sự thì tỉ lệ nam/nữ là 3/1 [84]. Điều khác biệt này có thể do hoàn cảnh địa lý, cách sống, sinh hoạt khác nhau ở các quốc gia. Những nước trong khu vực Châu Âu có tỷ lệ nữ uống rượu cao hơn ở Việt Nam do đó tỉ lệ mắc các bệnh gan do rượu cũng cao hơn.

Nhóm yếu tố HBV: kết quả nghiên cứu cho thấy, nam chiếm tỉ lệ 74,3%, nữ chiếm tỉ lệ 25,7%. So sánh với kết quả của một số nghiên cứu trước cũng cho kết quả tương tự như: Nghiên cứu của Nguyễn Mai Anh tỉ lệ nam là 68,22%, nữ là 31,8% [2]; Tác giả Lã Thị Nhẫn cũng cho thấy tỉ lệ nam là 80%, nữ là 20%. Nghiên cứu Dela M [48], Dai - Chia Yen và cộng sự [46] cũng cho thấy tỉ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ. Như vậy ở tất cả các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ.

Nhóm yếu tố HCV: trong nghiên cứu có 9 bệnh nhân nam chiếm 77,8%,

nữ chiếm 22,2%. So sánh với kết qủa của nghiên cứu khác thì kết quả của chúng tôi phù hợp như: Nghiên cứu của Distefano và cộng sự cho kết quả tỉ lệ nam/nữ là 3/1 [51]. Tác giả Cerino và cộng sự cho kết quả tỉ lệ nam/nữ là 4/1[41]. Nghiên cứu của Sheila Sherlock với tỉ lệ nam/nữ là 5/1[75].

Nhóm yếu tố rượu với HBV, rượu với HCV, trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỉ lệ ở nam cao hơn ở nữ (p < 0,05).

Với các yếu tố rượu, HBV, HCV hay phối hợp ở tất cả các nhóm bệnh VGMT, XG, UTG thì tỉ lệ mắc ở nam cao hơn ở nữ. Điều này có nhiều ý kiến khác nhau: có tác giả cho rằng do tỉ lệ uống rượu ở nam giới cao hơn ở nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giới [47]. Có tác giả cho rằng ở nam giới do sự tiếp xúc xã hội nhiều hơn, do uống nhiều rượu làm giảm sự miễn dịch của cơ thể do đó dễ bị nhiễm các virus viêm gan hơn [48].

Qua bảng 3.18, 3.19, 3.20, 3.21 chúng tôi thấy:

Nhóm có các xét nghiệm AST, ALT, GGT, tỉ lệ AST/ALT trong giới hạn bình thường thì các yếu tố liên quan như rượu, HBV, HCV, rượu với HBV, rượu với HCV không có sự khác biệt. Khi các xét nghiệm tăng cao hơn bình thường thì có sự khác biệt giữa các yếu tố liên quan (p < 0,05), trong đó yếu tố rượu với HBV chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này được giải thích là do khi bị phối hợp các yếu tố làm cho tế bào gan bị tổn thương nặng nề hơn, từ đó men gan tăng cao.

Qua bảng 3.22 so sánh giữa các yếu tố đơn thuần, phối hợp, nguyên nhân khác trong 3 nhóm bệnh nhân nhận thấy:

Trong bệnh viêm gan mạn tính: gặp cao nhất ở yếu tố HBV chiếm 23,4%, đứng thứ hai là yếu tố rượu chiếm 17,0%, gặp ít nhất là yếu tố HCV chiếm 8,5%. So sánh với kết quả nghiên cứu với một số tác giả: Lã Thị Nhẫn

tỉ lệ do HBV là 40,6%; HCV là 7,9% [22]. Theo Bùi Hiền, Nguyễn Tiến Lâm

và cộng sự thì tỉ lệ HBV là 64%, HCV là 13% [8]. Theo Đặng Thị Thúy [29]:

HBV là 61%, HCV là 6,1%. Như vậy, kết quả của chúng tôi yếu tố HBV thấp hơn so với các tác giả khác.

Nghiên cứu của Aries và cộng sự trên 100 bệnh nhân viêm gan mạn tính ở Nhật Bản thì tỉ lệ do HCV là 30%, HCV là nguyên nhân chủ yếu chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân [37]. Tác giả William và cộng sự nghiên cứu ở Mỹ và một vài nước châu Âu cho thấy tỉ lệ viêm gan mạn tính nguyên nhân do rượu chiếm tỉ lệ cao nhất 70 - 80%. Sau đó là HCV chiếm 16 - 20% [80].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo Donato và cộng sự nghiên cứu trên 100 bệnh nhân viêm gan mạn tính ở Italia cho tỉ lệ giữa các nguyên nhân là [39]: HCV 25%, HBV 13%, rượu 49%, nguyên nhân khác là 12,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhóm yếu tố HBV cao hơn, nhưng nhóm yếu tố HCV và yếu tố rượu thì tỉ lệ thấp hơn. Kết quả trên thấy rằng thói quen uống rượu nhiều và thường xuyên ở các nước châu Âu, Mỹ và tỉ lệ nhiễm HCV trong cộng đồng dân cư ở các nước đó cao đặc biệt ở Nhật Bản, cao hơn đáng kể so với ở Việt Nam. Trong khi đó ở Việt Nam tỉ lệ nhiễm HBV là cao hơn. Trong nghiên cứu gặp yếu tố phối hợp giữa rượu và virus viêm gan B chiếm tỉ lệ 36,2%, nhóm nguyên nhân khác chiếm 8,5%, nhóm phối hợp giữa rượu và HCV chiếm tỉ lệ 6,4%. Nhóm phối hợp giữa HBV với HCV và HBV với HCV với rượu không gặp trường hợp nào. So sánh với các tác giả khác: theo Trần Văn Huy cho thấy nhóm nguyên nhân phối hợp giữa rượu và virus viêm gan B chiếm tỉ lệ 67,3% trong các nguyên nhân phối hợp [11]. Theo Đặng Thị Thúy nguyên nhân phối hợp giữa rượu với virus viêm gan B chiếm tỉ lệ 66,7% giữa rượu với virus viêm gan C là 33,3% [29], so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn. Takata và cộng sự nghiên cứu ở Nhật Bản cho kết quả tỉ lệ nguyên nhân phối hợp giữa rượu với virus viêm gan C là cao nhất trong các nhóm nguyên nhân phối hợp [78]. Có sự khác biệt này là do tỉ lệ nhiễm virus viêm gan C ở Nhật Bản chiếm ưu thế hơn so với tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm ưu thế ở Việt Nam. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy, khi bị phối hợp các yếu tố trên bệnh nhân thì tỉ lệ mắc cao hơn tỉ lệ mắc khi bệnh nhân chỉ bị một yếu tố đơn thuần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong bệnh xơ gan: yếu tố HBV chiếm 23,0%, yếu tố rượu chiếm 18,0%, thấp nhất là yếu tố HCV chiếm 4,9%. So sánh với kết quả của các tác

giả khác: Theo Kurt và Kevinwash ở Pháp và Anh xơ gan 80% nguyên nhân

do rượu [67],[68]; Tác giả Ivan Damjanov và cộng sự nghiên cứu ở Mỹ cho thấy tỉ lệ các nguyên nhân gây xơ gan như sau [59]: do rượu là 60 - 70%, do virus viêm gan là 10%. Tác giả Vũ Văn Khiên và cộng sự nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ các nguyên nhân như sau [14]: do rượu là 20%, do HBV là 55%, do rượu + HBV là 5%. Đặng Thị Thúy: nguyên nhân do HBV là 55,2%; rượu là 40,6%, HCV là 4,2% [29]. Như vậy cũng như viêm gan mạn tính, kết quả của chúng tôi so với một số tác giả nước ngoài thì tỉ lệ yếu tố HBV là cao hơn, nhưng yếu tố rượu và HCV thì thấp hơn. Có sự khác biệt này là do mức độ nhiễm HCV ở các nước đó cao hơn ở Việt Nam và thói quen dùng bia rượu nhiều hơn ở Việt Nam; Yếu tố phối hợp giữa rượu với HBV gặp 29,5%, yếu tố phối hợp giữa rượu với HCV là 13,1%. Nhóm nguyên nhân khác là 11,5%. Còn nhóm phối hợp giữa HBV với HCV và giữa rượu với HCV với HBV không gặp trường hợp nào. So với tác giả Đặng Thị Thúy [29] tỉ lệ phối hợp giữa rượu với HBV là 72,2% và phối hợp giữa rượu với HCV là 27,8% thì nghiên cứu của chúng tôi có thấp hơn.

Trong bệnh ung thư gan: yếu tố HBV chiếm cao nhất 28,6%, đứng thứ

hai là yếu tố rượu chiếm 14,3%, gặp ít nhất ở yếu tố HCV chiếm 5,7%. So sánh với các tác giả: Dela M nghiên cứu ở Nhật trên 100 bệnh nhân ung thư gan cho kết quả [48]: do HCV 80 - 85%, do HBV 10 - 15%. Theo Donato và cộng sự nghiên cứu ở Ý trên bệnh nhân ung thư gan [51]: do HBV 22%, do

HCV 36%, do rượu 45%. Một số nghiên cứu trước đây ở Việt Nam: Phan Thị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HBV là 82% [16]. Trần Văn Huy nguyên nhân do HBV là 65,5%; Do HCV là 19% [11]. Nguyễn Hoài Nam cho thấy, nguyên nhân do HBV là 76,6% [19]. Theo Nguyễn Thị Vân Anh nguyên nhân do HBV là 81,58% [4]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu trước đây có thể do chúng tôi chỉ làm được đơn thuần xét nghiệm HBsAg và tại thời điểm.

Nhóm phối hợp giữa rượu với HBV chiếm 34,3%. Nhóm nguyên nhân khác chiếm 11,4%. Nhóm phối hợp giữa rượu với HCV chiếm 5,7%. Nhóm phối hợp giữa HBV với HCV và HBV với HCV với rượu không gặp trường hợp nào. Theo nghiên cứu của Đặng Thị Thúy [29] thì tỉ lệ phối hợp giữa rượu với HBV trong ung thư gan là 60% và tỉ lệ phối hợp giữa rượu với HCV là 40%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Qua kết quả phân tích ở cả 3 nhóm bệnh và so sánh với các nghiên cứu trước đây chúng tôi thấy rằng tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B thấp hơn, điều này có thể được giải thích do xã hội phát triển, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe, có ý thức hơn trong việc phòng chống bệnh như chủ động tiêm phòng vác xin viêm gan B. Khi bị phối hợp các yếu tố rượu và viêm gan B thì tỉ lệ mắc bệnh cao hơn khi chỉ có một yếu tố đơn thuần như rượu hoặc viêm gan B hoặc viêm gan C. Đây có thể là một căn cứ để tuyên truyền cho mọi người bệnh hạn chế uống rượu, đặc biệt những người bị nhiễm viêm gan B nhằm giảm bớt tỉ lệ mắc các bệnh về gan và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Nghiên cứu 143 bệnh nhân viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan với các yếu tố liên quan là rượu, HBV, HCV , chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh VGMT, XG, UTG:

- Tỉ lệ mắc bệnh:viêm gan mạn tính 32,87%, xơ gan 42,65%, ung thư gan 24,48%. - Nhóm VGMT: các triệu chứng đau hạ sườn phải, rối loạn tiêu hóa, vàng da, gan to chiếm tỉ lệ 72,3% - 100%; Giá trị AST, ALT >80U/l: từ 80% – 91,5%; Xét nghiệm bilirubin, prothrombin bệnh lí: từ 66,0% - 80,9%.

- Nhóm XG: các triệu chứng lâm sàng rối loạn tiêu hóa, đau hạ sườn phải, tuần hoàn bàng hệ, lách to, cổ trướng, vàng da chiếm tỉ lệ từ 54,1% - 98,3%. Giá trị AST, ALT >80U/l: từ 57,4% - 59,0%; Xét nghiệm bilirubin, prothrombin bệnh lí: từ 76,7% - 83,6%.

- Nhóm UTG: các triệu chứng lâm sàng đau hạ sườn phải,vàng da, gan to, rối loạn tiêu hóa chiếm tỉ lệ từ 91,4% - 100%. Giá trị AST, ALT >80U/l: từ 68,6% - 77,1%; Xét nghiệm bilirubin, prothrombin bệnh lí từ: từ 65,8% - 77,1%.

2. Các yếu tố liên quan:

- Số đối tượng nghiên cứu có 1 yếu tố liên quan đơn thuần hoặc phối hợp 2 yếu tố có enzym AST, ALT, GGT tăng cao không khác biệt so với đối tượng nghiên cứu có AST, ALT, GGT tăng nhẹ.

- Trong nhóm đối tượng nghiên cứu có AST, ALT, GGT tăng cao, yếu tố liên quan phối hợp giữa nghiện rượu với HBV chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn các yếu tố liên quan đơn thuần với p < 0,05.

- Trong nhóm đối tượng nghiên cứu: nghiện rượu đơn thuần chiếm tỉ lệ từ 14% - 18% (p > 0,05).

- Trong nhóm đối tượng nghiên cứu: HBV đơn thuần cao hơn nghiện rượu đơn thuần với tỉ lệ từ 23% - 28%. ( p > 0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong nhóm đối tượng nghiên cứu: nghiện rượu phối hợp với HBV có tỉ lệ cao nhất. VGMT 36,2%; XG 29,5%; UTG 34,3%.

- Trong nhóm đối tượng nghiên cứu: HCV đơn thuần; nghiện rượu phối hợp với HCV chiếm tỉ lệ thấp nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KHUYẾN NGHỊ

Chúng tôi nhận thấy viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan là bệnh lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM GAN MẠN TÍNH, XƠ GAN, UNG THƯ GAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 59 -80 )

×