- Xét nghiệm sinh hoá
SGPT (ALT) 40 - 200U/l/370C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan
Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:có đủ 2 hội chứng [13], [30]
* Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Cổ trướng tự do, dịch thấm
- Lách to
- Tuần hoàn bàng hệ cửa chủ.
- Giãn tĩnh mạch thực quản hoặc giãn tĩnh mạch phình vị
- Siêu âm: nhu mô gan thô, bờ không đều, giãn tĩnh mạch cửa
(đường kính ≥ 13 mm), có thể có dịch ổ bụng.
* Hội chứng suy chức năng gan
- Lâm sàng: toàn trạng suy giảm, mệt mỏi, ăn kém, ăn chậm tiêu, có thể có vàng da, sao mạch, bàn tay son, phù hai chân, có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam... do rối loạn đông máu.
- Xét nghiệm: protein huyết thanh giảm, albumin giảm <35g/l, globulin tăng, tỉ lệ A/G đảo ngược, tỉ lệ prothrombin <70%, bilirubin toàn phần > 17,1µmol/l.
2.2.4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư gan
Lâm sàng: có thể gặp [13], [30]
- Gầy sút nhiều, đầy bụng, suy kiệt, chán ăn, sụt cân trong thời gian ngắn. - Cổ trướng.
- Đau hạ sườn phải, đau tự nhiên. - Sốt.
- Hôn mê gan.
- Phát hiện trên siêu âm có tổn thương khu trú. - Vàng da, có kèm khối u gan.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xét nghiệm: AFP >100U/l
Siêu âm và Chụp ST Scanner : có tổn thương khu trú, có khối choán chỗ trong gan.
2.2.4.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện rượu: theo ICD 10/1992 - WHO
Có 3 trong 6 biểu hiện sau:
- Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải uống rượu
- Khó khăn kiểm tra về thời gian bắt đầu uống và kết thúc uống cũng như mức độ uống hàng ngày.
- Khi ngừng uống rượu thì xuất hiện trạng thái cai, cụ thể là lo âu, vã mồ hôi, nôn mửa, co rút, trầm cảm, đau mỏi, rối loạn nhịp tim, cáu bẳn, thô bạo..., và bệnh nhân có ý định uống rượu trở lại để né tránh hoặc giảm nhẹ hội chứng cai.
- Có bằng chứng về số lượng rượu uống ngày càng gia tăng.
- Sao nhãng những thú vui trước đây, dành nhiều thời gian để tìm kiếm rượu, uống rượu.
- Vẫn tiếp tục uống mặc dù đã hiểu rõ tác hại của rượu gây ra về cả cơ thể và tâm thần.
2.2.4.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B mạn [24]
Bệnh diễn biến liên tục trên 6 tháng, bao gồm: HBsAg dương tính và hiện tại có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
2.2.4.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm virus viêm gan C mạn [24]
Bệnh diễn biến liên tục trên 6 tháng, bao gồm: Xét nghiệm Anti - HCV dương tính và hiện tại có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
2.2.4.7. Thu thập số liệu
- Tất cả thông tin được thu thập theo một phiếu thu thập dữ liệu thống nhất theo tiêu chí đã đề ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Chỉ thu thập những bệnh nhân có đặc điểm lâm sàng rõ của từng bệnh. - Các thông tin về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân được thu thập qua quá trình khám, hỏi bệnh, qua các kết quả xét nghiệm được chỉ định và được ghi chép theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
* Triệu chứng lâm sàng
- Hỏi bệnh: thông tin được khai thác từ bệnh nhân
+ Tuổi: chia nhóm 10 tuổi theo WHO (18 - 29, 30 - 39, 40 - 49, 50 - 59, ≥ 60).
+ Nghề nghiệp: chia 4 nhóm nghề nghiệp (làm ruộng, hưu trí, công nhân viên chức, nghề khác).
+ Dân tộc: chia 2 nhóm dân tộc (Kinh, Thiểu số: Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ…)
+ Tiền sử uống rượu, thời gian uống rượu, hội chứng cai: lo âu, vã mồ hôi, nôn mửa, co rút, trầm cảm, cáu bẳn, thô bạo, rối loạn nhịp tim….
- Thăm khám lâm sàng:phát hiện các triệu chứng cơ năng, khám thực thể do các Bác sỹ tại các khoa Nội Tiêu Hóa, Truyền Nhiễm, U Bướu thực hiện.
* Triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm sinh hoá
Bệnh nhân nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm. Lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng, các mẫu máu được làm tại khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên với các chỉ số về:
+ AST: bình thường <37U/l, từ 40 – 80U/l coi là tăng nhẹ, từ >80U/l coi là tăng cao.
+ ALT: bình thường <40U/l, từ 40 – 80U/l coi là tăng nhẹ, từ >80U/l coi là tăng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ GGT: bình thường <50U/l, bệnh lý >50U/l.
+ Protein toàn phần: bình thường 60 - 80g/l, bệnh lý <60g/l. + Tỉ lệ prothrombin: bình thường ≥70%, bệnh lý <70%. - Siêu âm
Do các Bác sĩ khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thực hiện bằng máy siêu âm PHILIP 1100 - Nhật Bản. Bệnh nhân nhịn ăn trước khi siêu âm ít nhất 8 giờ.
Đánh giá: kích thước, tính chất nhu mô gan, bờ gan. Đường mật trong, ngoài gan. Đo tĩnh mạch cửa, ống mật chủ. Đánh giá kích thước lách, dịch cổ trướng. Phát hiện khối u trong gan. Siêu âm giúp cho chẩn đoán xác định xơ gan, ung thư gan.
- Nội soi: do các Bác sỹ khoa Thăm dò chức năng thực hiện để xác định và đánh giá mức độ giãn tĩnh mạch thực quản, giãn tĩnh mạch phình vị và các tổn thương khác. Giúp xác định tăng áp lực tĩnh mạch cửa để chẩn đoán xác định xơ gan.
- Chụp CT Scaner: do các Bác sỹ khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện để xác định và đánh giá tổn thương gan, giúp xác định khối u gan, khối choán chỗ trong gan để chẩn đoán xác định ung thư gan.
* Phương pháp thu thập về các yếu tố liên quan
- Xét nghiệm HBsAg và Anti - HCV: được làm bằng kỹ thuật ELISA đồng bộ. Lấy máu tĩnh mạch lúc đói, sử dụng bộ kit của Pharmatech (USA), kết quả được xử lý trên máy Titertek Multiscann mec/340, Quantum, thực hiện tại khoa Huyết học Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Yếu tố liên quan đơn thuần là có 1 yếu tố: hoặc nghiện rượu, hoặc chỉ có HBsAg (+), hoặc chỉ có Anti - HCV (+).
- Yếu tố phối hợp là có từ 2 yếu tố trở lên: hoặc HBV + HCV, hoặc rượu + HBV, hoặc rượu + HCV, hoặc rượu + HBV + HCV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Không thấy yếu tố liên quan là HBsAg âm tính (-) hoặc Anti - HCV âm tính (-) hoặc không rõ nguyên nhân.
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học, sử dụng phần mềm SPSS - 16.0.
Sử dụng các test thống kê thường dùng trong y học để phân tích.
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Việc tiến hành nghiên cứu có xin phép và được sự đồng ý của Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
- Các thông tin thu được của đối tượng chỉ nhằm mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích điều trị, phòng bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân
- Thông tin cho đối tượng biết mục đích của nghiên cứu
- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, đối tượng có quyền bỏ cuộc nếu không muốn tham gia tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu (n = 143)
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bệnh Nhóm tuổi VGMT XG UTG n % n % n % 18 - 29 0 0,00 1 1,64 0 0,00 30 - 39 16 34,10 11 18,03 4 11,43 40- 49 12 25,50 19 31,15 6 17,14 50 - 59 12 25,50 17 27,87 11 31,43 ≥ 60 7 14,90 13 21,31 14 40,00 Tổng 47 100 61 100 35 100
- Nhóm bệnh VGMT: gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 30 - 39 (34,1 %).
- Nhóm bệnh XG: gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 40 - 49 (31,15%), ít nhất ở lứa tuổi 18 - 29 (1,64%).
- Nhóm bệnh UTG: gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 50- 59 (31,43%).
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Bệnh Giới VGMT XG UTG Tổng n % n % n % n % Nam 55 90,16 20 57,14 43 91,49 118 82,52 Nữ 6 9,84 15 42,86 4 8,51 25 17,48 Tổng 61 100 35 100 47 100 143 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ đối với cả 3 nhóm bệnh VGMT, XG, UTG. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của nhóm đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh VGMT: Làm ruộng chiếm 40,4% cao hơn các nhóm nghề khác; Công nhân viên chức chiếm 23,4%; Hưu trí chiếm 14,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Nhóm bệnh XG: Làm ruộng chiếm 68,9% chiếm tỉ lệ cao hơn các nhóm nghề khác; Công nhân viên chức chiếm 14,8%; Hưu trí chiếm 4,8%. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
- Nhóm bệnh UTG: Làm ruộng chiếm 51,4%, nghề nghiệp khác chiếm 11,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nhóm bệnh Nghề nghiệp VGMT XG UTG Tổng n % n % n % Làm ruộng (1) 19 40,4 42 68,9 18 51,4 79
Công nhân viên chức (2) 11 23,4 9 14,8 6 17,1 26
Hưu trí (3) 7 14,9 3 4,8 7 20,0 17 Khác (4) 10 21,3 7 11,5 4 11,4 21 Tổng 47 100 61 100 35 100 143 p p1,2 < 0,05 p1,3 < 0,05 p1,2 < 0,05 p1,3 < 0,01 p1,2 > 0,05 p1,4 > 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.4. Phân bố dân tộc của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bệnh Dân tộc VGMT XG UTG n % n % n % Kinh 41 87,20 53 86,90 25 71,40 Thiểu số 6 12,80 8 13,10 10 28,60 Tổng 47 100 61 100 35 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05
- Nhóm bệnh VGMT: dân tộc Kinh 87,2%, dân tộc thiểu số 12,8%. - Nhóm bệnh XG: dân tộc Kinh 86,9%, dân tộc thiểu số 13,1%.
- Nhóm bệnh UTG: dân tộc Kinh 71,4%, dân tộc thiểu số 28,6%.
Cả 3 nhóm đối tượng nghiên cứu đều thấy dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ cao hơn dân tộc thiểu số. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.5. Tỉ lệ mắc từng bệnh Bệnh n % p Viêm gan mạn tính (1) 47 32,87 p(1,2) < 0,05 p(1,3) < 0,01 p(2,3) < 0,05 Xơ gan (2) 61 42,65
Ung thư gan (3) 35 24,48
Tổng cộng 143 100
- Tỉ lệ bệnh VGMT (32,87%) cao hơn bệnh UTG (24,48%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
- Tỉ lệ bệnh XG (42,65%) cao hơn VGMT và UTG. Sự khác biệt giữa các nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.6: Các triệu chứng cơ năng của đối tượng nghiên cứu
Bệnh
Triệu chứng
VGMT (n=47) XG (n=61) UTG (n=35)
n % n % n %
Đái ít 20 42,5 23 37,7 25 71,4
Nước tiểu sẫm màu 22 46,8 23 37,7 29 82,8
Rối loạn tiêu hóa 34 72,3 60 98,3 35 100
Sốt 25 53,2 9 14,7 13 34,3
Đau hạ sườn phải 42 89,4 33 54,1 32 91,4
Nhóm bệnh VGMT: triệu chứng rối loạn tiêu hóa là 72,3%, đau hạ sườn phải là 89,4%.
Nhóm bệnh XG: triệu chứng rối loạn tiêu hóa là 98,3%, đau hạ sườn phải là 54,1%.
Nhóm bệnh UTG: triệu chứng rối loạn tiêu hóa là 100%, đau hạ sườn phải là 91,4%.
Như vậy, triệu chứng rối loạn tiêu hóa và đau hạ sườn phải xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng khác ở cả 3 bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể của đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh Triệu chứng VGMT (n=47) XG (n=61) UTG (n=35) n % n % n % Gan to 44 93,6 30 49,2 32 91,4 Vàng da, mắt 47 100 59 96,7 33 94,3 Lách to 8 17,0 57 93,4 9 25,7 Cổ trướng 15 31,9 56 91,8 13 37,1 Phù chân 7 14,9 40 65,6 5 14,3
Sao mạch, bàn tay son 6 12,7 35 57,4 11 31,4
Tuần hoàn bàng hệ 10 21,3 48 78,7 11 31,4
Xuất huyết tiêu hóa 8 17,0 19 31,1 8 22,8
- Nhóm bệnh VGMT: triệu chứng vàng da, mắt là 100%, gan to là 93,6% xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng khác.
- Nhóm bệnh XG: triệu chứng vàng da, mắt là 96,7%, cổ trướng là 91,8%, lách to là 93,4%, tuần hoàn bàng hệ là 78,7% xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng khác.
- Nhóm bệnh UTG: triệu chứng gan to là 91,4%, vàng da là 94,3%, các triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.8: Giá trị AST huyết thanh của đối tượng nghiên cứu
Nhóm AST (U/l) VGMT XG UTG Tổng n % n % n % n % 40 - 80 4 8,5 26 42,6 8 22,9 38 26,6 > 80 43 91,5 35 57,4 27 77,1 105 73,4 Tổng 47 100 61 100 35 100 143 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
- Xét nghiệm AST tăng >80U/l trong nhóm bệnh VGMT là 91,5%, XG là 57,4%, UTG là 77,1%.
- Xét nghiệm AST tăng nhẹ từ 40 - 80U/l ở nhóm bệnh VGMT là 8,5%, XG là 42,6%, UTG là 22,9%.
Trong 3 nhóm, tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có AST >80U/l cao hơn số đối tượng nghiên cứu có AST từ 40 - 80U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.9: Giá trị ALT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhóm ALT(U/l) VGMT XG UTG Tổng n % n % n % n % 40 - 80 9 19,1 25 41,0 11 31,4 45 31,5 > 80 38 80,9 36 59,0 24 68,6 98 68,5 Tổng 47 100 61 100 35 100 143 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xét nghiệm ALT tăng trên 80 U/l trong nhóm bệnh VGMT là 80,8%, XG là 59,0%, UTG là 68,6%.
- Xét nghiệm ALT tăng nhẹ từ 40 - 80U/l ở nhóm bệnh VGMT là 19,1%, XG là 41,0%, UTG là 31,4%.
Trong cả 3 nhóm, số đối tượng nghiên cứu có ALT trên 80U/l cao hơn số đối tượng nghiên cứu có ALT từ 40 - 80U/l. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.10: Tỉ lệ AST/ALT của các đối tượng nghiên cứu
- Tỉ lệ AST/ALT > 1 ở nhóm viêm gan mạn tính (89,4%), xơ gan (57,4%), ung thư gan (77,2%).
- Tỉ lệ AST/ALT ≤ 1 ở nhóm viêm gan mạn tính (10,6%), xơ gan (42,6%), ung thư gan (22,8%).
Như vậy, các đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ AST/ALT >1 cao hơn nhóm AST/ALT ≤1. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Nhóm Tỉ lệ AST/ALT VGMT XG UTG Tổng n % n % n % n % ≤ 1 5 10,6 26 42,6 8 22,8 39 27,3 > 1 42 89,4 35 57,4 27 77,2 104 72,7 Tổng 47 100 61 100 35 100 143 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.11: Giá trị GGT huyết thanh của nhóm đối tượng nghiên cứu
Nhóm GGT(U/l) VGMT XG UTG Tổng n % n % n % n % ≥ 50 51 83,60 33 94,30 43 91,50 127 88,80 < 50 10 16,40 2 5,70 4 8,50 16 11,20 Tổng 61 100 35 100 47 100 143 100 p < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 - Nhóm bệnh VGMT: xét nghiệm GGT <50U/l: là 16,40%, GGT ≥ 50U/l: 83,60%.
- Nhóm bệnh XG: xét nghiệm GGT <50U/l: là 5,70%, GGT ≥50U/l: