1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án môn ngữ văn lớp 9 theo chuẩn kiến thức kỹ năng có lồng ghép kỹ năng sống

59 9,1K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 364,5 KB

Nội dung

HỌC KÌ ITuần 1 Tiết 1 đến tiết 5 Phong cách Hồ Chí Minh; Các phương châm hội thoại; Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh; Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ

Trang 1

********VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ ****

CT PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC TÀI LIỆU GIẢNG DẠY GIÁO VIÊN THỰC HIỆN DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

CẤP : TRUNG HỌC CƠ SỞ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS

MÔN NGỮ VĂN

(Dùng cho các cơ quan quản lí giáo dục và giáo viên,

áp dụng từ năm học 2013-2014)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC

MÔN NGỮ VĂN, CẤP THCS

(Kèm theo Công văn số 584200/BGDĐT-VP ngày 1 tháng 8 năm 2013 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo)

NGỮ VĂN 9

Cả năm: 37 tuần (175 tiết) Học kì I: 19 tuần (90 tiết) Học kì II: 17 tuần (85 tiết)

Trang 2

HỌC KÌ I

Tuần 1

Tiết 1 đến tiết 5

Phong cách Hồ Chí Minh;

Các phương châm hội thoại;

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh;

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Tuần 2

Tiết 6 đến tiết 10

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình;

Các phương châm hội thoại (tiếp);

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh;

Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Tuần 3

Tiết 11 đến tiết 15

Tuyên bố thế giới về trẻ em;

Các phương châm hội thoại (tiếp);

Viết bài Tập làm văn số 1

Tuần 4

Tiết 16 đến tiết 20

Chuyện người con gái Nam Xương;

Xưng hô trong hội thoại;

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp;

Luyện tập tóm tắt tác phẩm tự sự

Tuần 5

Tiết 21 đến tiết 25

Sự phát triển của từ vựng;

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh;

Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14);

Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

Kiều ở lầu Ngưng Bích;

Miêu tả trong văn bản tự sự;

Trang 3

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga;

Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tuần 9

Tiết 41 đến tiết 45

Lục Vân Tiên gặp nạn;

Chương trình địa phương phần Văn;

Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức, Từ nhiều nghĩa);

Bài thơ về tiểu đội xe không kính;

Kiểm tra truyện trung đại;

Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển của từ vựng, Trau dồi vốn từ);

Nghị luận trong văn bản tự sự

Chương trình địa phương phần Tiếng Việt;

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự;

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Tuần 14

Tiết 66 đến tiết 70

Lặng lẽ Sa Pa;

Viết bài Tập làm văn số 3;

Người kể chuyện trong văn bản tự sự

Tuần 15

Tiết 71 đến tiết 74

Chiếc lược ngà;

Ôn tập Tiếng Việt (Các phương châm hội thoại, Cách dẫn gián tiếp);

Kiểm tra Tiếng Việt

Tuần 16

Tiết 75 đến tiết 78

Kiểm tra thơ và truyện hiện đại;

Trang 4

Tập làm thơ tám chữ (tiếp tiết 54);

Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ;

Trả bài kiểm tra học kì I

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;

Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống;

Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn (sẽ làm ở nhà)

Tuần 23

Tiết 103 đến tiết 106

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới;

Các thành phần biệt lập (tiếp);

Viết bài Tập làm văn số 5;

Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Tuần 24

Tiết 107 đến tiết 110

Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (tiếp);

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí;

Liên kết câu và liên kết đoạn văn;

Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)

Tuần 25

Tiết 111 đến tiết 115

Trang 5

Hướng dẫn đọc thêm: Con cò;

Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí;Trả bài Tập làm văn số 5

Tuần 26

Tiết 116 đến tiết 120

Mùa xuân nho nhỏ;

Viếng lăng Bác;

Nghị luân về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích);

Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích);Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích);Viết bài Tập làm văn số 6 học sinh làm ở nhà

Tuần 27

Tiết 121 đến tiết 125

Sang thu;

Nói với con;

Nghĩa tường minh và hàm ý;

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ;

Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tuần 28

Tiết 126 đến tiết 130

Mây và sóng;

Ôn tập về thơ;

Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp);

Kiểm tra Văn (phần thơ);

Trả bài Tập làm văn số 6

Tuần 29

Tiết 131 đến tiết 135

Tổng kết phần văn bản nhật dụng;

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt);

Viết bài Tập làm văn số 7

Tuần 30

Tiết 136 đến tiết 140

Hướng dẫn đọc thêm: Bến quê;

Ôn tập Tiếng Việt lớp 9;

Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Tuần 31

Tiết 141 đến tiết 145

Những ngôi sao xa xôi;

Chương trình địa phương (phần Tập làm văn);

Trang 6

Trả bài kiểm tra học kì II.

GIÁO ÁN SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

1 Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩnăng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế cácnhà trường

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó,trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏiphải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian

Trang 7

cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy họctheo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

2 Thời gian thực hiện

Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dụcViệt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 - 2012 Nếu GV

và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 đểđiều chỉnh, áp dụng phù hợp

3 Hướng dẫn thực hiện các nội dung

Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướngdẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài,các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố,hướng dẫn thực hành cho HS Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc

”đọc thêm” Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm

sự hiểu biết cho bản thân

Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT,phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiếtđảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nộidung dạy học dưới đây

Toàn bộ văn bản này được nhà trường in sao gửi cho tất cả GV bộ môn

Trang 8

* Lớp 9

1 Văn học Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Tr.60 SGK tập 1 Cả bài

Mã Giám Sinh mua Kiều Tr.97 SGK tập 1 Cả bài Lục Vân Tiên gặp nạn Tr.118 SGK tập 1 Cả bài

Cố hương Tr.207 SGK tập 1 Phần viết chữ nhỏ Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Tr.173 SGK tập 2 Cả bài

2 Làm văn Luyện tập tóm tắt VB tự sự Tr.58 SGK tập 1 Cả bài

Người kể chuyện trong văn bản tựsự

Tr.192 SGK tập 1 Cả bài

*GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668 TRỌN BỘ

CẢ NĂM

*ĐÃ GIẢM TẢI THEO PHÂN PHỐI MỚI

* SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI

* ( NGOÀI RA CÒN SOẠN GIẢNG CÁC TIẾT TRÌNH CHIẾU

THAO GIẢNG TRÊN MÁY CHIẾU POWER POINT THEO

YÊU CẦU CỦA CÁC THẦY CÔ )

Trang 9

NGỮ VĂN 9 CHUẨN MỚI SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC MỚI THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 2013-2014

* CÓ TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ CÁC KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN MỚI 2013-2014

* ĐÃ GIẢM TẢI MỚI

( GIẢI NÉN)

TuÇn 1- B ài 1 TiÕt : 1

Phong c¸ch Hå ChÝ Minh

Trang 10

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo

vệ bản sắc văn hoá dân tộc

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1 Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác

2 Làm chủ bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh xác định đượcmục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3 Giao tiếp: Trình bày , trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản

3 Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn

luyện theo gương Bác

III Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

Giảng bình, vấn đáp, Động não, Thảo luận nhóm…:

IV Phương tiện dạy học

1 GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác

2 HS: tìm những tư liệu nói về Bác

V Tiến trình dạy học:

Giai đoạn 1:Khám phá.

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?

3 Bài mới:

- GV: Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại

mà còn là danh nhân văn hoá thế giới Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phongcách HCM Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp củaphong cách đó

Giai đoạn 2:Kết nối

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

HĐ1:Giới thiệu chung

GV cho HS đọc phần tác giả, tác phẩm Nêu những ý

chính

GV cung cấp thêm một số thông tin về Bác

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích

Trang 11

- Cách đọc: giọng khúc chiết, mạch lạc, thể hiện niềm

tôn kính đối với Bác

- Yêu cầu 1 HS đọc một đoạn văn mà em thích nhất

- Gọi HS khác nhận xét, giáo viên uốn nắn cách đọc cho

các em

- Yêu cầu HS đọc thầm chú thích SGK, giải thích từ

“phong cách”, “uyên thâm’

? Còn từ ngữ nào trong văn bản em chưa hiểu (GV giải

thích nếu có)

? VB trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết

GV lồng ghép tích hợp GDTTHCM

-> GV giúp HS nhớ lại kiểu văn bản nhật dụng vì đề

cập đến vấn đề mang tính thời sự - xã hội, đĩ là sự hội

nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phát động cuộc học

tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.

? Để giúp ta hiểu biết thêm về phong cách của Bác,

người viết đã sử dụng phương thức biểu đạt nào cho phù

hợp

-> Phương pháp thuyết minh

? Văn bản trên gồm mấy nội dung, các nội dung trên

tương ứng với những phần nào

- Giúp HS làm rõ 2 nội dung:

HĐ3: Hướng dẫn HS phân tích văn bản

- Yêu cầu HS đọc lại phần 1

? Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong

hoàn cảnh nào

- HS : suy nghĩ độc lập dựa trên văn bản

- GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc đời hoạt động

cách mạng đầy gian nan, vất vả, bắt nguồn từ khát vọng

ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 tại bến Nhà Rồng

+ Qua nhiều cảng trên thế giới

+ Thăm và ở nhiều nước

? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn

tri thức văn hóa nhân loại

- HS : Thảo luận nhóm

? Để có được kho tri thức, có phải Bác chỉ vùi đầu vào

sách vở hay phải qua hoạt động thực tiễn

+ ? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ?

Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa

“Hồ Chí Minh và văn hóa ViệtNam”

II Đọc-hiểu văn bản.

1 Đọc-chú thích

2 Thể loại: Văn bản nhậtdụng

3 Bố cục: Gồm hai phần

+ Từ đầu  rất hiêïn đại:

Phong cách HCM trong việctiếp thu tinh hoa văn hố nhânloại

+ Còn lại : Phong cách HCMtrong lối sống

III Tìm hiểu văn bản:

1 Hồ Chí Minh với sự tiếpthu tinh hoa văn hóa nhân loại

- Cách tiếp thu : nắm vữngphương tiện giao tiếp bằngngôn ngữ, đến đâu cũng tìmhiểu, học hỏi văn hóa, nghệthuật của các nước qua côngviệc lao động

- Động lực: Ham hiểu biết,học hỏi và xuất phát từ lòngyêu thương dân tộc

Trang 12

cho những ý các em đã trình bày.

- HS : Dựa vào văn bản đọc dẫn chứng

? Hãy đưa ra một vài ví dụ chứng tỏ Người nói, viết

thạo nhiều thứ tiếng

+ Viết văn bằng tiếng Pháp "Thuế máu"

+ Làm thơ bằng chữ Hán : " Nguyên tiêu ", " Vọng nguyệt

"

- GV bình về mục đích ra nước ngoài của Bác  hiểu

văn học nước ngoài để tìm cách đấu tranh giải phóng

dân tộc

? Em có nhận xét gì về vốn tri thức nhân loại mà Bác đã

tiếp thu

? Theo em, điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ

Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ

điều đó ? Vai trò của câu này trong toàn văn bản

- HS : Thảo luận cặp, phát hiện câu văn cuối phần I, vừa

khép lại vừa mở ra vấn đề  lập luận chặt chẽ, nhấn

mạnh

? Để giúp ta hiểu về phong cách văn hoá HCM tác giả

đã dùng phương pháp thuyết minh như thế nào

-> Sử dụng đan xen các phương pháp thyết minh : so

sánh, liệt kê, đan xen lời kể, lời bình cùng nghệ thuật

đối lập, diễn đạt tinh tế để khéo léo đi đến kết luận, tạo

 Hồ Chí Minh tiếp thu vănhóa nhân loại dựa trên nềntảng văn hóa dân tộc

4 Củng cố.

HS đọc phần ghi nhớ

5 Dặn dò

- Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ

- Tìm hiểu nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích

*************************************************************

TuÇn 1- B ài 1 TiÕt : 2

Trang 13

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo

vệ bản sắc văn hoá dân tộc

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1 Tự nhận thức: Tự nhận thức về phong cách sống của Bác

2 Làm chủ bản thân: Từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh xác định đượcmục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

3 Giao tiếp: Trình bày , trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong văn bản

3 Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng,học tập rèn

luyện theo gương Bác

III Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

Giảng bình, vấn đáp, Động não, Thảo luận nhóm…:

IV Phương tiện dạy học

1 GV: tư liệu, tranh ảnh, một số mẩu chuyện về Bác

2 HS: tìm những tư liệu nói về Bác

V Tiến trình dạy học:

Giai đoạn 1:Khám phá.

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Hãy kể tên những tác phẩm viết về Bác mà em biết?

3 Bài mới:

- GV: Nói đến HCM chúng ta không chỉ nói đến một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại

mà còn là danh nhân văn hoá thế giới Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phongcách HCM Bài học hôm nay các em sẽ được hiểu thêm về một trong những nét đẹp củaphong cách đó

Giai đoạn 2:Kết nối

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

TIẾT 2

HĐ1 : Phân tích nội dung phần 2

- Yêu cầu HS đọc nội dung phần 2

? Phần văn bản này nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp

cách mạng của Bác

- HS : Phát hiện thời kỳ Bác làm Chủ tịch nước

? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí

Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào,

2 Nét đẹp trong lối sống HồChí Minh:

- Nơi ở và làm việc:

+ Nhà sàn nhỏ, có vài phòng+ Đồ đạc đơn sơ, mộc mạc

Trang 14

phương diện, cơ sở nào.

- HS : Chỉ ra được 3 phương diện : nơi ở, trang phục, ăn

uống

? Nơi ở và làm việc của Bác được giới thiệu như thế nào ?

Có đúng với những gì em đã quan sát khi đến thăm nhà

Bác ở không ?

- GV cho HS quan sát bức tranh trong SGK và đọc lại

một vài câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của Tố Hữu:

Anh dắt em vào thăm cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa

Có hồ nước lặng soi tăm cá

Có bưởi cam thơm mát bóng dừa

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây chiếu cói đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn

? Trang phục của Bác theo cảm nhận của tác giả như thế

nào ? Biểu hiện cụ thể

- HS : Quan sát văn bản phát biểu

? Việc ăn uống của Bác diễn ra như thế nào ? Cảm nhận

của em về bữa ăn với những món đó

- HS : Thảo luận phát biểu dựa trên văn bản

? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên

thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời

với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng

được đãi ngộ như họ không

? HS : Thảo luận nhóm

Tích hợp KNS

? Qua trên em cảm nhân được gì về lối sống, phong cách

của Hồ Chí Minh.

- Lối sống của Bác là sự kết thừa và phát huy những nét

cao đẹp của những nhà văn hóa dân tộc họ mang nét đẹp

thời đại gắn bó với nhân dân.

? Để nêu bật lối sống giản dị Hồ Chí Minh, tác giả đã sử

dụng biện pháp nghệ thuật nào?

- Trang phục: áo bà ba nâu,

áo trấn thủ, đơi dép lốp thôsơ

- Ăn uống: cá kho, rau luộc

=> Vừa giản dị, vừa thanhcao, vĩ đại

→ Là sự kế thừa và phát huynhững nét đẹp dân tộc

3 Ý nghĩa văn bản

- Trong thời kì hội nhậpngày nay chúng ta cần tiếpthu văn hóa nhân loại, đồngthời phải giữ gìn phát huybản sắc văn hóa dân tộc

Trang 15

- HS : Đọc lại "và người sống ở đó  hết".

? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi - vị

anh hùng dân tộc thế kỷ 15 Theo em điểm giống và khác

giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết ra sao?

- HS : Thảo luận tìm ra nét giống và khác

+ Giống : Giản dị thanh cao

+ Khác : Bác gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng

nhân dân.

- Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa,

tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh

Giai đoạn 3,4: Luyện tập và vận dụng

Ứng dụng liên hệ bài học KNS

? Trong cuộc sống hiện đại xét về phương diện văn hóa

trong thời kỳ hội nhập có những thuận lợi và nguy cơ gì.

- HS : Thảo luận lấy dẫn chứng cụ thể.

? Tuy nhiên tấm gương của Bác cho thấy sự hòa nhập

vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc Vậy từ phong cách của

Bác em có suy nghĩ gì về việc đó.

-> Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại, tự tu dưỡng

rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hóa.

? Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có

văn hóa và phi văn hóa.

- Thảo luận (cả lớp) tự do phát biểu ý kiến.

+Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có

con người mới XHCN.

+Việc giáo dục và bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời

sau là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết (di chúc).

Các em hãy ghi nhớ và thể hiện trong cuộc sống hàng

- Chúng ta cảm nhận mộtphong cách HCM là sự kếtthừa và phát huy những nétcao đẹp của những nhà vănhóa dân tộc họ mang nét đẹpthời đại gắn bó với nhân dân

V Luyện tập.

Trang 16

những nội dung chính của văn bản.

- Soạn bài các phương châm hội thoại: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương

châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất Vận dụng phương châm

về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao tiếp

Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm

về lượng, phương châm về chất

- Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động

- Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về

chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể

- Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động giao

tiếp

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

1 Tự nhận thức: Nhận thức đúng các phương châm hội thoại trong giao tiếp rất quan

trọng

Trang 17

2 Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếpcủa bản thân.

3 Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách giao tiếp đảm bảocác phương châm hội thoại

3 Thái độ: Nhận biết đúng các phương châm trong hội thoại và sử dụng các phương

châm trong hội thoại sao cho đúng

III Các phương pháp, kĩ thuật dạy học

Diễn dịch, quy nạp,thực hành , đóng vai luyện tập, động não: Suy nghĩ, phân tích

IV Phương tiện dạy học

1 GV: Một số ví dụ và tình huống liên quan đến các phương châm hội thoại

2 HS: Tìm các tình huống có liên quan đến các phương châm hội thoại

V Tiến trình dạy học:

Giai đoạn 1:Khám phá.

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại kỉ niệm " hội thoại"

- Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp.Tục ngữ có câu "Ăn không nên lời " nhằm chê những kẻ không biết ăn nói tronggiao tiếp Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hoá "Học ăn học mở"

Giai đoạn 2:Kết nối

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngHĐ1: Giúp HS tìm hiểu khái niệm p/châm về lượng

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn 1

? Câu trả lời của Ba có giúp cho An hiểu được những

điều mà An muốn biết không

? Để đáp ứng nguyện vọng của An, chúng ta phải trả lời

như thế nào cho hợp lý

- GV: nên đưa ra phương án trả lời đúng, có thể là một

địa điểm cụ thể nào đó

? Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong giao

tiếp

- Gọi 3 học sinh đóng vai và đọc truyện theo vai

? Vì sao truyện này lại gây cười (gợi ý HS tìm 2 yếu tố

gây cười trong cách nói của hai anh)

? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo mới phải nói

như thế nào để người nghe hiểu đúng

Tích hợp KNS:

? Vậy khi giao tiếp cần tuân thủ yêu cầu gì.

- Làm chủ bản thân: Lựa chọn cách vận dụng các

I Phương châm về lượng

- Cần nói nội dung đúng vớiyêu cầu giao tiếp

- Không nên nói nhiều hơnnhững gì cần nói

II Phương châm về chất:

Không nên nói nhữngđiều mà mình không tin hay

Trang 18

phương châm hội thoại trong giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc

điểm, cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội

thoại.

? Qua 2 ví dụ, em rút ra điều gì cần tuân thủ khi giao

tiếp Lấy ví dụ.

- GV khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ

HĐ2: Giúp HS tìm hiểu phương châm về chất

- Gọi 1 HS đọc truyện cười

? Truyện cười này phê phán điều gì (HS phát hiện tính

nói khoác)

? Vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh

- GV đưa ra tình huống: nếu không biết chắc lý do bạn

mình nghỉ học thì em có nên trả lời cho thầy biết không

- Nhận xét, kết luận

- Yêu cầu HS nhắc lại: thế nào là phương châm về lượng,

thế nào là phương châm về chất ?

- Khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ

- GV đưa ra ví dụ: Khi cô giáo hỏi: “Em học ở đâu?” mà

người trả lời là “học ở trường” thì người trả lời đã không

tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Kết luận: vi phạm phương châm về lượng

Giai đoạn 3,4: Luyện tập và vận dụng

Hướng dẫn HS làm bài tập

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1

? Dựa vào p/ châm về lượng, các câu trên mắc lỗi gì

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi nhanh Yêu cầu 2

nhóm lên bảng làm GV nhận xét, ghi điểm

? Các từ ngữ trên liên quan đến p/ châm hội thoại nào

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4

- Yêu cầu HS làm câu a

- Nhận xét , kết luận ý kiến HS

? Những câu sau vi phạm phương châm nào?

1 Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.

2 Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.

3 Ngựa là một loài thú có bốn chân.

→ Phương châm:

không có bằng chứng xácthực

III Luyện tập, củng cố

1 Vận dụng…

- Mắc lỗi thừa từ:

a/ nuôi ở nhà b/ có hai cánh

2 Chọn từ ngữ…

a/ nói có s/mách có chứng b/ nói dối

c/ nói mò d/ nói nhăng nói cuội e/ nói trạng

ra chưa được kiểm chứng.

4 Củng cố

Thế nào là phương chân về chất, phương châm về lượng?

5 Dặn dò

1 Học bài, làm các bài tập còn lại

2 Soạn bài “Sử dụng một số… thuyết minh”

+ Xem lại phần văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8

+ Đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi

Trang 19

Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN

THUYẾT MINH

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

- Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1 Kiến thức

- Văn bản thuyết minh và các phhương pháp thuyết minh thường dùng

- Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

2 Kỹ năng:

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh

3 Thái độ: Nhận biết đúng các biện pháp nghệ thuật để kết hợp sử dụng trong văn bản

thuyết minh

III Chuẩn bị:

- GV: giáo án, bảng phụ

- HS: xem lại kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8

IV: Tiến trình lên lớp

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ: Đoạn văn sau thuộc kiểu văn bản nào ?

“Việt Nam là một trong những quê hương của hoa đào Nhật Tân (Hà Nội) nổi tiếng là

xứ sở của đào Bích , đào Phai Đào Nhật Tân càng nổi tiếng khi nó gắn với sự tích người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ sau khi đại thắng quân Thanh đã cho mang cành đào từ Thăng Long vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân để báo tin vui”.

- KL: đây là kiểu văn bản thuyết minh

3 Bài mới:

Thế nào là VB thuyết minh ? (GV nhắc lại và dẫn vào bài mới)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

HĐ1: Giúp HS ôn lại kiểu văn bản thuyết minh và tìm

hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong

văn bản thuyết minh

? Văn bản thuyết minh có những tính chất nào Nó

được viết ra nhằm mục đích gì

- Tính chất: khách quan, xác thực và hữu ích; chính

xác, rõ ràng và hấp dẫn

- Mục đích: cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất

các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội

? Có mấy phương pháp thường dùng trong văn bản

I Tìm hiểu việc sử dụng một sốbiện pháp nghệ thuật trong vănbản thuyết minh:

1 Ôn tập văn bản thuyết minh

Trang 20

? Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì.

? Văn bản có cung cấp được tri thức một cách khách

quan về đối tượng không

- Chia nhóm cho HS thảo luận:

1 Vấn đề “sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận” được tác

giả thuyết minh bằng cách nào ?

2 Nếu chỉ sử dụng phương pháp liệt kê thì đã nêu

được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? (bài văn sẽ chưa làm

nổi bật đối tượng cần thuyết minh)

3 Tác giả hiểu sự “kỳ lạ” này là gì ? Hãy gạch chân

dưới câu văn nêu khái quát sự kỳ lạ ấy ?

- HS phát hiện trong đoạn 1 và gạch chân các từ quan

trọng.

4 Để làm rõ sự “kỳ la”ï của Hạ Long, tác giả còn sử

dụng biện pháp nghệ thuật nào ?

? Tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long

chưa Trình bày được như thế là nhờ đâu.

? Ngoài các biện pháp được tác giả sử dụng trong bài,

còn những biện pháp nào có thể vận dụng (HS thử nêu

một số biện pháp nghệ thuật khác)

- GV nhận xét và giới thiệu một số biện pháp như tự

thuật, kể chuyện, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa

? Vận dụng vào như vậy nhằm mục đích gì

? Qua phân tích ví dụ, hãy cho biết: để vận cho văn bản

thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn, người ta thường

vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào

? Các biện pháp nghệ thuật ấy được sử dụng như thế

nào

- GV giới thiệu thêm một số biện pháp như, tự thuật

theo lối ẩn dụ, nhân hóa

- GV khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ

+ Nhóm 1, 2, 3: thuyết minh cái quạt

2 Viết văn bản thuyết minh có

sử dụng một số biện pháp nghệthuật

-> Văn bản trở nên sinh động,hấp dẫn

+ Các tập tính sinh sống

+ Đặc điểm cơ thể…

- Phương pháp thuyết minh:định nghĩa, phân loại, nêu sốliệu, liệt kê

- Biện pháp nghệ thuật: nhânhóa, tạo tình tiết

Gây hứng thú cho ngườiđọc, vừa vui, vừa có thêm trithức

2 Đọc đoạn văn…

Trang 21

+ Nhóm 4, 5, 6: thuyết minh cái nón.

4 Củng cố

Hãy đánh dấu (×) vào câu em cho là đúng?

Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn chúng ta:

a/ º Chỉ vận dụng một vài biện pháp nghệ thuâït chính

b/ º Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ

c/ º Làm cho đối tượng thuyết minh nổi bật, gây hứng thú cho người đọc

d/ º Kết hợp với các phương pháp thuyết minh

5 Dặn dò

- Học bài, làm bài tập còn lại

- Soạn bài “Luyện tập… thuyết minh”

******************************************************************

Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONGVĂN BẢN THUYẾT MINH

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1 Kiến thức

- Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái kéo…)

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

2 Kỹ năng:

- Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùn cụ thể

- Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử dụng một

Trang 22

- HS: soạn bài theo sự yêu cầu

IV Tiến trình bài dạy:

1 Ổn định lớp

2 Bài cũ:

Có nên sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh hay không? Vìsao?

HS: dựa vào phần nội dung của bài học trước đề trình bày( trong phần ghi nhớ)

? Đọc đoạn văn sau và cho biết biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?

“ Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.

A Liệt kê và so sánh C Liệt kê và nhân hóa

B Nhân hóa và so sánh D Nói quá và hoán dụ

? Thế nào là văn bản thuyết minh ? Muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn,chúng ta phải làm gì ?

3 Bài mới giới thiệu mục đích, nội dung của tiết Luyện tập.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

HĐ1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- Kiểm tra sự chuẩn bị của các

nhóm theo sự phân công:

+ Việc lập dàn ý chi tiết

+ Việc viết phần mở bài

- Dành thời gian cho các nhóm thảo

luận lại và bổ sung thêm

HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành luyện tập

- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày dàn

ý chi tiết về thuyết minh cái quạt:

+ Nêu dự kiến của em về việc sử

dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài

thuyết minh ?

+ Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã

viết sẵn)

- Gọi đại diện nhóm 4 trình bày dàn

ý chi tiết về thuyết minh cái nón:

+ Nêu dự kiến của em về việc sử

dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài

thuyết minh của mình

- Yêu cầu HS đọc phần mở bài (đã

viết sẵn ở nhà)

HĐ3: Hướng dẫn HS thảo luận, nhận xét

dàn bài của các bạn

- Yêu cầu HS thảo luận, nhận xét 2

*/ Thuyết minh về cái quạt:

1 Mở bài: nêu định nghĩa về cái quạt

2 Thân bài:

- Nêu công dụng của cái quạt:

+ Để quạt khi trời nóng

+ Để trang trí

+ Để biểu diễn nghệ thuật

- Cấu tạo của cái quạt:

+ Ốc xoắn: bằng sắt

+ Khung quạt: bằng nan, sắt

+ Đồ bao bọc: bằng ni lông, giấy

- Chủng loại: quạt nan, giấy, điện

- Lịch sử của cái quạt: có từ lâu đời

3 Kết bài: bày tỏ cảm nghĩ về chiếc quạt

*/ Thuyết minh cái kéo :

1 Mở bài : Kéo là một trong những dụng

cụ cần thiết cho mỗi gia đình, cơ quan, xínghiệp

2 Thân bài : + Kéo ra đời từ khi đồ sắtđược sử dụng rộng rãi

+ Cấu tao kéo bao gồm 2 thân và một trụcxoay cố định

+ Kéo được dùng để cắt giấy, cắt tóc, cắtsắt…

3 Kết bài : Cần phải biết cách sử dụng kéo

Trang 23

dàn ý bạn vừa trình bày:

+ Đúng như yêu cầu chưa ?

+ Phần Mở bài đảm bảo chưa ?

+ Trả lời các câu hỏi SGK

+ Chuẩn bị bài tập phần Luyện tập

*GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668 TRỌN BỘ

CẢ NĂM

*ĐÃ GIẢM TẢI THEO PHÂN PHỐI MỚI

* SOẠN THEO SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI

* ( NGOÀI RA CÒN SOẠN GIẢNG CÁC TIẾT TRÌNH CHIẾU

THAO GIẢNG TRÊN MÁY CHIẾU POWER POINT THEO YÊU CẦU CỦA CÁC THẦY CÔ )

NGỮ VĂN 9 CHUẨN MỚI SOẠN THEO

SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC MỚI THEO

Trang 24

SÁCH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG MỚI 2013-2014

* CÓ TÍCH HỢP ĐẦY ĐỦ CÁC KỸ NĂNG SỐNG THEO SÁCH CHUẨN MỚI 2013-2014

* ĐÃ GIẢM TẢI MỚI

( GIẢI NÉN)

*GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 LIÊN HỆ ĐT 0168.921.8668 TRỌN BỘ

CẢ NĂM

Ngày đăng: 30/04/2014, 16:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w