Bài giảng luật lao động - Một số nội dung của luật lao động
Trang 1Trường cán bộ quản lý nông nghiệp và
phát triển nông thôn II
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT LAO
ĐỘNG
Bài giảng:
Trang 2I/ Đối tượng điều chỉnh của
luật lao động
Trong các quan hệ lao động, Luật Lao động nước ta điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội trực tiếp liên quan với quan hệ lao động
Trang 31- Luật lao động điều chỉnh những
nhóm quan hệ có các chủ thể sau
1.1- Các quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu
Trang 41.2- Các quan hệ giữa người sử dụng lao động với người học nghề, người giúp việc gia đình và một số loại lao động khác
Trang 51.3- Các quan hệ giữa công nhân Việt Nam làm việc với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với các cơ quan, tổ chức người nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trang 61.4- Các quan hệ giữa người mang quốc tịch nước ngoài làm việc với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân người Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác)
Trang 72- Ngoài quan hệ lao động (làm công ăn lương) là quan hệ chủ yếu, Luật Lao động còn điều chỉnh một số quan hệ xã hội khác liên quan chặt chẽ với quan hệ lao động Đó là:
Trang 82.1- Quan hệ về giải quyết việc làm và học nghề: Đây là các khâu chuẩn bị để người lao động có thể tham gia vào quan hệ lao động
Trang 92.2- Quan hệ về bồi thường thiệt hại: Luật Lao động điều chỉnh bồi thường thiệt hại của một trong hai chủ thể quan hệ lao động trong quá trình thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi lao động.
Trang 102.3- Quan hệ bảo hiểm xã hội.
2.4- Quan hệ giữa người sử dụng lao động với đại diện tập thể lao động là Công đoàn
Trang 112.5- Quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động
2.6- Quan hệ về thanh tra lao động: là quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với các cấp, các ngành, với người sử dụng lao động và người lao động
Trang 12II/ Các nguyên tắc của Luật Lao động
Luật Lao động của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở những quan điểm cơ bản, có tính nguyên tắc sau:
Trang 131- Bảo vệ người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Trang 14- Bảo vệ người lao động: Nguyên tắc
này thể hiện bản chất của chế độ ta,
ý chí của giai cấp công nhân, là sự thể chế hóa quan điểm của Đảng ta
vì con người, do con người, trong đó có người lao động
Trang 15Một trong những đặc trưng của Luật Lao động là quy định rõ vị trí, chức năng, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp Một đặc trưng khác, là các quy định về bảo vệ lao động nữ, các dạng lao động đặc thù (vị thành niên, cao tuổi, người tàn tật)
Trang 16- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động: Điều
đó xuất phát từ chỗ người sử dụng lao động là lực lượng xã hội quan trọng, có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội
Trang 17Có bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động thì mới duy trì, phát triển và tạo được sự ổn định, phát triển hài hòa quan hệ lao động giữa hai chủ thể quan hệ lao động Nó còn thể hiện quan điểm hòa hợp, đoàn kết dân tộc của Đảng - Nhà nước trong lĩnh vực lao động - xã
Trang 184- Xây dựng mối quan hệ lao động mới, vừa hiện đại, vừa mang đặc tính Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 19Chương II: Nội dung của Luật Lao động Việt Nam
Trang 20I/ Hợp đồng lao động
Khái niệm:
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động:
Trang 21Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo
1 công việc nhất định có thời hạn dưới 1 năm
Trang 222 Nội dung hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải có những nội
dung cơ bản sau:
Công việc phải làm.
Thời gian làm việc.
Thời giờ nghỉ ngơi
Trang 23Tiền lương
Địa điểm làm việc
Thời hạn hợp đồng
Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.
Trang 24Ngoài những nội dung trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận các vấn đề khác liên quan tới quyền và nghĩa vụ của hai bên (trong quan hệ lao động).
Trang 25Ký kết hợp đồng lao động:
+ Hợp đồng lao động giao kết trực tiếp giữa
người lao động với người sủ dụng lao động Hợp đồng lao động có thể ký kết giữa người sử dụng lao động với người được ủy quyền hợp pháp thay mặt cho nhóm người lao động (trong trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như ký kết với từng người lao động)
Trang 26+ Không được giao kết hợp đồng theo mùa vụ để làm công việc có tính chất thường xuyên từ 1 năm trở lên
Trang 27+ Đối với công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc từ ngày do hai bên thỏa thuận
Trang 284- Tiếp tục hợp đồng lao động
Trong trường hợp cổ phần hóa, giao, bán, khoán cho doanh nghiệp Nhà nước, trong trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
Trang 29Các doanh nghiệp mới phải tiếp tục bảo đảm thực hiện hợp đồng lao động với người lao động nếu hợp đồng ký kết chưa hết thời hạn.
Trang 305 Chấm dứt hợp đồng lao động
5.1- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động của người lao động:
Đối với hợp đồng lao động không xác định
thời hạn, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít
Trang 31Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên, hợp đồng lao động theo mùa vụ có thời hạn dưới 1 năm, khi chấm dứt trước thời hạn phải có ít nhất một trong các lí do sau:
Trang 32- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Trang 33Không được trả công đầy đủ hoặc trả không đúng thời hạn theo hợp đồng;
- Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;
Trang 34- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước;
Trang 35- Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
Trang 365.2- Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
Không phân biệt loại hợp đồng lao động nào, khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn phải có ít nhất một trong các lý do sau:
Trang 37- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
- Người lao động bị sa thải: chỉ được áp dụng trong các trường hợp do luật quy định
Trang 385.3- Khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc.
Trang 39II/ Thỏa ước lao động tập thể:
(gọi tắt: thỏa ước tập thể)
Khái niệm:
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động
Trang 40Thỏa ước tập yên do hai bên thương lượng và ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và công khai.
Trang 41Nội dung của thỏa ước tập thể không được trái với các quy định của pháp luật lao động và các luật pháp khác Nhà nước khuyến khích việc ký kết thỏa ước tập thể với những quy định có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật lao động
Trang 422 Nội dung
Thỏa ước tập thể phải bao gồm
những nội dung chủ yếu sau:
- Việc làm và bảo đảm có việc làm
Trang 43- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, tiền thưởng
Trang 44Định ước lao động
An toàn, vệ sinh lao động Bảo hiểm xã hội
Trang 45Ngoài những nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận về:
Thể thức giải quyết tranh chấp lao động
Ăn giữa ca.
Phúc lợi tập thể.
Trang 463.Thỏa ước lao động tập thể được
đăng ký tại Sở Lao động thương binh xã hội Tỉnh – Thành phố
Trang 47III/ Tiền lương
1- Tiền lương của người lao động do
hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối
Trang 48Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất mở rộng sức lao động và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động
Trang 49Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối lương vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động
Trang 502- Chính phủ công bố thang lương, bảng
lương để làm cơ sở tính các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương khi làm thêm giờ, làm đêm, ngừng việc, nghỉ hàng năm và các trường hợp nghỉ việc khác của người lao động khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Trang 513- Người sử dụng lao động có quyền
chọn các hình thức trả lương theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng), theo sản phẩm, theo khoán, nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao
Trang 524- Người lao động được trả lương trực
tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn, và tại nơi làm việc
Lương được trả bằng tiền mặt Việc trả lương một phần bằng séc hoặc ngân phiếu do Nhà nước phát hành, do hai bên thỏa thuận với điều kiện không gây thiệt hại, phiền hà cho
Trang 53Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo quy định tại điều 61 Bộ luật Lao động
Người lao động được hưởng các chế độ phụ cấp, tiền lương, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác theo quy định tại điều 63 Bộ
Trang 545- Trong trường hợp phải ngừng
việc, người lao động được trả lương như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương
Trang 55- Nếu do lỗi của người lao động, thì người đó không được trả lương Những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Trang 56IV/ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ làm việc:
- Trong điều kiện lao động bình thường, môi trường lao động bình thường, thời gian làm việc không quá 8giờ/ngày hoặc không quá 48giờ/tuần.
- Thời giờ làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được
Trang 57- Thời giờ làm thêm: hai bên quan hệ lao động có thể thỏa thuận về việc làm thêm giờ nhưng không qúa 200giờ/năm
Trang 58Thời giờ nghỉ ngơi:
Nghỉ hàng năm:
- 12 ngày đối với người lao động có
12 tháng làm việc tại doanh nghiệp trong điều kiện lao động bình thường
Trang 59- 14 ngày đối với người lao động dưới
18 tuổi, 14 ngày đối với người làm việc trong điều kiện độc hại, nặng nhọc hoặc nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt
Trang 60- 16 ngày đối với người làm việc trong điều kiện đặc biệt độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sống khắc nghiệt
Trang 61Số ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, cứ 5 năm được thêm 1 ngày.
Trang 62Chương II : Kỉ luật lao động,
trách nhiệm vật chất
Trang 63I/ Kỷ luật lao động
1- Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất - kinh doanh thể hiện trong Nội quy lao động
Trang 64Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và các pháp luật khác Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
Trang 65Trước khi ban hành Nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp Nội quy lao động phải đăng ký tại Sở Lao động thương binh xã hội Tỉnh - Thành phố và có hiệu lực kể từ ngày Sở Lao động thương binh xã hội chuẩn y
Trang 662- Nội dung chủ yếu của Nội quy
lao độngThời giờ làm việc, nghỉ ngơi
Trật tự trong doanh nghiệp
Trang 67An toàn - vệ sinh lao động nơi làm việc
Việc bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ – kinh doanh của doanh nghiệp
Các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật
Trang 683- Các hình thức kỷ luật lao động Khiển trách
Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa
6 tháng
Trang 69Đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ được áp dụng một hình thức kỷ luật lao động.
Trang 704- Hình thức sa thải chỉ được áp dụng
trong những trường hợp sau
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ kinh doanh, hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp
Trang 71- Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật.
- Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà
Trang 72Sau khi sa thải, người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho Sở Lao động thương binh xã hội Tỉnh - Thành phố biết
Trang 735- Thủ tục xem xét xử lý kỷ luật lao động, phải có mặt đương sự và đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp; và phải ghi thành biên bản
Trang 74Người bị khiển trách sau 3 tháng và người bị chuyển làm việc khác sau
6 tháng (kể từ ngày xử lý) nếu không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật
Trang 75II/ Trách nhiệm vật chất
- Người lao động làm hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra Nếu gây thiệt hại do sơ suất, thì phải bồi
Trang 76- Trường hợp làm mất dụng cụ, thiết bị, các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép, thì tùy từng trường hợp người lao động phải bồi thường một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; nếu có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng đó; nếu là bất khả kháng thì
Trang 77III/ An toàn - Vệ sinh lao động
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn - vệ sinh lao động và nội quy lao động
Trang 78- Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt các tiêu chuẩn về không gian, bảo hộ lao động, che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm… cho người lao động.
Trang 79Người lao động có quyền từ chối công việc hoặc nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
Trang 80- Trong trường hợp nơi làm việc, máy móc, thiết bị, vật tư gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục, hoặc ra lệnh ngừng hoạt động cho tới khi nguy cơ được khắc phục