1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học

53 923 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 274 KB

Nội dung

QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

của trường Đại học Khoa họcHIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Căn cứ vào Nghị định số 31/CP ngày 4/4/1994 của Chính phủ về việc thành lập Đạihọc Thái Nguyên;

Căn cứ Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướngChính phủ v/v thành lập Trường Đại học Khoa học trực thuộc Đại học Thái Nguyên;

Căn cứ Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướngdẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo;

Căn cứ biên bản họp Hội đồng Khoa học Đào tạo trường Đại học Khoa học về việcthông qua chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Thanh tra Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chuẩn đầu ra 18 ngành đào tạo bậc đại

học của trường Đại học Khoa học (có văn bản chi tiết kèm theo).

Điều 2: Chuẩn đầu ra này được áp dụng kể từ năm học 2012 - 2013 và được sử dụng

trong Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký Các ông/bà Trưởng các đơn vị

trong Trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

Nơi nhận:

- ĐHTN (b/cáo);

- Như điều 3 (t/hiện);

- Đăng tải Website;

- Lưu: VT, TTKT.

KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

PGS.TS Lê Thị Thanh Nhàn

Trang 2

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: CỬ NHÂN TOÁN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Toán (Mathematics)

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

1.2 Mục tiêu chung

- Đào tạo cử nhân toán có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về toán học;

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,giảng dạy và giải quyết các vấn đề về toán học;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn đểtrở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án

có liên quan đến Toán học

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực toán

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

Trang 3

- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm bảo đảmhình thành con người phát triển toàn diện;

- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu và nâng cao về toán học, bao gồm: Toán

Giải tích, Đại số và Lí thuyết số, Hình học và Tôpô, Xác suất -Thống kê và Toán ứng dụng;

- Có kiến thức ngoại ngữ đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán học;

- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềmtính toán chuyên dụng;

- Hiểu và giải thích được các kiến thức về phân tích số liệu, thiết kế mô hình xử lí dữliệu và đưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu

và học tập chuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;

- Khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đềthực tế một cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong nghiên cứu toán học, ứng dụng côngnghệ thông tin vào thực tiễn;

- Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để giải quyết những bài toán đặt ratrong thực tiễn;

- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá chương trình

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng thuyết trình bằng các phương tiện khác nhau;

- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ

Trang 4

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể;

- Ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 5

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN TOÁN TIN ỨNG DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Toán - Tin ứng dụng (APPLIED MATHEMATICS

AND INFORMATICS)

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu thuộc lĩnh vực toán

ứng dụng và tin học

- Nơi làm việc:

 Nghiên cứu về lĩnh vực toán ứng dụng, công nghệ thông tin tại các cơ quan quản

lí nhà nước, các viện, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học;

 Làm thiết kế, xây dựng các phần mềm có tính chất hỗ trợ quyết định và xây dựngchiến lược tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh;

 Tham gia vào các quy trình trong sản xuất phần mềm;

 Giảng dạy toán và tin học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyênnghiệp và dạy nghề, trung học phổ thông;

 Có khả năng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như xây dựng kếhoạch, tài chính, ngân hàng, kế toán, bưu chính, viễn thông, chứng khoán, thốngkê…

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

2.1 Về kiến thức

Trang 6

- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm bảo đảmhình thành con người phát triển toàn diện;

- Nắm vững kiến thức cơ bản, chuyên sâu về toán học, bao gồm: Toán Giải tích, Đại

số, Xác suất - Thống kê và Toán ứng dụng;

- Có kiến thức chuyên ngành về tin học, bao gồm: Cấu trúc dữ liệu và Giải thuật, Cơ

sở dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ phần mềm, Ngôn ngữ lập trình, Mạng máytính;

- Có kiến thức ngoại ngữ đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành Toán - Tin ứng dụng

- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềmtính toán chuyên dụng;

- Hiểu và giải thích được các kiến thức về phân tích số liệu, thiết kế mô hình xử lí dữliệu và đưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu

và học tập chuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;

- Khả năng tư duy lôgic, tư duy thuật toán tốt, phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tếmột cách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;

- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong phân tích, lập mô hình, xử lí dữ liệu vàđưa ra cách giải quyết các bài toán cơ bản và ứng dụng;

- Sử dụng các công cụ và phương pháp toán học để giải quyết những bài toán đặt ratrong thực tiễn;

- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá chương trình;

- Biết phát hiện những vấn đề toán học nảy sinh trong bản thân ngành công nghệ thôngtin và có khả năng giải quyết chúng

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;

- Có kỹ năng truyền thông, kỹ năng thuyết trình bằng các phương tiện khác nhau;

- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ

Trang 7

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc;

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể;

- Ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 8

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN VẬT LÝ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Vật lý - Physics

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

- Có thể tiếp tục học liên thông ngang hoặc học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức

từ hoạt động thực tiễn để trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thicác chương trình, dự án ở tất cả các lĩnh vực

1.3 Định hướng của sinh viên sau khi tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giảng viên, giáo viên, kỹ thuật viên, chuyên viên, cán bộ nghiên

 Làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và dạy nghề, các trường phổ thông

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

2.1 Về kiến thức

Trang 9

- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn phù hợp vớichuyên ngành đào tạo;

- Nắm vững kiến thức cơ bản (Toán cho Vật lí, Vật lí đại cương, Điện tử học, Kĩ thuật

số, Vật lý hạt nhân nguyên tử ), kiến thức chuyên sâu và nâng cao (Vật lí lí thuyết, Vật líchất rắn, Công nghệ nano, Ứng dụng của Vật lí trong xử lý ô nhiễm môi trường, trong y-sinh học ) và các vấn đề liên quan đến kiến thức Vật lí;

- Trình độ tin học tương đương trình độ B Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, nắmvững phương pháp lập trình và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏng chuyêndụng;

- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B Đủ để giao tiếp cơ bản và tiếp cận tàiliệu chuyên ngành;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu

và học tập chuyên sâu ở trình độ cao

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

Trang 10

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 11

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN HÓA HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Hóa học - Chemistry

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…

cụ dân dụng v.v

 Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS)của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy gang thép, luyện kim,phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, biarượu, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, bông vải sợi v.v

 Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như trạm quan trắc, trung tâm y tế dựphòng, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, v.v

Trang 12

 Giảng dạy các môn hoá học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trungcấp, các cơ sở dạy nghề, và các trường phổ thông.

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B Đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành;

- Nắm vững kiến thức và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏng chuyêndụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu

và học tập chuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy lôgic, tư duy tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế mộtcách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;

- Hiểu rõ tính năng và nắm được phương pháp sử dụng các dụng cụ hoá học truyềnthống và các loại máy móc hiện đại để phục vụ các hoạt động liên quan đến hoá học

- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá, chuyển giao côngnghệ

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Kỹ năng truyền thông, biết cách truyền đạt thuần thục các hình thức diễn đạt bằnglời, bằng chữ, bằng đồ thị;

- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

Trang 13

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, cótrách nhiệm và lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 14

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Hóa học – Chemical Engineering

Technology

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.2 Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Hóa học có những kiến thức cơ bản, nâng cao vềHóa học Có kiến thức chuyên sâu về hóa học ứng dụng như công nghệ phân tích và môitrường, công nghệ hóa vô cơ - vật liệu, công nghệ hữu cơ ứng dụng, công nghệ các quá trìnhhóa học;

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu,giải quyết các vấn đề về hóa học ứng dụng;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn đểtrở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…

cụ dân dụng v.v

 Làm việc tại các phòng kĩ thuật, các phòng kiểm định chất lượng sản phẩm (KCS)của hầu hết các công ty, nhà máy, xí nghiệp như: nhà máy gang thép, luyện kim,

Trang 15

phân bón, xi măng, đồ nhựa, đồ gia dụng, hoá chất, dược phẩm, mỹ phẩm, biarượu, thực phẩm, thức ăn gia súc, chế biến nông sản, bông vải sợi v.v

 Làm chuyên gia tại các trung tâm phân tích như trạm quan trắc, trung tâm y tế dựphòng, trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, v.v

 Quản lý các quy trình kĩ thuật, dây chuyền sản xuất liên quan tới Hóa học ứngdụng

 Giảng dạy các môn hoá học ứng dụng tại các trường đại học, cao đẳng, cáctrường trung cấp, các cơ sở dạy nghề

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

- Trình độ tin học tương đương trình độ B Sử dụng thành thạo tin học văn phòng vàtin học của chuyên ngành;

- Trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B Đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành;

- Nắm vững kiến thức cơ bản và cách sử dụng các phần mềm tính toán và mô phỏngchuyên dụng;

- Có khả năng ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu

và học tập chuyên sâu ở trình độ cao về các dây chuyền sản xuất, cải tiến về công nghệ,chuyển giao công nghệ vào trong sản xuất,

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy lôgic, tư duy tốt, có phương pháp tiếp cận các vấn đề thực tế mộtcách khoa học; có khả năng phân tích, lập mô hình;

- Hiểu rõ tính năng và nắm được phương pháp sử dụng các dụng cụ hoá học truyềnthống và các loại máy móc hiện đại để phục vụ các hoạt động liên quan đến hoá học ứngdụng

Trang 16

- Có kỹ năng xây dựng, tổ chức, thẩm định, quản lý và đánh giá, chuyển giao côngnghệ.

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Kỹ năng truyền thông, biết cách truyền đạt thuần thục các hình thức diễn đạt bằnglời, bằng chữ, bằng đồ thị;

- Sử dụng tốt các thiết bị và phương tiện hỗ trợ

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, cótrách nhiệm và lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 17

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN VĂN HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Văn học - Literature

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia…

- Nơi làm việc:

 Các Viện, Trung tâm nghiên cứu văn học hoặc các lĩnh vực khác có liên quan đếnvăn học;

 Có thể hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, quản lý văn hóa…

 Giảng dạy văn học tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp, các cơ

sở dạy nghề, và các trường phổ thông…

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

- Tin học tương đương trình độ B, sử dụng thành thạo tin học văn phòng;

- Tiếng Anh tương đương trình độ B, có thể tiếp cận tài liệu chuyên ngành;

Trang 18

- Có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác nghiệp;

- Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ như nghiên cứu và phê bình văn học, nghiệp vụbáo chí, ngoại ngữ chuyên ngành, văn hóa - ngôn ngữ dân tộc thiểu số…

- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tậpchuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy khoa học, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tếmột cách khoa học;

- Khả năng nghiên cứu, phê bình, giảng dạy, sáng tác và phối hợp với nhiều lĩnh vựckhoa học xã hội khác

- Cập nhật với các tri thức chuyên ngành và kỹ năng nghề nghiệp, nắm bắt kịp thờinhu cầu và xu thế phát triển của thời đại

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm;

- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục;

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp,

có trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc, có lý tưởng nghềnghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 19

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN KHOA HỌC QUẢN LÝ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Khoa học Quản lý – Science in management

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.2 Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Khoa học Quản lý có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về lý luận,phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức về khoa học quản lý và các khoa học liên ngànhkhác

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để nghiên cứu khoa học;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn đểtrở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án

- Đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước

và tư nhân

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là chuyên viên, cán bộ quản lý, giáo viên…

- Nơi làm việc:

 Các phòng, ban, xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước hoặc tư nhân(phòng hành chính - nhân sự, hành chính - tổng hợp, tổ chức cán bộ, tiền lương -tiền công…)

 Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương (UBND và các cơquan chuyên môn thuộc UBND các cấp, chuyên viên các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ, Bảo hiểm xã hội các cấp, Liên đoàn lao động cáccấp…);

 Phòng quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm, luật,chính trị…;

 Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

Trang 20

- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động của cơquan, đơn vị;

- Đáp ứng tốt các công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý trong các đơn vị nhà nước

và tư nhân…;

- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm quản lý chuyên dụng khác;

- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, đủ để tiếp cận tài liệu chuyên ngành; có vốnngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác nghiệp;

- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tậpchuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế mộtcách khoa học;

- Kiến thức nghiệp vụ tốt: nghiệp vụ thư ký văn phòng, kỹ thuật soạn thảo văn bản, kỹnăng giao tiếp

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm;

- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;

Trang 21

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 22

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Công tác xã hội – Social work

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.2 Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Công tác xã hội (CTXH) có những kiến thức cơ bản, chuyên sâu vềCTXH với cá nhân, CTXH với nhóm, CTXH với cộng đồng; an sinh và chính sách xã hội;tham vấn; phát triển cộng đồng; về lý luận, phương pháp quản lý, lãnh đạo; kiến thức vềkhoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để trở thành nhân viênCTXH chuyên nghiệp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh

tế, văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, tôn giáo tín ngưỡng, môi trường, dân số, truyềnthông ;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn đểtrở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là chuyên viên, nhân viên CTXH, cán bộ quản lý, giáo viên…

- Nơi làm việc:

 Các cơ sở và tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội, các tổ chức đoàn thể và tổchức xã hội như: Tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng, cơ quan Laođộng Thương binh và Xã hội, trường học, bệnh viện, cộng đồng ở thành thị vànông thôn, bộ phận nghiên cứu thị trường của các đơn vị kinh tế như các tổngcông ty, công ty, nhà máy, xí nghiệp…; các trung tâm bảo trợ xã hội…

 Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến Công tác xã hội: các viện (ViệnNghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện Khoa học Lao động và Xã hội,Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Viện Khoa học Pháp lý,

Trang 23

Viện Nhà nước Pháp luật, Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng…); các trườngĐại học, Cao đẳng, Trung tâm đào tạo nhân viên công tác xã hội…

II CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

về khoa học quản lý và các khoa học liên ngành khác;

- Có khả năng xây dựng kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động trong các

tổ chức xã hội;

- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, có vốn tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc

và dịch sách, tài liệu về CTXH, có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết hiệu quả các vấn đềcủa thân chủ;

- Ứng dụng tốt các kiến thức nghiệp vụ: Khoa học giao tiếp, Phương pháp đồng thamgia, Tin học ứng dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội…

- Kỹ năng truyền thông, diễn giải thuần thục;

- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyênmôn (máy ghi âm, chụp ảnh, camera…);

Trang 24

- Có khả năng cập nhật với các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp, nắmbắt kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại.

- Có khả năng thích ứng với môi trường xã hội và tham gia tích cực vào các hoạt động

xã hội; đặc biệt, có lòng nhân ái, tinh thần, trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phâncông, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể,

xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên kháctrong tập thể

Trang 25

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN VIỆT NAM HỌC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012

của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

1.1 Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Việt Nam học – Vietnamese studies

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.2 Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Việt Nam học có những kiến thức cơ sở ngành Việt Nam học(VNH); kiến thức chuyên sâu về văn hoá Việt Nam (vùng và tổng thể), ngôn ngữ các dântộc thiểu số miền núi phía Bắc và du lịch;

- Trang bị những kiến thức về từng vùng văn hóa trong tổng thể văn hóa Việt Nam

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứukhoa học;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn đểtrở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án

1.3 Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là cán bộ nghiên cứu, chuyên viên, hướng dẫn viên du lịch, cán bộ

Sở Văn hóa, phòng Văn hóa các Tỉnh, Thành…

 Cơ quan báo chí, Cơ quan bảo tàng, các Tổ chức chính phủ và phi chính phủ:

 Giảng dạy về văn hóa, văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng tại các trường đại học,cao đẳng, trung cấp…

 Cơ quan Tuyên giáo trung ương, tỉnh, huyện và Ủy ban dân tộc của các địaphương…

Trang 26

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, có vốn tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc

và dịch sách, tài liệu, có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tácnghiệp;

- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tậpchuyên sâu ở trình độ cao

2.2 Kỹ năng

2.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo

- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế mộtcách khoa học;

- Có khả năng nhận diện, phân tích, đánh giá những nét đặc trưng, đặc sắc của văn hoáViệt Nam (vùng và tổng thể), tài nguyên du lịch, xây dựng mô hình và kế hoạch phát triển

du lịch một cách hiệu quả bền vững (đặc biệt đối với khu vực miền núi phía Bắc);

- Tham gia vào các hoạt động kinh doanh, quản trị và hướng dẫn du lịch

2.2.2 Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn; hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm, điều phốicác hoạt động của nhóm;

- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyênmôn (máy ghi âm, chụp ảnh, camera…);

- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá

và hoạt động du lịch;

- Có khả năng cập nhật với các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp, nắmbắt kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại

2.3 Thái độ và phẩm chất đạo đức

Ngày đăng: 15/01/2013, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w