CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học (Trang 28 - 31)

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN BÁO CHÍ

NGÀNH: CỬ NHÂN BÁO CHÍ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH1.1. Giới thiệu chung 1.1. Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Báo chí – Journalism - Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm.

1.2. Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Báo chí có kiến thức về đời sống xã hội, có kiến thức chuyên ngành vững vàng trên các lĩnh vực báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử, quảng cáo, quan hệ công chúng.

- Trang bị những kiến thức chuyên ngành và khả năng tác nghiệp cho sinh viên hướng theo mục tiêu tăng cường năng lực thực hành trên cơ sở nắm vững lý thuyết truyền thông – thông tin và những kiến thức nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn.

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị nghiên cứu khoa học; - Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành các nhà quản lý, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.

1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là phóng viên, bình luận viên, biên tập viên, cộng tác viên, thông tín viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên…

- Nơi làm việc:

 Các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng…

 Các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao…

 Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về truyền thông; làm cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản;

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức, kỹ năng cụ thể sau:

2.1. Về kiến thức

- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo;

- Nắm vững kiến thức cơ bản, tổng quát về xu hướng phát triển của các loại hình báo chí trong nước và trên thế giới, có khả năng viết, phân tích, thảo luận và bình luận những vấn đề báo chí chuyên sâu, xây dựng và tổ chức chương trình, sự kiện…

- Trình độ tiếng Anh giao tiếp cơ bản, có vốn tiếng Anh chuyên ngành để có thể đọc và dịch sách, tài liệu, có vốn ngôn ngữ dân tộc thiểu số đủ để thâm nhập thực tế và tác nghiệp;

- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu ở trình độ cao.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo.

- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế một cách khoa học;

- Kỹ năng viết bài, biên tập, sản xuất các thể loại báo in, phát thanh, truyền hình từ đơn giản đến phức tạp: tin, phỏng vấn, phóng sự; sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp, chương trình truyền hình trực tiếp… Khai thác thành thạo các thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

- Có khả năng giải quyết được những vấn đề thông thường và xử lý những tình huống bất ngờ khi tác nghiệp.

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn; hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt; - Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm, điều phối các hoạt động của nhóm;

- Sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ cho công tác chuyên môn (máy ghi âm, chụp ảnh, camera…);

- Có khả năng cập nhật với các kiến thức mới về chuyên ngành và nghề nghiệp, nắm bắt kịp thời nhu cầu và xu thế phát triển của thời đại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

- Có ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn. - Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn; - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể, xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác trong tập thể.

Một phần của tài liệu ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học (Trang 28 - 31)