CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

Một phần của tài liệu ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học (Trang 36 - 39)

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

CHUẨN ĐẦU RA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH: CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

NGÀNH: CỬ NHÂN ĐỊA LÝ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-ĐHKH ngày tháng năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học)

I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH1.1. Giới thiệu chung 1.1. Giới thiệu chung

- Tên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lý - Geography - Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4 năm

1.2. Mục tiêu chung

- Đào tạo Cử nhân Địa lý nắm vững phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu Địa lý học, am hiểu sâu rộng về đối tượng nghiên cứu và vai trò của Địa lý học trong đời sống xã hội;

- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu khoa học;

- Có thể tiếp tục học tập ở bậc cao hơn và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành các chuyên gia tư vấn, phản biện, hoạch định và thực thi các chương trình, dự án.

1.3. Định hướng của sinh viên sau tốt nghiệp

- Vị trí công tác: là giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu …

- Nơi làm việc:

 Các cơ quan, ban, ngành của trung ương và địa phương liên quan đến các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên - môi trường, địa chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn, văn hoá và du lịch, kinh tế, thương mại, giao thông vận tải, thuỷ lợi;

 Làm chuyên gia, cộng tác viên cho các Tổ chức quốc tế, Ban quản lý các dự án liên quan đến vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, lãnh thổ, dân số, chất lượng cuộc sống, phát triển bền vững;

 Làm việc tại các bộ phận kế hoạch, lập dự án, phát triển thị trường của các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh;

 Giảng dạy địa lý tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp, các cơ sở dạy nghề, và các trường phổ thông…

II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH

2.1. Về kiến thức

- Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội phục vụ nghiên cứu Địa lý học;

- Nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về một trong các lĩnh vực sau: Địa lý tài nguyên - môi trường, Địa mạo và tai biến thiên nhiên, Bản đồ địa chính và quy hoạch sử dụng đất, Bản đồ - hệ thông tin Địa lí và viễn thám, Biến đổi khí hậu, Địa nhân văn và kinh tế sinh thái, Địa lí du lịch và du lịch sinh thái, Địa lí quy hoạch và tổ chức lãnh thổ;

- Hiểu biết sâu sắc về đặc điểm, bản chất, quy luật thành tạo, phân bố của các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và mối liên hệ có tính quy luật giữa chúng ở các cấp lãnh thổ khác nhau;

- Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ, có khả năng thu thập phân tích và xử lý tài liệu, có khả năng độc lập giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn.

- Ứng dụng và phát triển các kiến thức chuyên môn, tiếp tục nghiên cứu và học tập chuyên sâu ở trình độ cao.

2.2. Kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Phát triển khả năng tư duy theo hệ thống và sáng tạo;

- Khả năng tư duy lôgic, có phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thực tế một cách khoa học;

- Thành thạo các kỹ năng tin học văn phòng, khai thác internet, sử dụng phần mềm chuyên ngành để thành lập các loại bản đồ;

- Sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa, có kỹ năng giải đoán ảnh vệ tinh;

- Có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp và hệ thống các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội nảy sinh trên một lãnh thổ, hệ thống lãnh thổ và đề xuất được các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu phát triển bền vững;

- Có kỹ năng xây dựng, quản lý các dự án, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Kỹ năng mềm

- Khả năng giao tiếp, hợp tác và làm việc với cộng đồng tốt;

- Thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, làm việc nhóm;

- Sử dụng tiếng Anh thành thạo, có khả năng đọc, dịch các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;

2.3. Thái độ và phẩm chất đạo đức

- Lập trường tư tưởng vững vàng, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; có ý thức trách nhiệm xây dựng bảo vệ Tổ quốc;

- Ý thức trách nhiệm, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn;

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, nhận thức sâu sắc về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, có trách nhiệm trong việc giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc, có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn;

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn;

- Chấp hành quy định pháp luật của nhà nước, nội quy của cơ quan; chấp hành sự phân công, điều động công tác; tự tin, bản lĩnh, khẳng định năng lực; tham gia công tác đoàn thể, xã hội; nhận và hoàn thành nhiệm vụ tập thể giao, hợp tác và giúp đỡ các thành viên khác trong tập thể.

Một phần của tài liệu ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo bậc đại học của trường Đại học Khoa học (Trang 36 - 39)