32 CHƯƠNG 2 TH ỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHO ẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KI ỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN .... Th ực trạng quy trì
Trang 1KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS Ngô Thị Mỹ Thúy
Sinh viên th ực hiện : Nguyễn Thị Hoàng Yến
MSSV: 0954030683 Lớp: 09DKKT5
TP Hồ Chí Minh, 07/2013
Trang 21 H ọ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……)
(1) MSSV: ……… Lớp:
(2) MSSV: ……… Lớp:
(3) MSSV: ……… Lớp:
Ngành :
Chuyên ngành :
2 Tên đề tài :
3 Các d ữ liệu ban đầu :
4 Các yêu c ầu chủ yếu :
5 K ết quả tối thiểu phải có: 1) trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của doanh nghiệp để đưa ra những nhận xét thực tế và các kiến nghị nhằm hoàn thiện
2)
3)
4)
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………
Ch ủ nhiệm ngành (Ký và ghi rõ h ọ tên) TP HCM, ngày … tháng … năm ………
Gi ảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ h ọ tên)
Gi ảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ h ọ tên)
Trang 3Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Th ị Mỹ Thúy
L ỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của ThS Ngô Thị Mỹ Thúy Mọi chứng từ cập nhật, kết quả và số liệu trong báo cáo đều được phép của Công ty TNHH Kiểm toán M&H, không có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
Nguy ễn Thị Hoàng Yến
Trang 4Khóa lu ận tốt nghiệp GVHD: ThS Ngô Th ị Mỹ Thúy
L ỜI CẢM ƠN
Kiến thức luôn là nền tảng cho sự thành công và là hành trang cho mỗi người bước vào cuộc sống Trong suốt quá trình học tập ở Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, tôi đã tích lũy đư ợc nhiều kiến thức cơ bản do các Thầy, các Cô tận tình giảng dạy, truyền đạt và đó cũng là hành trang giúp tôi bư ớc vào đời, cho tôi rèn luyện bản thân và áp dụng những kiến thức đã đư ợc học ở trường để trở thành người giúp ích cho xã hội
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và quý Thầy Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Tp.HCM , đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn, ThS Ngô Thị Mỹ Thúy, đã
quan tâm giúp đỡ, lên kế hoạch hướng dẫn cụ thể để tôi hoàn thành một cách tốt
nhất khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Kiểm
toán M&H và toàn th ể Anh Chị trong Công ty, đặc biệt là Kiểm toán viên Lê Công
Th ạnh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình làm việc Thời gian
không nhiều nhưng đã cho tôi thêm m ột số kiến thức cơ bản về công việc kiểm toán, điều này có ý nghĩa quan trọng cho tôi trong việc hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này, đồng thời tạo bước đệm cho tôi có thể tự tin bước vào nghề sau này
Sau cùng, bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình, tôi xin gửi đến các Thầy
Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM cùng toàn thể Anh Chị Công ty TNHH Kiểm toán M&H lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc
Trang 5M ỤC LỤC
L ỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính c ấp thiết của đề tài 1
2 M ục đích nghiên cứu 1
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 D ự kiến kết quả nghiên cứu 3
6 K ết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1 LÝ LU ẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHO ẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
1.1 Lý lu ận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 4
1.1.1 Khái ni ệm 4
1.1.2 M ục tiêu 4
1.2 Lý lu ận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 5
1.2.1 B ản chất 5
1.2.2 M ục tiêu 6
1.2.3 Đặc điểm 7
1.2.4 Quy định hiện hành về tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1.2.4.1 Quy định hiện hành về tiền lương 8
1.2.4.2 Quy định hiện hành về các khoản trích theo lương 8
1.2.5 Chu trình ti ền lương và các khoản trích theo lương 11
1.2.6 T ổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 12
1.3 Ki ểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 14
1.4 Quy trình ki ểm toán báo cáo tài chính mẫu do VACPA ban hành 16
1.4.1 Chu ẩn bị kiểm toán 16
1.4.1.1 Xem xét và ch ấp nhận khách hàng 16
1.4.1.2 H ợp đồng/ Thư hẹn kiểm toán 16
Trang 61.4.1.3 Tính độc lập của kiểm toán viên 17
1.4.1.4 Trao đổi với Ban giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán 17
1.4.1.5 Tìm hi ểu về khách hàng và môi trường hoạt động 18
1.4.1.6 Tìm hi ểu về chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng 18
1.4.1.7 Phân tích sơ bộ BCTC 18
1.4.1.8 Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị 19
1.4.1.9 Trao đổi với BGĐ và cá nhân có liên quan về gian lận 19
1.4.1.10 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về gian l ận 20
1.4.1.11.Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) 20
1.4.1.12 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch – thực hiện) 21
1.4.1.13 T ổng hợp kế hoạch kiểm toán 21
1.4.2 Th ực hiện kiểm toán 21
1.4.2.1.Ki ểm tra hệ thống KSNB 21
1.4.2.2.T ổng hợp số liệu 22
1.4.2.3.Chương trình kiểm toán 23
1.4.2.4.Ki ểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan 24
1.4.2.5.Soát xét các bút toán t ổng hợp 25
1.4.2.6.Ki ểm tra năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính 26
1.4.2.7.Soát xét giao d ịch các bên liên quan 26
1.4.2.8.Soát xét s ự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành báo cáo ki ểm toán) 27
1.4.2.9.Ki ểm tra các thông tin trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán 27 1.4.2.10.Soát xét tài s ản, nợ tiềm tàng và các cam kết 28
1.4.2.11.Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót 28 1.4.3 Hoàn thành ki ểm toán 29
1.4.3.1.Phê duy ệt và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 29
1.4.3.2.Soát xét ch ất lượng của thành viên BGĐ độc lập 29
Trang 71.4.3.3.Soát xét gi ấy tờ làm việc chi tiết 29
1.4.3.4.Báo cáo tài chính và Báo cáo ki ểm toán năm nay 30
1.4.3.5.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh 30
1.4.3.6.Bút toán điều chỉnh và phân loại lại, Các bút toán không điều chỉnh 30
1.4.3.7.T ổng hợp kết quả kiểm toán 31
1.4.3.8.Các v ấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT 31
1.4.3.9.Thư giải trình của BGĐ khách hàng 32
CHƯƠNG 2 TH ỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHO ẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KI ỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN 33
2.1 T ổng quan về công ty TNHH Kiểm toán M&H 33
2.1.1 Gi ới thiệu chung về công ty 33
2.1.2 L ịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 34
2.1.4 Đặc điểm hoạt động 36
2.2 Ki ểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH Ki ểm toán M&H 37
2.2.1 Nghiên c ứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 37
2.2.1.1 Tìm hi ểu hệ thống kiểm soát nội bộ 37
2.2.1.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 37
2.2.1.3 Thi ết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 38
2.2.2 Th ử nghiệm cơ bản 40
2.2.2.1 Th ủ tục phân tích 40
2.2.2.2 Th ử nghiệm chi tiết 43
2.3 Th ực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty TNHH Ki ểm toán M&H thực hiện tại công ty ABC 44
2.3.1.L ập kế hoạch kiểm toán 44
2.3.1.1.Phân công nhi ệm vụ 44
Trang 82.3.1.2.Tìm hi ểu về khách hàng 45
2.3.1.3.Th ực hiện thủ tục phân tích 47
2.3.1.4 Đánh giá rủi ro chung 48
2.3.1.5 Xác định mức trọng yếu 50
2.3.1.6.Thi ết kế chương trình kiểm toán 51
2.3.2.Th ực hiện kiểm toán 53
2.3.2.1.Th ủ tục chung 53
2.3.2.2.Ki ểm tra phân tích khoản phải trả người lao động 54
2.3.2.3.Ki ểm tra chi tiết 56
2.3.3.Hoàn thành ki ểm toán 64
2.3.3.1.Soát xét gi ấy tờ kiểm toán của kiểm toán viên 64
2.3.3.2.T ổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán 64
CHƯƠNG 3 NH ẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TI ỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG DO CÔNG TY TNHH KI ỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN 66
3.1 Nh ận xét quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do công ty TNHH Ki ểm toán M&H thực hiện 66
3.1.1 Nh ận xét tình hình chung của công ty TNHH Kiểm toán M&H ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 66
3.1.1.1 Tình hình nhân s ự 66
3.1.1.2 Phân công nhi ệm vụ 67
3.1.1.3 Gi ấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 68
3.1.1.4 Công c ụ hỗ trợ công việc kiểm toán 68
3.1.2 Nh ận xét Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 69
3.1.2.1 L ập kế hoạch kiểm toán 69
3.1.2.2 Th ực hiện kiểm toán 70
3.1.2.3 Hoàn thành ki ểm toán 72
Trang 93.2 Ki ến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản
trích theo lương do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện 72
3.2.1 Hoàn thi ện tình hình chung của công ty TNHH Kiểm toán M&H ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán tiền lương và cá c khoản trích theo lương 73
3.2.1.1 Tình hình nhân s ự 73
3.2.1.2 Phân công nhi ệm vụ 73
3.2.1.3 Gi ấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 74
3.2.1.4 Công c ụ hỗ trợ công việc kiểm toán 74
3.2.2 Hoàn thi ện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 75
3.2.2.1 L ập kế hoạch kiểm toán 75
3.2.2.2 Th ực hiện kiểm toán 79
3.2.2.3 Hoàn thành ki ểm toán 80
K ẾT LUẬN 81
Trang 10DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
doanh
Trang 11DANH M ỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm từ 01/01/2010 – 31/12/2013
Bảng 1.2 Mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 -
2013
Bảng 2.1 Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và
các khoản trích theo lương
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán công ty ABC (trích yếu)
Bảng 2.3 Bảng phân tích chi phí lương năm 2012
Bảng 2.4 Soát xét hệ thống KSNB tại công ty ABC
Bảng 2.5 Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương
Bảng 2.6 Chương trình ki ểm toán của chu trình tiền lương do công ty
TNHH Kiểm toán M&H thực hiện (E430)
Bảng 2.7 Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng tại công ty ABC
Bảng 2.8 Thống kê tiền lương theo tháng và theo bộ phận
Bảng 2.9 Kiểm tra nghĩa vụ phải trả người lao động
Bảng 2.10 Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của phải trả người lao động
Bảng 2.11 Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của khoản trích theo lương
Bảng 2.12 Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả phải, nộp khác theo lương
Bảng 3.1 Câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương
Trang 12DANH M ỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Lưu đồ chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 1.1 Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tổng hợp quỹ KPCD, BHXH, BHYT, BHTN
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công
ty Kiểm toán M&H
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức phòng kiểm toán
Sơ đồ 2.3 Chu trình tiền lương tại công ty ABC
Sơ đồ 3.1 Lưu đồ chu trình tiền lương
Trang 13L ỜI MỞ ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tất yếu, khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường Kiểm toán độc lập chính là công
cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế thị trường Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiểm toán đã được hình thành và đi vào hoạt động ở Việt Nam Sự phát triển nhanh chóng của các công ty
kiểm toán độc lập trong những năm qua ở nước ta đã chứng tỏ điều này Một trong
những hoạt động chủ yếu mà các Công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách hàng là hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính phản ánh kết quả tình hình hoạt động và tài chính của doanh nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinh doanh.Và trong
mỗi doanh nghiệp, tiền lương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là
một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp mà nó còn là nguồn động lực khuyến khích người lao động làm việc Mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương khác nhau, chính sách lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp Làm thế nào để có một chính sách lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và tiết
kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp luôn là một câu hỏi lớn của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trên kết quả đạt được từ đề tài
thực tập tại Công ty Kiểm toán M&H, tôi đã phát triển lên thành đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
ki ểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện”
Trang 14và kinh nghiệm nhỏ bé của mình đ ể hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán M&H thực hiện
Tuy nhiên, đề tài lựa chọn là một vấn đề mang tính chất trọng yếu trong kiểm toán báo cáo tài chính Trong khuôn khổ quy định của khóa luận tốt nghiệp, tôi
nhận thấy còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và đó là cơ sở, định hướng phát triển nghiên cứu làm đề tài cao học của tôi trong thời gian tới
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp như sau
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Tìm hiểu và đánh giá Quy trình Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán M&H
thực hiện
- Đánh giá thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện trong quy trình kiểm toán nói chung và quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện
4 Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực tập, tôi chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị khách hàng mà tôi trực tiếp tham gia kiểm toán do công ty TNHH Kiểm toán M&H phân công Từ việc tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm toán, tôi đã được thực hiện cụ thể trên phần hành liên quan đến đề tài (Phương pháp thực hành)
- Sau thời gian thực tập, phương pháp hết sức quan trọng để hoàn thành tốt bài báo cáo này là tôi phải thường xuyên tham khảo ý kiến của Ths Ngô Thị Mỹ Thúy – giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp để có phương pháp thu
thập thông tin thích hợp
Trang 15- Tôi thường xuyên tìm hiểu các văn bản, tài liệu, liên quan đến đơn vị và vấn
đề kiểm toán được chọn lọc trong đề tài (Phương pháp nghiên cứu tài liệu)
- Trong số các công ty khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán M&H, tôi
phải chọn lọc một công ty khách hàng phù hợp để viết báo cáo (Phương pháp
chọn mẫu)
- Từ thực trạng đã nghiên cứu, tôi đối chiếu cơ sở lý thuyết với quy trình kiểm toán chung của Công ty TNHH Kiểm toán M&H, đối chiếu quy trình kiểm toán chung thực tế áp dụng với quy trình kiểm toán mẫu VACPA (Phương pháp so sánh)
5 D ự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu trên hết là đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng và khắc phục những khó khăn trong hoạt động trong công ty TNHH Kiểm toán M&H nói chung
6 K ết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài khóa luận tốt nghiệp của tôi gồm 3 chương
- Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán M&H
thực hiện
- Chương 3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện
Trang 16CHƯƠNG 1
LÝ LU ẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHO ẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KI ỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Lý lu ận chung về Kiểm toán Báo cáo tài chính
đó với các chuẩn mực đã đư ợc thiết lập Quá trình kiểm toán phải được thực hiện
bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập” (Auditing: An integrated approach, A A Arens & J K Locbbecke, Prentice Hall 1997)
Có nhiều cách để phân loại kiểm toán theo những tiêu thức khác nhau
- Phân loại kiểm toán theo bộ máy quản lý: bao gồm kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ
- Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán thì có ba loai: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính là loại phổ biến nhất Theo PGS.TS Vương Đình Hu ệ:
“Kiểm toán BCTC là sự kiểm tra trình bày ý kiến nhận xét của KTV về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và hợp pháp của BCTC”
Đối tượng của kiểm toán BCTC là BCTC Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị”
1.1.2 M ục tiêu
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định: “Mục tiêu của
kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra
Trang 17ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp đơn v ị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót
để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”
1.2 Lý lu ận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1 B ản chất
Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp
trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc
Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động Mặt khác,
tiền lương còn là đòn b ẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ
Người lao động là tài sản của doanh nghiệp, do đó để thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao thì mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương của riêng mình Chính sách lương thể hiện chiến lược kinh doanh cũng như chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao động và gắn kết họ lâu dài với doanh nghiệp
Khoản mục tiền lương là một chu trình quan trọng trong nhiều đơn vị, vừa
phản ánh đầu vào (chi phí tiền lương) vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra (giá thành sản phẩm/dịch vụ) Chi phí tiền lương có liên quan mật thiết với các nghĩa vụ
phải thực hiện, như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN, nên nếu xảy ra sai phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng
Trong BCTC khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến những khoản mục sau
- Đối với BCDKT: hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, quỹ khen thưởng phúc lợi
- Đối với BCKQHDKD: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (nếu đơn vị
có trả lương, thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm, dịch vụ của công ty), giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 181.2.2 M ục tiêu
Một là, nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép thì
thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương, các khoản trích theo lương thực sự
tồn tại Doanh nghiệp có thể vô tình hoặc cố ý ghi chép các nghiệp vụ thanh toán lương cho các nhân viên không cung cấp bất cứ lao vụ hoặc dịch vụ gì cho tổ chức
đó (Hiện hữu)
Hai là, tất cả các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương đã xảy ra thì đều được ghi chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán Trường hợp đơn vị không ghi chép một khoản thanh toán lương cho nhân viên thì chi phí ti ền lương và các khoản phải thanh toán cũng như tài sản có liên quan sẽ bị trình bày không đúng
với thực tế (Đầy đủ)
Ba là, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích
hợp để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và các khoản trích theo lương, tất cả thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành (Đánh giá)
Bốn là, đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương, các khoản trích trên tiền
lương theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành (Nghĩa vụ)
Năm là, nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là nh ững giá trị
đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng Trường hợp đơn vị ghi chép không chính xác, có thể do sử dụng mức lương để tính lương sai, hoặc do mức khấu
trừ không tính đúng theo tỉ lệ qui định, hoặc có thể do tổng số tiền lương tính toán sai về mặt số học Các sai phạm về tính giá trong nghiệp vụ tiền lương đều dẫn đến làm tăng hoặc giảm hơn so với thực tế đối với số chi phí tiền lương và số tiền lương
phải thanh toán cho công nhân viên và những tài sản khác (Ghi chép chính xác)
Mục tiêu sau cùng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải được trình bày vào các tài khoản thích hợp Sai phạm có thể xảy ra, chi phí nhân công
trực tiếp lại được phản ánh vào tài khoản chi phí khác chi phí bán hàng, dẫn đến sai
Trang 19lệch trong chi phí và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như nh ững tài sản
khác có liên quan trên BCTC (Trình bày và công b ố)
Trong đó, mục tiêu ghi chép chính xác có ý nghĩa quan tr ọng trong việc lập báo cáo khoản thuế phải nộp và phải nộp khác có liên quan tới tiền lương
và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì
sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho do
đó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, chu trình tiền lương trải qua nhiều khâu (thu thập thông tin, tính toán), liên quan đến người lao động, những tài sản nhạy cảm như tiền, séc nên dễ bị tính toán sai và là đối tượng dễ bị tham ô, chiếm dụng Các hành vi gian lận thường gặp
- Một là, khai khống nhân viên, đây là hành vi tính toán, thanh toán cho người lao động không làm việc ở đơn vị hoặc đã chấm dứt hợp đồng, không còn làm
việc ở đơn vị nữa Thường thì ngư ời tiến hành hành vi gian lận này là nhân viên phụ trách tiền lương, chấm công Minh họa, trong một cơ cấu kiểm soát
nội bộ mà người chấm công đó có thể ghi giờ hàng ngày cho nhân viên và
chứng nhận vào thẻ thời gian vào lúc cuối kỳ Nếu người này cũng làm công tác thanh toán lương cho nhân viên thì có nhiều cơ hội để gian lận xảy ra
- Hai là, khai khống số giờ làm việc, là hành vi ghi sổ số giờ làm việc nhiều hơn
thực tế Thường thì khách hàng dễ ngăn ngừa hình thức gian lận này bằng các quá trình kiểm soát thích hợp như: sử dụng máy ghi giờ, đưa bảng chấm công
về cho các bộ phận để các bộ phận đó tiến hành chấm công và công bố công khai cho nhân viên trong phòng, hơn là để kiểm toán viên phát hiện ra nó
- Ba là, hành vi gian lận dưới hình thức tính toán bảng lương không chính xác thường xảy ra khi người lập bảng lương cũng phụ trách phát lương nhân viên
Trang 20- Bên cạnh đó, trong thực tế thường xảy ra ở nhiều đơn vị như quy trình tuyển
dụng không đúng, hợp đồng lao động ký sai, xác định mức lương, hệ số lương, đơn giá lương, thời điểm tăng lương không đúng quy định
1.2.4 Quy định hiện hành về tiền lương và các khoản trích theo lương
Kinh nghiệm đầu tay của công việc kiểm toán đó chính là “Cập nhật luật –
hiểu luật – thực hiện theo luật” Do vậy, cập nhật văn bản luật hiện hành, hiểu được
nội dung của luật và thực hiện kiểm toán theo văn bản luật hiện hành liên quan đến đối tượng được kiểm là một vấn đề thiết yếu
1.2.4.1 Quy định hiện hành về tiền lương
Về tiền lương, được quy định rõ trong Bộ luật Lao động của Nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam – Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 06 năm 1994 và đã đư ợc
sửa đổi, bổ sung theo
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10 ngày 02/04/2002 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 74/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007;
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động số 84/2007/QH11 ngày 02/04/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày công bố
- Quy định về tiền lương được cụ thể trong Bộ luật lao động Việt Nam, theo dõi văn bản Luật hiện hành năm 2012, Chương VI Tiền lương/ Bộ luật lao động
số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2013 Ngoài ra, KTV cần theo dõi thông tư, nghị định ban hành về vấn đề liên quan
1.2.4.2 Quy định hiện hành về các khoản trích theo lương
B ảng 1.1 Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm từ 01/01/2010 – 31/12/2013
Thời gian áp dụng
Người sử dụng lao động (%)
20% - 21%
Người lao động (%) 8.5% - 9.5%
Tổng
cộng (%)
Trang 21B ảo hiểm xã hội – TK 3383
BHXH được hình thành do việc trích lập theo quy định trên tiền lương phải trả cho người lao động trong kỳ Từ ngày 01/01/2012, tăng mức đóng BHXH thêm 2% Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập BHXH theo tỷ
lệ 24% trên tổng số tiền lương cơ bản đóng BHXH Trong đó, 17% tính vào chi phí
sản xuất và 7% trừ vào lương của người lao động
Theo dõi chế độ hiện hành, toàn bộ sổ trích BHXH được nộp lên cơ quan quản
lý và trợ cấp cho người lao động thông qua các trường hợp: nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho người lao động bị ốm đau, thai sản, trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ như: Phiếu nghỉ hưu BHXH và các chứng từ liên quan khác
Theo công văn số 555/BHXH -THU hướng dẫn, đơn vị được giữ lại 2% quỹ
tiền lương, tiền công đóng BHXH của những người lao động tham gia BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản
và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH
- Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số ch i BHXH cho người lao động đã được duyệt theo danh sách;
- Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại hoặc không sử dụng, đơn vị
phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau
Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm theo quy định
- Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị có thể gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người lao động hoặc cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của quý sau
Trang 22Theo chế độ toàn quỹ được nộp lên cơ quan chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế
B ảo hiểm thất nghiệp – TK 3389
Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau
Người lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công hành tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động
chịu 1% và Doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí
Kinh phí công đoàn – TK 3382
KPCĐ dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở đơn vị cấp trên và toàn bộ doanh nghiệp Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ trên số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động
Toàn bộ số KPCĐ, một phần phải nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một
phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp Thu ế thu nhập cá nhân – TK 3335
B ảng 1.2 Mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 - 2013
Trang 23trừ gia cảnh cho bản thân thay đổi lên mức là 9.000.000 đồng/tháng và cứ một người phụ thuộc được giảm trừ là 3.600.000 đồng/tháng
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các khoản thu nhập phải khấu trừ tính thuế thu nhập cá nhân
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;
- Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
1.2.5 Chu trình ti ền lương và các khoản trích theo lương
Việc phân chia giữa chức năng nhân sự với chức năng thanh toán tiền lương là
hết sức cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanh toán cho những nhân viên
khống Bởi vì chỉ có phòng nhân sự mới có điều kiện để đưa thêm danh sách nhân viên vào sổ nhân sự và chỉ có phòng kế toán tiền lương mới có điều kiện tiến hành thanh toán lương cho người lao động Nên việc tách bạch trách nhiệm này sẽ hạn
chế nhân viên của bộ phận nhân sự làm các hồ sơ nhân sự giả tạo, đồng thời các
B ộ phận kế toán tiền lương
- Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán lương, thưởng và các
khoản phải nộp, phải trả
- Ghi chép số sách kế toán
- Thanh toán lương, thưởng và các khoản liên quan
Sơ đồ 1.1 Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
B ộ phận hoạt động
Có chức năng theo dõi th ời gian, khối
lượng công việc hoàn thành
- Chấm công, theo dõi thời gian lao động
- Xác nhận công việc/lao vụ hoàn thành
- Duyệt thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn
lao động , ngừng sản xuất, ngừng việc
B ộ phận nhân sự
Chức năng tuyển dụng và thuê mướn
- Tuyển chọn, thuê mướn
- Lập báo cáo tình hình nhân sự
- Lập sổ nhân sự
- Lập hồ sơ nhân sự
Trang 24nhân viên của bộ phận tiền lương chỉ có thể thanh toán cho những ai có tên trong danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đã được ấn định cụ thể Sự kết hợp của hai chức năng này lại một sẽ tạo điều kiện để gian lận và sai phạm nảy sinh
1.2.6 T ổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Khấu trừ khoản phải thu khác
Khấu trừ khoản tạm ứng thừa
TL, thưởng phải trả cho
TK 335
Thu hộ cho cơ quan khác hoặc giữ hộ NLĐ
Trích trước NVPX
TLNP thực tế
phải trả
Sơ đồ 1.2 Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động
TK 338
Trang 25TK 351 “Qu ỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm”
Khi thực hiện kiểm toán trong năm 2012 phải lưu ý thông tư s ố BTC, thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 thay thế cho Thông tư
180/2012/TT-số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý,
sử dụng và hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp
- Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2011 ghi
Nợ TK 351
Có các TK 111, 112, …
- Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được
hạch toán vào CPQLDN, ghi
Nợ TK 642
Có các TK 111, 112,
- Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối
đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi
- Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi
lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh nghiệp ghi
Nợ TK 351
Có TK 711
Trang 261.3 Ki ểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương
Nghi ệp vụ phê duyệt
Để phòng nhân sự tuyển chọn đúng người, đúng việc thì DN cần có tiêu chí tuyển dụng rõ ràng và cập nhật liên tục hệ thống sổ nhân sự Bên cạnh đó, DN cần thiết lập thủ tục rà soát với mức thưởng, khoản trích theo lương và khấu trừ, đồng
thời cần duy trì danh sách liệt kê mức lương, bậc lương theo từng công việc Đồng
của họ
BHXH phải trả cho NLĐ trong doanh nghiệp
Chi tiêu KPCĐ tại doanh nghiệp
Trích theo TL của NVQLDN tính vào chi
phí
Trích theo TL của NVBH tính vào chi phí
Trích theo TL của NVPX tính vào chi phí
Trích theo TL của NCTT tính vào chi
phí
Sơ đồ 1.3 Hạch toán tổng hợp quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN
TK 3382, 3383, 3384, 3389
Trang 27thời điều chỉnh về mức lương phải được thông qua bởi cấp thẩm quyền và công bố
rộng rãi chính sách lương thưởng cho phòng nhân sự, quản đốc phân xưởng
Ghi s ổ kế toán về tiền lương
Tất cả khoản thanh toán cho công nhân viên được ghi chép chính xác, đúng
thời kì và phân loại hợp lý Nếu không sẽ dẫn đến việc tính sai các khoản trích theo lương, trích khấu trừ, chi phí nhân công và nợ khác Để kiểm soát việc ghi chép sai thì DN cần thiết lập sơ đồ tài khoản hạch toán và thủ tục phân bổ chi phí nhân công Đồng thời doanh nghiệp cũng cần thống nhất một cách hợp lý giữa hệ thống các
bảng tính lương, bảng tổng hợp chi phí tiền lương, sổ nhật ký tiền lương và Sổ Cái
Th ực chi
Để kiểm soát các khoản chi không có thật thì trong việc chi trả tiền lương, tiền thưởng cần chú ý chỉ thanh toán dựa trên các khoản nợ đã được ghi nhận Các phiếu chi hoặc séc chi lương phải thể hiện đó là những phiếu chi hoặc séc chi cho công
việc, sản phẩm hoặc lao vụ đã được thực hiện Doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát các khoản chi lương mà chưa được phê duyệt bằng cách yêu cầu tất cả các bên liên quan phải kí vào phiếu chi bất thường hoặc những phiếu chi có số tiền lớn
Phân chia trách nhi ệm
Bộ phận nhân sự cần phải tách bạch khỏi trách nhiệm tính toán lương, thưởng,
lập bảng lương, thưởng, chi lương, thưởng và trách nhiệm giám sát thời gian lao động hoặc dịch vụ hoàn thành Nếu không chức năng phê duyệt của bộ phận nhân
sự sẽ phối hợp với chức năng thanh toán tiền lương dẫn tới các cơ hội tăng mức lương một cách cố ý vì mục đích tư lợi hoặc tạo ra nhân viên khống
Trang 281.4 Quy trình ki ểm toán Báo cáo tài chính mẫu do VACPA ban hành
Quy trình kiểm toán BCTC mẫu do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA – Vietnam Association of Certified Public Accountants) ban hành ngày 01/10/2010 Theo đó, quy trình c ủa một cuộc kiểm toán được chia thành 3 giai đoạn: (1) Chuẩn bị Kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán và (3) Hoàn thành kiểm
toán
1.4.1 L ập kế hoạch kiểm toán
Đây là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hiện quá trình kiểm toán
1.4.1.1 Xem xét và ch ấp nhận khách hàng
- Chuẩn mực áp dụng: Theo yêu cầu của Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng
dịch vụ kế toán - kiểm toán “ quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220)
- Người thực hiện là chủ nhiệm kiểm toán và người phê duyệt là thành viên BGĐ Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao, nên có sự tham khảo
ý kiến của Partner/hoặc thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ) trước khi
chấp thuận khách hàng Điều này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng
kiểm toán của từng công ty
- Giấy tờ làm việc: công ty kiểm toán thực hiện chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận duy trì khách hàng cũ theo Mẫu A110 hoặc A120
- Thời điểm thực hiện: Giấy tờ làm việc được lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán
1.4.1.2 H ợp đồng/Thư hẹn kiểm toán
- Chuẩn mực áp dụng: Pháp luật dân sự và chuẩn mực kiểm toán “Hợp đồng
kiểm toán” (VSA 210)
- Hợp đồng kiểm toán phải được Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc người được uỷ quyền theo quy định của pháp luật của công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu đơn vị theo quy định của pháp luật
- Giấy tờ làm việc: Mẫu 210 – Hợp đồng / Thư hẹn kiểm toán
Trang 29o A210 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp thông thường);
o A211 - Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2 công ty cùng thực hiện một
cuộc kiểm toán);
o A212 - Thư hẹn kiểm toán
- Hợp đồng kiểm toán cần được ký kết 30 ngày trước ngày kết thúc năm tài chính; và nhất thiết phải được ký trước ngày triển khai công việc kiểm toán
1.4.1.3 Tính độc lập của KTV
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán -
kiểm toán” quốc tế (ISQC1) và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán yêu cầu KTV phải độc lập với khách hàng kiểm toán
- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A260, A270 và A280: tính độc lập của KTV
- Thời điểm thực hiện: các mẫu cần được hoàn thành trước khi bắt đầu cuộc
kiểm toán và cần phải cập nhật trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
cuộc kiểm toán nếu có sự thay đổi có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến những đánh giá ban đầu về tính độc lập của KTV và công ty kiểm toán
1.4.1.4 Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) – đoạn A3 hướng dẫn KTV có thể thảo luận một số vấn
đề về lập kế hoạch kiểm toán với Ban Giám đốc của đơn vị được kiểm toán
nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý cuộc kiểm toán
- Người thực hiện là trưởng nhóm kiểm toán và phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A290 – Trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị về kế hoạch
kiểm toán
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau khi kết thúc cuộc họp với Ban Giám đốc đơn vị
Trang 301.4.1.5 Tìm hi ểu khách hàng và môi trường hoạt động
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần có hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị
- Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là
Chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
- Thời điểm thực hiện: Mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu,
thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ
hoặc kiểm toán sơ bộ
1.4.1.6 Tìm hi ểu chính sách kế toán và chu trình Kinh doanh quan trọng
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB về mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục
kiểm toán
- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là
chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A410 – A450: Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình
KD quan trọng
- Thời điểm thực hiện: Các mẫu này nên được lập trước khi cuộc kiểm toán bắt
đầu, thuận lợi nhất là thực hiện vào thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa
kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ
1.4.1.7 Phân tích sơ bộ BCTC
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có
sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong
Trang 31giai đoạn lập kế hoạch như là một thủ tục đánh giá rủi ro trợ giúp cho KTV xây dựng kế hoạch kiểm toán
- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là
Chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A510 – Phân tích sơ bộ BCTC
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là
thực hiện vào thời điểm kiểm toán sơ bộ hoặc khi doanh nghiệp đã lập và trình
bày BCTC
1.4.1.8 Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB về mặt thiết kế và triển khai nhằm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục
kiểm toán
- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là
chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A610 – Đánh giá chung về Hệ thống KSNB của đơn vị
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thuận lợi nhất là
thực hiện vào thời điểm thực hiện soát xét BCTC giữa kỳ, hoặc kiểm toán sơ
bộ
1.4.1.9 Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan về gian lận
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240) (đoạn 17-24), yêu
cầu KTV phỏng vấn các thành viên trong BGĐ và Ban Quản trị doanh nghiệp
về gian lận như rủi ro về BCTC bị sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn; quy trình đánh giá gian l ận và ứng xử, thông tin của BGĐ, Ban Quản trị và nhân viên về quy trình trên, các ứng xử kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp
- Người thực hiện các mẫu này phải là chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán
Trang 32- Giấy tờ làm việc: Mẫu A620: Trao đổi với BGĐ và các cá nhân có liên quan
1.4.1.10 Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về gian lận
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240) (đoạn A18) yêu cầu KTV phải trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về các thủ
tục mà Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát đã t hực hiện trong năm
nhằm phát hiện gian lận và phản ứng, biện pháp xử lý của Ban Giám đốc đối
với các phát hiện đó (nếu có)
- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A630 –Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/Ban
Kiểm soát về gian lận
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong hoặc sau
cuộc họp với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát của đơn vị
1.4.1.11 Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện)
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Mức trọng yếu trong lập kế
hoạch và thực hiện kiểm toán” (VSA 320) yêu cầu KTV phải xác định mức
trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
- Người thực hiện mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A710 – Xác định mức trọng yếu (kế hoạch - thực hiện)
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (cột kế hoạch)
và giai đoạn tổng hợp- lập báo cáo (cột thực tế)
Trang 331.4.1.12 Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch – thực hiện)
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ
tục lựa chọn khác” (VSA 530) yêu cầu khi thiết kế thủ tục kiểm toán, KTV
phải xác định phương pháp thích hợp để lựa chọn phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thỏa mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán
- Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A810 – Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế
hoạch/thực hiện)
- Thời điểm thực hiện: Trong giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
1.4.1.13 T ổng hợp kế hoạch kiểm toán
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” (VSA 300) yêu cầu KTV phải lập và lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tài liệu về chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán
- Người thực hiện Mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là chủ nhiệm kiểm toán Đặc biệt thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán bắt buộc
phải ký soát xét vào giấy tờ làm việc này để xác định phạm vi, lịch trình và
thời gian thực hiện kiểm toán cụ thể tại đơn vị
- Giấy tờ làm việc: Mẫu A910 – Tổng hợp kế hoạch kiểm toán
- Thời điểm thực hiện: Cuối giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.4.2 Th ực hiện kiểm toán
1.4.2.1 Ki ểm tra hệ thống KSNB
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị” (VSA 315) yêu cầu KTV khi quyết định lựa chọn kiểm tra hệ
thống KSNB nhằm thu thập bằng chứng về việc hoạt động có hiệu quả của các
thủ tục kiểm soát chính trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các gian
lận sai sót đối với từng chu trình
Trang 34- Người thực hiện các mẫu này là trưởng nhóm kiểm toán và người phê duyệt là
chủ nhiệm kiểm toán Việc thực hiện được mẫu này đòi hỏi KTV phải sử dụng các hiểu biết về đặc điểm của khách hàng và các chu trình kinh doanh chính, các thủ tục kiểm soát chính đã thu thập tại Mục A400
- Giấy tờ làm việc: Mẫu C 100-C500: Kiểm tra hệ thống KSNB
- Thời điểm thực hiện: Thực hiện trong quá trình kiểm toán và thông thường
được thực hiện trong giai đoạn soát xét BCTC giữa kỳ hoặc kiểm toán sơ bộ,
hoặc giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán
o Tùy theo số lượng tài khoản thực tế mà khách hàng sử dụng và độ lớn/trọng
yếu của số dư các tài khoản, KTV có thể loại bỏ hoặc bổ sung các tài khoản
cấp 1 hoặc cấp 2 trong Bảng tổng hợp - nếu cần
o KTV có thể chuyển cột phân tích biến động giữa năm nay và năm trước sang phần hành giấy tờ làm việc chi tiết khác khi thực hiện thủ tục phân tích các tài khoản có biến động lớn
o Việc phân tích biến động của từng khoản mục trước khi kiểm toán là bắt
buộc để đảm bảo KTV có hiểu biết tổng quan về khoản mục được kiểm toán trong kỳ, đánh giá tính hợp lí của sự biến động để có thể xác định
những rủi ro có thể xảy ra và áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp
o Số dư sau điều chỉnh trên Bảng tổng hợp phải là số dư sau khi cộng hợp tất
cả các điều chỉnh kiểm toán gắn với tài khoản liên quan từ tất cả các phần hành kiểm toán Số dư sau điều chỉnh phải được đối chiếu lại với số dư trên
Mẫu B430-“BCTC trước và sau điều chỉnh” để đảm bảo không có sự khác
biệt với số liệu trình bày trên BCTC đính kèm BCKT chính thức
Trang 35- Giấy tờ làm việc: Mẫu Dx10 đến Gx10: Bảng số liệu tổng hợp-Leadsheet; Liên kết đến các giấy tờ làm việc chi tiết trong các phần hành kiểm toán
- Thời điểm thực hiện: Thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán, tổng hợp
kết quả kiểm toán, lập dự thảo BCTC sau điều chỉnh hoặc dự thảo báo cáo
kiểm toán
1.4.2.3 Chương trình kiểm toán
- Người lập chương trình kiểm toán cho từng khoản mục/phần hành (người thiết
kế các thủ tục kiểm toán) được khuyến khích là trưởng nhóm kiểm toán hoặc
chủ nhiệm kiểm toán Người soát xét chương trình ki ểm toán đã l ập là chủ nhiệm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán (đối với các
chất lượng kiểm toán của từng công ty
- Cách thực hiện
o Việc lập chương trình ki ểm toán cho các khoản mục/phần hành nào là tuỳ thuộc vào tình hình thực tế có phát sinh và là khoản mục trọng yếu theo đánh giá của KTV ở từng doanh nghiệp
o Việc thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản tùy thuộc vào việc đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu của KTV sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở các Mẫu A310, A400 và Phần C liên quan đến tìm hiểu khách hàng
và môi trường hoạt động, chính sách kế toán và hệ thống KSNB, cũng như đánh giá hoạt động của hệ thống KSNB
o Trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu, KTV cần xem xét tác động đến phạm vi, nội dung và lịch trình của thủ tục kiểm tra cơ bản ở các mức
Trang 36độ tương ứng là cao, trung bình, thấp trên cơ sở áp dụng toàn bộ các thủ tục
kiểm tra cơ bản theo mẫu hoặc có lược bỏ hay bổ sung các thủ tục khác
o Cần ghi rõ tên ngư ời thực hiện các thủ tục kiểm tra cơ bản và đánh tham chiếu đến các giấy tờ làm việc liên quan Mọi thủ tục do chủ nhiệm kiểm toán hoặc thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán đã phê duy ệt, nhưng chưa được thực hiện, nhóm kiểm toán cần phải giải thích lý do và trư ởng nhóm kiểm toán cần đánh giá ảnh hưởng của việc chưa thực hiện thủ tục đến tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán đã thu thập
o Ở phần kết luận, cần dựa trên tổng hợp bằng chứng thu thập được từ tất cả các thủ tục để đưa ra kết luận phù hợp Nếu có các chênh lệch kiểm toán
cần điều chỉnh, cần điền số tham chiếu của giấy tờ làm việc liên quan trong
phần “ngoại trừ các vấn đề sau:….”
- Giấy tờ làm việc: Mẫu Dx30 đến Gx30: Chương trình kiểm toán
- Thời điểm thực hiện: Việc lập chương trình được thực hiện trong giai đoạn lập
kế hoạch kiểm toán Một số thủ tục có thể được bổ sung trong quá trình thực
hiện kiểm toán
1.4.2.4 Ki ểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Xem xét tính tuân thủ pháp luật
và các quy định trong kiểm toán BCTC” (VSA 250) yêu cầu “Khi lập kế
hoạch và thực hiện các thủ tục kiểm toán, khi đánh giá kết quả và lập báo cáo
kiểm toán, KTV phải chú ý đến vấn đề đơn vị được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.”
- Người thực hiện Mẫu này được khuyến khích là trưởng nhóm kiểm toán hoặc
chủ nhiệm kiểm toán và người soát xét là thành viên BGĐ phụ trách cuộc
kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện Mẫu này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty Tuy nhiên, người thực
hiện phải có sự hiểu biết tổng thể về pháp luật và các quy định liên quan đến
hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; phải nắm
Trang 37được cách thức, biện pháp thực hiện pháp luật và các quy định của đơn vị KTV phải chú ý đến các quy định mà nếu vi phạm những quy định này sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, hoặc ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên
tục của đơn vị được kiểm toán
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H110-Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan
- Thời điểm thực hiện: trong quá trình kiểm toán tại đơn vị
1.4.2.5 Soát xét các bút toán t ổng hợp
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm toán BCTC” (VSA 240 - đoạn 32) yêu cầu KTV phải soát xét, kiểm tra các bút toán ghi sổ tổng hợp, các bút toán điều
chỉnh khi lập BCTC để phát hiện các tình huống thể hiện sự thiếu khách quan
hoặc sự can thiệp của Ban Giám đốc (nếu có) và đánh giá xem các tình hu ống
đó có thể hiện rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hay không
- Người thực hiện được khuyến khích là trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán và người soát xét là thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện các mẫu này tùy thuộc vào trình độ
và kinh nghiệm của trợ lý KTV và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán
của từng công ty
- Cách thực hiện
o Thực hiện theo các công việc đã nêu trong mẫu – KTV nên tập trung xem xét các bút toán trên Sổ Cái vào các ngày gần cuối niên độ, đồng thời, trao đổi với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán để nắm bắt được các bút toán bất thường mà các thành viên đã phát hi ện ở các phần hành được giao
Thủ tục phỏng vấn nhân viên kế toán cũng rất hữu ích trong việc giúp phát
hiện sự can thiệp của Ban Giám đốc đối với các bút toán điều chỉnh cuối
kỳ
Trang 38o KTV có thể bổ sung các thủ tục kiểm toán khác nếu cần thiết tùy theo đặc điểm của từng khách hàng và tình huống cụ thể, cũng như đánh giá rủi ro
của KTV
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H120- Soát xét các bút toán tổng hợp
- Thời điểm thực hiện: trong quá trình kiểm toán tại đơn vị, tốt nhất là ngay từ khi bắt đầu cuộc kiểm toán
1.4.2.6 Ki ểm tra năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính” (VSA 510) yêu cầu KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp
- Người thực hiện được khuyến khích là trưởng nhóm kiểm toán hoặc trợ lý
kiểm toán có kinh nghiệm
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H130 – Kiểm toán năm đầu tiên-Số dư đầu năm tài chính
- Thời điểm thực hiện: trong quá trình kiểm toán tại đơn vị (thường là giai đoạn
bắt đầu cuộc kiểm toán)
1.4.2.7 Soát xét giao d ịch với các bên liên quan
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Các bên liên quan” (VSA 550) - yêu cầu thực hiện những thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng
kiểm toán thích hợp cho việc xác định và thuyết minh của BGĐ đơn vị được
kiểm toán về các bên liên quan và về những giao dịch với các bên liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đối với BCTC
- Người thực hiện được khuyến khích là trưởng nhóm kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện các mẫu này tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty Tuy nhiên, người thực hiện phải có hiểu biết nhất định về tình hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh của đơn vị và các giao dịch với các bên liên quan được
kiểm toán để có thể xác định được những sự kiện, những giao dịch có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Khi có sự tồn tại các bên liên quan và những giao
Trang 39dịch với các bên liên quan được xem như những hoạt động kinh doanh thông thường, KTV phải nắm bắt được thông tin về những hoạt động này
- Giấy tờ làm việc: H140 – Soát xét giao dịch với các bên liên quan
1.4.2.8 Soát xét s ự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày
phát hành báo cáo ki ểm toán)
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực “Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán” (VSA 560) - yêu cầu xem xét ảnh hưởng của những sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC nhưng trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, đối với BCTC và báo cáo kiểm toán
- Người thực hiện được khuyến khích là trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện các mẫu này tùy thuộc vào trình đ ộ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H150-Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán)
- Thời điểm thực hiện: trong và sau quá trình kiểm toán tại đơn vị, cho đến ngày phát hành báo cáo kiểm toán
1.4.2.9 Ki ểm tra các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán
- Chuẩn mực áp dụng: Chuẩn mực kiểm toán “Những thông tin khác trong tài
liệu có BTCT đã đư ợc kiểm toán” (VSA 720) - yêu cầu KTV xem xét những thông tin khác được công bố cùng với BCTC đă được kiểm toán để xác định
những điểm không nhất quán (mâu thuẫn) trọng yếu so với BCTC đă được
kiểm toán
- Người thực hiện được khuyến khích là trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện mẫu này tùy thuộc vào trình đ ộ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất
lượng kiểm toán của từng công ty
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H170-Kiểm tra các thông tin khác trong tài liệu có
BCTC đã được kiểm toán
Trang 40- Thời điểm thực hiện: khi đơn vị được kiểm toán dự định phát hành những thông tin khác có chứa đựng BCTC đã được kiểm toán (ví dụ công ty cổ phần niêm yết công bố thông tin công khai trên thị trường chứng khoán; báo cáo thường niên của các tập đoàn, Tổng công ty )
1.4.2.10 Soát xét tài s ản, nợ tiềm tàng và các cam kết
- Chuẩn mực áp dụng: Do tính trọng yếu của việc trình bày và công bố các khoản mục tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết đến tổng thể BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18-“Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp để đảm bảo tính hợp
lý của việc trình bày BCTC
- Người thực hiện được khuyến khích là trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện mẫu này tùy thuộc vào trình đ ộ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty
- Giấy tờ làm việc: Mẫu H180 – Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết
- Thời điểm thực hiện: trong quá trình kiểm toán
1.4.2.11 Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót
- Chuẩn mực áp dụng: Tính phù hợp, độ tin cậy của các BCTC của doanh
nghiệp và khả năng so sánh BCTC của doanh nghiệp giữa các năm và so sánh
với BCTC của các doanh nghiệp khác có thể bị ảnh hưởng trọng yếu trong trường hợp đơn vị được kiểm toán có sự thay đổi trong các chính sách kế toán, các ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót khi không áp dụng đúng trong
việc lập và trình bày BCTC theo Chuẩn mực kế toán “Thay đổi chính sách kế
toán, ước tính kế toán và sai sót” (VAS 29)
- Người thực hiện được khuyến khích là trợ lý KTV có kinh nghiệm hoặc trưởng nhóm kiểm toán Việc quy định trách nhiệm thực hiện mẫu này tùy thuộc vào trình đ ộ và kinh nghiệm của nhân viên và chính sách quản lý chất
lượng kiểm toán của từng công ty