1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh

63 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do sở GTVT giao: công tác đề xuất Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công các công trình đào đường lắp đặt công trình ngầm trên địa bàn do khu quản lý gi

Trang 1

TP.H Ồ CHÍ MINH KHOA CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ

SỐ 1, TP HỒ CHÍ MINH

MSSV : 0851170030 Lớp : QG08

Trang 2

NỘI DUNG BÁO CÁO PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KHU QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SỐ 1, TP.HỒ CHÍ MINH

I) Lược sử quá trình thành lập và phát triển Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, TP.Hồ Chí Minh

Khu quản lý giao thông đô thị số 1 là đơn vị có chức năng và nhiệm vụ quản lý hệ thống cơ sở kỹ thuật giao thông đô thị (cầu, đường bộ, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh)

Có chức năng thực hiện thẩm định, thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình chuyên ngành theo từng công đoạn Quản lý nguồn kinh phí sự nghiệp dành cho công tác duy

tu, sửa chữa thường xuyên công trình giao thông công chánh, bảo quản công viên cây xanh trên địa bàn thành phố Là chủ đầu tư các dự án công trình chuyên ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt Ký hợp đồng, đặt hàng hoặc thực hiện cơ chế đấu thầu với các doanh nghiệp chuyên ngành để thực hiện các nhiệm vụ liên quan việc duy tu bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa thường xuyên hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng giao thông đô thị thành phố theo phân cấp quản lý, bảo quản công viên cây xanh

Thực hiện nhiệm vụ nâng cao năng lực quản lý giao thông đô thị trong tiểu dự án “ Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị thành phố Hồ Chí Minh” theo quyết định số 98/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kì hoặc đột xuất khi có vấn đề phát sinh có liên quan theo quy định, để kịp thời chỉ đạo xử lý

* Các Quyết định thành lập Khu Quản lý giao thông đô thị số 1:

- Quyết định số 42/2002/QĐ-UB ngày 25/04/2002 của Uỷ ban nhân dân thành phố

về tổ chức quản lý lại một số lĩnh vực sự nghiệp giao thông công chánh thành Khu Quản lý giao thông đô thị, trực thuộc Sở Giao thông công chánh

- Quyết định số 43/2003/QĐ-UB ngày 28/03/2003 của Uỷ ban nhân dân thành phố

về phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Khu Quản lý giao thông đô thị, trực thuộc Sở Giao thông công chánh

- Quyết định số 4156/QĐ-UBND ngày 12/08/2005 của Uỷ ban nhân dân thành phố

về đổi tên Khu Quản lý giao thông đô thị thành Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 trực thuộc Sở Giao thông - Công chánh thành phố

Trang 3

II) Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

1 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của khu:

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Khu quản lý giao thông đô thị số 1

2 C hức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:

2.1 Phòng Quản lý Hạ tầng – Duy tu

- Quản lý đặt hàng công tác cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn quản lý trên các lĩnh vực là cầu, đường thoát nước chiếu sáng và công viên cây xanh

- Quản lý các dự án mang tính chất đột xuất, an toàn giao thông (do giám đốc giao)

- Đề xuất vốn duy tu hàng năm các lĩnh vực phụ trách trình sở GTVT

- Đề xuất các dự án đầu tư, dự án sửa chữa lớn, sửa chữa vừa các dự án sử dụng vốn ủy quyền trình sở GTVT

Trang 4

- Thực hiện công tác họp giao ban quận huyện, giải quyết kiến nghị cử tri

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do sở GTVT giao: công tác đề xuất Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công các công trình đào đường lắp đặt công trình ngầm trên địa bàn do khu quản lý giao thông đô thị số 1 quản lý; góp ý quy hoạch một số dự án lớn, cử cán bộ tham gia các tổ chức của Sở

2.2 Phòng Kế hoạch- Đầu tư

∗ Chức năng, nhiệm vụ

Phòng kế hoạch đầu tư là phòng quản lý nghiệp vụ tổng hợp, thuộc cơ cấu tổ chức của Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, có chức năng tham mưu cho Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, về công tác lập và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, điều hành tiến độ thực hiện nhiệm vụ chính trị đơn vị, quản lý và phân bổ nguồn vốn kế hoạch được giao, công tác đầu tư và nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển của đơn vị, quản lý và phân bổ nguồn vốn kế hoạch được giao, công tác đầu tư và nghiên cứu đề xuất chiến lược phát triển của đơn vị Với các nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch công tác sửa chữa thường xuyên, các công tác đầu tư xây dựng mới

- Phối hợp với các phòng, ban tham gia với việc chuẫn bị hồ sơ mời thầu, tham gia

tổ chuyên gia công tác tổ chức đấu thầu, tham mưu cho Giám đốc ký ban hành các quyết định, chỉ định thầu theo thẩm quyền

- Phối hợp với các phòng, ban tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Tham gia các công tác thanh lý vật tư thu hồi

- Chủ trì phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán và các phòng, ban có liên quan để tham mưu cho Giám đốc về nội dung, đảm bảo tính pháp lý các hợp đồng kinh tế xây dựng, tiến tới ký kết các hợp đồng và công tác thanh lý hợp đồng

- Xây dựng chương trình công tác của Khu và tham gia đôn đốc việc điều hành thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được giao tổng hợp, đánh giá kết quả tình hình hoạt động báo cáo trong các cuộc họp giao ban của ban Giám đốc và báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm

- Tiếp nhận, xử lý làm báo cáo tổng hợp gửi Sở Giao thông - Công chính và các đơn vị liên quan các thông tin về chỉ đạo cấp trên, nguyện vọng cử tri, phản ánh báo đài, đường dây nóng

Trang 5

- Thực hiện nhiệm vụ khai thác khi được Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị

Tham mưu thực hiện các luật cán bộ công chức, vien chức; luật phòng chống tham nhũng,thực hành tiết kiệm chống lãng phí và quy chế dân chủ; tham mưu thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ viên, người lao động

Đề xuất và kiến nghị các chế độ chính sách co liên quan đối với cán bộ viên chức cho phù hợp với thực tế Tiếp nhận, đánh giá cán bộ viên chức hàng năm Quản lý hồ

sơ nhân sự, tổng hợp báo cáo thống kê nhân sự, lao động và thu nhập theo luật định

Tổ chức tiếp đón khách, tiếp dân đến liên hệ với cơ quan, bố trí lịch làm việc cho lãnh đạo

Tiếp nhận hồ sơ, công văn đến, phân loại, chuyển giao cho Ban giám đốc và các phòng, ban để giải quyết Lên kế hoạch mua sắm văn phòng phẩm, cung cấp và theo dõi việc sử dụng của các phòng ban

Tổ chức công tác bảo vệ an ninh trật tự cho cơ quan, tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh, y tế

+ Quản lý các nguồn vốn thu từ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

kỹ thuật chuyên ngành giao thông

+ Quản lý các nguồn vốn khác theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu

- Quản lý nguồn tài chính:

+ Chi quản lý hành chính theo chế độ quy định đối với cơ quan hành chính sự nghiệp

+ Chi quản lý sự nghiệp theo chế độ đối với sự nghiệp có thu

+ Chi cho quỹ lương cán bộ công chức viên chức và người lao động

+ Các khoản chi khác

- Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động như tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ chính sách khác theo quy định

- Quản lý tài sản của đơn vị theo chế độ quy định hiện hành

- Thanh quyết toán, báo cáo tình hình cấp phát vốn các công trình do Khu làm chủ đầu tư

Trang 6

2.5 Phòng Quản lý Công viên – Cây xanh

hạ di dời cây xanh theo nhiệm vụ được giao

- Quản lý hồ sơ, tài liệu liên quan đến hệ thống công viên cây xanh; đề xuất phân cấp, phân loại hệ thống công viên cây xanh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Thực hiện các quy định về quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lượng duy tu bảo dưỡng về lĩnh vực công viên cây xanh Xem xét và trình các dự án đầu tư, báo các hoặc phương án kĩ thuật khả thi công trình thuộc lĩnh vực công viên cây xanh…

2.6 Phòng Chất lượng- Thẩm định

∗ Chức năng

Phòng quản lý Chất lượng- Thẩm định là phòng chuyên môn nghiệp vụ với nhiệm

vụ chính là thẩm định và kiểm tra chất lượng công trình xây dựng; tham mưu cho Giám đốc ký các Quyết định liên quan tới nhiệm vụ của phòng Nhiệm vụ chính bao gồm:

- Thẩm định hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

- Thẩm định hồ sơ dự toán xây dựng công trình

- Thẩm định hồ sơ đấu thầu

- Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng

2.7 Ban Quản lý Dự án Thủ Thiêm

Các dự án đang triển khai thực hiện, gồm : dự án xây dựng cầu Đỏ; Nâng cấp mở rộng cầu Kinh Thanh Đa; Xây dựng cầu Ban Ky

Các dự án chuẩn bị đầu tư, gồm : dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh; Mở rộng đường Ngô Tất Tố từ cầu Thủ Thiêm đến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh; Xây dựng nút giao thông vòng xoay Cây Gõ;

Ngoài ra, còn các dự án khác được chuyển từ Ban QLDA Đô Thị(hơn 50 dự án), các dự án này đã được cơ bản hoàn thành

Trang 7

2.8 Ban Quản lý Dự án trọng điểm

∗ Chức năng, nhiệm vụ

Ban Quản lý Dự án trọng điểm được Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 giao nhiệm vụ thực hiện việc quản lý các dự án công trình trọng điểm về cầu, đường và các công trình cầu đường có quy mô lớn do Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 làm chủ đầu tư

2.9 Ban Quản lý Dự án Đầu tư

∗ C hức năng

Thay mặt chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng cầu và đường bằng nguồn vốn ngân sách Thành phố

Ngoài ra, thực hiện quản lý nhà nước các dự án BT, BOT và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án này

Trang 8

PHẦN II : CÔNG TÁC CỦA PHÒNG QUẢN LÝ HẠ TẦNG - DUY TU 2.1 Cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý Hạ Tầng- Duy Tu.

Phòng Quản lý Hạ Tầng- Duy Tu có 35 chuyên viên, trong đó có 33 chuyên viên là

kỹ sư chuyên ngành Phòng gồm có 01 Trưởng phòng và 03 Phó Trưởng phòng

- Quản lý đặt hàng công tác cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn quản lý trên các lĩnh vực là cầu, đường thoát nước chiếu sáng và công viên cây xanh

- Quản lý các dự án mang tính chất đột xuất, an toàn giao thông (do giám đốc giao)

- Đề xuất vốn duy tu hàng năm các lĩnh vực phụ trách trình sở GTVT

- Đề xuất các dự án đầu tư, dự án sửa chữa lớn, sửa chữa vừa các dự án sử dụng vốn ủy quyền trình sở GTVT

2.3 Nhiệm vụ

- Thực hiện công tác họp giao ban quận huyện, giải quyết kiến nghị cử tri

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do sở GTVT giao: công tác đề xuất Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công các công trình đào đường lắp đặt công trình ngầm trên địa bàn do khu quản lý giao thông đô thị số 1 quản lý; góp ý quy hoạch một số dự án lớn, cử cán bộ tham gia các tổ chức của Sở

Trang 9

PHẦN III: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TP HỒ CHÍ MINH I) Hiện trạng mạng lưới giao thông TP.Hồ Chí Minh

1 Giao thông đường bộ

1.1 Mạng lưới đường

- Mạng lưới giao thông đường bộ thành phố bao gồm các trục quốc lộ do Trung ương quản lý và các đường tỉnh, đường liên tỉnh, đường nội đô do Thành phố quản lý Tổng chiều dài đường các cấp hạng khoảng 3.000 km

- Phần lớn các đường đều hẹp: chỉ có khoảng 14% số đường có lòng đường rộng trên 12m; 51% số đường có lòng đường rộng từ 7m đến 12m; 35% số đường còn lại có lòng đường rộng dưới 7m

- Hệ thống các vành đai đã được hoạch định nhưng hầu hết chưa được xây dựng, các trục hướng tâm đã và đang được cải tạo, nâng cấp

- Toàn thành phố có trên 1350 nút giao cắt trong đó có khoảng 120 nút quan trọng

thuộc 75 đường phố chính và các trục giao thông đối ngoại nhưng đều là giao cắt đồng mức; năng lực thông qua của các nút thấp

+ 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành với diện tích 0,22 ha

- Số lượng và diện tích bến-bãi còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đô thị

2 Giao thông đường sắt

- Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện chỉ có một tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vào đến ga Sài Gòn

- Tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam vào thành phố giao cắt cùng mức với 14 đường phố nên thường gây ra ùn tắc và mất an toàn giao thông

3 Giao thông đường thủy

- Hệ thống cảng biển xây dựng trước đây như Tân Cảng, cảng Sài Gòn, cảng Bến Nghé, cảng Tân Thuận; các cảng biển khác mới xây dựng như cảng VICT, cảng Nhà

Bè Công suất của các cảng đạt khoảng 24,2 triệu tấn/năm

- Các cảng sông của khu vực thành phố Hồ Chí Minh rất phân tán chủ yếu nằm dọc theo bờ Kênh Đôi và Kênh Tẻ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu, tác nghiệp hàng bằng thủ công, do đó năng suất thấp Toàn cảng có một cầu bê tông dài 102 m và một số bến kè đá có khả năng tiếp nhận các loại tàu, ghe, sà lan… có trọng tải từ 200-

500 DWT Khối lượng hàng hóa thông qua của các cảng đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm

- Thành phố Hồ Chí Minh có 2 luồng chính vào các cảng trong khu vực Sài Gòn: luồng sông Lòng Tàu dài 85km và luồng sông Soài Rạp dài 40 km Do luồng vừa dài vừa hẹp, mật độ lưu thông của tàu bè lớn lại bao gồm hỗn hợp cả tàu biển lẫn tàu sông nên gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường

Trang 10

- Tình hình luồng lạch chạy tàu trên các tuyến sông-kênh: Chiều dài của mạng lưới sông-kênh-rạch trên địa bàn thành phố có thể sử dụng vận tải là 1200 km, trong đó tuyến sông do Thành phố quản lý là 848 km:

4 Giao thông đường không

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một sân bay duy nhất là sân bay Tân Sơn Nhất Năm 2004 công suất phục vụ đạt 5,5 triệu hành khách/năm Hiện có một đường cất-hạ cánh; đang xây dựng đường thứ 2 Tổng diện tích sân bay khoảng 816ha Sân bay nằm ngay trong nội đô thành phố nên thường xuyên bị ùn tắc giao thông trên đường ra-vào sân bay từ khu trung tâm theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa-Nguyễn Văn Trỗi đến đường Trường Sơn

II) Định hướng phát triển giao thông đô thị TP.Hồ Chí Minh đến năm 2020

1 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ

- Cá c đường hướng tâm đối ngoại

+ Cải tạo, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm hiện tại (Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc

lộ 13, Quốc lộ 22) Riêng quốc lộ 50 đoạn từ Vành đai 2 vào khu vực nội thành được cải tạo, nâng cấp thành đường đô thị và xây dựng mới tuyến song hành

+ Xây dựng các đường cao tốc có năng lực thông xe lớn: thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây - Đà Lạt…

- Các đường vành đai

+ Xây dựng đường vành đai 1 thành đường đô thị cấp I

+ Xây dựng khép kín đường vành đai 2 theo các điểm khống chế: Ngã ba Gò Dưa - Ngã tư Bình Phước - Ngã tư An Sương - Ngã tư Bình Thái - Đường Kha Vạn Cân - Ngã ba Gò Dưa, quy mô đường đô thị cấp I

+ Xây dựng đường vành đai 4 nối các đô thị vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh theo các hướng

- Các đường phố chính nội đô

+ Xây dựng mới đại lộ Đông - Tây theo hướng: ngã ba Cát Lái - hầm Thủ Thiêm - đường Bến Chương Dương - Hàm Tử - An Lạc

+ Xây dựng mới đường Bắc - Nam đoạn Nguyễn Văn Linh - Khu công nghiệp Hiệp Phước

+ Cải tạo, nâng cao năng lực thông xe các đường phố chính trong nội đô phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị

- Hệ thống đường trên cao

Trang 11

+ Tuyến 1: từ nút giao Cộng Hoà theo đường Cộng Hoà - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh

+ Tuyến 2: từ điểm giao với tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Thới - Lạc Long Quân - đường số 3 - đường vành đai 2

+ Tuyến 3: từ điểm giao với tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành theo đường Lê Hồng Phong nối dài - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn

Cừ nối dài - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh

+ Tuyến 4: từ nút giao thông Bình Phước theo quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn - đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ nối vào tuyến số 1

+ Xây dựng các bãi trung chuyển hàng hoá tại cửa ngõ ra vào nội đô và dọc vành đai 2

+ Cải tạo và xây dựng các kho thông quan nội địa, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá của Thành phố

2 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường sắt

- Đường sắt quốc gia

+ Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh đoạn Trảng Bom - Bình Triệu, trong đó xây dựng tuyến tránh Biên Hoà về phía Nam

và xây dựng mới đoạn đường sắt trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng - Tân Kiên

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu, nối ray với đường sắt Thống Nhất tại ga Biên Hoà mới

+ Xây dựng tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh - Campuchia (đường sắt xuyên Á) nối ray tại ga Dĩ An

Trang 12

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt vành đai phía Tây thành phố từ ga lập tàu An Bình đến ga Tân Kiên - Mỹ Tho - Cần Thơ

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt đôi điện khí hoá cao tốc thành phố Hồ Chí Minh

3 Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường thủy và đường biển

+ Di dời các cảng trên toàn bộ các đoạn tuyến sông Sài Gòn và di chuyển 6 cảng là: Sài Gòn, Tân Cảng, Nhà máy Ba Sơn trước năm 2010; xây dựng cảng Cát Lái và Hiệp Phước…

Hệ thống cảng sông

+ Xây dựng mới Cảng Phú Định trên địa bàn phường 16, quận 8

+ Xây dựng mới Cảng sông Nhơn Đức (nằm tại ngã ba rạch Bà Lào và rạch Dơi) trên địa bàn huyện Nhà Bè

+ Quy hoạch bến tàu khách trên sông Sài Gòn gần rạch Thị Nghè

Định hướng phát triển hệ thống cảng hàng không

Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2020 sẽ trở thành điểm trung chuyển hàng không của khu vực và thế giới; cải tạo, nâng cấp để đến năm 2010 đạt công suất 9 triệu hành khách/năm, năm 2020 đạt công suất 20 triệu hành khách/năm Lập dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai

để có thể triển khai xây dựng sau năm 2010

Trang 13

Đóng vai trò là một thành phố, trung tâm kinh tế lớn của cả nước TP Hồ Chí Minh đang phát triển với tốc độ mạnh mẽ về mọi mặt Giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng phát triển mạnh Hệ thống giao thông của vùng có cơ hội phát triển nhanh chóng nên đã đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của vùng Tuy nhiên việc phát triển giao thông còn nhiều hạn chế không bắt kịp với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa đã dẫn đến một số hệ quả xấu như: tai nạn giao thông do chất lượng đường bị xuống cấp, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xãy ra, ô nhiễm môi trường…

Giữ vai trò là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của TP Hồ Chí Minh và của cả nước vì vậy đầu tư, phát triển một hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiện đại hơn trong tương lai đang là hướng phát triển đúng đắn của thành phố

Quy hoạch một hệ thống giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy , đường không dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành đem lại cho thành phố một diện mạo mới, phù hợp với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay

Trang 14

PHẦN IV: CÁC PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC VÀ PHÂN LUỒNG GIAO THÔNG I) Các Quyết định, Quy chuẩn, Tiêu chuẫn sử dụng trong công tác tổ chức và phân luồng giao thông

- TCXDVN 104- 2007 "Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế " quy định các yêu cầu

về quy hoạch, thiết kế, xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường phố trong đô thị và được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007 /QĐ-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2007

- Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263-2000 Nội dung “ Quy trình quy định các nội dung và yêu cầu cần phải đạt được khi tiến hành khảo sát phục vụ cho việc

chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án xây dựng đường mới, nâng cấp và cải

tạo đường hiện hữu thuộc mạng đường ôtô công cộng của nước CHXHCN Nam”

Việt Quy chuẩn Quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41-2012 (Ngày 29/5/2012,

Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ban hành

“Quy ước kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” Thông tư này có hiệu lực thi hành

kể từ ngày 01/01/2013 và thay thế Quyết định số 4393/2011/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành tiêu chuẩn ngành “Điều lệ Báo hiệu đường bộ” 22 TCN 237-01) Nội dung “Quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ gồm : hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, bản báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ và rào chắn, cột kilomet, cọc H, lộ giới, gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng”

- Thông tư 13/2009/TT- BGTVT ngày 17/7/2009 của bộ GTVT về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

- Nghị định 11 /2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nội dung nghị định “Quy định chi tiết một số điều của Luật Giao thông đường bộ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ bao gồm: đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; quy hoạch kết cấu hạ tầng và tiêu chuẩn

kỹ thuật; thẩm định an toàn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”

- Luật giao thông đường bộ: quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

- Các chương trình kế hoạch phân luồng giao thông của Sở GTVT, của UBND Thành Phố

- Các tài liệu chuyên nghành khác có liên quan

Trang 15

II) Phương án tổ chức và phân luồng giao thông

1 Nội dung công việc thực hiện khi tiến hành một phương án tổ chức và phân luồng giao thông

Bước 1: Tiếp nhận chủ trương nghiên cứu, tổ chức phân luồng giao thông của Sở

GTVT và qua theo dõi địa bàn phát hiện điểm ùn tắc giao thông

Bước 2:

- Khảo sát hiện trường nắm thông tin sơ bộ khu vực nghiên cứu vào các giờ cao điểm Bao gồm về luồng tuyến ( một chiều, hai chiều, một chiều ô tô) về các nguyên nhân xảy ra ùn tắc giao thông ( do rẽ trái, do chu kì đèn, không hợp lý)

- Khảo sát đếm xe tại khu vực dự kiến phân luồng giao thông vào các giờ cao điểm

+ Khảo sát các loại xe bao gồm: xe đạp, xe máy, xe ô tô con, xe tải 2 trục và xe buýt dưới 25 chổ, xe tải có 3 trục trở lên và xe buýt lớn, xe kéo mooc và xe buýt có khớp nối Sau khi thu thập số liệu cần quy đổi sang xe con tiêu chuẩn để tính toán + Giờ cao điểm thông thường:

 Sáng: từ 6 giờ 30 đến 8 giờ

 Trưa: từ 11 giờ đến 13 giờ

 Chiều: từ 16 giờ 30 đến 18 giờ 30

- Khảo sát đo đạc hiện trạng giao thông chi tiết : biển báo, sơn đường, đèn tín hiệu giao thông( pha đèn, chu kì đèn), kích thước hình học đường( bề rộng mặt đường, vĩa

hè, làn rẽ phải và các vị trí có thể tăng thêm bề rộng lòng đường), nút giao thông hiện hữu

Bước 3:

Nghiên cứu đề xuất phương án phân luồng giao thông( đề xuất tối thiểu 02 phương

án, có phân tích ưu nhược điểm của từng phương án cụ thể, trong phần thuyết minh cần tính toán khả năng thông hành của tuyến đường trước và sau khi đề xuất để có cơ

sở so sánh) Khi tính toán cần lưu ý:

- Cần tính toán khả năng thông hành và mức độ phục vụ của tuyến đường (theo mục 5.4 TCXDVN 104-2007)

- Tính toán chu kì đèn THGT

- Khi đề xuất phương án cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Các dự án công trình thi công lân cận có ảnh hưởng

+ Các đặc thù riêng của khu vực như: bệnh viện , trường học, siêu thị, chợ và các nơi tập trung đông người ảnh hưởng đến tình hình giao thông

Bước 4:

- Lấy ý kiến góp ý phương án phân luồng ( mời UBND các quận, ban ngành liên quan ( Phòng Cảnh Sát Giao Thông Đường Bộ- Đường Sắt- Thanh Tra Sở Giao Thông Vận Tải, Lực Lượng Thanh Niên Xung Phong, các Công ty công ích) họp tham gia góp ý kiến)

Trang 16

+ Làm thư mời họp và kèm theo phương án cho các đơn vị dự họp tham khảo + Trước ngày họp phải liên hệ với các đơn vị dự họp để xác minh đã nhận được thư mời chưa

- Tổng hợp ý kiến các ban ngành, hoàn chỉnh phương án và trình Sở GTVT phê duyệt

- Sở GTVT : Duyệt kế hoạch phân luồng

Bước 5:

Lập kế hoạch phân luồng giao thông chi tiết trên cơ sở phương án phân luồng được thông qua trình Sở GTVT phê duyệt

+ Khi lập kế hoạch chi tiết cần lưu ý phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị

có liên quan: các đơn vị công ích( Công ty TNHH MTV Công Trình Giao Thông Sài Gòn, Cầu Phà) , các đơn vị phối hợp điều tiết giao thông( Công An, Thanh Tra Giao Thông,…)

+ Khi lập kế hoach cần lưu ý vị trí lắp đặt biển báo, băng rôn , sơn đường, đèn THGT, đèn chiếu sáng

+ Soạn thảo văn bản giao nhiệm vụ cho công ty TNHH MTV Công Trình Giao Thông Sài Gòn, Cầu Phà… thực hiện các công việc được duyệt

+ Soạn thảo văn bản gửi:Công An, Thanh Tra Giao Thông, Thanh Niên Xung

Phong, và các lực lượng khác có liên quan

+ Soạn thảo phiếu giao nhiệm vụ cho các chuyên viên trực phân luồng giao thông tại các nút giao thông quan trọng

Lưu ý : Việc soạn thảo văn bản gửi các đơn vị hoặc tổ chức cuộc họp phối hợp giữa các đơn vị chưc năng phải có ý kiến của lãnh đạo

Bước 8:

Triển khai thực hiện phương án phân luồng giao thông thực tế ngoài hiện trường Kiểm tra đôn đốc các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao trước 1 ngày triển khai phương án phân luồng chính thức

+ Chuyên viên phụ trách phương án phân luồng giao thông phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công để nắm bắt và đề nghị thi công đúng thời gian yêu cầu

+ Chuyên viên phụ trách phương án phân luồng giao thông phải kiểm tra trước hệ thống biển báo trước ngày triển khai

+ Các chuyên viên được cử trực phân luồng giao thông phải có mặt trước 6 giờ để xem đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông… đã phù hợp với hiện trạng hay chưa và báo cáo cho lãnh đạo

Trang 17

2 Các phương án tổ chức và phân luồng giao thông trên địa bàn thành phố

2.1 Điều chỉnh giao thông trên đường Phạm Ngũ Lão, đoạn từ Calmette đến Nguyễn Thái Học, Quận 1

Đường Phạm Ngũ Lão có chiều rộng 12m, giao cắt với đường Trần Hưng Đạo, Đường Nguyễn Thái Học, Đường Nguyễn Trãi, Quận 1 Tổ chức giao thông trên đoạn đường này được chia làm hai đoạn và được tổ chức giao thông khác nhau trên mỗi đoạn:

Hình 1 1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu

- Đoạn từ đường Calmette đến đường Nguyễn Thái Học

Đoạn từ đường Calmette đến đường Nguyễn Thái Học lưu thông 1 chiều các phương tiện, hướng từ đường Calmette đến đường Nguyễn Thái Học Phân làn 02 làn

xe

Trang 18

+ Làn ngoài cùng bên trái: rộng 4,4m

+ Làn trong cùng bên phải: rộng 7,6m

- Trên đoạn đường này cấm các phương tiện đậu xe theo giờ (6:00 – 20:00), cấm các loại xe 3 bánh và xe thô sơ 4 bánh lưu thông

- Đoạn từ đường Nguyễn Thái Học đến Vòng Xoay Chợ Thái Bình

Đoạn từ đường Nguyễn Thái Học đến Vòng Xoay Chợ Thái Bình: xe 02 bánh lưu thông hai chiều, xe ôtô chỉ lưu thông một chiều từ đường Nguyễn Thái Học đến Vòng Xoay Chợ Thái Bình, cấm xe tải lưu thông Phân làn xe 01 làn xe theo mỗi hướng + Bề rộng làn xe, hướng từ đường Nguyễn Thái Học đến Vòng Xoay Chợ Thái Bình là 7m

+ Bề rộng làn xe, hướng từ Vòng Xoay Chợ Thái Bình đến đường Nguyễn Thái Học là 5m

- Hệ thống đèn tín hiệu tại giao lộ giữa đường Nguyễn Thái Học với đường Phạm Ngũ Lão, đường Nguyễn Thị Nghĩa được bố trí là đèn 2 pha

+ Pha 1: hướng đi trên đường Phạm Ngũ Lão

+ Pha 2: hướng đi trên đường Nguyễn Thái Học

- Bình đồ hiện trạng tuyến đường Phạm Ngũ Lão.( Xem Phụ Lục 1: Hình 1.2)

- Tình hình giao cắt tại giao lộ Nguyễn Thái Học- Phạm Ngũ Lão

Hiện nay, trên đường Phạm Ngũ Lão (đoạn từ đường Calmette đến đường Nguyễn Thái Học) việc phân làn giao thông trên đoạn đường này vẫn chưa hợp lý, ngay tại giao lộ Nguyễn Thái Học- Phạm Ngũ Lão phương tiện lưu thông qua thường gây xung đột, gây cản trở giao thông, cụ thể:

+ Hướng xe ôtô trên làn ngoài cùng bên trái rẽ qua đường Nguyễn Thị Nghĩa, giao cắt và gây cản trở cho xe 02 bánh đi thẳng

+ Hướng xe ôtô trên làn ngoài cùng bên trái rẽ qua đường Nguyễn Thị Nghĩa, giao cắt và gây cản trở cho xe 02 bánh rẽ trái qua đường Nguyễn Thái Học

+ Hướng xe ôtô trên làn ngoài cùng bên trái đi thẳng, phải chuyễn làn trong giao lộ vào làn dành cho xe 2 bánh bên phải, giao cắt và gây cản trở cho xe 02 bánh đi thẳng

Trang 19

Hình 1 3 Hiện trạng các giao cắt tại giao lộ Nguyễn Thái Học- Phạm Ngũ Lão

+ Lắp đặt mới biển báo phân làn:

 Làn xe ngoài cùng bên trái(3.5m), các loại phương tiện được phép lưu thông: xe ôtô con, xe khách, xe tải

 Làn xe giữa(3.75m), các loại phương tiện được phép lưu thông: xe 02 bánh,

xe ôtô con, xe khách, xe tải

Trang 20

 Làn xe trong cùng bên phải(3.75m), loại phương tiện được phép lưu thông:

xe 02 bánh

+ Lắp đặt mới biển báo trộn dòng:

 Làn xe ngoài cùng bên trái(3.5m): hướng rẽ trái

 Làn xe giữa(3.75m): hướng đi thẳng và rẽ phải

 Làn xe trong cùng bên phải(3.75m): hướng đi thẳng và rẽ phải

- Bình đồ phương án phân làn, lắp đặt mới hệ thống biển báo trên tuyến đường

Phạm Ngũ Lão ( Xem Phụ Lục 1: Hình 1.4)

c Đánh giá, lựa chọn phương án

Ta thấy sau khi thực phương án phân làn, lắp đặt mới hệ thống biển báo trên tuyến đường Phạm Ngũ Lão, tại giao lộ này đã giảm được hầu hết các giao cắt, xung đột của các phương tiện giao thông so với hiện trạng trước khi đưa ra phương án giải quyết, tạo điều kiện cho các phương tiện đi thẳng rẽ trái và rẽ phải tại giao lộ thuận tiện hơn Phương án cũng làm tăng khả năng lưu thông của các phương tiện khi qua giao lộ, góp phần làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông tại giao lộ này

2.2 Điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Lý Chính Thắng (đoạn từ Nguyễn Thông đến Công trường Dân chủ), Quận 3

- Đường Lý Chính Thắng (đoạn từ Công trường Dân chủ đến đường Nguyễn Thông), Quận 3, có bề rộng mặt đường 11m Hiện đang lưu thông 01 chiều các loại xe hướng từ Công trường Dân chủ đến đường Nguyễn Thông Hiện nay, tình trạng giao thông ổn định và không xảy ra ùn tắc giao thông Tuy nhiên, tình trạng cố tình lưu thông ngược chiều của phụ huynh, học sinh, sinh viên và người dân thường xuyên xảy

ra do có hai trường học trên đoạn đường này (trường cao đẳng GTVT và trường THCS

Lê Lợi)

Trang 21

Hình 2 1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu

- Đường Nguyễn Thông (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Lý Chính Thắng)

có bề rộng 7.7m, lưu thông 02 chiều các loại xe (cấm xe tải trên 3.5T), giao thông ổn định

- Đường Võ Thị Sáu (đoạn từ đường Nguyễn Thông đến Công trường Dân chủ)

có bề rộng 11m, đang lưu thông 01 chiều tất cả các loại xe

- Vào giờ cao điểm, tại điểm giao giữa đường Võ Thị Sáu và Công trường Dân chủ thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, nguyên nhân do giao cắt lớn giữa phương tiện trên đường Võ Thị Sáu và đường Cách Mạng Tháng 8 hướng vào vòng xoay, gây nên tình trạng thắt cổ chai tại vòng xoay

- Bình đồ hiện trạng đường Lý Chính Thắng, Quận 3 ( Xem Phụ Lục 1 : Hình

2.2)

Trang 22

b Đánh giá giao thông khu vực vào giờ cao điểm

- Kết quả đếm xe trên đường Lý Chính Thắng, đường Nguyễn Thông, đường Võ Thị Sáu vào giờ cao điểm:

Buýt

>25 chỗ

Xe Tải

2 trục

Xe Tải

>3 trục

Tổng PCU/h

Hệ số 0.25 1 2.5 3 2 3 Tổng xe/h 4620 69 0 0 4689

Tổng PCU/h 1155 69 0 0 0 0 1224 Hướng từ : Lý Chính Thắng đến Võ Thị Sáu

Buýt

>25 chỗ

Xe Tải

2 trục

Xe Tải

>3 trục

Tổng PCU/h

Hệ số 0.25 1 2.5 3 2 3 Tổng xe/h 1850 72 6 0 0 1928

Tổng PCU/h 462.5 72 15 0 0 0 549.5

Trang 23

Từ Đến

1 Lý Chính Thắng Công trường Dân Chủ Nguyễn Thông 6868 1849

2 Nguyễn Thông Võ Thị Sáu Lý Chính Thắng 4689 1224

Lý Chính Thắng Võ Thị Sáu 1928 549.5

3 Võ Thị Sáu Nguyễn Thông Công trường Dân Chủ 17304 4822

Rẽ phải vào Võ Thị Sáu 924 249

Tính số làn xe cần thiết:

Số làn xe

Trang 24

+ Z = 0.9 (đối với các đường có tốc độ thiết kế là 30 Km/h)

+ Ptt : KNTH tính toán của một làn xe (xe/h, xeqđ/h), theo điều 5.4.1 TCXDVN

Đường nhiều làn có phân cách Xcqđ/h.làn 1800

Chú thích:

đầu ; giá trị cận trên áp dụng khi tổ chức giao thông lệch làn (1 hướng 2 làn, 1 hướng 1 làn)

• Khả năng thông hành tính toán của đường Lý Chính Thắng và đường Võ Thị Sáu có bề rộng 11m tương ứng 3 làn xe, lưu thông 01 chiều:

vụ

1 Lý Chính Thắng 6868 1849 4860 0.38 B

2 Nguyễn Thông 4689 1773.5 2520 0.70 C

3 Võ Thị Sáu 17304 4822 4860 0.99 E

Trang 25

• Mức độ B - dòng không hoàn toàn tự do, tốc độ cao, hệ số sử dụng KNTH Z=0,35÷0,50

• Mức độ C - dòng ổn định nhưng người lái chịu ảnh hưởng khi muốn tự do chọn tốc độ mong muốn, hệ số sử dụng KNTH Z=0,5÷0,75

• Mức độ E - Dòng không ổn định, đường làm việc ở trạng thái giới hạn, bất kỳ trở ngại nào cũng gây tắc xe, hệ số sử dụng Z=0,9÷1,00

Với kết quả tính toán trên, ta nhận thấy kết quả tính toán phù hợp với tình trạng giao thông tại khu vực Do đó, cần giảm lượng xe lưu thông vào đường Võ Thị Sáu, bằng việc điều tiết bớt lượng xe 02 bánh lưu thông vào các tuyến đường lân cận

- Phương án đề xuất

Để giảm áp lực tại góc Võ Thị Sáu phía trường Lê Lợi ta đề xuất phương án điều chỉnh giao thông trên đường Lý Chính Thắng (từ đường Nguyễn Thông đến công trường Dân Chủ) như sau:

- Cho phép xe 02 bánh lưu thông 02 chiều, xe ô tô vẫn lưu thông một chiều như hiện hữu

- Lắp đặt dải phân cách thép đoạn 10m tại các giao lộ mục đích điều chỉnh dòng

xe đi đúng làn đường quy định

- Mở rộng đường Nguyễn Thông (đoạn từ đường Võ Thị Sáu đến đường Lý Chính

Thắng) mỗi bên 0.8m mà không ảnh hưởng đến trụ điện và cây xanh

- Bình đồ phân làn, bố trí giải phân cách đường Lý Chính Thắng và mở rộng

đường Nguyễn Thông, Quận 3 (Xem Phụ Lục 1: Hình 2.3)

- Đánh giá mức phục vụ sau khi phân luồng

N Lý Chính Thắng = N Lý Chính Thắng + N môtô NT rẽ phải Võ Thị Sáu

Khả năng thông hành tính toán của đường Lý Chính Thắng sau khi phân luồng áp

dụng đối với đường nhiều làn có giải phân cách:

Ptt = (0.7 ÷ 0.9) x Pln = 0.9 x 1800 = 1620 PCU/giờ (01 làn)

Trang 26

Đường Khả năng thông

cao

Nguyễn Thông 2520 PCU/h 1548.5 PCU/h

Z = 0.61 <

0.75 Mức độ C

Dòng ổn định, nhưng người lái chịu ảnh hưởng khi muốn tự do chọn tốc độ mong muốn

Võ Thị Sáu 4860 PCU/h 4597 PCU/h

Z = 0.95 <

1.00 Mức độ E

Dòng không ổn định, đường làm việc ở trạng thái giới hạn, bất kỳ trở ngại nào cũng gây tắc xe

→ Với kết quả tính toán trên, ta nhận thấy sau khi phân luồng giao thông, lượng phương tiện trên đường Võ Thị Sáu hướng vào vòng xoay đã giảm (mức độ phục vụ

tăng lên từ 0.99→0.95)

Với kết quả tính toán trên, ta nhận thấy sau khi phân luồng giao thông, lượng phương tiện trên đường Võ Thị Sáu hướng vào vòng xoay đã giảm, góp phần làm tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện tại vòng xoay, hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông ở vòng xoay Công Trường Dân Chủ vào giờ cao điểm

Giải quyết được nhu cầu đi theo chiều ngược lại của người dân khi đưa con em mình đi học trên đường Lý Chính Thắng tới các trường học ở đây

Phương án đưa ra tương đối dễ thực hiện, không quá khó khăn trong việc tổ chức,

bố trí lại hệ thống giao thông trên các tuyến đường liên quan

Chi phí dành cho việc tổ chức, phân làn giao thông này khá thấp, không mất quá nhiều chi phí cho giải phóng mặt bằng, mở rộng đường Chính vì vậy mà phương án này có tính khả thi rất cao

Trang 27

2.3 Phương án lắp đặt đèn tín hiệu giao thông phía sau giao lộ, tại giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur, Quận 3

a Hiện trạng giao thông khu vực

Khu vực nghiên cứu ở tại giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur thuộc địa bàn Quận 3,

với hiện trạng đường Điện Biên Phủ và đường Pasteur điều là đường một chiều, lưu

thông với 03 làn xe

Hình 3 1 Vị trí giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur, Quận 3

- Hiện trạng giao thông tại giao lộ:

+ Giao lộ Điện Biên Phủ và Pasteur bố trí đèn tín hiệu gồm 2 pha:

• Pha 1: hướng đường Pasteur đi thẳng và rẽ phải vào đường Điện Biên Phủ Đèn xanh: 25s, đèn vàng: 2s, đèn đỏ: 47s

• Pha 2: hướng đường Điện Biên Phủ đi thẳng và rẽ trái vào đường Pasteur Đèn xanh: 45s, đèn vàng: 2s, đèn đỏ: 27s

+ Đường Điện Biên Phủ có bề rộng 11.4m, lưu thông một chiều tất cả các phương tiện (hướng từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến đường Phạm Ngọc Thạch) Khoảng

cách từ vạch dừng xe đến tim vạch sơn đi bộ vượt qua giao lộ là 27.9m

+ Đường Pasteur có bề rộng 7.9m, lưu thông một chiều tất cả các phương tiện (hướng từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Võ Thị Sáu) Khoảng cách từ

vạch dừng xe đến tim vạch sơn đi bộ vượt qua giao lộ là 25.8m

- Bình đồ hiện trạng giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur ( Xem Phụ Lục 1 : Hình 3.2)

Trang 28

b Tình hình giao thông tại giao lộ

- Hiện nay tại giao lộ tầm nhìn các phương tiện ở làn bên trái ngoài cùng khó quan sát được đèn tín hiệu giao thông do bị xe ở làn giữa che khuất (đối với trụ đèn thông thường)

- Lộ trình qua nút của các phương tiện bị kéo dài hơn do việc bố trí vạch qua đường cho người đi bộ, đèn và vạch dừng xe, dẫn đến khả năng lưu thông qua nút giảm gây ùn tắc trên toàn tuyến đường

Hình 3.3 Hiện trạng Bố trí vạch dừng xe, đèn tín hiệu giao thông và vạch dành

cho người đi bộ tại giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur

- Quan sát “Hình 3.3 Hiện trạng Bố trí vạch dừng xe, đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ tại giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur” trên ta thấy vạch dừng

xe bố trí quá xa so với giao lộ, các phương tiện như xe ô tô lớn sẽ che khuất tầm nhìn tín hiệu đèn của các phương tiện sau nó, đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng

lưu thông qua giao lộ

c Đề xuất phương án

Với những hạn chế như trên, nhằm tăng khả năng lưu thông qua nút, kéo giảm dòng chờ và tăng tầm nhìn đèn tín hiệu giao thông ta đưa ra phương án lắp đặt đèn tín hiệu giao thông sau giao lộ, tại giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur

Phương án lắp đặt đèn tín hiệu giao thông phía sau giao lộ như sau:

- Trên đường Điện Biên Phủ di dời vạch dừng xe 5.5m về phía giao lộ, cách vạch sơn dành cho người đi bộ 1.5m

Trang 29

- Trên đường Pasteur di dời vạch dừng xe 1.2m về phía giao lộ, cách vạch sơn dành cho người đi bộ 1.5m

- Thu hồi, thay mới trụ đèn tín hiệu hiện tại trên đường Điện Biên Phủ và đường

Pasteur hiện tại với kích thước như sau:

Trên đường Điện Biên Phủ:

• Cột đèn tín hiệu giao thông: H1= 6.2m

• Tay vươn: L1= 9m

T rên đường Pasteur:

• Cột đèn tín hiệu giao thông: H2= 6.2m

• Tay vươn: L2= 7m

Hình 3.4 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Điện Biên Phủ

Trang 30

Hình 3.5 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Pasteur

- Bình đồ phương án bố trí tại giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur (Xem Phụ Lục 1:

Hình 3.6)

- Phương án đưa ra đã phần nào giúp làm giảm thời gian lưu thông qua giao lộ của các phương tiện, từ đó góp phần làm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến đường Điện Biên Phủ và đường Pasteur

- Việc bố trí, lắp đặt mới hệ thống đèn tín hiệu trên đã khắc phục được hạn chế về tầm nhìn của đèn tín hiệu tại giao lộ khi qua khỏi nút

- Phương án lắp đặt đèn tín hiệu giao thông phía sau giao lộ hiện đang còn mới trong việc tổ chức, thiết kế nút giao thông ở nước ta chính vì vậy mà cần phải có sự đầu tư, đi sâu vào nghiên cứu cho phương án này Thực hiện theo dõi và đi vào đánh giá hiệu quả mà phương án này mang lại, từ đó có thể áp dụng nhân rộng trên phạm vi

cả nước Mà hơn hết là ở các thành phố lớn, nơi mà tỉ lệ đất dành cho giao thông đang còn quá ít so với yêu cầu thực tế và tình trạng ùn tắc giao thông vẫn thường xuyên xãy

Trang 31

2.4 Tổ chức phân luồng giao thông khu vực Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, Quận 5

a Hiện trạng giao thông khu vực

Hiện nay, vào giờ cao điểm, giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông nguyên nhân do mật độ lưu thông trên đường Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Tri Phương rất đông, và lượng phương tiện

rẽ trái tại giao lộ tạo ra các giao cắt đối đầu phức tạp Mặt khác các phương tiện giao thông từ Quận 8 sang Quận 5 đổ dồn về đường Nguyễn Tri Phương qua giao lộ Nguyễn Tri Phương – Trần Hưng Đạo rất lớn, làm cho giao thông tại giao lộ này càng

thêm phức tạp

Hình 4.1 Vị trí giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, Quận 5

Mặt cắt ngang hiện hữu và lưu lượng của các tuyến đường chính nghiên cứu:

- Đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ cầu Nguyễn Tri Phương đến đường Trần Hưng Đạo): rộng 12m, lưu thông 2 chiều xe, có dãy phân cách thép giữa tim đường Đoạn từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Trần Phú rộng 10,5m, có dãy phân cách bê tông dài 20m

- Đường Trần Phú đoạn từ đường Nguyễn Tri Phương đến đường Trần Hưng Đạo rộng 12m, lưu thông 2 chiều xe

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1 : Sơ đồ tổ chức của Khu quản lý giao thông đô thị số 1  2. C hức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của Khu quản lý giao thông đô thị số 1 2. C hức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: (Trang 3)
Hình 1 .1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 1 1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu (Trang 17)
Hình 2 .1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 2 1 Vị trí tuyến đường nghiên cứu (Trang 21)
Bảng 2.1. Trị số KNTH lớn nhất (Đơn vị tính: xe con/h). - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1. Trị số KNTH lớn nhất (Đơn vị tính: xe con/h) (Trang 24)
Hình 3 .1 Vị trí giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur, Quận 3. - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 3 1 Vị trí giao lộ Điện Biên Phủ - Pasteur, Quận 3 (Trang 27)
Hình 3.3 Hiện trạng Bố trí vạch dừng xe, đèn tín hiệu giao thông và vạch dành  cho người đi bộ tại giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 3.3 Hiện trạng Bố trí vạch dừng xe, đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ tại giao lộ Điện Biên Phủ- Pasteur (Trang 28)
Hình 3.4 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Điện Biên Phủ. - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 3.4 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Điện Biên Phủ (Trang 29)
Hình 3.5 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Pasteur. - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 3.5 Cột đèn tín hiệu giao thông sẽ được bố trí trên đường Pasteur (Trang 30)
Hình 4.1 Vị trí giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, Quận 5. - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Hình 4.1 Vị trí giao lộ Trần Hưng Đạo – Nguyễn Tri Phương, Quận 5 (Trang 31)
Bảng 1.1. Các tuyến đường do Khu QLGTDT1 Quản lý. - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
Bảng 1.1. Các tuyến đường do Khu QLGTDT1 Quản lý (Trang 58)
Hình III.1 .  Thước đo đường dạng bánh xe 600 - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
nh III.1 . Thước đo đường dạng bánh xe 600 (Trang 60)
Hình IV.1. Tham gia đi khảo sát hiện trạng Nút giao thông Điện Biên Phủ- Pasteur - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
nh IV.1. Tham gia đi khảo sát hiện trạng Nút giao thông Điện Biên Phủ- Pasteur (Trang 62)
Hình IV.2. Tham gia đi khảo sát hiện trạng Nút giao thông Điện Biên Phủ- Pasteur - khu quản lý giao thông đô thị số 1, thành phố hồ chí minh
nh IV.2. Tham gia đi khảo sát hiện trạng Nút giao thông Điện Biên Phủ- Pasteur (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w