1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh

117 1,9K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 7,19 MB

Nội dung

Nhưng thế nào là ngôi nhà xanh thì lại là điều mà không phải ai cũng có thể nắm được Nhà ở sinh thái được hiểu là ngôi nhà mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM

Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS VŨ HẢI YẾN Sinh viên thực hiện : VĂN CHÂN LÝ MSSV: 1191080058 Lớp: 11HMT01

Trang 2

Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp là kết quả nghiên cứu của riêng tôi không sao chép của ai Nội dung đồ án có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của

đồ án

Sinh viên thực hiện

Văn Chân Lý

Trang 3

án tốt nghiệp cũng chính là một trong những bước đi cuối để em có thể học hỏi,

củng cố và hoàn thiện hơn vốn kiến thức đó

Lời đầu tiên, em xin được phép bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc

nhất của mình đến Cô Vũ Hải Yến - người hướng dẫn trực tiếp cho em đồ án tốt nghiệp này và là người đã nhiệt tình chỉ giảng và hướng dẫn trực tiếp cho em trong

suốt thời gian qua

Em xin gửi lời cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Môi Trường và Công nghệ Sinh

học đã luôn quan tâm, tận tình hướng dẫn cũng như giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp này

Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong quá trình học

tập

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính gửi đến toàn thể Ban lãnh đạo, Quý Thầy Cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, các cô chú, anh chị lời chúc sức khỏe và hạnh phúc

TP.HCM, ngày tháng 03 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Văn Chân Lý

Trang 4

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIẾN TRÚC XANH 5

1.1 Khái niệm về kiến trúc xanh 5

1.1.1 ến trúc xanh “Green Architecture” 5

1.1.2 Mục đích cụ thể của việc thực hành kiến trúc xanh 6

1.1.3 Mục tiêu của kiến trúc xanh 7

1.1.4 Nội dung cơ bản của kiến trúc xanh 7

1.1.5 Những lợi ích của kiến trúc xanh 8

1.1.6 Tiêu chí đánh giá Kiến trúc xanh trên thế giới 9

1.1.7 Tiêu chí “Kiến trúc xanh Việt Nam” của Hội Kiến trúc sư Việt Nam 14

1.2 Hi ện trạng kiến trúc xanh ở Việt Nam 14

1.3 Tiêu chí mô hình kiến trúc xanh áp dụng tại TP HCM 16

1 4 Một số mô hình kiến trúc xanh 17

1.4.1 Một số công trình kiến trúc xanh trên thế giới 17

Trang 5

1.4.2 Một số công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam 21

1.5 Kết luận chương 1 27

CHƯƠNG 2: H XANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 28

2.1 Cơ sở pháp lý 28

2.2 Cơ sở về điều kiện tự nhiên ở TP HCM 29

2.2.1 Vị trí, địa hình 29

2.2.2 Địa chất, thủy văn 31

2.2.3 Thời tiết khí hậu 32

2.2.4 Môi trường 34

2.3 Cơ sở về kinh tế - xã hội 35

2.3.1 Cơ sở về kinh tế 35

2.3.2 Cơ sở về xã hội 37

2.4 Tổng quan nhà ở kiến trúc xanh tại TP HCM 39

2.4.1 Tình hình nhà ở kiến trúc xanh tại TP HCM 39

2.4.2 Những trở ngại trong việc đưa kiến trúc xanh vào đời sống của người dân Thành Phố 40

2.4.3 Hướng giải quyết 41

2.5 Một số công trình xanh ở TP.HCM 41

2.6 Kết luận chương 2 44

Trang 6

3.1 Nguyên tắc thiết kế 46

3.1.1 Hình thái và hướng công trình 46

3.1.2 Ô cửa ngôi nhà 47

3.1.3 Bố cục không gian nội thất 49

3.2 Giải pháp kiến trúc hiện đại trong nhà ở sinh thái 50

3.2.1 Thông gió và làm mát 51

3.2.2 Che chắn nắng cho công trình 55

3.2.3 Cấu trúc vỏ bọc công trình 57

3.2.4 Trồng cỏ trên mái nhà 60

3.2.5 Phương thức xây dựng và vật liệu thân thiện với môi trường 62

3.3 Kết luận chương 3 66

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH NHÀ Ở KIẾN TRÚC THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 67

4.1 Mô hình nhà phố thực tế 67

4.1.1 Công trình thực tế 67

4.1.2 Dự toán công trình nhà ở 68

4.1.3 Phân tích những ưu điểm và hạn chế của công trình 68

4.2 Đề xuất mô hình: “ nhà ở kiến trúc thân thiện môi trường” 72

4.2.1 Giải pháp xanh cho công trình 72

Trang 7

4.2.2 Giải pháp xanh cho vận hành công trình 77

4.2.3 Mô hình: “ nhà ở kiến trúc thân thiện môi trường” 86

4.3 Dự toán sau khi cải tạo công trình 86

4.3.1 Chi phí công trình sau khi sử dụng vật liệu thân thiện môi trường 86

4.3.2 So sánh lợi ích giữa hai công trình 88

4.4 Kết luận chương 4 92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị 93

Trang 8

NLMT: Năng lượng mặt trời

BREEAM: Building Research Establishment

GBC: Green Building Challenge

LEED: Leadership in Energy & Environmental Design

VGBC: VietNam Green Building Council

QCXDVN: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

Trang 9

DANH M ỤC BẢNG

Bảng 2.1 Khí hậu TP HCM 33

Bảng 4.1 Bảng tóm tắt dự toán 68

Bảng 4.2 Ưu điểm và hạn chế của công trình 71

Bảng 4.3 Thông số pin năng lượng mặt trời 79

Bảng 4.4 Dự toán tóm tắt công trình xanh 88

Bảng 4.5 So sánh giữ hai vật liệu 88

Trang 10

Hình 1.3 Tòa nhà Anti – Smog - Pháp 18

Hình 1.4 Ngôi nhà kiến trúc xanh Brittany - Pháp 20

Hình 1.5 Ngôi nhà M.House, Thiên An, TP Huế 22

Hình 1.6 Nhà cộng đồng thôn Suối Rè 24

Hình 1.7 Công trình “Cà phê gió và nước” 26

Hình 2.1 Hình ảnh vị trí TP Hồ Chí Minh 30

Hình 2.2 Bưu điện TP Hồ Chí Minh 31

Hình 2.3 Ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch TP Hồ Chí Minh 35

Hình 2.4 Trung tâm thương mại Diamond .36

Hình 2.5 Dạng nhà ống tiết kiệm năng lượng 42

Hình 2.6 Trung tâm thương mại Vincom, TP Hồ Chí Minh 44

Hình 3.1 Mô hình nhà phố tiết kiệm năng lượng 46

Hình 3.2 Hướ ạo mặt trời cho nhà phố tại TP Hồ Chí Minh 47

Hình 3.3 Vùng bảo vệ chống nóng 48

Hình 3.4 Mặt bằng tầng trệt 49

Hình 3.5 Thông gió tự nhiên của nhà phố 51

Hình 3.6 Thời gian cần điều hòa không khí cho nhà ở tại TP Hồ Chí Minh 53

Hình 3.7 Giếng trời xanh cho nhà phố 53

Hình 3.8 Các dạng điều hòa không khí cho nhà ở tại TP HCM 55

Hình 3.9 Kết quả điều tra về các kết cấu đặc trưng của các dự án nhà phố mới 58

Hình 3.10 Trồng cỏ trên mái nhà 60

Hình 3.11 Cấu trúc vật liệu trồng cỏ trên mái nhà 60

Hình 3.12 Kết cấu khung của nhà phố 63

Hình 3.13 Ví dụ về gạch tro bay 64

Trang 11

Hình 3.14 Vật liệu bằng tre .65

Hình 3.15 Mặt cắt cửa sổ 66

Hình 4.1 Mô hình nhà ống thực tế 67

Hình 4.2 Mặt bằng tầng 1 trệt 69

Hình 4.3 Mặt bằng tầng 2 69

Hình 4.4 Mặt bằng tầng 3 70

Hình 4.5 Mặt bằng tầng mái 70

Hình 4.6 Mặt cắt công trình 71

Hình 4.7 Gạch Block, gạch bê tông 72

Hình 4.8 Gạch không nung nhẹ 73

Hình 4.9 Khả năng cách nhiệt của gạch AAC 73

Hình 4.10 Khả năng cách âm của gạch AAC 74

Hình 4.11 Tính bền của gạch 74

Hình 4.12 Gạch thân thiện môi trường 74

Hình 4.13 Tấm lợp sinh thái 75

Hình 4.14 Sàn tre Ali 76

Hình 4.15 Góc nhìn lên giếng giếng trời 77

Hình 4.16 Pin năng lượng mặt trời 78

Hình 4.17 Các thành phần của bình nước nóng năng lượng mặt trời 79

Hình 4.18 Kết quả khảo sát về việc sử dụng bình nước nóng NLMT 80

Hình 4.19 Nhà bếp 82

Hình 4.20 Phòng khách 83

Hình 4.21 Phòng ngủ 84

Hình 4.22 Phòng tắm 85

Hình 4.23 Mặt cắt công trình kiến trúc xanh 86

Trang 12

M Ở ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang gây sức ép lớn lên hệ sinh thái và môi trường

sống Trong quá trình quy hoạch và xây dựng các đô thị, nhiều rừng cây, thảm cỏ, ao

hồ và sông ngòi bị biến mất Thay cho các bề mặt tự nhiên là bề mặt của các công trình xây dựng, giao thông làm cho nhiệt độ trong các đô thị tăng cao, gây ra sự nóng

bức, ngột ngạt Bên cạnh đó, trong quá trình sống, các loại chất thải rắn – lỏng – khí được con người xả ra môi trường tự nhiên, làm cho môi trường trong các đô thị bị

biến đổi, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe và còn làm tổn hại đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng nhiệt

độ trái đất gia tăng, mực nước biển trung bình tiếp tục dâng cao, các thiên tai bão lũ thường xảy ra là mối nguy cơ hiện hữu đang đe dọa môi trường sống của con người

Giải pháp cho vấn đề này chính là việc xây dựng những ngôi nhà xanh Nhưng thế nào là ngôi nhà xanh thì lại là điều mà không phải ai cũng có thể nắm được

Nhà ở sinh thái được hiểu là ngôi nhà mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây

dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái:

- Cộng sinh với môi trường tự nhiên

- Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh

- Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu

Hòa nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực

Trang 13

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng

Một công trình thân thiện với môi trường là một công trình không gây ô nhiễm hoặc hao phí quá nhiều tài nguyên của quốc gia, sử dụng các vật liệu gần gũi với tự nhiên

để đem lại không gian sống an toàn và thoải mái cho con người Thân thiện với môi trường rất gần với giảm thiểu chi phí xây dựng bởi vì một căn nhà thân thiện với môi trường có xu hướng giảm thiểu các chi tiết xây dựng cũng như các nguyên vật liệu, hoặc tìm các nguyên vật liệu gọn nhẹ, dễ kiếm, nên cũng góp phần giảm thiểu chi phí

xây dựng cho ngôi nhà Đề tài: “Nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị TP HCM” được thực hiện nhằm mục đích cải thiện

môi trường đô thị, nhà ở, cũng như định hình một lối sống mới cho người dân

3 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là nhà ở kiến trúc xanh áp dụng cho Việt Nam, đặc biệt

là TP HCM

4 Giới hạn đề tài

- Thiết kế mô hình nhà nhỏ, diện tích từ 40 – 50 m2 thông dụng tại TP HCM

- Mô hình áp dụng thực tế trong đề tài là mô hình 46,4 m2

; 3 tầng, cho 5 người trong gia đình thuộc 3 thế hệ

5 N ội dung đề tài

Trang 14

+ Định nghĩa, khảo sát hiện trạng kiến trúc xanh tại Việt Nam và trên thế

- Phương pháp điều tra, khảo sát

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp đánh giá

 Phương pháp điều tra, khảo sát

Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm điều tra gián tiếp hoặc dựa vào các kết quả điều tra sẵn có trên sách, báo và phương tiện thông đại chúng cùng với việc phân tích, khảo sát, đánh giá hiện trạng nhà ở sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới Từ đó lựa chọn đưa ra các giải pháp thích hợp và khả thi cho việc thiết kế mô hình

 Phương pháp thu thập thông tin

Tham khảo, tổng hợp các báo cáo về tài nguyên tái tạo (năng lượng tái tạo), các

dự án cải tạo quy hoạch khu đô thị sinh thái, các ứng dụng của các thiết bị hoạt động dựa trên nguồn năng lượng này…

Trang 15

Đồ Án Tốt Nghiệp

 Phương pháp thống kê phân tích số liệu

Tổng kết, đánh giá, khẳng định lại những đặc điểm sinh thái – xã hội của nhà ở cổ truyền Việt Nam, nghiên cứu về hình khối và hướng nhà tiết kiệm năng lượng, xác định các bước đi trong việc sinh thái hoá thiết kế nhà ở

Thiết kế mô hình nhà ở sinh thái trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận

dụng các nguồn tài nguyên tái tạo

7 Ý nghĩa đề tài

- Nghiên cứu lý thuyết, đánh giá tiềm năng của nhà ở sinh thái, đô thị sinh thái

- Nhà ở kiến trúc xanh kiểu mẫu dựa trên nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và

tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo

- Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trên thực tế

- Ngôi nhà xanh không chỉ là phương pháp để tiết kiệm năng lượng, sử dụng

hợp lý nguồn tài nguyên mà còn tiết kiệm được chi phí xây dựng, vận hành và thân thiện với môi trường, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai

Luận văn bao gồm 4 chương:

- Mở đầu

- Chương 1: Giới thiệu chung về kiến trúc xanh

- Chương 2: Tổng quan về TP Hồ Chí Minh

- Chương 3: Một số giải pháp kiến trúc tiết kiệm năng lượng cho ngôi nhà phố

tại Thành Phố Hồ Chí Minh

- Chương 4: Thiết kế mô hình nhà ở kiến trúc thân thiện môi trường

- Kết luận và kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIẾN TRÚC XANH

1.1.1 ến trúc xanh “Green Architecture”

Kiến trúc xanh hay còn gọi là “kiến trúc sinh thái”, “kiến trúc bền vững” được hiểu

là kiến trúc mà trong suốt vòng đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại

bỏ đều được tiến hành theo nguyên tắc sinh thái:

- Cộng sinh với môi trường tự nhiên

- Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh

- Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu

- Hòa nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực

- Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng

Nói một cách tổng quát thì kiến trúc xanh là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan

hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra

một môi trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh

Trang 17

Kiến trúc xanh tạo lập môi trường không gian nhỏ, môi trường vi khí hậu (thể hiện

ở giai đoạn sử dụng) là tạo nên một kiến trúc có nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong lành, có ánh sáng, âm thanh thích hợp với con người, có không gian linh hoạt, thông thoáng, đa thích dụng và đạt hiệu quả sử lâu dài

Kiến trúc xanh bảo vệ môi trường lớn chung quanh, môi trường vĩ mô (thể hiện trong toàn bộ quá trình từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi công trình bị loại bỏ)

là hạn chế khai thác giới tự nhiên, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường mà

chủ yếu là giảm và xử lý thỏa đáng phế thải (chất thải rắn, nước bẩn, khí độc hại, ô nhiễm âm thanh, ánh sáng)

1.1.2 M ục đích cụ thể của việc thực hành kiến trúc xanh

- Bảo tồn, gìn giữ hệ sinh thái tự nhiên; khôi phục, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên

Trang 18

- Tạo ra công trình thích ứng tốt với khí hậu bản địa: đón nắng, chắt lọc môi trường tự nhiên tốt đẹp; giảm thiểu, hạn chế môi trường bất lợi; tạo

lập môi trường tốt nhất cho con người sinh sống và hoạt động

- Bảo tồn, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Áp dụng công nghệ mới để khai thác năng lượng thiên nhiên, tái sinh, tái

chế, tái sử dụng các tài nguyên và cuộc sống con người lên môi trường,

giữ gìn môi trường trong lành

Khi đó: công trình sẽ có hiệu quả năng lượng; công trình thân thiện với thiên nhiên, môi trường được bảo vệ; con người sẽ khỏe mạnh, hạnh phúc

1.1.3 M ục tiêu của kiến trúc xanh

Mục tiêu chính của kiến trúc xanh vẫn là xoay quanh vấn đề giảm các xung đột chính giữa môi trường xây dựng nhân tạo với sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên, bằng các cách:

- Sử dụng một cách có hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác

- Bảo vệ sức khỏe của người sử dụng công trình và tăng sức sản xuất của nhân

lực

- Giảm chất thải, ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường

1.1.4 Nội dung cơ bản của kiến trúc xanh

- Lựa chọn địa điểm xây dựng, kiểm tra những điều kiện hiện có như: khí hậu, thổ nhưỡng, nước ngầm, không khí… đặt ra trong điều kiện sinh thái

- Tận dụng điều kiện khí hậu môi trường và tránh sử dụng những biện pháp nhân tạo Tận dụng vật liệu địa phương, tận dụng tài nguyên có thể tái sinh không ô nhiễm như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt…

- Tạo khả năng phát triển trong quá trình xây dựng và sử dụng

Trang 19

Đồ Án Tốt Nghiệp

- Tiết kiệm giá thành Sử dụng vật liệu kỹ thuật mới, sáng tạo hình thức kiến trúc đa dạng, mật độ xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên Dựa vào thực

tế trong nước để chọn những giải pháp kỹ thuật phù hợp

- Không chỉ nghiên cứu bản thân công trình kiến trúc mà còn phải nghiên cứu môi trường xung quanh, kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn

Như vậy, mục đích cao nhất của kiến trúc xanh là giảm chất thải đối với môi trường trong cả quá trình từ thi công, sử dụng đến loại bỏ nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm đối với môi trường

1.1.5 Nh ững lợi ích của kiến trúc xanh

- Lợi ích về xã hội

+ Tạo mĩ quan đô thị với việc tạo ra các điểm nhìn

+ Cải thiện sức khoẻ thành viên trong gia đình vì làm tăng lượng oxy trong không khí

+ Tạo không gian nghỉ ngơi giải trí: khắc phục việc thiếu không gian xanh trong các đô thị

+ Các nghiên cứu chỉ ra rằng những hoạt động rảnh rỗi nghỉ ngơi trong các không gian tự nhiên rất quan trọng và nó giúp con người giải toả stress

- Môi trường

+ Công trình xanh rất thân thiện với môi trường Nó làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ mỗi ngày, xử lý và tái chế chất thải hợp lý

- Lợi ích về kinh tế

+ Tiết kiệm năng lượng điện, tiết kiệm chi phí mua sắm các thiết bị tiêu

thụ điện

Trang 20

1.1.6 Tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh trên thế giới

Là sản phẩm do con người tạo ra, ảnh hưởng của kiến trúc đối với môi trường sinh thái rất nhiều mặt, nhiều mức độ, trong đó kiến trúc có mục tiêu và giải pháp

bảo vệ môi trường sinh thái rõ rệt có thể gọi là kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh là một công trình có tính hệ thống rất phức tạp, không chỉ yêu cầu

kiến trúc sư có quan điểm bảo vệ môi trường sinh thái và có những phương pháp thiết kế tương ứng mà còn yêu cầu các cấp quản lý, nhà doanh nghiệp có ý thức bảo

vệ môi trường mạnh mẽ Sự can thiệp của các quan hệ hợp tác nhiều tầng nấc này đòi hỏi trong cả quá trình xác lập một hệ thống đánh giá và chứng thực rõ ràng, lấy phương thức định lượng để kiểm tra hiệu quả đạt được mục tiêu sinh thái của thiết

kế kiến trúc, dùng những chỉ tiêu nhất định để so sánh mức độ thực hiện tính năng môi trường mong muốn đã đạt được Hệ thống đánh giá không những chỉ đạo thực tiễn kiểm nghiệm kiến trúc xanh, đồng thời cũng đưa ra thị trường những hạn chế

và quy định, thúc đẩy nghiên cứu nhiều hơn các yếu tố môi trường trong quá trình thiết kế, vận hành, quản lý và bảo vệ, hướng kiến trúc phát triển trên quỹ đạo tiết

kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, lành mạnh dễ chịu, coi trọng hiệu quả kinh tế

Trong hơn 10 năm qua, một số nước phát triển trên thế giới đã kế tiếp nhau đưa ra các phương pháp đánh giá môi trường kiến trúc khác nhau, trong đó hệ thống đánh giá kiến trúc xanh mà các nước Anh, Mỹ, Canada thực hiện khá thành công, đáng được nghiên cứu học hỏi

1.1.6.1 Phương pháp đánh giá của tổ chức nghiên cứu xây dựng Anh (BREEAM)

Phương pháp đánh giá của BREEAM do tổ chức nghiên cứu xây dựng Anh (Building Research Establishment - BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra sớm nhất vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng xanh một cách có hiệu lực và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu

Trang 21

một loạt vấn đề môi trường như ảnh hưởng của kiến trúc đối với môi trường toàn

cầu, khu vực, địa điểm kiến trúc và nội thất, cuối cùng BREEAM cấp cho kiến trúc

chứng thực về môi trường

Trước tiên, BREEAM cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau Nội dung đánh giá gồm 3

mặt: tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với

kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BREEAM và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng

cấp BREEAM và chỉ số tính năng môi trường; đối với kiến trúc hiện có nhưng không dùng đến hoặc kiến trúc chỉ cần tiến hành kiểm tra kết cấu và cấu trúc phục

vụ có liên quan thì đánh giá tính năng kiến trúc và tính toán chỉ số tính năng môi trường mà không cần tính toán đẳng cấp BREEAM

Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:

1 Quản lý: chính sách và quy trình

2 Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng

3 Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2

4 Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải

5 Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ

6 Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường

7 Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất

8 Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm

Trang 22

9 Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước

Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên

3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành Đáp ứng yêu cầu tức là có thể được số điểm tương ứng Cộng các điểm của các tính năng

kiến trúc lại để được điểm của tính năng kiến trúc (BPS), cộng các tổng điểm của hai mặt thiết kế và xây dựng, quản lý và vận hành, căn cứ khoảng thời gian khác nhau của hạng mục kiến trúc tính ra điểm của BPS + thiết kế và xây dựng hoặc BPS + quản lý và vận hành để được tổng điểm đẳng cấp BREEAM Ngoài ra, từ giá trị BPS căn cứ bản chuyển hoán chuyển ra chỉ số tính năng môi trường (EPI) Cuối cùng, tính năng môi trường của kiến trúc thì lấy số điểm lượng hoá trực quan để cho

ra Căn cứ số điểm, BRE quy định 4 đẳng cấp đánh giá BREEAM là: Đạt, tốt, rất tốt

và xuất sắc

Từ năm 1990 tiến hành lần đầu tiên đến nay, BREEAM không ngừng hoàn thiện và

mở rộng, tính có thể thao tác nâng cao lên rất nhiều, cơ bản thích ứng yêu cầu của

thị trường, đến năm 2000 đã đánh giá hơn 500 hạng mục kiến trúc, trở thành mẫu

mực cho các nước có lĩnh vực nghiên cứu tương tự: Canada và Australia đã xuất

bản hệ thống BREEAM, Hồng Kông cũng ban hành hệ thống đánh giá tương tự: HK-BEAM

Trang 23

Đồ Án Tốt Nghiệp

thống nhất, thiết lập tiêu chuẩn đánh giá tính năng kiến trúc xanh toàn cầu và hệ

thống chứng thực, làm cho những thông tin tính năng kiến trúc có ích có thể trao đổi

giữa các quốc gia và cuối cùng làm cho các ví dụ có thực về kiến trúc xanh giữa các khu vực và quốc gia trở nên có thể so sánh được Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế ngày càng rõ rệt, công việc này có ý nghĩa sâu xa

Phạm vi đánh giá GBC 2000 bao gồm kiến trúc xây mới và kiến trúc cải tạo thành

mới Sổ tay đánh giá gồm 4 cuốn: tổng luận, kiến trúc văn phòng, kiến trúc trường

học, nhà ở tập hợp Mục đích đánh giá là để bình xét tính năng môi trường của kiến trúc sau khi thiết kế và hoàn công Tiêu chuẩn bình xét có cả thảy 8 bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất: chỉ tiêu phát triển bền vững của môi trường Đây là tiêu chuẩn lượng hoá tính năng cơ bản dùng để so sánh giữa các kiến trúc được nghiên cứu của các quốc gia khác nhau trong GBC 2000

- Bộ phận thứ hai: tiêu hao tài nguyên, vấn đề tiêu hao tài nguyên thiên nhiên

của kiến trúc

- Bộ phận thứ ba: phụ tải môi trường, áp lực của chất thải gây ra đối với môi trường tự nhiên khi xây dựng, vận hành và dỡ bỏ kiến trúc và ảnh hưởng

tiềm ẩn đối với môi trường xung quanh

- Bộ phận thứ tư: chất lượng không khí trong phòng, vấn đề kiến trúc ảnh hưởng độ lành mạnh và dễ chịu của người sử dụng kiến trúc

- Bộ phận thứ năm: tính có thể bảo vệ, nghiên cứu nâng cao tính thích ứng, tính cơ động, tính có thể thao tác và tính năng có thể bảo vệ của kiến trúc

- Bộ phận thứ sáu: tính kinh tế, mức giá thành của kiến trúc được nghiên cứu trong toàn bộ thời gian tuổi thọ

- Bộ phận thứ bảy: vận hành, quản lý, thực tiễn quản lý và vận hành hạng mục

kiến trúc, bảo đảm chắc chắn khi vận hành kiến trúc có thể phát huy tính năng lớn nhất của nó

- Bộ phận thứ tám: biểu thuật ngữ

1.1.6.3 Uỷ ban kiến trúc xanh Mỹ (USGBC) đề ra tiêu chí LEED

Trang 24

Uỷ ban kiến trúc xanh Mỹ (USGBC) năm 1995 đề ra “sự lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường” (Leadership in Energy & Environmental Design - LEED), đến tháng 3/2000 thì đổi mới và công bố văn bản 2.0 Đây là một bộ tiêu chuẩn đánh giá mà uỷ ban kiến trúc xanh Mỹ đề ra để đáp ứng yêu cầu đánh giá

kiến trúc xanh của thị trường xây dựng Mỹ, đề cao môi trường kiến trúc và đặc tính kinh tế

“Hệ thống đánh giá sự lãnh đạo trong thiết kế năng lượng và môi trường 2.0” (LEED 2.0) thông qua 6 mặt để đánh giá hạng mục kiến trúc xanh bao gồm:

1 Thiết kế địa điểm bền vững

2 Sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước

3 Năng lượng với môi trường

4 Vật liệu và tài nguyên

5 Chất lượng môi trường trong phòng

6 Thiết kế có tính đổi mới

Ở mỗi mặt, USGBC đều nêu ra yêu cầu đối với tiền đề, mục đích và chỉ đạo kỹ thuật liên quan Như đổi mới thiết kế địa điểm bền vững, yêu cầu cơ bản là phải

khống chế các vật thối rữa và các vật lắng đọng của kiến trúc, mục đích là khống

chế ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng nước và không khí Trong mỗi một mặt, bao gồm nhiều mặt nhỏ, điểm tương ứng được đề xuất đối với hạng mục mà theo yêu cầu các mặt cụ thể phải đạt được Các điểm cho đều bao hàm 3 nội dung: mục đích, yêu cầu và chỉ đạo kỹ thuật liên quan Như mặt sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có 3 điểm cho là: quy hoạch tiết kiệm nước, kỹ thuật thu hồi nước thải

và dùng nước tiết kiệm Nếu hạng mục kiến trúc đáp ứng được 2 yêu cầu trong quy

hoạch tiết kiệm nước thì có thể được 2 điểm Các điểm cộng lại thành ra tổng số điểm, từ đó đặc tính xanh của kiến trúc có thể dùng phương thức lượng hoá để biểu đạt ra Trong đó, chọn địa điểm kiến trúc hợp lý ước chiếm 22% tổng số điểm, sử

dụng có hiệu quả tài nguyên nước chiếm 8%, năng lượng với môi trường 27%, vật

liệu và tài nguyên 27%, chất lượng môi trường trong phòng 23% Căn cứ điểm được

cuối cùng cao hay thấp, hạng mục kiến trúc có thể chia làm 4 mức từ thấp lên cao:

Trang 25

Đồ Án Tốt Nghiệp

được LEED 2.0 chứng thực thông qua, chứng thực giải bạc, vàng và bạch kim Đến tháng 9/2001 toàn nước Mỹ đã có 13 hạng mục kiến trúc đã thông qua LEED 2.0

chứng thực, vượt qua 200 hạng mục đăng ký xin chứng thực

Hiện nay nhiều nước đang tiến hành công tác nghiên cứu của mình trong lĩnh vực đánh giá kiến trúc xanh: ECO QUANTUM của Hà Lan, ECO - PRO của Đức, EQUER của Pháp , các nước đều có những đặc điểm khác nhau Do hạn chế về tri

thức và kỹ thuật, nhận thức của các nước về quan hệ giữa kiến trúc và môi trường còn chưa đầy đủ, hệ thống đánh giá cũng tồn tại một số hạn chế, như đơn giản hoá

một số yếu tố đánh giá, vấn đề cân nhắc tiêu chuẩn và vận dụng kết quả đánh giá

thế nào để nâng cao, cải thiện tính năng của kiến trúc, cơ chế ràng buộc của đánh giá

1.1.7 Tiêu chí “Ki ến trúc xanh Việt Nam” của Hội Kiến trúc sư Việt Nam:

Trên thế giới hiện nay có khoảng 24 hệ thống đánh giá công trình xanh, tuy nhiên

tại Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức, ban ngành nào chứng nhận cho tiêu chuẩn này và chưa ban hành bộ tiêu chuẩn công trình xanh

Dưới đây là tiêu chí kiến trúc xanh của hội kiến trúc Việt Nam:

- Địa điểm bền vững (phù hợp quy hoạch khu vực, có giải pháp thích ứng

biến đổi khí hậu)

- Môi trường bên trong có chất lượng (giải pháp kiến trúc thích ứng khí hậu, khai thác tối đa điều kiện tự nhiên )

- Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả (tiết kiệm đất xây dựng, sử dụng

vật liệu thân thiện với môi trường, có giải pháp tiết kiệm nước sạch )

- Hoà nhập môi trường nhân văn (đáp ứng nhu cầu cộng đồng, phù hợp nếp

sống phong tục tập quán địa phương )

- Kiến trúc hiện đại, có bản sắc

Trang 26

Trong những năm qua, tình hình xây dựng ở các đô thị phát triển mạnh mẽ theo đà tăng trưởng kinh tế Tại các đô thị, nhà ở do dân tự xây dựng và các dự án khu đô thị mới, các công trình cao tầng, thương mại đang được phát triển nhanh chóng

Theo điều tra, khảo sát của Viện môi trường đô thị và công nghiệp Việt Nam, việc chú trọng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, sinh thái trong công tác quy hoạch và thiết kế kiến trúc chưa được coi trọng Năng lượng tiêu thụ khu vực nhà ở và các công trình công cộng hiện đang chiếm 25-30% Theo

Bộ Công Thương, điện năng sử dụng trong sinh hoạt hiện chiếm khoảng 40% tổng điện năng tiêu thụ Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực nhà ở và công trình công cộng giai đoạn vừa qua là 18% hàng năm mà có thể cao hơn trong thập kỉ tới

Việc xây dựng và quy hoạch tổng thể còn thiếu đồng bộ, quy hoạch luôn chạy sau xây dựng, những người có trách nhiệm, chuyên môn chỉ có thể kiềm chế người dân, điều đó khiến bộ mặt các thành phố lớn lởm chởm và lô xô Nhiều thiết kế kiến trúc công trình chưa chú trọng tới yếu tố phù hợp với điều kiện khí hậu, hướng công trình hay khả năng cách nhiệt Đặc biệt, trong khu vực kiến trúc còn thiếu các hướng dẫn, mô hình quản lý nhằm sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế phát thải ra môi trường

Ngoài ra, nhu cầu xây dựng và sử dụng nhà ở của người dân cũng là một lý do khiến quy hoạch kiến trúc thiếu nhất quán và đồng bộ Nhu cầu về nhà ở của người dân tại các thành phố lớn chỉ là nơi để sinh sống, chưa có khái niệm về sự “thân thiện” với môi trường Người dân Việt Nam thu nhập còn thấp, chỉ đạt 1.024USD/người, chuộng các công trình rẻ, có tính ứng dụng cao, đặc biệt là các ngôi nhà hình ống Tuy vậy, các ngôi nhà dạng này có không gian sống chật hẹp, thiếu sự giao tiếp, liên kết với môi trường tự nhiên

Bên cạnh đó, tình trạng đô thị hóa nông thôn cũng khiến cơ cấu kiến trúc chung của nước ta mất dần màu “xanh” của thiên nhiên Các ngôi nhà truyền thống dần bị thay

Trang 27

Đồ Án Tốt Nghiệp

thế bởi những ngôi nhà hiện đại, sử dụng các chất liệu không thân thiện, nhiều hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân và phá hỏng cảnh quan nông thôn Điều này đòi hỏi nền kiến trúc Việt Nam cần có sự xem xét một cách toàn diện và nghiêm túc về mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường thiên nhiên, tìm kiếm giải pháp thích hợp để phát triển bền vững - phát triển xanh

Tại Việt Nam, phát triển kiến trúc xanh hiện chưa được nhà nước đặt thành một chương trình riêng biệt với kế hoạch cụ thể, nhưng nhà nước và cộng đồng đã có

những hoạt động và chính sách quan trọng làm cơ sở cho việc phát triển kiến trúc xanh Nhà nước đã có một hệ thống các văn bản nhằm định hướng kiến trúc hiện đại, đặc biệt ở các thành phố lớn như: định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam; Định hướng phát triển Kiến trúc Việt Nam đến 2020; Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050… Thêm vào đó, năm 2007, Hội đồng công trình xanh (VGBC) được thành lập, đây là bước đi mạnh mẽ của ngành kiến trúc Việt Nam với việc xây dựng một mô hình kiến trúc thân thiện và hiệu quả

Tuy vậy, ở nước ta hiện chưa có nhiều công trình tuân theo mô hình “kiến trúc xanh” bền vững Muốn xây dựng cho một mô hình kiến trúc xanh cho Việt Nam, cần phải học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, tuy nhiên không thể dập khuôn máy móc mà phải có sự điều chỉnh để phù hợp với môi trường và điều kiện của nước ta Bên cạnh đó, khi phát triển một nền kiến trúc hiện đại, cần tránh đô thị hóa nông thôn một cách thiếu định hướng và ồ ạt, làm mất đi những cảnh quan thiên nhiên vốn có của các vùng nông thôn cần phải sự có phối hợp đồng bộ từ các bên liên quan, trong đó có sự ủng hộ của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các kiến trúc sư để Việt Nam xây dựng thành công mô hình kiến trúc sinh thái – xanh

Trang 28

- Có quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng, chọn hướng công trình hợp lý

Bảo vệ hệ thống sinh thái, giảm bớt tác hại đến môi trường xung quanh Đáp ứng yêu cầu tối đa chiếu sáng và thông gió tự nhiên

- Sử dụng vật liệu xây dựng từ tự nhiên, đặc biệt là các vật liệu xây dựng địa phương truyền thống Tái sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng tối đa Hạn

chế việc sử dụng các phương tiện, kỹ thuật tiêu tốn năng lượng

- Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt…) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu

quả

- Giảm thiểu chất thải, khí thải, nước thải

- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ nhân dân

- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Sử dụng cây xanh mặt nước như là một nhân tố tạo cảnh quan môi trường, làm sạch không khí Bố trí cây xanh ở những nơi có thể, biến vỏ bao che (tường, mái nhà…) thành không gian xanh Mở rộng diện tích mặt nước

- Phát huy các giá trị văn hoá kiến trúc truyền thông và đương đại

- Có giải pháp quản lý tốt

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường cảnh quan

1.4 Một số mô hình kiến trúc xanh

1.4.1 M ột số công trình kiến trúc xanh trên thế giới

Trang 29

Đồ Án Tốt Nghiệp

Toà nhà cao 25 tầng trị giá 40 triệu USD là toà tháp sử dụng đa năng kết hợp nhà ở

và không gian thương mại, bao gồm cả công nghệ xanh như tuốc bin gió, tấm quang điện và tạo nước nóng bằng năng lượng

Hình 1.3 Tòa nhà Anti - Smog - Pháp

Trang 30

Tòa nhà Anti - Smog là một trong những dự án của Vincent Callebaut Công trình gồm hai phần:

- Phần trung tâm là Solar Drop - một tòa nhà hình elip được xây dựng trên một đường ray cũ thuộc quận Parisan Phần mái vòm rộng 250 m2 với các tấm panen quang điện giúp sản xuất điện năng từ ánh sáng mặt trời, ngoài ra còn được phủ lớp titan dioxit (TiO2) có nhằm sử dụng các bức xạ tia cực tím để tác động tới các phần tử trong không khí, phá vỡ cấu trúc và nhằm giảm các thành phần gây ô nhiễm trong không khí

Kiến trúc sư Callebaut miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải Bên cạnh đó, tòa nhà Solar Drop còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà

- Phần thứ hai là “tháp gió” Tháp được xây hình xoắn ốc, xen kẽ giữa các khoảng trồng rau và các tua bia gió trục dọc để tạo ra điện Cầu thang xoắn

ốc đưa du khách lên từ khu bảo tàng ở Solar Drop tới phần nóc khu vườn trên không, từ đây có thể ngắm nhiều cảnh đẹp của Paris

Trang 31

Đồ Án Tốt Nghiệp

Đây là ngôi nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Patrice Bideau, toạ lạc tại vùng Brittany ở phía tây bắc nước Pháp Ngôi nhà được xây dựng dựa trên những nguyên tắc kiến trúc hữu cơ và kiến trúc xanh nhằm đạt được hiệu quả thân thiện môi trường mà không cần phải sử dụng đến những biện pháp kỹ thuật phức tạp Ngôi nhà toạ lạc tại một vị trí rất thuận tiện để gia chủ có thể thưởng thức bầu không khí tuyệt vời từ vùng biển này

Đây là dự án được thiết kế dựa trên ý tưởng xây dựng một ngôi nhà mới ở BADEN, kết hợp với một hồ bơi tự nhiên không sử dụng hoá chất và khu vườn cảnh quan thiên nhiên, với cách thức thiết kế nhằm có thể bảo vệ ngôi nhà khỏi những cơn gió thổi từ phương tây Môi trường tự nhiên đầy mới mẻ bao quanh khu vực đã tạo nên bầu không khí thật sự thoải mái và dễ chịu cho những người sinh sống tại nơi này

Trang 32

Ngôi nhà nằm ở phía Tây Bắc của toàn bộ khuôn viên nhằm cung cấp tối đa phần không gian cho khu vườn và sân hiên Khu vực ga ra được xây dựng trên khung gỗ

với phần mái tráng kẽm và uốn cong ra ngoài, giúp che chắn cho lối đi vào cửa chính Những bức tường làm bằng gỗ 145/45 với 145 mm chất liệu cách nhiệt và cách âm của ngôi nhà được dựng trên sàn bê tông với bề mặt phủ cũng được thiết kế

bằng chất liệu cách nhiệt

Mái nhà dốc 45 độ được bao phủ bởi những tấm đá phiến tự nhiên cách nhiệt, cùng

với cửa sổ áp sát mái giúp cho ngôi nhà có thể thuận tiện đón lấy những tia nắng ấm

từ bên ngoài Phần mái cũng được thiết kế thêm hệ thống phanh hơi nước đã được

thử nghiệm 2 lần để đảm bảo việc giữ kín không khí được hiệu quả

Phía đối diện hồ bơi, một giàn dây leo cây đậu tía đã tạo nên khu vực liên kết giữa nhà bếp, sân hiên, nhà kính trồng cây với bộ khung bằng gỗ và mái bằng nhựa polycarbonate Nhà kính trồng cây với những cánh cửa chớp làm bằng gỗ dát mỏng

và khu vườn mùa đông chứa đựng các loại đá, đá phiến nhỏ và các giống cây bụi giúp cho ngôi nhà trở nên ấm áp hơn vào mùa đông và cũng để tạo ra một không gian mở thoáng mát cho mùa hè

Sự kết hợp của tất cả các yếu tố sinh thái đã góp phần vào việc loại bỏ và thay thế

hệ thống sưởi ấm nhiệt động lực học bằng hệ thống dự trữ năng lượng từ nhà kính cùng với bộ tản nhiệt bằng chất lỏng với công suất từ 80 – 90 kWhpe/m² mỗi năm, phù hợp với tiêu chuẩn THPE (hiệu quả năng lượng cao) của Pháp

Ngôi nhà này cũng đã đem lại rất nhiều lợi ích nhất định kể từ khi gia chủ thay đổi cách thiết kế cho toàn bộ không gian sống của họ Bằng việc sử dụng một cách sáng tạo sự tương tác về màu sắc cũng như sự cảm nhận tinh tế trong bầu không khí hài hoà tại đây, gia chủ hoàn toàn có thể bắt đầu một cuộc sống mới - cuộc sống xanh

và đầy thú vị

1.4.2 M ột số công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam

Trang 33

Đồ Án Tốt Nghiệp

M - House là ngôi nhà “tối giản” bởi nó được thiết kế theo phong cách minimalist,

một style thiết kế đang được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới Phong cách này đang được nhiều người yêu thích bởi tiết kiệm được chi phí, hiệu

quả sử dụng tối đa nhưng không vì thế mà mất đi sự sáng tạo

Với tổng diện tích 204 m2, trong đó diện tích xây dựng hơn 150 m2 nhưng M - House vẫn dành đủ chỗ cho phòng khách, phòng làm việc, bếp, 3 phòng ngủ và gara

ô tô ngay tại tầng một Tầng 2 ngôi nhà chỉ ưu tiên cho phòng thờ và sân thượng

M - House sử dụng năng lượng tự nhiên đó là pin năng lượng mặt trời đáp ứng 30% lượng tiêu thụ điện của cả gia đình Nhìn từ xa, những tấm mành bằng nhôm ở phía trước ngôi nhà đã gây ấn tượng mạnh bởi tông màu trắng và những đường thẳng đầy cá tính, hiện đại Chiếc mành nhôm này thay cho chiếc mành tre cổ truyền còn

có thể tự trượt để tránh nắng Những tấm mành tự trượt này không làm giảm đi ánh sáng tự nhiên trong nhà Nên ban ngày một lượng lớn năng lượng dùng thắp sáng sẽ được tiết kiệm Khi có nắng, những tấm mành trượt ngang để che nắng cho ngôi nhà Khi đó ánh sáng vẫn tràn ngập nhưng hơi nóng của mặt trời được hạn chế rõ

Trang 34

rệt Một nguồn điện không nhỏ dành cho các thiết bị làm mát trong nhà cũng được

tiết kiệm nhờ mành nhôm này

Ngoài hệ thống che nắng hiện đại bằng mành nhôm được lắp cảm ứng sáng tự động,

M - House còn được làm mát nhờ hồ nước hình chữ L bao quanh 1/3 nhà Mặt hồ

rộng trước nhà khiến M - House lúc nào cũng lộng gió không khác gì so với những

biệt thự sang trọng ở Hồ Tây Ngôi nhà còn long lanh hơn vào buổi tối khi khẽ soi mình trong hồ nước trong xanh

Ngay bên cạnh phòng khách là một giếng trời được thiết kế tinh tế, tạo ánh sáng và không gian thoáng đãng trong nhà Giếng trời trong nhà còn là “lối mở” cho phòng

tắm

Đi sâu hơn, ngôi nhà càng thể hiện khả năng “giao tiếp” với thiên nhiên của mình

Bằng chứng là bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời và giàn mái che dùng pin mặt trời cung cấp một phần điện cho cả ngôi nhà bằng các bóng đèn led

Phòng làm việc được tách nhẹ khỏi mặt đất với nền nhà được thiết kế bằng kính cường lực Dưới tấm kính là hồ nước thông với hồ rộng ở ngoài tạo sự thư giãn, thoải mái cho chủ nhân ngôi nhà đạt giải ba giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2008 M

- House là phần thưởng xứng đáng và cũng là bằng chứng cho thấy lối kiến trúc gần gũi, tận dụng năng lượng từ thiên nhiên luôn được yêu thích và ủng hộ

Trang 35

Đồ Án Tốt Nghiệp

Người dân thôn Suối Rè quanh năm bán sức lao động ra thị trấn, ra Hà Nội Bộ

phận ở lại thì “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” Cuộc mưu sinh làm họ không còn sức lực, thời gian quan tâm tới học hành, tới sự phát triển văn hóa tinh thần của con cái cũng như chính họ

Bên cạnh đó, sự gia tăng cách biệt giữa thành thị với nông thôn do quá trình bùng

nổ đô thị và phát triển kinh tế đã khiến mối liên hệ cộng đồng ngày càng lỏng lẻo và

có nguy cơ tan rã Tại các thôn bản vùng núi, trung du những không gian sinh hoạt

cộng đồng, những trường lớp mẫu giáo, trạm thông tin, thư viện vẫn là thứ xa xỉ, nếu có thì hết sức tạm bợ, rơi vào hình thức, không bản sắc

Mô hình Nhà cộng đồng đa năng thôn Suối Rè, xã Cư Yên, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình ra đời trong bối cảnh như vậy Công trình có phong thủy đắc địa, thế tựa sơn, tránh gió bão, lũ quét, mặt hướng thẳng ra thung lũng

Cấu trúc không gian tổng thể theo lớp Lớp trước là khoảng sân thoáng, nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa, gồm hai tầng:

Trang 36

- Tầng trên là nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn…, các chức năng đan xen linh hoạt Hàng hiên rộng gắn liền vạt cỏ xanh, tầm nhìn tít tắp

- Tầng trệt ăn vào khoảng lõm triền dốc, tránh gió đông bắc, hút gió địa hình đông nam nên nhà ấm về đông, mát về hè Không gian mở ra lớp sau, hướng lên núi và rừng tre Dân làng tụ họp, tổ chức làm nghề phụ, nhất là trẻ con, người già có thể sinh hoạt ở tầng trệt trong những ngày giá rét hay nắng

gắt…

Ý tưởng tạo đường hầm đối lưu gió, khoảng elip thông tầng, những bậc cỏ, triền vát, mái lấy sáng - tất cả cùng kết nối không gian trước - sau, trong - ngoài, trên - dưới thành chuỗi không gian mở liên hoàn

Từ bao đời, người Kinh và người Mường chung sống hòa thuận trên mảnh đất giao thoa văn hóa Do vậy, hình thái công trình vừa kế thừa cấu trúc nhà năm gian Bắc

bộ, vừa thấp thoáng nếp nhà sàn Mường

Giải pháp kết cấu đơn giản, tiết kiệm, vật liệu địa phương sẵn có, theo nguyên tắc:

Thống nhất trong tương phản đa dạng Tầng trệt xây đá gồ ghề, thô, kết hợp cửa tre,

trần trúc tinh, mảnh tạo ấm cúng, cân bằng Tầng trên trình đất nâu mịn Đá đất

nặng ở dưới, vì kèo tre, lợp lá nhẹ phía trên

Hệ thống pin mặt trời, bể thu lọc nước mưa, gió địa hình, đèn led tiết kiệm điện, bể

phốt 5 khoang không ô nhiễm môi trường Một chuỗi thử nghiệm những giải pháp

kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện

Dân làng Suối Rè trực tiếp dựng ngôi nhà và chính họ sẽ thụ hưởng hiệu quả không gian và tiện ích của từng yếu tố: Đá, đất, tre, lá, không khí, gió, nắng, âm thanh núi

rừng Hy vọng công trình đi vào hoạt động sẽ tăng cường sợi dây liên hệ cộng đồng, góp phần củng cố, duy trì, phát triển bản sắc khu vực

Trang 37

Đồ Án Tốt Nghiệp

Đây là một hướng đi, có thể rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình cho các vùng nông thôn đồi núi phía Bắc

- Đây là một quán cà phê – một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng

chủ yếu bằng cây tầm vông, một loại cây sẵn có ở Bình Dương mang sắc thái dân tộc phong phú làm vật liệu chủ yếu

- Giải pháp kiến trúc phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nước ta, lấy nước và thông gió tự nhiên để làm mát công trình, đem lại cảm giác mới lạ

và vô cũng độc đáo

- Toàn bộ nguyên liệu xây dựng quán là từ 7.000 cây tầm vông - vật liệu truyền thống, thân thiện với con người Việt Nam Không sử dụng nhiều năng lượng khi xây dựng nhờ những vật liệu tự nhiên nên năng lượng được giảm

tối đa

Trang 38

- Giữa không gian sàn uống cà phê là một hồ nước nhân tạo Thoạt nhìn đáy

hồ sâu thăm thẳm, nhưng thực ra hồ chỉ cạn chưa đến gối, chính cách tận

dụng màu sắc đá đen tạc dưới đáy hồ mang đến cảm giác rất sâu Nơi khách ngồi uống cà phê thấp hơn mặt hồ Theo lý giải của kiến trúc sư thì cách bố trí mặt bằng như vậy giúp khách tận hưởng được luồng gió nước mát đưa từ

kiến trúc xanh cần đảm bảo tiêu chí: sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm và nguồn năng lượng ấy có thể tái tạo được Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng,

cần chú ý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng như trân trọng những gì thuộc về thiên nhiên như: cây xanh, nguồn nước… Chỉ có như thế, kiến trúc xanh mới phát huy hiệu quả và trở thành một động lực và tiền đề cho quá trình phát triển kinh tế -

xã hội gắn với bảo vệ môi trường

Trang 39

tầng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “nhà văn phòng - hướng dẫn thiết kế sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”,…

Tuy nhiên, chưa có một chế tài cụ thể cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ

Bản thân công trình vốn đã không được sự “hưởng ứng” từ phía các nhà đầu tư (vì suất đầu tư ban đầu khá cao) lại không được khuyến khích và quảng bá một cách thiết thực từ các nhà quản lý xây dựng, từ chính quyền đô thị Vì thế trong thực tế, các công trình “nhà ở thông minh”, “công trình tiết kiệm năng lượng”… vẫn tồn tại

rất ít dưới dạng một dự án đơn lẻ mà không có bất cứ sự “tuyên dương”, giới thiệu hay quảng bá nào và được ít người biết đến để rút kinh nghiệm và học tập

Trang 40

2.2 Cơ sở về điều kiện tự nhiên ở TP HCM

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Sài Gòn - nơi một thời được mệnh danh là “Hòn Ngọc Viễn Đông” là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng

là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP

Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, với tổng diện tích 2095,01

km2 Theo kết quả điều tra dân số chính thức ngày 1/4/2009 thì dân số thành phố là

7162864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam) Tuy nhiên nếu tính những người

cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 8 triệu người Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, TP

nhiên thuận lợi, Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á

Tuy vậy, TP đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh Trong nội thành phố đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc giao thông Môi trường thành phố cũng đang bị ô nhiễm do phương tiện giao thông, các công trường xây dựng và công nghiệp sản xuất

2.2.1 V ị trí, địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông,

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương

- Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh

- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai

- Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Nằm ở miền Nam Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với

vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP Hồ Chí Minh là một đầu mối giao

Ngày đăng: 26/04/2014, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Ph ạm Đức Nguyên ( 2008), “ Kiến trúc bền vững: Kiến trúc thế kỷ 21”, Tạp chí Ki ến trúc, Số (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc bền vững: Kiến trúc thế kỷ 21
6. Phạm Đức Nguyên (2009), “Xây dựng văn hoá kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21”, T ạp chí Kiến trúc, Số (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng văn hoá kiến trúc Việt Nam thế kỷ 21
Tác giả: Phạm Đức Nguyên
Năm: 2009
1. Nguy ễn Duy Động (2005), Thông gió và kỹ thuật xử lý khí thải, NXB Giáo Dục Khác
2. Phạm Ngọc Đăng (2003), Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và KCN, NXB Khoa h ọc kỹ thuật Khác
3. Ph ạm Đức Nguyên (2012), Phát triển kiến trúc bền vững kiến trúc xanh ở Việt Nam, NXB Tri Th ức Khác
4. Phạm Đức Nguyên (1997), Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo, NXB Khoa học và K ỹ thuật Khác
7. Nguy ễn Đăng Sơn (2006), Sổ tay số liệu thi công xây dựng, NXB Xây dựng Khác
8. Lu ật Gia Quốc Cường, Định mức dự toán xây dựng công trình mới (2007), Phần xây d ựng ban hành theo CV 1776 BXD, VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của bộ xây d ựng, NXB Giao thông vận tải.9. Tài li ệu từ Internet Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Công trình kiến trúc xanh Chicago - Mỹ - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.1. Công trình kiến trúc xanh Chicago - Mỹ (Trang 16)
Hình 1.2. Tòa nhà Cor, Miami- M ỹ - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.2. Tòa nhà Cor, Miami- M ỹ (Trang 29)
Hình 1.3. Tòa nhà Anti - Smog - Pháp - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.3. Tòa nhà Anti - Smog - Pháp (Trang 29)
Hình 1.4. Ngôi nhà ki ến trúc xanh Brittany - Pháp - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.4. Ngôi nhà ki ến trúc xanh Brittany - Pháp (Trang 31)
Hình 1.5. Ngôi nhà M.House, Thiên An, TP  Hu ế - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.5. Ngôi nhà M.House, Thiên An, TP Hu ế (Trang 33)
Hình 1.6. Nhà c ộng đồng thôn Suối Rè - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.6. Nhà c ộng đồng thôn Suối Rè (Trang 35)
Hình 1.7.  Công trình “Cà phê gió và nước” - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 1.7. Công trình “Cà phê gió và nước” (Trang 37)
Hình 2.2.   Bưu điện TP. Hồ Chí Minh. - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.2. Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (Trang 42)
Hình 2.3.    Ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch TP. Hồ Chí - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.3. Ô nhiễm môi trường tại các kênh rạch TP. Hồ Chí (Trang 46)
Hình 2.4. Trung tâm th ương mại Diamond - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.4. Trung tâm th ương mại Diamond (Trang 47)
Hình 2.5. D ạng nhà ống tiết kiệm năng lượng - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.5. D ạng nhà ống tiết kiệm năng lượng (Trang 53)
Hình 2.6.  Trung tâm thương mại Vincom, TP. Hồ Chí Minh - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 2.6. Trung tâm thương mại Vincom, TP. Hồ Chí Minh (Trang 55)
3.1.1. Hình thái và hướng công trình - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
3.1.1. Hình thái và hướng công trình (Trang 57)
Hình 3.2. Hướ ạo mặt trời cho nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.2. Hướ ạo mặt trời cho nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 58)
Hình 3.4. M ặt bằng tầng trệt - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.4. M ặt bằng tầng trệt (Trang 60)
Hình 3.5. Thông gió t ự nhiên của nhà phố - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.5. Thông gió t ự nhiên của nhà phố (Trang 62)
Hình 3.6. Th ời gian cần điều hòa không khí cho nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.6. Th ời gian cần điều hòa không khí cho nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 64)
Hình 3.7. Gi ếng trời xanh cho nhà phố - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.7. Gi ếng trời xanh cho nhà phố (Trang 64)
Hình 3.8.  Các dạng điều hòa không khí cho nhà ở tại TP. HCM - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.8. Các dạng điều hòa không khí cho nhà ở tại TP. HCM (Trang 66)
Hình 3.10. Tr ồng cỏ trên mái nhà - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.10. Tr ồng cỏ trên mái nhà (Trang 71)
Hình 3.15. Mặt cắt cửa sổ - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 3.15. Mặt cắt cửa sổ (Trang 77)
Hình 4.1. Mô hình nhà  ống thực tế - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.1. Mô hình nhà ống thực tế (Trang 79)
Hình 4.4. M ặt bằng tầng 3 - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.4. M ặt bằng tầng 3 (Trang 82)
Hình 4.6. M ặt cắt công trình - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.6. M ặt cắt công trình (Trang 83)
Hình 4.7.  Gạch Block, gạch bê tông - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.7. Gạch Block, gạch bê tông (Trang 84)
Hình 4.17. Các thành ph ần của bình nước nóng năng lượng mặt trời - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.17. Các thành ph ần của bình nước nóng năng lượng mặt trời (Trang 91)
Hình 4.19. Nhà bếp - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.19. Nhà bếp (Trang 94)
Hình 4.20. Phòng khách - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.20. Phòng khách (Trang 95)
Hình 4.22.  Phòng tắm - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.22. Phòng tắm (Trang 97)
Hình 4.23. M ặt cắt công trình kiến trúc xanh - nghiên cứu áp dụng các nguyên tắc kiến trúc xanh vào thiết kế nhà ở đô thị tại thành phố hồ chí minh
Hình 4.23. M ặt cắt công trình kiến trúc xanh (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w