1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh

481 721 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 481
Dung lượng 23,95 MB

Nội dung

Hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí MinhHệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1 PGS.TS PHẠM ĐỨC NGUYÊN

2 PGS.TS PHẠM TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cảm tạ

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Giải thích thuật ngữ

Danh mục các sơ đồ

Danh mục các bảng

Danh mục các hình ảnh

MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

5 PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 6

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC “HƯỚNG ĐẾN MỘT MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG BỀN VỮNG” 8

1.1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 8

1.1.1 Lịch sử hình thành phong trào “Xanh” trên thế giới 8

1.1.2 Lịch sử hình thành và lý luận về khái niệm “Phát triển bền vững” 9

1.1.3 Các xu hướng thiết kế kiến trúc liên quan đến vấn đề Môi trường sinh thái,

Năng lượng và Phát triển bền vững 10

1.2 MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CÔNG TRÌNH XANH 13

1.2.1 Một số hệ thống đánh giá Công trình Xanh trên thế giới và ở Việt Nam 13 1.2.2 So sánh các hệ thống đánh giá Công trình Xanh và bàn luận 15

1.3 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 16

Trang 4

1.3.4 Những thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu ở Việt Nam đối với lĩnh

vực thiết kế tro kiến trúc nhằm đạt được mục tiêu kiến trúc bền vững 18

1.4 KẾT LUẬN 20

SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ HÌNH ẢNH CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN

TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HCM 22 2.1 THỰC TRẠNG VỀ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP

HCM THEO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC BỀN VỮNG 23

2.2 NHỮNG YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG

ĐẾN THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TIÊU CHÍ

KIẾN TRÚC BỀN VỮNG 27 2.2.1 Quan hệ giữa môi trường không gian kiến trúc và môi trường sinh thái 27

2.2.2 Môi trường sinh thái tự nhiên liên quan kiến trúc nhà ở cao tầng tại Tp

HCM 29

2.2.3 Điều kiện khí hậu tự nhiên Tp Hồ Chí Minh 48

2.3 NHỮNG YẾU TỐ VĂN HÓA – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ

NHÀ Ở CAO TẦNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN

2.3.3 Yếu tố Văn hóa – Xã hội trong ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng 56

2.3.4 Yếu tố Văn hóa – Xã hội thể hiện trong không gian gia đình 59

Trang 5

2.4 NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ – KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ

NHÀ Ở CAO TẦNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN

VỮNG 62

2.4.1 Những yếu tố Kinh tế liên quan đến thiết kế nhà ở cao tầng 62

2.4.2 Yếu tố Công nghệ và Kỹ thuật liên quan đến thiết kế nhà ở cao tầng 65

2.5 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ THIẾT KẾ BỀN

VỮNG CỦA THẾ GIỚI 74

2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ PHỐI HỢP GIỮA BA HỆ THỐNG NỀN

TẢNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 80

2.6.1 Mối liên hệ giữa ba hệ thống nền tảng trong Phát triển bền vững 80

2.6.2 Tỷ trọng giữa ba hệ thống nền tảng trong Phát triển bền vững áp dụng đối

với hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững 82

2.6.3 Vấn đề định lượng và định tính trong xem xét các yêu cầu của từng tiêu

chí trong hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững 84

2.7 KẾT LUẬN 87

SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ HÌNH ẢNH CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP

DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HCM 89 3.1 XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG

CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 89 3.2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC NHÓM TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

ĐỐI VỚI NỘI DUNG CỦA KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 90

3.3 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT

KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 90

3.3.1 Nhóm tiêu chí “MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ KHU ĐẤT XÂY

Trang 6

106

3.3.5 Nhóm tiêu chí “NƯỚC” (N) 111

3.3.6 Nhóm tiêu chí “NĂNG LƯỢNG” (NL) 114

3.3.7 Nhóm tiêu chí “CHẤT THẢI VÀ PHÁT THẢI Ô NHIỄM” (CT&PTON) 118

3.3.8 Nhóm tiêu chí “KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG” (KTGTTT) 120 3.3.9 Nhóm tiêu chí “ĐIỀU KIỆN TIỆN NGHI VẬT LÝ” (ĐKTNVL) 123

3.3.10 Nhóm tiêu chí “THIẾT KẾ AN TOÀN” (TKAT) 127

3.3.11 Nhóm tiêu chí “KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG” (KNTU) 129

3.3.12 Nhóm tiêu chí “GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG” (GDMT) 130

3.3.13 Nhóm tiêu chí “SÁNG TẠO” (ST) 132

3.3.14 Nhóm tiêu chí “QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH*” (QL*) 132

3.4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 133

3.4.1 Phương pháp tính điểm cho từng tiêu chí 133

3.4.2 Hệ thống tính điểm của các nhóm tiêu chí 134

3.4.3 Biểu đồ bền vững 134

3.4.4 Biểu tượng Hoa sen trắng 135

3.4.5 Các cấp độ đánh giá 135

3.4.6 Tính linh động của hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM trong thực tiễn 136

3.5 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 137

3.6 KẾT LUẬN 138

BẢNG VÀ HÌNH ẢNH CHƯƠNG 3

Trang 7

CHƯƠNG 4 ĐỐI CHIẾU, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN GIỮA HỆ THỐNG TIÊU

CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ

Ở CAO TẦNG TẠI TP HCM VỚI HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CÔNG

TRÌNH XANH 140

4.1 ĐỐI CHIẾU GIỮA CÁC HỆ THỐNG TIÊU CHÍ CÔNG TRÌNH XANH VỚI HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH 140

4.1.1 Sự tương đồng giữa các tiêu chí Công trình xanh với hệ thống tiêu chí kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM 140

4.1.2 Sự khác biệt và những đặc điểm mới của hệ thống tiêu chí kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM so với các hệ thống tiêu chí Công trình xanh 141

4.2 KẾT QUẢ 144

4.3 BÀN LUẬN 145

4.3.1 Sự tương đồng giữa các tiêu chí Công trình xanh với hệ thống tiêu chí kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM 145

4.3.2 Sự khác biệt giữa các hệ thống tiêu chí Công trình xanh với hệ thống tiêu chí kiến trúc bền vững áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM 146

BẢNG VÀ HÌNH ẢNH CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ 147

KẾT QUẢ 147

KIẾN NGHỊ 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

Trang 8

LỜI CẢM TẠ

Con xin cảm tạ Tổ tiên, Ông, Bà, Ba, Má đã cho con Phúc- Đức, sự tần tảo, khó nhọc, chăm sóc, dạy dỗ con nên Người và tạo cho con nền tảng vững vàng trong cuộc đời Xin cảm tạ sự dạy dỗ tận tâm của các Thầy, Cô qua nhiều cấp học đã cho tôi nền tảng tri thức, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sự tự tin và khát khao khám phá

Xin cảm tạ các Thầy, Cô, đồng nghiệp tại khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Tp HCM luôn hỗ trợ, chia sẽ và góp ý trong quá trình tôi thực hiện công trình nghiên cứu

Và cuối cùng luận án đã được nghiên cứu trong giai đoạn có nhiều sự kiện đặc biệt của

gia đình, xin thân thương dâng tặng thành quả này cho Những Người Thân Yêu Nhất Của Tôi: Ba-Má Giang Thị Kim Huệ, Phương Trang, Bảo Hiền & Bảo Khánh

Ngày 17 tháng 06 năm 2015

NCS Giang Ngọc Huấn

Trang 9

LỜI CAM ĐOAN CỦA NGHIÊN CỨU SINH

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không có sự hợp tác của ai Không sao chép hay dựa vào công trình nào đã có từ trước đến nay

Luận án này chưa nộp cho bất cứ cơ sở đào tạo nào để được cấp phát chứng chỉ hay văn bằng nào

Ngày 17 tháng 06 năm 2015

NCS Giang Ngọc Huấn

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTX Công trình Xanh

CT&PTON Chất thải và phát thải ô nhiễm

CSTN Chiếu sáng tự nhiên

CSNT Chiếu sáng nhân tạo

BXMT Bức xạ mặt trời

ĐKTNVL Điều kiện tiện nghi vật lý

GDMT Giáo dục môi trường

MTST Môi trường sinh thái

MTST&KĐ Môi trường sinh thái và khu đất xây dựng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TGTN Thông gió tự nhiên

TKBV Thiết kế bền vững

TKĐN&TT Thiết kế đơn nguyên và tổng thể

Trang 11

TKCH Thiết kế không gian trong căn hộ TN&VL Tài nguyên và vật liệu xây dựng TKNL Tiết kiệm năng lượng

Tp HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TKAT Thiết kế an toàn

VHXH Văn hóa- Xã hội

Trang 12

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Công trình Xanh: “Công trình xanh là công trình xây dựng mà thực tế đã đạt được hiệu quả lớn nhất trong lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, sử dụng tài nguyên – năng lượng, nước, và vật liệu – trong khi tác động của công trình đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh là nhỏ nhất trong suốt toàn bộ vòng đời của công trình – từ chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng đến vận hành, sửa chữa và tái sử dụng công trình” [11, tr 13]

 Công trình Xanh: “Đề cập đến chất lượng và các đặc điểm của một công trình xây dựng sử dụng các nguyên lý và phương pháp xây dựng bền vững, trong đó có nguyên lý sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tuân thủ các chu trình sinh thái [12, tr 13]

Công trình Xanh: “Đề xuất định nghĩa về Công trình xanh: là công trình xây dựng mà trong cả vòng đời của nó, từ giai đoạn lựa chọn địa điểm xây dựng, thiết

kế, thi công xây dựng, giai đoạn sử dụng, vận hành, cho đến giai đoạn sửa chữa, tái

sử dụng, đều đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu và giảm thiểu các tác động xấu đến đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất và tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng” [12, tr 13]

Hệ sinh thái: “Là một không gian được định rõ trong đó diễn ra những sự tương tác giữa một quần xã, với tất cả những mối tương liên phức tạp của nó, với môi trường vật chất.” [16, tr 119]

Kiến trúc Xanh (Green Architecture): “Thuật ngữ “Kiến trúc xanh” ở Việt Nam tương ứng với tiếng Anh dung ở hầu khắp các nước trên thế giới là “Green Architecture” Tuy vậy, khi đọc các tài liệu của Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản

về Công trình xanh, Kiến trúc xanh thường dùng thuật ngữ Hán văn là “Lục sắc kiến trúc”, dịch sang tiếng Việt là “Kiến trúc xanh” Tuy vậy, thuật ngữ “Lục sắc

Trang 13

kiến trúc” của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, khi họ chuyển sang tiếng Anh thì

có thể là “Green Building”, ‘Green Construction “ hay “Green Architecture” tùy theo ngữ cảnh cụ thể khác nhau.” [13, tr 13]

Kiến trúc xanh: “Kiến trúc xanh hay còn gọi là kiến trúc bền vững (Green Architecture, Sustainable Architecture): Là một thuật ngữ tổng quát, đề cập đến các kỹ thuật thiết kế có ý thức về môi trường trong lĩnh vực kiến trúc Kiến trúc bền vững được đặt trong phạm vi rộng lớn hơn, có liên quan đến sự bền vững và trong bối cảnh các vấn đề kinh tế và chính trị ngày một cấp bách của thế giới Trong một ngữ cảnh rộng, kiến trúc bền vững tìm kiếm một giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của công trình xây dựng đối với môi trường, bằng cách nâng cao tính hiệu quả và điều tiết sự sử dụng vật liệu, năng lượng và không gian phát triển” [13,

tr 13]

Kiến trúc Xanh: “Đề xuất định nghĩa kiến trúc xanh: là công trình được thực hiện bằng tập hợp các giải pháp thiết kế kỹ thuật kiến trúc sáng tạo, than thiện với thiên nhiên và môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, vật liệu, hài hòa kiến trúc với cảnh quan và sinh thái tự nhiên, tạo ra điều kiện sống tốt nhất cho người sử dụng” [15, tr 13]

Kiến trúc Sinh thái: “Kiến trúc sinh thái được John Button đề xuất lần đầu tiên vào năm 1998 Bằng cách kết hợp chu trình năng lượng và vật liệu vào mô hình vòng đời của công trình xây dựng nói riêng hay của sản phẩm tiêu dung nói chung, thiết kế sinh thái có liên hệ với một lĩnh vực liên ngành mới là sinh thái học công nghiệp Sinh thái học công nghiệp là một công cụ về mặt quan niệm và mô hình mô phỏng tử hệ sinh thái tự nhiên, có tác dụng như một hệ khung cho việc nhận thức hóa các vấn đề về môi trường và kỹ thuật” [15, tr 13]

Môi trường: “Tổng thể các tác nhân vật lý, hóa học hoặc sinh học hay các yếu tố

xã hội có thể có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, tức thì hoặc dài lâu, đến các sinh vật hoặc các hoạt động của con người” [33, tr 23]

Trang 14

Môi trường: “Mọi thứ có ảnh hưởng đến sinh vật trong toàn bộ quá trình sống của

nó được gọi chung là môi trường cùng nó” [16, tr 106]

Ô nhiễm: “Là đưa thêm vào môi trường những chất liệu hay năng lượng nào đó có thể làm suy thoái môi trường sống của con người và các sinh vật khác.” [16, tr 304]

Quần xã: “Là một tập hợp tất cả những nhóm tương tác của các loài sinh vật khác nhau trong một khu vực Một số loài giữ vai trò phụ trong khi những loài khác giữ vai trò chính, tuy nhiên tất cả đều là những thành phần của quần xã v.v” [16, tr 119]

Quần thể: “Là một nhóm những cá thể của cùng một loài sống trong một khu vực”

Thiết kế sinh thái (Ecological Design): “Được định nghĩa bởi Sim Van der Ryn và

Stuart Cowan là bất kỳ loại hình nào của thiết kế làm giảm thiểu tác động phá hủy môi trường bằng cách lồng ghép thiết kế sinh thái vào trong các quá trình hoặc chu trình sống Thiết kế sinh thái là một bộ quy tắc có tính phối hợp và có tính đến yếu

tố sinh thái, môi trường, kết nối những nỗ lực rời rạc trong các lĩnh vực ít nhiều có liên quan như “kiến trúc xanh”, “nông nghiệp bền vững”, “kỹ thuật sinh thái”.”.[15, tr 13]

Xây dựng bền vững (Sustainable construction): “Xây dựng xanh, hay xây dựng bền vững, thường được dùng lẫn cho nhau Tuy nhiên khái niệm xây dựng bền vững

đề cập một cách toàn diện nhất đến các vấn đề môi trường sinh thái, xã hội và kinh

tế của một công trình trong bối cảnh hiện nay Xây dựng bền vững tạo lập nên và vận hành một công trình mà trong đó con người sống mạnh khỏe và thoải mái dựa

Trang 15

trên hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và thiết kế theo nguyên tắc sinh thái”

[12, tr 13]

 Xây dựng xanh (Green construction) và Xây dựng bền vững (Sustainable

construction): “Mặc dù khái niệm "xanh" và "bền vững" thường được sử dụng thay thế cho nhau, tuy nhiên vẫn có một số khác biệt giữa chúng Kiến trúc sư cần phải hiểu rõ về điều này để có cái nhìn đúng đắn trong thuật ngữ chuyên ngành và ứng dụng của nó bởi một công trình "xanh" không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với "bền vững" Như vậy, khái niệm công trình xanh tương đối đơn giản, trong khi yếu tố bền vững có ý nghĩa chính xác hơn Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa

Kỳ, tính bền vững tạo ra và duy trì các điều kiện mà con người và thiên nhiên có thể tồn tại trong sự hài hòa, đáp ứng được các nhu cầu về kinh tế, xã hội của hiện tại và các thế hệ tương lai Tầm quan trọng của tính bền vững nằm trong yếu tố

"tương lai", có tiêu chuẩn cao hơn so với tiêu chuẩn của công trình xanh.” [103, tr 02]

Trang 16

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ thống tiêu chí công trình xanh của CASBEE- JAPAN

(Q: Chất lượng môi trường của công trình xây dựng)

Bảng 1.2 Hệ thống tiêu chí công trình xanh của CASBEE- JAPAN

(LR: Giảm sự tác động của công trình lên môi trường)

Bảng 1.3 So sánh các tiêu chí đánh giá giữa các hệ thống “Công trình xanh”

Bảng 1.4 Hệ thống tài liệu quy chuẩn, quy phạm, tiêu chuẩn có liên quan đến vấn

đề kiến trúc bền vững

Bảng 2.1 Đánh giá các công trình nhà ở cao tầng tại Tp Hồ Chí Minh theo xu

hướng thiết kế bền vững Bảng 2.2 Thời gian xuất hiện (%/năm) thời tiết theo vùng Sinh khí hậu tại Tp Hồ

Chí Minh Bảng 2.3 Khả năng áp dụng các chiến lược thiết kế Sinh khí hậu tại Tp.HCM

Bảng 2.4 Ma trận xác định các chiến lược thiết kế Sinh khí hậu tại Tp HCM

Bảng 2.5 Quan hệ giữa các chiến lược thiết kế và các giải pháp thiết kế kiến trúc Bảng 2.6 So sánh lượng nhiệt BXMT trên các bề mặt của công trình kiến trúc Bảng 2.7 Tổng lượng BXMT cho công trình V=10.000 m³, mặt bằng hình chữ nhật

quay hướng Bắc-Nam (trục dọc của nhà nằm dọc theo hướng Tây)

Đông-Bảng 2.8 Tổng lượng BXMT cho công trình V=10.000 m³, mặt bằng hình vuông,

bốn mặt nhà quay hướng Đông-Nam , Tây- Bắc và Đông- Bắc, Tây- Nam

Bảng 2.9 Tổng lượng BXMT cho công trình V=10.000 m³ mặt bằng hình chữ nhật,

mặt nhà quay về hướng quay hướng Đông-Nam , Tây- Bắc và Đông- Bắc, Tây- Nam

Bảng 2.10 Tỷ lệ hình khối tối ưu cho công trình có các thể tích khác nhau, mặt bằng

hình chữ nhật, quay hướng Bắc-Nam tại Tp Hồ Chí Minh

Bảng 2.11 Thứ tự về phương hướng của công trình đảm bảo ưu tiên theo yếu tố thông

gió tự nhiên ở khu vực Tp HCM Bảng 2.12 Thứ tự ưu tiên của hệ thống giao thông theo phương đứng theo phương vị

địa lý có lợi về yếu tố thông gió tự nhiên đối với căn hộ

Trang 17

Bảng 2.13 Thứ tự ưu tiên trong việc chọn hướng mở của căn hộ xét trên hai yếu tố

năng lượng BXMT và TGTN ở khu vực Tp HCM Bảng 2.14 Thứ tự ưu tiên trong việc chọn giải pháp tiếp cận với môi trường tự nhiên

của các phòng chức năng trong căn hộ

Bảng 2.15 Những vấn đề trọng tâm của Phát triển bền vững và Kiến trúc bền vững

trên thế giới hướng đến giải quyết Bảng 2.16 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”

Bảng 2.17 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Bảo vệ hiệu quả môi trường sống” Bảng 2.18 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Duy trì hệ sinh thái & tiềm năng

sinh thái”

Bảng 2.19 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Sử dụng có kế hoạch các nguồn tài

nguyên thiên nhiên”

Bảng 2.20 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Sự thay thế, tái sử dụng các tài nguyên

nhân tạo”

Bảng 2.21 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Tái sử dụng các tài nguyên nhân tạo” Bảng 2.22 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Khả năng tái tạo”

Bảng 2.23 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Sự lệ thuộc vào nhau”

Bảng 2.24 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Khả năng thích ứng”

Bảng 2.25 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Tuân thủ các định chế”

Bảng 2.26 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Sự an toàn giữa các thế hệ & giai

cấp”

Bảng 2.27 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Đảm bảo sức khỏe, an ninh & an

toàn”

Bảng 2.28 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Phát triển xã hội nhằm nhìn nhận và

đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể”

Bảng 2.29 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Đảm bảo sự phát triển nhanh & ổn

định của nền kinh tế & công ăn việc làm”

Bảng 2.30 Các tiêu chí KTBV liên quan đến “Liên kết giữa kiến trúc với kiến trúc

cảnh quan & với quy hoạch đô thị”

Bảng 2.31 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Kiến trúc như một quá trình tạo

dựng nơi ở của con người”

Bảng 2.32 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Công nghệ đa dạng bắt nguồn từ

các nền văn hóa bản địa”

Bảng 2.33 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Kiến trúc của sự hài hòa thay vì

đơn điệu”

Trang 18

Bảng 2.34 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Nghệ thuật vì lợi ích của môi trường

xây dựng”

Bảng 2.35 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Kiến trúc cho tất cả mọi người” Bảng 2.36 Các tiêu chí KTBV liên quan đến sự “Hướng tới một kiến trúc toàn vẹn”

Bảng 3.1 Các nhóm tiêu chí KTBV vận dụng cho kiến trúc nhà ở cao tầng

Bảng 3.2 Quan hệ giữa hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng

với ba hệ thống nền tảng của Phát triển bền vững Bảng 3.3 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Môi trường sinh thái và khu đất

xây dựng”

Bảng 3.4 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Thiết kế đơn nguyên và tổng thể

không gian”

Bảng 3.4.a Các công trình dịch vụ tiện ích trong tổng thể

Bảng 3.5 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Thiết kế không gian trong căn

hộ”

Bảng 3.6 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Tài nguyên và vật liệu xây

dựng”

Bảng 3.7 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Nước”

Bảng 3.8 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Năng lượng”

Bảng 3.9 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Chất thải và phát thải ô nhiễm” Bảng 3.10 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Kế thừa giá trị truyền thống” Bảng 3.11 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Điều kiện tiện nghi vật lý” Bảng 3.11.a Hệ số tỷ trọng Kp.i (%) của từng môi trường thành phần trong nhà

Bảng 3.11.b Thiết kế thông gió xuyên phòng

Bảng 3.11.c Thiết kế thông gió tự nhiên do chênh lệch nhiệt áp

Bảng 3.11.d Lưu lượng không khí ngoài nhà (gió tươi) cho các phòng được thông gió

cơ khí Bảng 3.11.đ Thiết kế chiếu sáng tự nhiên

Bảng 3.12 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Thiết kế An toàn”

Bảng 3.13 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Khả năng thích ứng”

Bảng 3.14 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Giáo dục môi trường”

Bảng 3.15 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí “Sáng tạo”

Bảng 3.16 Hệ thống tiêu chí KTBV: Nhóm tiêu chí“Quản lý quá trình xây dựng và

vận hành”

Trang 19

Bảng 3.17 Hệ thống tiêu chí KTBV: Điểm và tỷ lệ (%) của từng nhóm tiêu chí chính

trong mối quan hệ với ba vấn đề của “Phát triển bền vững”

Bảng 4.1 So sánh giữa hệ thống tiêu chí “Công trình xanh” LEED, CASBEE với

“Hệ thống tiêu chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM

Bảng 4.2 So sánh phương pháp đánh giá giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình

Xanh” với “Hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM

Bảng 4.3 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Môi trường sinh thái và khu đất xây dựng

Bảng 4.4 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Nước

Bảng 4.5 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Năng lượng

Bảng 4.6 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Tài nguyên & vật liệu xây dựng

Bảng 4.7 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Điều kiện tiện nghi vật lý

Bảng 4.8 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Sáng tạo

Bảng 4.9 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Ưu tiên vùng miền

Bảng 4.10 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Khả năng thích ứng

Trang 20

Bảng 4.11 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Thiết kế đơn nguyên & tổng thể không gian

Bảng 4.12 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Thiết kế không gian trong căn hộ

Bảng 4.13 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Chất thải & phát thải ô nhiễm

Bảng 4.14 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Kế thừa giá trị truyền thống

Bảng 4.15 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Thiết kế An toàn

Bảng 4.16 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Giáo dục môi trường

Bảng 4.17 So sánh giữa các hệ thống tiêu chí “Công trình Xanh” với “Hệ thống tiêu

chí Kiến trúc Bền vững” áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM - Nhóm tiêu chí: Quản lý quá trình xây dựng và vận hành

Trang 21

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cấu trúc, trình tự nghiên cứu của luận án

Sơ đồ 2.1 Cơ sở xây dựng hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao

tầng tại Tp HCM và phương pháp đánh giá

Sơ đồ 2.2 Hệ thống môi trường không gian kiến trúc là một hệ thống mở

Sơ đồ 2.3 Môi trường không gian kiến trúc là một hệ thống sống

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quan hệ giữa 8 vấn đề Môi trường Sinh thái tự nhiên với 14 nhóm

tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Khu đất xây dựng công trình và môi trường đất

với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Nguồn nước tự nhiên và nguồn nước sạch trong

khu vực với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Hệ thống thực vật, sinh vật và sự đa dạng sinh

học trong khu đất với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.8 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan đến vật

liệu xây dựng với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.9 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Nguồn năng lượng cung cấp cho công trình với

14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.10 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Môi trường không khí trong khu vực ảnh hưởng

đến công trình với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.11 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Phát thải, chất thải từ công trình ra khu vực

với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.12 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề Tàn phá môi trường sinh thái và hệ quả với 14

nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.13 Sơ đồ quan hệ giữa 4 vấn đề “Văn hóa- Xã hội” với 14 nhóm tiêu chí của

hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.14 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Ứng xử của con người với môi trường sinh

thái tự nhiên” với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.15 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Ứng xử giữa con người với những giá trị kiến

trúc truyền thống” với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.16 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Ứng xử giữa cá nhân với cộng đồng” với 14

nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Trang 22

Sơ đồ 2.17 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Văn hóa- xã hội trong không gian gia đình”

với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.18 Sơ đồ quan hệ giữa “8 vấn đề Kinh tế- Kỹ thuật” với 14 nhóm tiêu chí

của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.19 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Kinh tế liên quan đến thiết kế nhà ở cao

tầng” với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.20 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Kỹ thuật liên quan đến thiết kế hình khối

đơn nguyên, sử dụng vật liệu, cấu trúc bao che nhà ở cao tầng” với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.21 Sơ đồ quan hệ giữa vấn đề “Kỹ thuật liên quan đến thiết kế hiệu quả

năng lượng, xử lý môi trường, chất thải cho nhà ở cao tầng” với 14 nhóm tiêu chí của hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 2.22 Cơ sở xác định 18 vấn đề trọng tâm của Phát triển bền vững và Kiến trúc

bền vững trên thế giới, làm nền tảng xây dựng hệ thống tiêu chí KTBV

Sơ đồ 3.1 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 1.a “Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”

Sơ đồ 3.2 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 1.b “Bảo vệ hiệu quả môi trường sống”

Sơ đồ 3.3 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 2.a “Duy trì sinh thái và các tiềm năng sinh thái”

Sơ đồ 3.4 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 2.b“Sử dụng có kế hoạch các nguồn tài nguyên thiên nhiên”

Sơ đồ 3.5 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 3.a“Sự thay thế”

Sơ đồ 3.6 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 3.b“Tái sử dụng các tài nguyên nhân tạo”

Trang 23

Sơ đồ 3.7 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 4“Khả năng tái tạo”

Sơ đồ 3.8 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 5“Sự lệ thuộc vào nhau”

Sơ đồ 3.9 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống tiêu

chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ vào

vấn đề 6“Khả năng thích ứng”

Sơ đồ 3.10 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 7“Tuân thủ các định chế”

Sơ đồ 3.11 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 8“Sự an toàn giữa các thế hệ và các giai cấp”

Sơ đồ 3.12 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 9“Đảm bảo sức khỏe, an ninh và an toàn”

Sơ đồ 3.13 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 10“Phát triển xã hội nhằm nhìn nhận và đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể”

Sơ đồ 3.14 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 11“Đảm bảo sự phát triển nhanh, ổn định của nền kinh tế và công ăn việc làm”

Sơ đồ 3.15 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 12“Liên kết giữa kiến trúc với kiến trúc cảnh quan và quy hoạch đô thị”

Sơ đồ 3.16 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 13“Kiến trúc như một quá trình tạo dựng nơi ở của con người”

Trang 24

Sơ đồ 3.17 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 14“Công nghệ đa dạng bắt nguồn từ các nền văn hóa bản địa”

Sơ đồ 3.18 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 15“Kiến trúc của sự hài hòa thay vì đơn điệu”

Sơ đồ 3.19 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 16“Nghệ thuật vì lợi ích của môi trường xây dựng”

Sơ đồ 3.20 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 17“Kiến trúc cho tất cả mọi người”

Sơ đồ 3.21 Xác định các chiến lược thiết kế và tiêu chí thành phần của hệ thống

tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp.HCM căn cứ

vào vấn đề 18“Hướng tới một kiến trúc toàn vẹn”

Trang 25

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Nhà triết học Aldo Leopold (1887-1948)

Hình 1.2 Kiến trúc sư Mies Van Der Rohe

Hình 1.3 Cuộc khủng hoảng năng lượng hóa thạch năm 1973

Hình 1.4 Hình ảnh tiêu biểu của “Phong trào môi trường”

Hình 1.5 Thủ tướng NaUy Gro Harlem Bruntland

Hình 1.6 Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển

Hình 1.7 Hội nghị thứ ba của Liên định khung Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu Hình 1.8 Mô hình cụ thể hóa khái niệm về Phát triển bền vững

Hình 1.9 Hệ thống đánh giá CASBEE

Hình 1.10 Dự án The Estella,quận 2, Tp.HCM- Việt Nam

Hình 2.1 Dự án Panorama- Đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7

Hình 2.2 Dự án Sky garden- Đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7

Hình 2.3 Dự án Grandview- đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7

Hình 2.4 Dự án Happy valley- Đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7

Hình 2.5 Dự án Mỹ Khang - Đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7

Hình 2.15 Dự án Vinhomes Central Park, Q Bình Thạnh

Hình 2.16 Dự án Vinhomes Golden River, Quận 1

Hình 2.17 Dự án 4S Linh Đông, Q Thủ Đức

Hình 2.18 Dự án City garden, Q Bình Thạnh

Hình 2.19 Dự án Gold view, Q.4

Hình 2.20 Dự án Phạm Viết Chánh & Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh

Hình 2.21 Hình thức nhà ở cao tầng xây chen trong khu dân cư hiện hữu

Hình 2.22 Vòng đời của một sản phẩm tiêu biểu

Hình 2.23 Con người và công trình kiến trúc là một thành phần của hệ sinh thái Hình 2.24 Sự diễn thế nguyên sinh trên trái đất

Hình 2.25 Chu trình nước

Hình 2.26 Vai trò của thực vật

Hình 2.27 Sự đa dạng về mặt sinh học

Trang 26

Hình 2.28 Vai trò của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị

Hình 2.29 Các nguồn năng lượng con người khai thác sử dụng

Hình 2.30 Hiệu quả của Cây xanh

Hình 2.31 Tổng hợp dữ liệu khí hậu tại Tp Hồ Chí Minh

Hình 2.32.a Biểu đồ chuyển động biểu kiến mặt trời tại Tp HCM (= 10°47’ B) Hình 2.32.b Trực xạ trên mặt ngang tại Tp.HCM

Hình 2.33 Hướng gió, tần suất & vận tốc gió tại Tp HCM

Hình 2.34 Biểu đồ sinh khí hậu tại Tp HCM

Hình 2.35 Môi trường & không gian ở trong kiến trúc nhà ở dân gian miền Nam Hình 2.36 Không gian ở linh động trong kiến trúc nhà ở dân gian

Hình 2.37 Không gian ở có cấu trúc mở ra với môi trường tự nhiên trong kiến trúc

nhà ở dân gian Hình 2.38 Không gian ở trong kiến trúc nhà ở dân gian luôn hòa quyện với môi

trường sinh thái tự nhiên Hình 2.39.a,b Sân phía trước không gian nhà ở

Hình 2.39.c,d Khoảng mở ra sân nhìn từ không gian bên trong nhà

Hình 2.39.đ.e.f Sân Tương

Hình 2.40 Nhà có cấu trúc bao che hai lớp

Hình 2.41 Hệ thống cửa trên mặt đứng chính của nhà

Hình 2.42 Giải pháp che nắng linh động trong kiến trúc ngôi nhà dân gian khu vực

miền Nam Hình 2.43 Hiên nhà trong cấu trúc nhà Lá mái (Bình Định)

Hình 2.44 Thiết kế không gian chuyển tiếp giữa không gian công cộng và không

gian căn hộ Hình 2.45 Giải pháp thiết kế không gian chuyển tiếp giữa không gian công cộng và

không gian căn hộ Hình 2.46 Chùa có ý nghĩa rất lớn đối với vấn đề tâm linh của người Việt

Hình 2.47 Chùa cũng là nơi dân làng tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng Hình 2.48 Kiến trúc Đình

Hình 2.49 Kiến trúc miếu

Hình 2.50 Miếu Khẩn hoang

Hình 2.51 Lễ cúng tế cô hồn vào dịp rằm tháng 7- Âm lịch tại miếu của làng Hình 2.52 Bến nước, nơi người trong làng gặp gỡ giao tiếp trong sinh hoạt, sản xuất Hình 2.53 Giếng làng

Hình 2.54 Sân, hàng rào, cổng trong kiến trúc nhà ở dân gian

Hình 2.55 Không gian nhà chính trong nhà ở dân gian miền Trung

Hình 2.56 Nghiên cứu mặt bằng không gian bên trong căn hộ

Hình 2.57 Thiết kế không gian đệm giữa giao thông công cộng và không gian lối vào

căn hộ

Trang 27

Hình 2.58 Nghiên cứu xác định vị trí của các khu vực chức năng trong mặt bằng đơn

nguyên nhà ở cao tầng Hình 2.59 Phương án thiết kế mặt bằng căn hộ cần bố trí khoảng mở (đón gió hoặc

thoát gió) tại vị trí cửa vào căn hộ Hình 2.60 Mặt bằng và mặt cắt Block B nhà ở cao tầng Grandview – đô thị Phú Mỹ

Hưng Hình 2.61 Không gian mở trên tổ hợp khối Block B nhà ở cao tầng Grandview

Hình 2.62 So sánh hệ quả của quá trình các yếu tố khí hậu tác động đến hệ thống

cây xanh và tác động đến các bề mặt cấu trúc của công trình kiến trúc Hình 2.63 Một giải pháp đơn giản chống đảo nhiệt đô thị là thay thế các bề mặt bê

tông, gạch đá bằng thảm cỏ- những bề mặt thấm nước - ở tất cả những nơi có thể

Hình 2.64 Hệ thống không gian mở trên công trình kiến trúc

Hình 2.65 Không gian mở thiết kế trên cấu trúc hình khối của công trình

Hình 2.66 Giải pháp cấu tạo phát triển cây xanh trên các bề mặt theo phương đứng Hình 2.67 Xây dựng vùng đất ngập nước được coi là một phần trong các dự án

CTX về quản lý nước mưa và các giải pháp xử lý nước thải tại chỗ Hình 2.68 Phát triển bền vững là sự hài hòa giữa ba hệ thống nền tảng: STTN,

VHXH, và KTKT Hình 2.69 Sự phối hợp giữa ba hệ thống nền tảng của PTBV là một công cụ qua đó

xác định được mức độ của PTBV Hình 2.70 Các khái niệm về PTBV luôn có những cách thức tư duy tiếp cận mới

xoay quanh mối quan hệ giữa ba yếu tố nền tảng Hình 2.71 Tỷ trọng hiện nay của ba hệ thống nền tảng của PTBV trên thế giới đang

có sự mất cân đối Hình 2.72 Nghiên cứu phối hợp giữa hai mô hình về PTBV

Hình 2.73 Phương pháp đánh giá các tiêu chí

Hình 3.1 Tỷ trọng giữa các nhóm tiêu chí chính trong hệ thống tiêu chí Kiến trúc

bền vững đối với ba hệ thống nền tảng: MTST, VHXH, KTKT Hình 3.2 Biểu đồ bền vững

Hình 3.3 Biểu tượng Hoa sen trắng

Hình 3.4 Biểu đồ bền vững và các cấp độ chứng nhận

Hình 3.5 Điều kiện của cấp độ được chứng nhận trong hệ thống tiêu chí KTBV

Hình 3.6 Tính linh động trong hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững đối với ba hệ

thống nền tảng: MTST, VHXH, KTKT Hình 4.1 So sánh tỷ trọng giữa các nhóm tiêu chí chính trong hai hệ thống tiêu chí Công trình xanh (Casbee và Leed) với hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững áp dụng cho nhà ở cao tầng tại Tp HCM

Trang 28

1

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO NGHIÊN CỨU

Nhiều thập kỷ qua loài người đã có những bước tiến vượt bậc trong các lĩnh vực

về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học kỹ thuật, tuy nhiên những tiến bộ đó đồng thời cũng gây tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái chung, nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có giới hạn được khai thác cạn kiệt, các thành phố trở nên ô nhiễm trầm trọng, v.v và hệ quả là ngày nay loài người đang phải đối mặt với các thảm họa do quá trình biến đổi khí hậu, đe dọa tác động theo chiều hướng xấu ảnh hưởng đến nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân vì sao ngày nay con người đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu toàn cầu, đó chính là do trong quá trình phát triển con người đã có những quan điểm sai lầm trong việc xác định mối quan hệ giữa con người

và môi trường sinh thái (MTST) tự nhiên Thế giới bắt đầu nhìn nhận, quan tâm, đánh giá một cách nghiêm túc và đúng tầm những giá trị của MTST thông qua các Hội nghị thượng đỉnh về môi trường, phát triển, biến đổi khí hậu, v.v…trong những năm gần đây ở các cấp độ từ quốc tế đến quốc gia, và ngành

Theo nhận định của cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc- UNDP tại Việt Nam, để giảm thiểu những tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cần phải

có ngay các biện pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính như hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ MTST vì mục tiêu hướng đến phát triển bền vững (PTBV) 41

Phát triển bền vững vận dụng vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc là vấn đề ngày càng được quan tâm và có tính cấp thiết trong thực tiễn, tuy nhiên về mặt lý luận thì tuy có nhiều nghiên cứu tiếp cận vấn đề PTBV, nhưng mô hình ứng dụng vào thiết kế, đánh giá cụ thể đối với lĩnh vực kiến trúc thì hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn chưa thật sự có Do đó việc nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí Kiến trúc bền vững (KTBV) áp dụng vào thiết kế và đánh giá thiết kế là thực sự cần thiết

Trang 29

Thiết kế, xây dựng nhà ở cao tầng là một trong những mục tiêu trọng tâm nhằm đáp ứng cho nhu cầu an cư tại các đô thị lớn trong quá trình đô thị hóa, thiết kế nhà ở cao tầng có những đặc thù so với thiết kế các công trình dân dụng khác Nhà ở cao tầng

có ảnh hưởng tác động lớn đến MTST, cảnh quan, năng lượng, ô nhiễm và kể cả tác động đến tập quán, văn hóa của cư dân, v.v những tác động ảnh hưởng này diễn ra theo thời gian và không có giới hạn về không gian, nếu có những sai lầm trong thiết kế, xây dựng sẽ rất khó khắc phục

Nghiên cứu hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng là yêu cầu cấp thiết vì qua đó sẽ góp phần cụ thể hóa vấn đề lý luận về PTBV vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc, đồng thời thông qua hệ thống tiêu chí sẽ là công cụ định hướng cho người thiết kế trong thực tiễn, là công cụ cho người quản lý, người đầu tư, cũng như người sử dụng hiểu được các yêu cầu mà thiết kế kiến trúc nhà ở cao tầng phải đạt được, qua đó mới đánh giá được phương án thiết kế theo hướng KTBV

Nghiên cứu hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng vào thiết kế nhà ở cao tầng còn góp phần định hướng trong nghiên cứu ứng dụng cho các lĩnh vực có liên quan đến thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc như sản xuất, chế tạo vật liệu, thiết bị, v.v…

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu tổng quát của đề tài: xây dựng hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) Trong đó nội dung và phương pháp đánh giá của hệ thống tiêu chí này phải đáp ứng được yêu cầu về PTBV (xem Sơ đồ 1.1)

 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát là xây dựng hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng trong khu vực nghiên cứu, Nghiên cứu sinh (NCS) xác định

có những mục tiêu cụ thể cần phải giải quyết như sau:

Trang 30

- Nghiên cứu xác định phương pháp định lượng, định tính áp dụng vào hệ thống tiêu chí cũng như phương pháp đánh giá áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại

Tp HCM theo hệ thống tiêu chí KTBV

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm những vấn đề:

 Tổng quan về lịch sử và nội dung liên quan đến các phong trào “Xanh”, “Công trình Xanh” (CTX), PTBV, và những hệ thống đánh giá công trình kiến trúc liên quan đến các vấn đề trên

 Xác định những vấn đề trọng tâm của thế giới trong nghiên cứu về PTBV và TKBV

 Đánh giá về thực tiễn thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM

 Xác định những yếu tố về điều kiện MTST và khí hậu tự nhiên (KHTN) ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở cao tầng đáp ứng yêu cầu tiêu chí KTBV

 Xác định những yếu tố về điều kiện VHXH ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở cao tầng đáp ứng yêu cầu tiêu chí KTBV

 Xác định những yếu tố về điều kiện KTKT ảnh hưởng đến thiết kế nhà ở cao tầng đáp ứng yêu cầu tiêu chí KTBV

Trang 31

 Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM

 Nghiên cứu phương pháp đánh giá thiết kế bằng hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho nhà ở cao tầng tại Tp HCM

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích- tổng hợp

Dựa trên các tài liệu thứ cấp được thu thập có liên quan đến những nội dung nghiên cứu từ những vấn đề khác nhau, NCS phân tích, tổng hợp những vấn đề của các chương 1, chương 2, ví dụ nguồn gốc của “Phong trào Xanh”, một số hệ thống đánh giá “Công trình xanh” trên thế giới Những vấn đề liên quan đến ba hệ thống nền tảng của PTBV: MTST, VHXH, và KTKT trong vùng, cũng như tại Tp HCM Những nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến mối quan hệ cũng như tỷ trọng giữa ba hệ thống nền tảng của PTBV Vấn đề xác định tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính trong các hệ thống đánh giá CTX trên thế giới, v.v… từ đó xác định hệ thống các cơ sở khoa học phục vụ cho yêu cầu xây dựng hệ thống tiêu chí thiết kế KTBV áp dụng cho nhà ở cao tầng tại Tp HCM

 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được NCS sử dụng để khảo sát sự hiểu biết của các đối tượng liên quan trực tiếp đến thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc nhà ở cao tầng về các vấn đề như : Có hay không sự khác biệt giữa các khái niệm “Kiến trúc xanh” và

“Kiến trúc bền vững”, sự hiểu biết của các đối tượng có liên quan đến lĩnh vực thiết

kế xây dựng công trình kiến trúc đối với các nội dung về CTX và PTBV Sự cần thiết trong việc nghiên cứu một hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng, cũng như một số nội dung của hệ thống tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả của hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM

 Phương pháp khảo sát- điều tra

Trang 32

ẩm

Phương pháp khảo sát, điều tra cũng được NCS sử dụng để xem xét một số công trình kiến trúc nhà ở cao tầng đã xây dựng tại Tp HCM, qua đó đánh giá sơ bộ những vấn đề về thiết kế kiến trúc dưới góc độ CTX và KTBV

 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được NCS sử dụng để xem xét sự khác biệt giữa các hệ thống tiêu chí CTX của các nước trên thế giới trong chương 1 So sánh các phương án thiết kế kiến trúc nhà ở cao tầng, các nguyên tắc trong thiết kế cấu trúc vỏ bao che, qua

đó xác định những vấn đề làm cơ sở trong thiết kế kỹ thuật nhà ở cao tầng trong chương 2 Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong phân tích mối liên hệ và tỷ trọng của ba hệ thống nền tảng của PTBV: MTST, VHTN, và KTKT trong chương 2, chương 3 Phương pháp so sánh cũng được NCS sử dụng trong chương 4 để xác định kết quả nghiên cứu có sự tương đồng, có sự khác biệt so với những hệ thống tiêu chí CTX đã phổ biến trên thế giới, trên cơ sở đó khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài

là mới về mặt lý luận và thực tiễn

 Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống được NCS vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu các nội dung của luận án, qua đó luôn xem công trình kiến trúc nhà ở cao tầng là một hệ thống trong mối quan hệ với hệ MTST

 Phương pháp định lượng

Trang 33

Phương pháp định lượng được NCS áp dụng trong chương 2, đây là kết quả nghiên cứu của NCS (nội dung đã được công bố năm 2007) đối với vấn đề tính toán tỷ

lệ hình khối tối ưu về khai thác, hạn chế BXMT và TGTN đối với nhà ở cao tầng tại

Tp HCM, cũng như nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn thiết kế nhà ở cao tầng đối với các vấn đề như bố trí các không gian trong tổng thể đơn nguyên, bố trí các không gian trong căn hộ trong thiết kế hướng đến vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm

 Phương pháp định tính

Phương pháp định tính được áp dụng trong chương 2, đây là những nghiên cứu của NCS đối với vấn đề thiết kế kiến trúc nhà ở cao tầng tại Tp HCM thích ứng với khí hậu Nhiệt đới nóng ẩm cũng như sử dụng năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm Các kết quả nghiên cứu này thể hiện trong hai đồ án dự thi: Nhà ở khu đô thị mới Thủ Thiêm và Nhà ở Thân thiện (cuộc thi Kiến trúc sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, đơn vị tổ chức Hội KTS Việt Nam- Viện kiến trúc Nhiệt đới- ĐH KT Hà Nội)

 Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm được NCS áp dụng trong nghiên cứu thực tế xác định

sự chênh lệch về nhiệt độ bề mặt cấu trúc vỏ bao che của công trình kiến trúc cao tầng nhận trực xạ, tán xạ của BXMT và bề mặt cấu trúc được trồng hệ thống thực vật, qua

đó chứng minh nhiệt độ ở khu vực có sự che phủ của cây xanh là thấp hơn các bề mặt xây dựng không có sự che phủ của cây xanh

5 PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

 Phạm vi nghiên cứu của luận án trong thể loại kiến trúc nhà ở cao tầng

 Nghiên cứu kiến trúc nhà ở cao tầng có nhiều góc độ khoa học liên quan như yếu

tố kinh tế, kết cấu, vật liệu, v.v… Nội dung luận án tập trung nghiên cứu lĩnh vực MTST, VHXH, và KTKT theo hướng đáp ứng yêu cầu KTBV

 Địa phương nghiên cứu tại Tp HCM

 Hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế kiến trúc nhà ở cao tầng được xây dựng hướng đến phạm vi các công việc có liên quan và trong khả năng thực hiện

Trang 34

7

của các KTS công trình trong quá trình thiết kế Tuy nhiên hệ thống tiêu chí KTBV chỉ có ý nghĩa khi đảm bảo đánh giá toàn diện, liên quan đến tất cả các vấn đề, các chủ thể tác động vào vòng đời công trình, do đó về tổng thể, hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho nhà ở cao tầng tại Tp HCM được xây dựng liên quan đến tất cả các đối tượng tác động vào vòng đời công trình Những nội dung

có liên quan đến các chuyên ngành khác, NCS chỉ dừng lại ở việc xác định tiêu chí, mục đích nhưng không nghiên cứu yêu cầu chi tiết

6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

 Từ quy trình nghiên cứu các cơ sở khoa học để đạt được kết quả là hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM, có thể được tham khảo để tiếp tục xây dựng những hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế các thể loại công trình kiến trúc khác tại Tp HCM

 Đề xuất mới “Hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại

 Căn cứ vào hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM đã được đề xuất, các nhà nghiên cứu trong những lĩnh vực như vật liệu, kỹ thuật công trình, quản lý dự án, v.v…sẽ xây dựng bổ sung những nội dung có liên quan đến chuyên ngành của mình để “Hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho thiết kế nhà ở cao tầng tại Tp HCM” trở thành “Hệ thống tiêu chí KTBV áp dụng cho nhà ở cao tầng tại Tp HCM”

Trang 35

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TỔNG QUÁT CỦA LUẬN ÁN:

HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HCM

VĐ 2A MÔI

TRƯỜNG

SINH THÁI, KHÍ HẬU TỰ NHIÊN

VĐ 2B VĂN HÓA-

XÃ HỘI KHU VỰC

NG

CỨU

VĐ 2C ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- KỸ THUẬT

VĐ 3 TRỌNG TÂM CỦA PTBV &

KTBV TRÊN T.GIỚI

ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KIẾN TRÚC BỀN VỮNG

ÁP DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI TP HCM &

Trang 36

8

TỔNG QUAN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC

“HƯỚNG ĐẾN MỘT MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG BỀN VỮNG”

1.1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC XU HƯỚNG THIẾT KẾ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1 Lịch sử hình thành phong trào “Xanh” trên thế giới

Thế kỷ XX chứng kiến sự khởi đầu trong hành động của các chính phủ nhằm bảo tồn MTST tự nhiên có tính đặc trưng và đa dạng ở nhiều nơi trên thế giới, nhà triết học Aldo Leopold (1887-1948) có nhiều sáng tạo lý thuyết ảnh hưởng đến việc hình thành nên trào lưu “Bắc Mỹ Xanh” và các phong trào hướng đến bảo vệ MTST Tuy nhiên chiến tranh thế giới và cuộc đại khủng hoảng đã đẩy vấn đề môi trường ra khỏi

sự quan tâm của thế giới suốt một khoảng thời gian dài [62] (xem Hình 1.1)

Sau những năm 1930 Sự phát triển về công nghệ liên quan đến lĩnh vực xây dựng như việc chế tạo ra thép cường độ cao, kính, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống thiết bị vận chuyển theo phương thẳng đứng, v.v… là tiền đề để công trình kiến trúc xây dựng có quy mô lớn và vươn lên theo chiều cao, điều này đã gây tác động ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, cảnh quan của khu vực xây dựng Cùng với đó là sự tác động của những động lực kinh tế thúc đẩy sau chiến tranh thế giới, làm cho việc xây dựng bùng nổ, chủ nghĩa quốc tế với KTS tiêu biểu như Mies Van Der Rohe đã góp phần tạo nên trào lưu xây dựng “Hộp thủy tinh” [62] (xem Hình 1.2)

Trong thập niên 1970 một nhóm nhỏ các KTS của các nước phát triển nhận thức

và quan tâm đến môi trường, các nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến các phương pháp xây dựng mới để vừa hình thành nên môi trường không gian kiến trúc cho các hoạt động của con người, nhưng cũng đồng thời phải bảo vệ MTST Tuy nhiên những nỗ lực hành động của họ không có kết quả, cho đến năm 1973 khi lệnh cấm vận dầu của OPEC đã làm cho nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch phục vụ trong lĩnh vực giao

Trang 37

sáng tạo lý thuyết ảnh hưởng đến việc hình thành nên trào lưu

“Bắc Mỹ Xanh” và các phong trào hướng đến bảo vệ môi trường sinh thái.

[Nguồn: 62]

Hình 1.2

Kiến trúc sư Mies Van Der Rohe, Người đã góp phần tạo nên Chủ nghĩa quốc tế với trào lưu xây dựng “ hộp thủy tinh”.

[Nguồn: 62]

Hình 1.3

Cuộc khủng hoảng năng lượng hóa

thạch năm 1973: Đã ảnh hưởng đến

nhiều lĩnh vực trong hoạt động của

con người, con người bắt đầu nhận

thức ra sự phụ thuộc của mình vào

nguồn tài nguyên thiên nhiên

[Nguồn: 62]

Hình 1.4

Hình ảnh tiêu biểu của “Phong trào môi trường” ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX trong cuộc khủng hoảng năng lượng.

[Nguồn: 62]

Trang 38

9

thông, sản xuất công nghiệp, và hoạt động của các công trình kiến trúc trở nên khó khăn Con người bắt đầu nhận thức ra sự phụ thuộc của mình vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó đã hình thành nên “Phong trào môi trường”, các nhà lý luận trên thế giới tin rằng phong trào CTX đã chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng năng lượng của những năm 1970 Trong những năm đó nhiều sáng tạo trong thiết kế hướng đến vấn đề trọng tâm là tiết kiệm năng lượng, nghiên cứu ứng dụng về công nghệ hướng đến khai thác những nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, v.v… [62] (xem Hình 1.3; 1.4)

Những năm 1970 chứng kiến nhiều đạo luật được ban hành tại các nước phát triển hướng đến vấn đề làm sạch môi trường, bảo vệ MTST tự nhiên tránh những tác động từ con người, trong giai đoạn này ra đời sự kiện sự kiện “Ngày trái đất” [62] 1.1.2 Lịch sử hình thành và lý luận về khái niệm “Phát triển bền vững”

Thuật ngữ PTBV xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm “Chiến lược bảo tồn Thế giới” công bố bởi Hiệp hội Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural

Resources (IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" [103, tr 36]

Trong năm 1987, chủ tịch Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) thủ tướng NaUy Gro Harlem Bruntland, là người đầu tiên xác định thuật ngữ PTBV, nội dung thuật ngữ nhận được sự đồng thuận cao ở tầm quốc tế và cho đến hiện nay

vẫn được xem như là định nghĩa về PTBV: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ” [62, tr 9] (xem Hình 1.5)

Sự quan tâm về môi trường của thế giới được thể hiện rõ tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển vào tháng 06 năm 1992 ở Rio de Janeiro- Brazil, tại

Trang 39

ngữ “Phát triển bền vững” được sự đồng thuận cao ở tầm quốc tế: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”

[Nguồn:74]

Hình 1.6

Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường

và Phát triển vào tháng 06 năm 1992

tại Rio de Janeiro- Brazil: Tại hội nghị

thượng đỉnh này 178 quốc gia đã ký kết

Công ước khung của Liên Hợp Quốc về

biến đổi khí hậu (UNFCC).

[Nguồn: 65]

Hình 1.7

Hội nghị thứ ba của Liên định khung Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu, năm 1997: Đại biểu từ 125 quốc gia đã gặp nhau tại Tokyo- Nhật bản, nghị định thư Kyoto ra đời là một bước quan trọng nhất trong công cuộc bảo vệ môi trường với sự đồng thuận của nhiều quốc gia trên thế giới.

[Nguồn: 91]

Trang 40

10

hội nghị thượng đỉnh này 178 quốc gia đã ký kết Công ước khung của Liên Hợp Quốc

về biến đổi khí hậu (UNFCC) [17] (xem Hình 1.6)

Ủy ban PTBV được thành lập năm 1993, năm 1997 đại biểu từ 125 quốc gia đã gặp nhau tại Tokyo- Nhật bản, tại đây nghị định thư Kyoto ra đời là một bước quan trọng nhất trong công cuộc bảo vệ môi trường trên thế giới [16, tr 14] (xem Hình 1.7)

Khái niệm về PTBV được cụ thể hóa vào năm 1995 qua mô hình đề xuất của Viện Quốc tế về Môi trường & phát triển (Internationl Institute for Environment anh Development- IIED) cho rằng đó là sự giao thoa hài hòa của ba hệ thống nền tảng: MTST, VHXH và KTKT [2, tr 45], [75] (xem Hình 1.8)

1.1.3 Các xu hướng thiết kế kiến trúc liên quan đến vấn đề môi trường sinh thái,

năng lượng và Phát triển bền vững

Nối tiếp thành công của Hội nghị liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro vào tháng 6 năm 1992 Tháng 6 năm 1993 Đại hội KTS Thế giới (UIA/AIA) tại Chicago- Mỹ đã chọn “Tính Bền vững” là chủ đề chính Đây chính là cột mốc quan trọng và bước ngoặt lịch sử đánh dấu sự ra đời của các Hội đồng Công trình xanh ở các nước trên thế giới với bộ tiêu chí đánh giá Công trình xanh (Green Building) [17]

Hội đồng CTX của Mỹ (USGBC) định nghĩa: “Công trình xanh là những công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng đạt đến mục tiêu vừa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của con người nhưng đồng thời cũng giảm tác động xấu của các công trình này lên môi trường sinh thái tự nhiên” [57, tr.15] Trình bày về vấn đề này cụ thể hơn “Cục Bảo vệ môi trường Mỹ đã định nghĩa Công trình xanh như sau: Công trình xanh là công trình xây dựng mà thực tế đã đạt được hiệu quả lớn nhất trong lựa chọn địa điểm xây dựng công trình, sử dụng tài nguyên – năng lượng, nước, và vật liệu – trong khi tác động của công trình đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh là nhỏ nhất trong suốt toàn bộ vòng đời của công trình – từ chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng đến vận hành, sửa chữa và tái sử dụng công trình” [11, tr 11]

Ngày đăng: 21/02/2017, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w