1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty 20

69 535 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, cùng với quá trình mở cửa hội nhập cùng thế giới đã tạo ra sự cạnh tranh về mọi mặt ngày càng gay gắt và quyết liệt. Sức ép của hàng nhập lậu, của người tiêu dùng, của hàng nước ngoài buộc các nhà kinh doanh cũng như các nhà quản lý phải hết sức coi trọng vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyết định đến sự thành bại trong cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như sự tiến bộ hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung. Công ty may 20một doanh nghiệp Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Tổng cục hậu cần từ khi thành lập, Công ty luôn tồn tại trong một thời gian dài của chế độ bao cấp cũ, với chế độ hạch toán tập trung, Nhà nước cấp nguyên liệu vật tư đầy đủ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm sản xuất ra. Do vậy, trong giai đoạn này, công tác chất lượng sản phẩm không được chú trọng nhiều. Sản phẩm chỉ đạt được mức chấp nhận được nhưng vẫn tiêu thụ hết. Thêm vào đó, Công ty chỉ quan tâm đến năng suất lao động, số lượng sản phẩm sản xuất ra hơn là vấn đề nâng cao chất lượng. Sau hơn 40 năm tồn tại như vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do việc thị trường các nước Đông Âu tan rã, chất lượng kém không thể cạnh tranh được. Do đó, Ban Giám đốc Công ty đã đề ra đường lối chiến lược phát triển cho Công ty nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng trong tình hình mới. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Công ty phấn đấu áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 vào cuối năm 2000 và triết lí kinh doanh của Công ty như: "Để hội nhập tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, chất lượng là mục tiêu, mối quan tâm hàng đầu đối với Công ty May 20. Để gìn giữ và phát triển mối quan hệ bạn hàng, Công ty 20 cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cho khách hàng". Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu công tymột vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Vì những lý do trên tôi xin chọn đề tài: "Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu Công ty 20" Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm Công ty 20 hiện nay. Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty 20. Phần I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGHIỆP I. Khái niệm, vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì vấn đề chất lượng sản phẩm ngày càng được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm và sử dụng như là một thứ vũ khí chủ chốt để đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngày càng có nhiều trường Đại học, Trung cấp đưa vào giảng dậy, nghiên cứu về môn học chất lượng sản phẩm, có nhiều sách, báo viết về chất lượng sản phẩm đã cho thấy bước tiến quan trọng trong nhận thức của sinh viên cũng như của người tiêu dùng. 1.1. Khái niệm và phân loại chất lượng sản phẩm. a. Khái niệm và những quan điểm về chất lượng sản phẩm. Hiện nay, theo tài liệu của các nước trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau và có những đóng góp nhất định thúc đẩy khoa học quản trị chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Tuỳ thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và nhằm những mục tiêu khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm khác nhau. Trước đây, các nước trong hệ thống XHCN nhận thức rằng: “chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế – kỹ thuật nội tại phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện xác định về kinh tế – kỹ thuật”. Về cơ bản quan điểm này phản ánh đúng bản chất của chất lượng. Ta có thể dễ dàng đánh giá được mức độ chất lượng sản phẩm đạt được, nhờ đó xác định rõ ràng những đặc tính và chỉ tiêu nào cần phải hoàn thiện. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm mới chỉ được xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường, làm cho chất lượng sản phẩm không thực sự gắn với nhu cầu và sự biến động của nhu cầu trên thị trường với hiệu quả kinh tế và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Khiếm khuyết này xuất phát từ việc sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch của các nước XHCN. Sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường cho nên chất lượng sản phẩm không theo kịp nhu cầu thị trường nhưng vẫn tiêu thụ được. Hơn nữa, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế phát triển khép kín nên không có sự so sánh hay cạnh tranh về sản phẩm. Bước sang cơ chế thị trường, khi nhu cầu được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh (như một nhà kinh tế đã nói: sản xuất những gì mà người tiêu dùng cần chứ không sản xuất những gì mà ta có) thì định nghĩa trên không còn phù hợp nữa. Quan điểm về chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan, năng động hơn. Tức là khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những quan niệm mới đó được gọi là quan niệm chất lượng sản phẩm hướng theo khách hàng. Lý thuyết này cho rằng: “Chất lượng phụ thuộc vào cái nhìn đầu tiên của người sử dụng, vì vậy tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chất lượng là khả năng thoả mãn những đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng”. Một số nhà kinh tế học phương Tây theo quan niệm này đã định nghĩa về chất lượng như sau: Feigenbaum: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm”. Juran: “Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng”. Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường với chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn được những đòi hỏi của người tiêu dùng. Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hoặc tiềm ẩn”. (Theo ISO 8402:1994) Dựa trên khái niệm này, Cục đo lường chất lượng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “ Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp của tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước ”. (TCVN 5814 - 1994) Về thực chất, đây là khái niệm có sự kết hợp của những quan niệm trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy, các khái niệm trên đã được chấp nhận và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được phát triển, bổ sung hơn nữa. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhưng không phải theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới hạn về kinh tế – xã hội và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm. b. Phân loại chất lượng sản phẩm: - Chất lượng thiết kế: là giá trị thể hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng được phác thảo bằng các văn bản, bản vẽ. - Chất lượng tiêu chuẩn: là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế, địa phương hoặc ngành. - Chất lượng thị trường: là chất lượng bảo đảm thoả mãn nhứng nhu cầu nhất định, mong đợi của người tiêu dùng. - Chất lượng thành phần: là chất lượng bảo đảm thoả mãn những nhu cầu mong đợi của một hoặc một số tầng lớp người nhất định. - Chất lượng phù hợp: là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường tâm lý người tiêu dùng. - Chất lượng tối ưu: là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu cuả xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm Cơ chế thị trường tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển cuả các doanh nghiệp và nền kinh tế. Đồng thời, nó cũng đặt ra những thách thức đối với doanh nghiệp qua sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cạnh tranh. Nền kinh tế thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện. Người tiêu dùng được tự do lựa chọn các sản phẩm theo yêu cầu, sở thích, khả năng mua của họ. Do đó, doanh nghiệp nào thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều nhất thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển. Chính điều này đã tạo động lực to lớn buộc các doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Đối với doanh nghiệp công nghiệp, chất lượng sản phẩm luôn luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện chiến lược Marketing, mở rộng thị trường, tạo uy tín, danh tiếng cho sản phẩm cuả doanh nghiệp khẳng định vị trí của sản phẩm đó trên thị trường. Từ đó, người t iêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp và nếu có thể sẽ mở rộng thị trường ra nước ngoài. Hiệu quả kinh tế, sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển sản xuấtnăng suất cao, tiêu thụ với khối lượng lớn mà còn được tạo thành bởi sự tiết kiệm đặc biệt là tiết kiệm nguyên vật liệu, thiết bị và lao động trong quá trình sản xuất. Muốn làm được điều này, ta chỉ có thể thực hiện bằng cách luôn nâng cao chất lượng sản phẩm với mục tiêu “ làm đúng ngay từ đầu ” sẽ hạn chế được chi phí phải bỏ ra cho những phế phẩm. Việc làm này, không những đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp mà còn tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước thông qua việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm bớt những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đi sau tìm tòi nghiên cứu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật và ứng dụng nó vào sản xuất – kinh doanh. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ nhằm giảm lao động sống, lao động quá khứ, tiết kiệm nguyên vật liệu và nâng cao năng lực sản xuất. Do vậy, giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm từ đó giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là nâng cao lợi nhuận. Đây đồng thời cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Khi doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao, có điều kiện đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, tăng thu nhập cho họ, làm cho họ tin tưởng gắn bó với doanh nghiệp từ đó đóng góp hết sức mình vào công việc sản xuất – kinh doanh. Đối với nền kinh tế quốc dân. Việc tăng chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc người dân được tiêu dùng những sản phẩmchất lượng tốt hơn với tuổi thọ lâu dài hơn, góp phần làm giảm đầu tư chi phí cho sản xuất sản phẩm và hạn chế phế thải gây ô nhiễm môi trường. Riêng đối với ngành sản xuất những sản phẩm là tư liệu sản xuất, nếu chất lượng sản phẩm được tăng lên tức là nó đã góp phần đưa khoa học – kỹ thuật hiện đại và trang bị cho nền kinh tế quốc dân nhằm tăng năng suất lao động và kéo theo việc tăng chất lượng sản phẩm mà thiết bị đó sản xuất ra. Chất lượng sản phẩm không những làm tăng uy tín của nước ta trên thị trường quốc tế mà còn là cách để tăng cường nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước qua việc xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao ra nước ngoài. II. hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 2.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩmmột phạm trù KT – XH, công nghệ tổng hợp. Nó luôn gắn bó chặt chẽ với những mong đợi của khách hàng và những xu hướng vận động của những mong đợi đó trên thị trường. Bởi vậy, chất lượngmột phạm trù có ý nghĩa tương đối, không phải là bất biến mà thường xuyên thay đổi theo thời gian và không gian. Chất lượng có thể cao trong thời điểm này nhưng sẽ không còn cao nữa đối với giai đoạn sau hoặc chất lượng cao thị trường này nhưng không cao đối với thị trường khác. Khi nói đến chất lượng, cần phân biệt rõ đặc tính chất lượng chủ quan và khách quan của sản phẩm. + Đặc tính khách quan thể hiện trong chất lượng tuân thủ thiết kế. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế – kỹ thuật càng gắn với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao, được phản ánh thông qua tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm hỏng, loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế. Loại chất lượng này phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất, đặc điểm và trình độ công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, sản xuất của các doanh nghiệp. Loại chất lượng này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh về giá cả của sản phẩm. 2.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm Khi nói đến chất lượng của một sản phẩm, ta cần phải xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng nội tại và bên ngoài sản phẩm thì mới khách quan và chính xác được. Mỗi sản phẩm được đặc trưng bởi các tính chất, đặc điểm là những đặc tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ, lý, hoá nhất định, có thể đo lường đánh giá được. Từ đó, ta so sánh giữa các sản phẩm với nhau trên cùng một tiêu chí để nhận ra sản phẩm nào đạt chất lượng cao hơn. Điều này cho chúng ta thấy quan điểm sai lầm khi cho rằng chất lượng sản phẩm là cái không thể đo lường, đánh giá được. Hệ thống chỉ tiêu đó bao gồm: - Chỉ tiêu chức năng, công dụng của sản phẩm: Đó chính là những đặc tính cơ bản của sản phẩm đưa lại những lợi ích nhất định về giá trị sử dụng, tính hữu ích của chúng đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của người tiêu dùng. - Chỉ tiêu tin cậy: đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm giữ được khả năng làm việc chính xác, tin tưởng trong một khoảng thời gian xác định. - Chỉ tiêu tuổi thọ: thể hiện thời gian tồn tại có ích của sản phẩm trong quá trình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Chỉ tiêu lao động học: đặc trưng cho quan hệ giữa người và sản phẩm như các chỉ tiêu: vệ sinh, nhân chủng, sinh lý của con người có liên quan đến quá trình sản xuất và sinh hoạt. - Chỉ tiêu thẩm mỹ: đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức và sự hài hoà về kết cấu. - Chỉ tiêu công nghệ: đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo tiết kiệm lớn nhất các chi phí. - Chỉ tiêu thống nhất hoá: đặc trưng cho mức độ sử dụng sản phẩm, các bộ phận được tiêu chuẩn hoá, thống nhất hoá và mức độ thống nhất với các sản phẩm khác. - Chỉ tiêu sinh thái: đặc trưng cho độ độc hại của sản phẩm tác động đến môi trường khi sử dụng. - Chỉ tiêu an toàn: đặc trưng cho tính đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như tính mạng cuả người sản xuất và người tiêu dùng. - Chỉ tiêu chi phí, giá cả: đặc trưng cho hao phí xã hội cần thiết để tạo lên sản phẩm. Các chỉ tiêu này không tồn tại độc lập, tách rời mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò, ý nghĩa của từng chỉ tiêu rất khác nhau đối với những sản phẩm khác nhau. Mỗi loại sản phẩm cụ thể sẽ có những chỉ tiêu mang tính trội và quan trọng hơn những chỉ tiêu khác. Mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định những chỉ tiêu quan trọng nhất, phù hợp với điều kiện sản xuất của doanh nghiệp để làm ra được những sản phẩm mang sắc thái riêng biệt, độc đáo khác với những sản phẩm đồng loại trên thị trường. Ngoài ra, để đánh giá, phân tích tình hình thực hiện chất lượng giữa các bộ phận, giữa các thời kỳ sản xuất ta còn có các chỉ tiêu so sánh như sau: - Tỉ lệ sai hỏng để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất: + Dùng thước đo hiện vật để tính, ta có công thức: Tû lÖ sai háng SLSP sai háng SLSP sai háng + SLSP tèt = x 100 (%) Trong ú, s sn phm hng bao gm sn phm hng cú th sa cha c v sn phm hng khụng th sa cha c. + Dựng thc o giỏ tr tớnh, ta cú cụng thc: Trong ú, chi phớ sn phm hng bao gm chi phớ v sn phm sa cha c v chi phớ v sn phm hng khụng sa cha c. Trờn c s tớnh toỏn v t l sai hng ú ta cú th so sỏnh gia ký ny vi k trc, hoc gia nm nay vi nm trc. Nu t l sai hng k ny so vi k trc m nh hn tc l cht lng k ny tt hn k trc v ngc li. - Dựng th hng cht lng sn phm: so sỏnh th hng cht lng sn phm ca k ny so vi k trc ngi ta cn c vo mt cụng dng, thm m v cỏc ch tiờu v mt c, lý, hoỏ ca sn phm. Nu th hng kộm thỡ c bỏn vi mc giỏ thp, cũn nu th hng cao thỡ s bỏn c vi giỏ cao. ỏnh giỏ th hng cht lng sn phm ta cú th s dng phng phỏp giỏ n v bỡnh quõn. Cụng thc tớnh nh sau: Trong ú:P: Giỏ n v bỡnh quõn. P ki : Giỏ n v k gc ca th hng i. Qi: S lng sn phm sn xut ca th hng i. Theo phng phỏp ny, ta tớnh giỏ n v bỡnh quõn ca k phõn tớch v k k hoch. Sau ú, so sỏnh giỏ n v bỡnh quõn k phõn tớch so vi k k hoch. Nu giỏ n v bỡnh quõn k phõn tớch cao hn k k hoch ta kt lun doanh nghip hon thnh k hoch cht lng sn phm v ngc li. x 100 (%) Chi phí về sản phẩm hỏng Giá thành công x'ởng của sản phẩm hàng hóa Tỷ lệ sai hỏng = = = ì = n 1i n 1i Qi PkiQi P [...]... 838 .200 1,06 906.38 1,09 1,0 750.000 1,10 782.000 quân 0 1.2 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu của công ty * Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đặc điểm của sản phẩm Lãnh đạo công ty nhận nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm may mặc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục hậu cần, với phương châm, đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, do vậy công ty luôn... xuất gặp một số khó khăn do phải đào tạo nâng cao, hướng dẫn cụ thể cho từng mẫu mã hàng để cho công nhân có thể hoàn thành tốt công việc của mình Sản phẩm do công ty sản xuấthàng xuất khẩu cho nên mỗi sản phẩm phải đảm bảo tuyệt đối các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng cũng như đóng gói sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Một số sản phẩm chủ yếu của công ty như: - Áo Jacket - Áo đua mô tô - Quần... dân số nước ta hiện nay khoảng 80 triệu dân nhu cầu về sản phẩm may mặc là tất yếu đang ngày càng tăng lên, mức sống của người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại đã du nhập vào nước ta Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình kiểu dáng mẫu mãu đến chất lượng sản phẩm Số lượng các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Hà Nội nhiều, và cả công ty tư nhân khắp...Để sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, phải đăng ký và được các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm nhà nước ký duyệt Tuỳ theo từng loại sản phẩm, từng điều kiện của doanh nghiệp mà xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý và người tiêu dùng III Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ... giao Hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu là hàng bộ đội, và mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng xuất khẩu gia công do khách nước ngoài, khách hàng thiết kế trước hình dáng, kích thước, mầu sắc nguyên vật liệu cũng được giao cho công ty đủ số lượng để sản xuất theo đơn đặt hàng trung bình mỗi đơn hàng từ 1.000 đến 2.000 sản phẩm nhưng cũng có nhiều đơn hàng chỉ có vài trăm hoặc dưới 100 sản phẩm điều này... cầu tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Các sản phẩm có thể được đánh giá cao thị trường này nhưng lại không cao thị trường khác Thông thường, khi mức sản phẩm xã hội còn thấp, các sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao Họ chưa quan tâm tới sản phẩmchất lượng cao Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng sản phẩm ngày càng cao, ngoài tính năng sử... phẩm + Chỉ tiêu tổng hợp về tài liệu thiết kế, công nghệ và chất lượng chi thức + Hệ số khuyết tật của sản phẩm thử, chất lượng cho sản phẩm hàng loạt Quản trị chất lượng trong khâu sản xuất: Mục đích của quản trị chất lượng trong sản xuất là khai thác, huy động có hiệu quả các quá trình công nghệ thiết bị và con người đã lựa chọn để sản xuất sản phẩmchất lượng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế Giai... chất lượng được đề cao trong những năm gần đây phần II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CÔNG TY 20 HIỆN NAY I Giới thiệu tổng quát về Công ty 20 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20 Công ty được thành lập theo Quyết định số 452QĐ-QP ngày 04/08/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và theo Quyết định số 1119/ĐM-DN ngày 13/03/1996 của Văn phòng Chính phủ Nhiệm vụ chính của Công ty. .. giác mà không ảnh hưởng đến chất lượng của bán thành phẩm mà định mức cũng không được tăng lên Chính vì những điều nêu trên đã gây ra không ít khó khăn cho Công ty mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong các mã hàng 1.5 Về phần máy móc thiết bị: Công ty 20 nhận thức được đây chính là phần cốt lõi của công nghệ sản xuất hàng may mặc để có thể nâng cao năng lực sản xuất và tăng cường khả... nghề, đối với cán bộ quản lý có ít nhất một bằng đại học và có kinh nghiệm II Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm Công ty 20 trong thời gian qua 2.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty Mỗi sản phẩm đều chứa đựng trong nó một hệ thống những đặc điểm nội tại Đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng của sản phẩm Các doanh nghiệp muốn sản xuất hàng hoá đều phải xây dựng những tiêu . nghiệp. Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm ở Công ty 20 hiện nay. Phần III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty 20. Phần I NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ. đề tài: " ;Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở Công ty 20& quot; Chuyên đề gồm có 3 phần: Phần I: Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng. việc xuất khẩu sản phẩm đạt chất lượng cao ra nước ngoài. II. hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 2.1. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một phạm trù KT – XH, công

Ngày đăng: 26/04/2014, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. 40 năm xây dựng và trưởng thành của Công ty 20 2. Tài liệu soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu ISO 9002 Khác
3. Các tài liệu thống kê của phòng kỹ thuật và kế hoạch vật tư Khác
4. Giáo trình: Quản trị sản xuất và tác nghiệp.Khoa QTKDCN - XDCB. Trường ĐHKTQD Khác
5. Quản trị chất lượng. GS. Nguyễn Quang Toản.NXB Thống kê (1995) Khác
6. Quản lý có hiệu quả theo phương pháp Deming Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất. - một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty 20
Sơ đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất (Trang 31)
Sơ đồ 4. Kiểm soát nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp - một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty 20
Sơ đồ 4. Kiểm soát nguyên vật liệu do khách hàng cung cấp (Trang 55)
BẢNG 1: BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 NĂM 2000 - một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty 20
BẢNG 1 BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 NĂM 2000 (Trang 66)
BẢNG 2: BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 NĂM 1998 - một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu ở công ty 20
BẢNG 2 BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 20 NĂM 1998 (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w