1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng địa học vùng hà tiên- kiên lương: tài nguyên thiên nhiên cần bảo tồn

11 1,6K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 4,52 MB

Nội dung

Đa dạng địa học (Geodiversity) là sự đa dạng các yếu tố, các tập hợp, các biểu hiện, các hệ thống

Trang 1

ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÙNG HÀ TIÊN-KIÊN LƯƠNG:

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CẦN BẢO TỒN Hà Quang Hải, Lê Thị Bạch Linh, Nguyễn Ngọc Tuyến

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh

hqhai@hcmus.edu.vn

1 GIỚI THIỆU

Đa dạng địa học (Geodiversity) là sự đa dạng các yếu tố, các tập hợp, các biểu hiện, các hệ thống, các quá trình địa chất (các kiểu đá, khoáng vật, hóa thạch), các yếu tố địa mạo (các dạng địa hình, các quá trình hình thành) và thổ nhưỡng (Murray Gray 2004) [12, 13]

Đa dạng địa học được xem như tương đương với đa dạng sinh học (Bảng 1) Thuật ngữ “đa dạng địa học” được dùng đầu tiên trong các công bố ở Đức và Australia [12, 13, 16]

Bảng 1: Sự tương tự giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học

Loài Môi trường sống Sinh quyển

Khoáng vật Đá (thổ nhưỡng) Dạng địa hình Địa quyển

Cơ chế Các quá trình sinh vật học

và sinh thái học Các quá trình nội sinh và ngoại sinh Học thuyết khoa học Sự tiến hóa Kiến tạo mảng

Các tài

nguyên

Thiết thực Ví dụ., thực phẩm, lông

thú…

Kim loại, đá làm bê tông…

Năng lượng Nhiên liệu sinh học, động

vật… Nhiên liệu hóa thạch, năng lượngđịa nhiệt… Khác Ví dụ., ngà voi Đá quí, hóa thạch…

Theo Sai L Ng and Lawal M Mara [16]

Hiện có đến 5000 khoáng vật đã được phát hiện, các khoáng vật kết hợp để tạo nên hàng ngàn loại đá khác nhau Hàng ngàn loài hóa thạch đã được mô tả và có thể còn hàng ngàn loài chưa được phát hiện [12, 13] Trên bề mặt trái đất, các quá trình vật lý diễn ra trong giai đoạn tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại đã hình thành sự đa dạng về địa chất và địa mạo rất lớn (ví dụ: bờ biển, băng hà, sườn dốc, gió, thủy văn, phong hóa, núi lửa, kiến tạo…) Có thể kết luận rằng đa dạng địa học cũng phong phú như đa dạng sinh học Thực tế, không có một hành tinh nào trong hệ mặt trời có sự đa dạng địa học như trái đất [12] Hơn nữa, căn cứ vào sự ảnh hưởng của đa dạng địa học đối với đa dạng sinh học và sự tiến hóa của nó, có thể nhận thấy đa dạng địa học là nền tảng cho sự sống phức tạp phát triển

Đa dạng địa học có nhiều giá trị nhưng đang bị đe dọa bởi các tác động của tự nhiên và con người Nhiều geosite (điểm địa chất có giá trị) được thiên nhiên chạm khắc qua hàng ngàn, hàng triệu năm đang bị phá hủy hoặc đã bị biến mất Sự kiện Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn, Hòn Phụ Tử ở Kiên Giang bị gẫy đổ [5] hay các thân gỗ hóa thạch ở miệng núi lửa Chư A Thai ở Pleicu đang bị khai thác cho thấy thực trạng này [7] Vì vậy, cần có những giải pháp bảo tồn các di sản tự nhiên quí giá này

Trang 2

2 GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG ĐỊA HỌC Ở HÀ TIÊN-KIÊN LƯƠNG

Các giá trị của đa dạng địa học đã được Gray [12] phân loại thành sáu nhóm:

- Giá trị tồn tại

- Giá trị văn hóa

- Giá trị mỹ quan

- Giá trị kinh tế

- Giá trị chức năng

- Giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục

Các công trình nghiên cứu địa chất cho thấy vùng Hà Tiên - Kiên Lương có sự đa dạng về đặc điểm địa chất và địa mạo [1, 2, 4, 6] Tại đây hệ tầng trầm tích có tuổi cổ nhất Nam Bộ đã được thiết lập (hệ tầng Hòn Heo - D2-3 hh) [1, 4] Hiện diện tương đối đầy đủ các đá magma (phun trào, xâm nhập, trầm tích); các dạng địa hình được hình thành trong các môi trường địa chất khác nhau (sông, biển, đầm lầy…) như xâm thực, bóc mòn, karst hóa, trầm tích; tài nguyên khoáng sản cũng khá phong phú nhất là nguồn vật liệu xây dựng Chính sự đa dạng địa học đã tạo cho khu vực những kiểu cảnh quan đẹp, nhiều cảnh quan đã được công nhận là danh thắng quốc gia như Khu du lịch Hòn Chông, Thạch Động, núi Đá Dựng Có thể sơ bộ trình bày một số giá trị đa dạng địa học nổi bật (qui mô khu vực Nam Bộ) vùng Hà Tiên – Kiên Lương:

- Có sự xuất lộ các đá tuổi Devon-Cacbon, là các đá trầm tích tuổi cổ nhất khu vực (khoảng

350 triệu năm)

- Có những cấu trúc địa chất điển hình như nếp uốn, bối tà, đơn nghiêng

- Vết lộ ghi nhận đứt gẫy chờm nghịch: các đá vôi tuổi Pecmi (245-286 triệu năm) phủ chờm lên cát kết tuổi Trias (208-245 triệu năm)

- Địa mạo karst đặc trưng: hệ thống hang động phân bố theo các độ cao khác nhau, địa hình carư, thung lũng karst Nhiều hang động có những măng đá, nhũ đá, cột đá với hình thù kỳ thú

- Có bốn mức nước biển phân bố ở các độ cao khác nhau Các dấu tích này là những minh chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã từng tác động đến khu vực

- Cảnh quan địa mạo đa dạng từ đầm lầy, bờ biển, bãi biển, núi, đồi, đảo và quần đảo

- Có trữ lượng đá vôi khá lớn, là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng Sự đa dạng địa học nói trên ít nhiều đã được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau như tâm linh (lập chùa trong hang động), du lịch, giáo dục, kinh tế (khai thác khoáng sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) và cả trong hoạt động quân sự

Khu vực Hà Tiên – Kiên Lương có nhiều geosite (điểm địa học) nổi bật về giá trị này hoặc giá trị khác; một số geosite đạt được nhiều giá trị đồng thời Bảng 2 trình bày tổng quát các giá trị đa dạng địa học vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Bảng 2 Tóm tắt các giá trị đa dạng địa học

Giá trị tồn tại 1 Giá trị tồn tại Tự nhiên phi sinh không phụ thuộc vào sự định

giá của con người Giá trị văn hóa 2 Văn hóa dân gian

3 Khảo cổ/lịch sử

4 Tâm linh

5 Cảm nhận vị trí

Các truyền thuyết (Thạch Động, núi Đá Dựng, Hòn Phụ Tử)

Các di tích khảo cổ, ý nghĩa lịch sử

Chùa chiền, đền thờ

Địa hình bờ biển có các mũi nhô, các đỉnh núi cao Giá trị mỹ quan 6 Cảnh quan địa phương Cảnh quan biển, núi hình chóp nón, karst

Trang 3

7 Địa du lịch

8 Hoạt động giải trí

9 Cảm hứng nghệ thuật

Tìm hiểu cấu tạo địa chất (uốn nếp, đứt gẫy), đặc điểm địa hình (đảo, quần đảo, bờ biển…)

Leo núi, khám phá hang động, tìm hóa thạch Vẽ tranh, chụp ảnh, sáng tác văn thơ

Giá trị kinh tế 10 Năng lượng

11 Khoáng sản công nghiệp

12 Khoáng sản xây dựng

13 Đất

Than bùn, thủy triều và sóng Kaolin, phosphat

Đá vôi, đá khối, đá nghiền, sét gạch ngói Sản xuất lương thực, gỗ, hàng thủ công (cỏ bàng) Giá trị chức

năng

14 Nền móng

15 Tích trữ

16 Sức khỏe

17 Chôn cất

18 Kiểm soát ô nhiễm

19 Các chức năng đất

20 Các chức năng địa hệ

21.Các chức năng hệ sinh thái

Các tòa nhà, cơ sở hạ tầng Lưu trữ carbon trong đất đầm lầy và than bùn Cảnh quan chữa bệnh, nghỉ dưỡng

Nghĩa trang, hố chôn chất thải Cuội sỏi, cát lọc nước, địa hình che chắn Nông nghiệp, thủy sản, rừng ngập mặn Nước mặt, nước ngầm, các quá trình bờ

biển, gió…

Đa dạng sinh học (trên đá vôi, đầm lầy, cửa sông…)

Giá trị nghiên

cứu khoa học và

giáo dục

22 Phát hiện khoa học

23 Lịch sử nghiên cứu

24 Giám sát môi trường

25 Giáo dục và đào tạo

Các quá trình địa chất, kiến tạo, lịch sử của Trái đất, khảo cổ địa chất

Xác định ban đầu về địa tầng, hoạt động núi lửa…

Sự thay đổi mực nước biển, tốc độ xói lở – bồi tụ Nghiên cứu ngoài trời, thực tập chuyên ngành

Theo Murray Gray [12], có sửa đổi

3 CÁC GEOSITE NỔI BẬT

Geosites là những phần địa quyển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để nhận thức về lịch sử trái đất Chính xác hơn, các geosites được định nghĩa là các đối tượng địa chất hoặc địa mạo có giá trị khoa học, giá trị văn hóa/lịch sử, giá trị thẩm mỹ và /hoặc giá trị xã hội/kinh tế do nhận thức hoặc khai thác của con người Như vậy geosite là những điểm địa chất cụ thể phản ánh tính đa dạng địa học cho một khu vực, vùng hoặc quốc gia

Căn cứ vào các tiêu chí phân loại, sơ bộ xếp các geosite vùng Hà Tiên – Kiên Lương thuộc các geosite khu vực (một vài geoosite có thể đạt cấp quốc gia như Thạch Động, Hòn Chông), bao gồm các kiểu được trình bày trong bảng 3

Trang 4

Bảng 3: Phân loại geosite vùng Hà Tiên – Kiên Lương

Địa tầng Paleozoi

- Hệ tầng Hòn Heo (D-C1hh)

- Hệ tầng Hà Tiên (Pht)

Rạch Đùng; Hòn Heo Chùa Hang; Hang Tiền; Ba Hòn; Đá Dựng

Địa tầng Mezozoi

- Hệ Tầng Núi Cọp (T2a nc)

- Hệ tầng Minh Hòa (T2a mh)

- Hệ tầng Hòn Nghệ (T2l hn)

- Hệ tầng Ta Pa (T3-J1 tp)

- Hệ tầng Nha Trang (K2 nt)

Núi Ông Cọp; Mũi Nai; Hòn Đội Trưởng Minh Hòa

Hòn Nghệ

Đảo Hòn Nghệ

Đông Nam Hòn Đốc; Sơn Trà

Địa tầng Kainozoi Trầm tích thềm biển ở Hòn Chông và giồng cát biển ở

Ba Trại tuổi Holocen giữa

Kiến tạo (Uốn nếp, đứt gẫy, khe nứt) Thạch Động; Hòn Trẹm; Đá Dựng; núi Lò Vôi

Địa mạo bờ biển Bờ biển Trias Mũi Nai; Bờ biển Devon-Permi Hòn

Chông; Bờ biển Holocen Vịnh Cây Dương

Địa mạo Karst Thạch Động; Đá Dựng; Mo So; Cá Sấu; Hang Tiền;

Hòn Chông (Hòn Phụ tử, Chùa Hang, Động Kim Cương, Hang Giếng Tiên); Bãi Nam Hòn Nghệ

Địa mạo cảnh quan Núi Tà Pang; đồng bằng Phú Mỹ; quần đảo Hải Tặc;

quần đảo Bà Lụa; Đảo Hòn Nghệ

Với tính đa dạng địa học như trình bày trên, có thể nói trong quá trình khai thác các danh lam thắng cảnh chúng ta đã bỏ qua nhiều giá trị địa học mà tự nhiên ban cho Chúng tôi nêu một số ví dụ dưới đây

3.1 Cụm Geosite Hòn Chông

Cụm geosite Hòn Chông bao gồm một số geosite như Chùa Hang, Hòn Phụ Tử, Mũi Hòn Trẹm Theo quyết định số 100-VH/QĐ ký ngày 21 tháng 1 năm 1989 của Bộ Văn hóa, Hòn Chông là thắng cảnh cấp Quốc gia Trong quyết định này chỉ đề cập đến giá trị cảnh quan Hòn Chông, rất nhiều giá trị địa chất khác chưa được đề cập Các giá trị đó là:

1) Về địa tầng: tại chân núi Chùa Hang đã phát hiện được các hóa thạch minh chứng đá vôi (thuộc hệ tầng Hà Tiên) có tuổi Pecmi (Hình 1, 2) [4] Cách Chùa Hang khoảng 2000 m về phía tây bắc là geosite Hòn Trẹm, tại đây lộ đá cát kết tuổi cổ nhất Nam Bộ (D-C1) [1, 4], các đá này bị biến dạng mạnh có góc cắm thẳng đứng hoặc bị uốn nếp (Hhình 3, 4)

2) Về địa mạo: tồn tại địa hình karst nhiệt đới duy nhất ở Nam Bộ Đó là các khối núi vách đứng, đỉnh nhọn; các tầng hang động hay các mức ngấn nước biển (Hình 5, 6) là dấu ấn minh chứng cho sự biến đổi khí hậu trong lịch sử phát triển địa chất

3) Giá trị văn hóa/lịch sử: hang karst được sử dụng lập chùa Hải Sơn, là điểm du lịch tâm linh Tại đây có những truyền thuyết về sự tồn tại của Hòn Phụ Tử

4) Giá trị thẩm mỹ: cụm geosite Hòn Chông thuộc cảnh quan bờ biển xói mòn trên các đá trầm tích cổ (cát kết, đá vôi) (Hình 7), địa hình có sự tương phản với bờ biển Mũi Nai (nơi cấu tạo chủ yếu bởi vật liệu phun trào)

Trang 5

5) Giá trị kinh tế: ngoài mục đích du lịch giải trí, du lịch tâm linh; cụm geosite Hòn Chông có thể trở thành điểm du lịch địa chất phục vụ nghiên cứu, học tập rất giá trị

Hình 1: Hóa thạch Parafusulina sp Trong đá

vôi Hệ tầng Hà Tiên Tại núi Hòn Chông [ 4]

Hình 2: Hóa thạch huệ trong đá vôi màu xám trắng hệ tầng Hà Tiên tại Chùa Hang

Hình 3: Cát kết uốn nếp tại Mũi Hòn Trẹm Hình 4: Cát kết, phiến sét cắm đứng,

phương 200 o tại Mũi Hòn Trẹm

Trang 6

Hình 5: Ngấn nước biển cổ tại Chùa Hang Hình 6: Ngấn nước biển hiện đại tại Chùa

Hang

Hình 7: Cảnh quan bờ biển xâm thực Hòn Chông

3.2 Geosite Thạch Động

Núi Thạch Động ở xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là một cảnh đẹp được Mạc Thiên Tứ ca ngợi qua bài thơ “Thạch Động thôn vân” (Động đá nuốt mây), trong chùm thơ Hà Tiên thập vịnh, ca ngợi mười thắng cảnh của đất Hà Tiên [3]

Thạch Động là một núi đá vôi đơn độc, dựng đứng Núi đá cao khoảng 90m, đường kính chân

đo được theo phương Đông Bắc là 41 m Núi Thạch Động có hang rộng, đẹp là nơi tọa lạc của Tiên Sơn tự (từ năm 1790) Tại Thạch Động ghi nhận các di sản địa chất như sau:

1) Hang karst Thạch Động

Hang Thạch Động, là một trong số các hang karst đẹp của Hà Tiên Tương truyền, đây là nơi Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga Đáy hang cao 13-14 m, diện tích khoảng 50 m2, trần hang cao 6-7 m so với đáy Cửa chính vào hang quay theo hướng ĐB, còn ba cửa khác theo các hướng: TN, T, và B Vách hang có nhiều thạch nhũ với hình thù độc đáo

Căn cứ vào sự phân bố các cửa hang và thế nằm của đá vôi thuộc hệ tầng Hà Tiên tại đây, có thể thấy quá trình hòa tan đá vôi diễn tiến theo mặt lớp Hang Thạch Động có đáy là đá cát kết tương ứng với độ cao tuyệt đối 13-15m Như vậy, hang Thạch Động chỉ hình thành trong đá vôi và thời gian chạm khắc hang có lẽ vào giai đoạn đồng vị oxy 5 (cách ngày nay khoảng 85.000-108.000 năm), tương ứng với đợt biển tiến Pleistocen muộn để hình thành các bậc thềm biển cao 10-15 phổ biến dọc bờ biển Việt Nam [10, 11, 14, 15]

2) Đứt gẫy chờm nghịch

Khảo sát các vị trí chân núi Thạch Động ghi nhận được các dữ liệu sau:

Vị trí 1: chân núi phía Nam, phía bên phải quốc lộ 80 hướng từ Hà Tiên đi cửa khẩu Xà Xía lộ cát kết hạt mịn, phân lớp trung bình 10 – 20 cm, cắm về phía đông nam với góc dốc 50o Quan sát được các mặt khe nứt ép gần thẳng đứng (Hình 8)

Ví trí 2: tại góc đông bắc Thạch Động (độ cao tuyệt đối 13-14 m), quan sát đá vôi Pecmi phủ trên cát kết Trias bị ép rất mạnh Ranh giới giữa đá vôi và cát kết quan sát rất rõ (Hình 9)

Trang 7

Vị trí 3: tại góc phía tây bắc, đá vôi Pecmi trượt về phía bắc trên đá cát kết Trias (Hình 10,11) Đá cát kết bị ép mạnh tạo các mặt ép mỏng thẳng đứng

Như vậy ngoài hang karst, tại Thạch Động ghi nhận thêm một di sản địa chất quí hiếm nữa đó

di tích của hoạt động kiến tạo mảng

Từ việc tổng hợp một số tài liệu, Nguyễn Định Hòe nhận định “đá vôi Thạch động là chứng nhân lịch sử về cuộc thiên di vĩ đại của một vùng đất trôi dạt từ Châu Úc lên và sau đó dịch trượt một quãng đường dài về phía đông nam theo đứt gãy sông Hậu”

Hình 8: Cát kết cắm về đồng nam (130/50 o ) có các mặt ép thẳng đứng

Hình 9: Mặt trượt quan sát tại phía đông bắc Thạch Động

Trang 8

Hình 10: Đá vôi phân lớp dày hệ tầng Hà Tiên trượt chờm trên đá cát kết hệ tầng Núi Cọp

Hình 11: Mặt trượt quan sát tại vết lộ phía tây bắc Thạch Động

Khu vực Hà Tiên – Kiên Lương còn nhiều geosite có giá trị khác như thung lũng karst khép kín (phễu karst) ở Mo So, bối tà tại mỏ đá Lò Vôi, núi đơn nghiêng Hang Tiền…Các geosite này xứng đáng là di sản địa chất đại diện và duy nhất ở vùng đồng bằng Nam Bộ

4 NHẬN DẠNG CÁC MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI ĐA DẠNG ĐỊA HỌC

Có rất nhiều mối đe dọa đối với đa dạng địa học qui mô hành tinh và khu vực có thể so sánh với những đe dọa mà đa dạng sinh học đang phải đối mặt Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần phải bảo tồn các giá trị địa học Việc bảo tồn địa học không có nghĩa là bảo tồn các yếu tố cảnh quan tĩnh Nó còn cho phép các quá trình động lực tiếp tục vận hành trong chuỗi tương tác của các yếu tố tự nhiên [12] Nên lưu ý rằng những nhiễu loạn các quá trình địa chất, địa mạo và thổ nhưỡng có thể tạo ra những vấn đề về môi trường Ví dụ, hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, đô thị hóa có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các dạng địa hình, tốc độ trầm tích, chất lượng nước mặt hoặc nước ngầm

Nhìn chung, những mối đe dọa đối với đa dạng địa học là kết quả của áp lực phát triển kinh tế (thay đổi sử dụng đất), là kết quả của quá trình tự nhiên hoặc sự biến đổi môi trường do con người gây

ra (ví dụ sự biến đổi khí hậu và dâng cao mực biển) Bước đầu nhận dạng tác động của tự nhiên và nhân tạo ở vùng Hà Tiên – Kiên Lương tới đa dạng địa học như sau:

Trang 9

- Khai thác khoáng sản (đá vôi làm xi măng, vật liêu xây dựng, sét gạch ngói, kaolin, đất san lấp…): phá hủy các dạng địa hình, mất lớp thổ nhưỡng hay sinh vật đất

- Sử dụng đất và đô thị hóa: chia cắt các dạng địa hình và thổ nhưỡng, làm biến đổi chức năng của địa hệ, ô nhiễm nước mặt

- Các công trình bảo vệ bờ biển và lấn biển: làm mất đi sự xuất lộ đường bờ tự nhiên, làm mất các dạng địa hình hoạt động và tàn dư

- Nuôi trồng thủy sản: biến đổi bề mặt địa hình đồng bằng, phá hủy lớp phủ thực vật, làm biến đổi chế độ dòng chảy và chất lượng nước mặt

- Hoạt động du lịch: suy thoái hệ thống hang động nhất là các dạng vi địa hình (đập vỡ thạch nhũ, măng đá), xây dựng các công trình tạm bợ làm giảm mỹ quan, suy thoái chất lượng cảnh quan

- Biến đổi khí hậu và sự dâng cao mực biển: làm biến đổi hệ thống quá trình động lực (sông, ven biển), gia tăng xói mòn bờ biển, mở rộng diện tích ngập lụt

- Đe dọa cuối cùng đối với đa dạng địa học có vai trò quan trọng đó là thiếu thông tin khảo sát, thiếu tài liệu chứng minh và lựa chọn di sản địa chất Thiếu các thông tin này sẽ dẫn đến sự mất mát hoặc suy thoái các vị trí hoặc cảnh quan do sự phát triển hoặc sử dụng đất không thích hợp

5 ĐỀ XUẤT BẢO TỒN ĐA DẠNG ĐỊA HỌC

Trong sinh thái học, chúng ta bảo tồn các loài quí hiếm ở vườn thú, đưa các loài này vào nơi hoang dã hoặc thiết lập các ngân hàng hạt giống hoặc ADN Đối với địa học, trong một số trường hợp việc phục hồi các hệ thống vật lý có thể thực hiện được, ví dụ phục hồi hệ thống kênh sông hoặc bãi biển Tuy nhiên, đối với các đá quan trọng, các vị trí khoáng vật và hóa thạch mỗi khi bị phá hủy sẽ không thể phục hồi, điều đó có nghĩa là việc bảo tồn đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng

Có nhiều cách thức quản lý và bảo tồn đa dạng địa học khác nhau tùy thuộc vào kiểu và trạng thái của từng geosite Những geosite như một số loại đá và khoáng vật hay hóa thạch thuộc loại quí hiếm thường được bảo tồn một cách nghiêm ngặt bằng cách cấm khai thác, hạn chế tiếp cận, làm rào chắn; trường hợp các geosite nhạy cảm đang được khai thác phục vụ du lịch cần sử dụng thiết bị hoặc người giám sát chặt chẽ, ví dụ các thạch nhũ, măng đá trong hang động karst

Trong khi chúng ta chưa có luật bảo tồn các di sản thiên nhiên nói chung hay bảo tồn đa dạng địa học nói riêng, chúng tôi đề xuất một số giải pháp bảo vệ, quản lý đa dạng địa học vùng Hà Tiên-Kiên Lương như sau:

- Điều tra, lập bản kê, phân loại các geosite vùng Hà Tiên – Kiên Lương, có thể mở rộng ra cả huyện đảo Phú Quốc Xây dựng dữ liệu các geosite làm cơ sở cho việc đề xuất xây dựng Công viên địa chất Hà – Kiên – Phú

- Xây dựng bản đồ geosite, trên đó thể hiện các geosite có giá trị khác nhau, các geosite đại diện hoặc duy nhất cần được bảo vệ nghiêm ngặt Đối với mỗi một geosite có một sơ đồ ngắn mô tả về đặc điểm địa chất, văn hóa và môi trường

- Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ và các giải pháp giảm nhẹ suy thoái môi trường của cảnh quan karst

- Mở các lớp bồi dưỡng các kiến thức địa học cơ bản (trang bị kiến thức về các giá trị đa dạng địa học, bảo tồn địa học) cho các nhân viên làm việc trong các khu du lịch

- Phát triển kinh tế du lịch địa sinh thái trên cơ sở những giá trị độc đáo về cảnh quan, sinh thái và địa chất nhằm nâng cao mức sống của dân cư địa phương kết hợp với bảo tồn địa chất

- Từng bước xây dựng các chính sách, luật bảo tồn các di sản địa chất

Trước mắt, đối với một số geosite có giá trị, dễ đổ vỡ, khó phục hồi và nhạy cảm với các tác động của con người đang được khai thác phục vụ du lịch cần thực hiện:

Trang 10

- Thể hiện đầy đủ các giá trị địa học trên bảng thông báo tại cửa vào các điểm tham quan Bổ sung các giá trị này trong các quảng cáo danh lam thắng cảnh

- Có bảng chỉ dẫn giá trị địa học tại các vị trí xuất lộ

- Có những qui định để du khách không xâm phạm vào các di sản tự nhiên Ví dụ, không đi trên hoặc đụng chạm vào mặt trượt chờm trên đá cát kết tại Thạch Động; không đập hoặc vẽ, viết trên thạch nhũ, măng đá hoặc vách hang tại núi Đá Dựng, Mo So, Chùa Hang…

- Geosite Mo So cần sớm giao cho một đơn vị du lịch khai thác, quản lý

6 KẾT LUẬN

Đa dạng địa học vùng Hà Tiên - Kiên Lương được quyết định bởi chế độ địa động lực mà vỏ trái đất ở đây trải qua trong lịch sử phát triển địa chất lâu dài, đặc biệt là sự vận hành của nhiều quá trình địa chất diễn ra trong giai đoạn tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại Các giá trị đa dạng địa học chưa được đánh giá đầy đủ, chưa được khai thác hợp lý; nhiều geosite đang bị suy thoái, bị hủy hoại do các tác động của tự nhiên và hoạt động phát triển kinh tế của con người

Đa dạng sinh học và đa dạng địa học là hai hợp phần quan trọng ngang nhau của hệ sinh thái, bảo tồn tự nhiên sẽ không đầy đủ nếu như các khía cạnh vật lý của môi trường bị bỏ qua Bởi vậy, tiếp cận tổng hợp để bảo tồn tự nhiên phải bao gồm cả bảo tồn đa dạng địa học Như vậy bảo tồn đa dạng địa học giữ vai trò then chốt trong phát triển bền vững

Bảo tồn đa dạng địa học xuất phát từ chính các giá trị địa học và những đe dọa thực tế và tiềm năng đối với chúng Vùng Hà Tiên – Kiên Lương có các di sản địa chất cấp vùng và quốc gia, chúng

ta nên hành động để bảo tồn chúng để cho các thế hệ tương lai cùng được hưởng lợi Các khái niệm về đa dạng địa học, bảo tồn địa học và sự đóng góp của chúng cho phát triển bền vững cần được khởi động cho vùng Hà Tiên-Kiên Lương cũng như nhiều nơi khác trên lãnh thổ Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Xuân Bao và nnk 1996 Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc – Hà Tiên (48-XIV & C-48-XV) Cục Địa chất Việt Nam Hà Nội

[2] Nguyễn Huy Dũng và nnk 2003 Báo cáo Phân chia Địa tầng N – Q và Nghiên cứu Cấu trúc Địa chất Đồng bằng Nam Bộ Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam Hà Nội

[3] Trương Minh Đạt 1999 Nghiên cứu Hà Tiên Tạp chí Xưa & Nay – Nhà Xuất bản Trẻ

[4] Trương Công Đượng và nnk 1998 Báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản Nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000.Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam

[5] Hà Quang Hải, Đoàn Sinh Huy, Hoàng Dương Quân, Trần Quang Tiên 2006 Kết quả khảo sát xác định nguyên nhân gẫy đổ và ý kiến đề xuất phục dựng Hòn Phụ tại danh lam thắng cảnh Quốc gia Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Kỷ yếu hội thảo Hòn Phụ Tử tỉnh Kiên Giang Trang 3-11

[6] Nguyễn Ngọc Hoa và nnk 1994 Báo cáo địa chất và khoáng sản Nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200.000.Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam Hà Nội

[7] Đỗ Doãn Hoàng 2009 Phá "rừng" triệu năm tuổi! http://www.laodong.com.vn/Home/Pha-rung-trieu-nam-tuoi/20099/153758.laodong

[8] Nguyễn Đình Hòe 2009 Thạch Động Hà Tiên – một thể Địa di sản

http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=421

[9] Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp Các bậc thềm biển ở Đông Dương Tạp chí Địa chất

[10] A M Korotky, N G Razjigaeva, L A Ganzey, V G Volkov, T A Grebennikova, V B Bazarova and N N Kovalukh 1995 Late Pleistocene-Holocene coastal development of islands off Vietnam Journal Of Southeast Asian Earth Sciences, Vol 11, No 4, pp 301-308, 1995

Ngày đăng: 14/01/2013, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[7]. Đỗ Doãn Hoàng. 2009. Phá "rừng" triệu năm tuổi!. http://www.laodong.com.vn/Home/Pha-rung-trieu-nam-tuoi/20099/153758.laodong Sách, tạp chí
Tiêu đề: rừng
[8]. Nguyễn Đình Hòe. 2009. Thạch Động Hà Tiên – một thể Địa di sản.http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid=421 Link
[16]. Sai L Ng and Lawal M Marafa. Geodiversity, Conservation and Sustainable Development of Hong Kong. http://www.cedb.gov.hk/citb/psdas/content/doc/2007-3-04/Paper07%20-%202007-3-4.pdf Link
[1]. Nguyễn Xuân Bao và nnk. 1996. Địa chất và khoáng sản tờ Phú Quốc – Hà Tiên (C-48-XIV & C- 48-XV). Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội Khác
[2]. Nguyễn Huy Dũng và nnk. 2003. Báo cáo Phân chia Địa tầng N – Q và Nghiên cứu Cấu trúc Địa chất Đồng bằng Nam Bộ. Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam. Hà Nội Khác
[3]. Trương Minh Đạt. 1999. Nghiên cứu Hà Tiên. Tạp chí Xưa & Nay – Nhà Xuất bản Trẻ Khác
[4]. Trương Công Đượng và nnk. 1998. Báo cáo đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản Nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:50.000.Cục Địa chất và Khoáng Sản Việt Nam Khác
[5]. Hà Quang Hải, Đoàn Sinh Huy, Hoàng Dương Quân, Trần Quang Tiên. 2006. Kết quả khảo sát xác định nguyên nhân gẫy đổ và ý kiến đề xuất phục dựng Hòn Phụ tại danh lam thắng cảnh Quốc gia Hòn Chông, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Kỷ yếu hội thảo Hòn Phụ Tử tỉnh Kiên Giang. Trang 3-11 Khác
[6]. Nguyễn Ngọc Hoa và nnk. 1994. Báo cáo địa chất và khoáng sản Nhóm tờ Đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ Khác
[9]. Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp. Các bậc thềm biển ở Đông Dương. Tạp chí Địa chất Khác
[10]. A. M. Korotky, N. G. Razjigaeva, L. A. Ganzey, V. G. Volkov, T. A. Grebennikova, V. B. Bazarova and N. N. Kovalukh. 1995. Late Pleistocene-Holocene coastal development of islands off Vietnam. Journal Of Southeast Asian Earth Sciences, Vol. 11, No. 4, pp. 301-308, 1995 Khác
[11]. Colin V. Murray-Wallace, Brian G. Jones, Tran Nghi, David M. Price, Vu Van Vinh, Trinh Nguyen Tinh, Gerald C. Nanson. 2002. Themorluminescen ages for a reworked coastal barrier, southeastern Vietnam: preliminary report. Journal of Asian Earth Sciences 20 (2002) 535-548 Khác
[12]. Murray Gray. 2004. Geodiversity: Valuing and Conserving Abiotic Heritage Commission, Nature. Wiley, Chichester Khác
[13]. Murray Gray. 2008. Developing the Paradigm. Department of Geography, Queen Mary, University of London, Mile End Road, London E1 4NS, UK Khác
[14]. Toshiyuki Kitazawa, Takahiro Nakagawa, Tetsuo Hashimoto, Masaaki Tateishi. 2006. Stratigraphy and optically stimulated luminescence (OSL) dating of a Quaternary sequence along the Dong Nai River, southern Vietnam. ournal of Asian Earth Sciences 27 (2006) 788–804 Khác
[15]. T. Kitazawa. 2007. Pleistocene macrotidal tide-dominated estuary–delta succession, along the Dong Nai River, southern Vietnam. Sedimentary Geology 194 (2007) 115–140 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w