1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂN CHĂN ĐÀ SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA (2008-2009)

39 705 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 370 KB

Nội dung

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂN CHĂN ĐÀ SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA (2008-2009)

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

KHOA KINH TẾ - NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

-oo0oo -ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỂ NGĂN CHĂN ĐÀ SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA (2008-2009)

Các thành viên tham gia:

1 Bùi Thị Hồng Hoa

2 Huỳnh Thị Đoàn Trâm

3 Nguyễn Thị Thanh Hương

4 Huỳnh Kha Ngọc Xuân

5 Phạm Thị Như Ý

6 Võ Thị Hồng Hạnh

7 Hồ Minh Sơn

8 Trần Xuân Tùng

9 Võ Thị Ngân Vang

10 Trịnh Minh Tâm

11 Đặng Thị Lan Hương

12 Huỳnh Hoàng Quân

13 Nguyễn Ngân Tường

Trang 2

TP.HCM - 11/2009

Trang 3

CHƯƠNG I:

MỘT SỐ PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

- Cơ cấu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu và chi, gồm:

+ Thu ngân sách: thuế, phí, lệ phí; khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước,

đóng góp của các tổ chức, cá nhân; viện trợ; khoản do Nhà nước vay; khoản thu khác

+ Chi ngân sách: chi phát triển kinh tế- xã hội; chi bảo đảm an ninh quốc phòng,

hoạt động của Nhà nước; chi trả nợ; chi dự trữ; chi viện trợ

1.1.2 Các công cụ của chính sách tài khóa

Để thực hiện chính sách tài khóa Nhà nước sử dụng hai công cụ chủ yếu là thuế vàchi tiêu công Nhà nước sử dụng các công cụ này tác động đến sản lượng thực tế, giảiquyết lạm phát và thất nghiệp Nó cũng có tác động đến việc điều chỉnh nhịp độ phát triểnnền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ Chẳng hạn như:

+ Chính sách tài chính nới lỏng: khi nền kinh tế đang ở giai đoạn suy thoái, Nhànước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại

+ Chính sách tài chính thắt chặt: khi nền kinh tế ở giai đoạn bùng nổ và có hiệntượng nóng, thì Nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nềnkinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ

1.1.3 Mục tiêu của chính sách tài khóa

Nhằm đảm bảo mục tiêu này lại phải chấp nhận hy sinh những mục tiêu khác.

Vấn đề cốt lõi để thực thi chính sách tài chính một cách hiệu quả là làm sao điều hòa

Trang 4

sách Nhà nước; mâu thuẫn giữa tập trung vào ngân sách Nhà nước với tích lũy, tích tụtrong các cơ sở sản xuất, kinh doanh; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với việc thựchiện công bằng xã hội.

kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, việc đảm bảo đồng thời các mục tiêunày không phải là dễ dàng Đôi lúc, để Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luậtthuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất Tuyvậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò của pháp luật thuế làcông cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường

1.2 Chính sách tài khóa của Việt Nam đến năm 2010

1.2.1 Giai đoạn 2001- 2005

Năm 2005, việc thực hiện ngân sách Nhà nước gặp không ít khó khăn và tháchthức như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, bão, ); dịch cúm gia cầm; diễn ra dài và trên diệnrộng, giá xăng dầu và nhiều nguyên vật liệu chịu sức ép cạnh tranh không bình đẳng củanước ngoài Tuy nhiên, nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước tiếp tục đạt được những kếtquả đáng khích lệ, góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2001-2005

Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2005 đạt trên 210 nghìn tỷ đồng, vượt dựtoán đề ra là 183 nghìn tỷ đồng; tổng chi Ngân sách nhà nước đạt trên 258 nghìn tỷ đồng,vượt dự toán là 229,8 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách Nhà nước là 4,86% GDP (dự toán5%)

Nhìn chung, thu ngân sách Nhà nước tăng nhưng chưa thực sự bền vững Mứctăng thu từ sản xuất kinh doanh còn thấp chưa tương xứng với mức độ đầu tư phát triển,các khoản thu thiếu ổn định, không bền vững như thu từ dầu thô và từ hoạt động xuấtnhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao

1.2.2 Giai đoạn điều chỉnh, cải cách chính sách tài khóa để thực hiện các cam kết quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi ký kết thành công cam kết Việt - Mỹ trong đàm phán gia nhập WTO, cóthể nói, cánh cửa WTO đã mở ra cho Việt Nam nhiều thuận lợi và khó khăn mới Tuynhiên, Việt Nam sẽ phải tuân thủ hàng loạt các cam kết về lĩnh vực kinh tế - tài chính khigia nhập WTO

1.2.2.1 Chính sách thuế

Chính sách thuế của Việt Nam trong thời gian gần đây được cải cách định hướng thị

Trang 5

trường và được điều chỉnh cho phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO và thông

lệ quốc tế Các cải cách tập trung vào việc hợp lý hoá cơ cấu thuế suất, không phân biệtđối xử, mở rộng cơ sở tính thuế, cải cách quản lý hành chính về thuế và áp dụng thuếVAT để thay thế thuế doanh thu

Trong cơ cấu thu thuế, các loại thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhậpkhẩu tương ứng đóng vai trò quan trọng nhất (từ năm 2002 trở về trước, thuế thu nhậpdoanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất); thu từ thuế thu nhập cá nhân có tỷ trọngcũng đáng kể và vai trò ngày càng tăng

Trang 6

Bảng 1: Giá trị, cơ cấu của các loại thuế Việt Nam giai đoạn 2000-2005

2000 2001 2002 2003

(ướctính)

(dựtoán)

Cơ cấu nguồn thuế (%)

Tổng thu từ thuế

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00Thuế thu nhập

doanh nghiệp

33,94

33,99

32,48

31,87

31,4

0 31,28Thuế thu nhập cá nhân 2,75 2,77 2,55 2,83 3,11 3,08

Thuế quyền sử dụng đất 0,31 0,40 0,33 0,39 0,42 0,38

Thuế VAT

26,15

25,43

28,71

31,96

34,6

0 35,49Thuế tiêu thụ đặc biệt 8,10 8,17 8,09 8,70 10,52 11,05

Thuế xuất - nhập

khẩu

20,49

23,06

24,28

20,82

Thuế xuất - nhập

Nguồn: Tính toán từ IMF (2006)

1.2.2.2 Chính sách thuế quan:

Chính sách thuế quan của Việt Nam trong thời gian qua nhìn chung hướng tới:

 Ưu đãi các hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại ưu đãi vớiViệt Nam;

Trang 7

 Bảo hộ sản xuất trong nước;

 Hỗ trợ xuất khẩu; cắt bỏ các hạn chế định lượng đối với hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu và kinh doanh cho các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài;

 Thống nhất chế độ hai giá;

 Thuế quan hóa và cắt bỏ dần các hạn ngạch thuế quan;

 Cắt bỏ dần các hạn chế xuất khẩu;

 Tương thích hóa với các qui định khác của WTO

- Đối với hạn ngạch nhập khẩu, số lượng các mặt hàng phải chịu hạn ngạchnhập khẩu ở Việt Nam đã giảm xuống từ năm 1999 Đến cuối năm 2005, hạn ngạch chỉ còn

áp dụng đối với đường và xăng dầu

- Đối với hạn ngạch xuất khẩu, đến nay, Việt Nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đốivới hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, trừ một số mặt hàng thiết yếu đặc biệt là gạo Chế

độ ngoại thương, gạo là nông sản duy nhất bị áp dụng hạn ngạch xuất khẩu vì lý do an ninhlương thực quốc gia

- Đối với thuế xuất khẩu, Việt Nam áp dụng thuế suất xuất khẩu những nămđầu

cải cách, song từ năm 1998 đến nay, các loại thuế này đã dỡ bỏ cùng với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu, chỉ còn hai mặt hàng chịu thuế xuất khẩu đó là dầu thô và kim loại phế thải

Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp phi thuế quan dưới dạng phụ thu đốivới một số hàng nhập khẩu từ năm 2000 theo chương trình điều chỉnh cơ cấu mở rộng.Tuy nhiên, tất cả phụ thu nhập khẩu đã được xóa bỏ từ tháng 12/2004

Trong khi Việt Nam ngày càng tự do hóa thương mại sâu rộng hơn thì mức thuế quan trung bình (giản đơn) đã tăng dần từ 10,7% năm 1992 lên 16,2% năm 2000 và lên tới 18,5% năm 2003 và đạt mức 17,8% tại thời điểm 20/4/2005 Nguyên nhân chủ yếu khiến mức thuế quan trung bình giản đơn tăng dần chủ yếu do Việt Nam đã thuế quan hoá một số mặt hàng nhập khẩu thuộc diện hạn chế định lượng, nhất là theo cam kết CEPT/AFTA, thuế quan hoá và việc đưa các loại thuế và phí khác vào các dòng thuế Tuynhiên, riêng đối các mặt hàng từ các nước/khu vực mà Việt Nam ký kết các hiệp định ưuđãi thương mại mức, thuế quan nhập khẩu trung bình ngày càng giảm

1.2.2.3 Bảo hộ bằng thuế quan:

Nhìn chung, chính sách thuế quan của Việt Nam chủ yếu nhằm bảo hộ sản xuất

Trang 8

một số nhóm ngành nông sản và công nghiệp thay thế nhập khẩu, trong đó có hàng tiêu dùng

Các sản phẩm nông nghiệp có mức thuế nhập khẩu bình quân là 24,5% với 12 mứcthuế suất từ 0%-100%, cao hơn nhiều so với mức trung bình chung là 18% Việt Nam cũng

đã có những bước dài trong nỗ lực cắt giảm các hàng rào phi thuế quan Từ hai mặt hàngchịu hạn ngạch nhập khẩu trong năm 1999 (đường ăn và dầu thực vật) đến cuối năm 2005chỉ còn lại một mặt hàng là đường ăn và từ 1/2006 được chuyển sang hạn ngạch thuếquan Số lượng các mặt hàng nông sản thuộc diện chịu hạn ngạch thuế quan cũng giảm từbảy mặt hàng trong năm 2003 xuống chỉ còn hai mặt hàng là thuốc lá sợi và muối Đếnnăm 2006 thêm một mặt hàng thứ ba là đường ăn

Các mặt hàng công nghiệp chế biến, nhất là hàng tiêu dùng được bảo hộ với mức thuếsuất nhập khẩu trung bình cao nhất, từ 20-60% (chẳng hạn, thuế suất nhập khẩu giản đơncủa giày dép là gần 44%, nước giải khát khoảng 47%, ); nhóm ngành được bảo hộ vớimức độ thấp hơn là nguyên vật liệu trung gian đầu vào (chẳng hạn, thuế suất nhập khẩu giảnđơn của hàng dệt kim là 25%, sản phẩm từ da là gần 10%, sản phẩm cao su là 19,4%, )

Cơ cấu thuế quan theo công đoạn chế biến có sự leo thang về thuế quan từ hàng thô/

sơ chế qua mức hàng trung gian và đạt mức cao nhất là hàng thành phẩm Các hàng rào phithuế quan cũng dần được dỡ bỏ hay thuế quan hóa Từ 15 mặt hàng công nghiệp chịu hạnchế định lượng năm 1999 giảm xuống còn một mặt hàng là xăng dầu năm 2003 72 mặthàng hiện đang thu phụ thu hoặc chênh lệch giá, đã được chuyển sang thu bằng thuế nhậpkhẩu (hoặc xoá bỏ hẳn các khoản thu này), tiến tới thực hiện bảo hộ duy nhất bằng thuếnhập khẩu

 Ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển dựa trên tiêu chí xuất khẩu;

 Ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển dựa trên tiêu chí sử dụng hàng trong nước sảnxuất;

 Ưu đãi về tín dụng đầu tư phát triển khác

Kể từ khi Quỹ được thành lập đến nay, dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu vào

Trang 9

thời điểm cuối năm của Quỹ đã tăng nhanh và liên tục, từ 113 tỷ đồng năm 2001 lên gần3.500 tỷ đồng năm 2005, với mức tăng trưởng hàng năm gấp rưỡi, riêng năm 2002 tănggần 9 lần

1.2.2.5 Điều chỉnh trợ cấp xuất khẩu

Việt Nam thực hiện một số hình thức trợ cấp xuất khẩu theo chương trình của Chính phủ: giảm hoặc miễn thuế trực thu; hỗ trợ tài chính trực tiếp cho xuất khẩu được cấp cho các nhà xuất khẩu lần đầu tham gia xuất khẩu đến các thị trường mới, hoặc cho các hàng hoá chịu nhiều tác động biến động giá; và thưởng xuất khẩu được dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng mới có chất lượng cao, sử dụng nhiều lao độnghay nguyên liệu trong nước (theo quy định trong Quyết định 02/2002/QĐ-BTM)

Hỗ trợ xuất khẩu còn dưới hình thức bù đắp mất mát cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt, cà phê, rau và quả đóng hộp và đồ sứ theo quy định của Bộ Tài chính

Việt Nam bắt đầu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cho xuất khẩu nông sản từ năm

1998 bao gồm các biện pháp hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu, bù lỗ cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn và cà phê, rau quả đóng hộp Trong giai đoạn 1999 - 2001, trợ cấp xuất khẩu nông sản bình quân hàng năm đạt trên dưới 1.100 tỷ đồng Trong giai đoạn 2003-2005, trợ cấp cho xuất khẩu được loại bỏ dần Số liệu về tổng giá trị trợ cấp cho xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp đến nay vẫn chưa đầy đủ Để hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam đã sử dụng các biện pháp như hoàn thuế nhập khẩu sau khi xuất khẩu, rà soát

để giảm chi phí dịch vụ đầu vào đối với xuất khẩu (bỏ 230 khoản phí, lệ phí trong năm 2003)

Tổng giá trị trợ cấp cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may trong nhữngnăm gần đây còn nhỏ so với nguồn trợ cấp khả dụng Trong 4 năm qua, tổng số chi chohoạt động xúc tiến thương mại là khoảng 19 tỷ đồng, chưa tới 10% tổng số tiền được phép

1.2.2.6 Điều chỉnh trợ cấp ngành

 Trợ cấp nông nghiệp Việt Nam cũng duy trì một số chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và duy trìsản xuất ở những khu vực có khó khăn Nhìn chung, các trợ cấp nông nghiệp chiếm84,5% tổng hỗ trợ trong nước trong giai đoạn 1999-2001, trong đó trợ cấp cho xây dựngkết cấu hạ tầng nông nghiệp chiếm gần 70%; giá trị trợ cấp hỗ trợ đầu tư chiếm 10,7%.Trợ cấp chiếm 4,9% thuộc hỗ trợ mua lãi suất tạm trữ gạo, cà phê, thịt lợn và bông, tươngđương 3,4% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp Đây là mức thấp hơn nhiều so với mức trợ

Trang 10

cấp tối thiểu mà các nước đang phát triển được phép duy trì (10%) và mức trợ cấp củamột số nước trong khu vực ASEAN Tuy nhiên, mức trợ cấp cho đường ăn là rất cao

 Trợ cấp công nghiệp Các chương trình trợ cấp trong các ngành công nghiệp của Việt Nam được thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau như:

 Ưu đãi thuế nhập khẩu (trong các ngành đóng tàu, cơ khí điện tử, tiêu dùng,máy tính, ô tô),…

 Ưu đãi tín dụng (đóng tàu, dệt may…);

 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (đóng tàu, cơ khí, điện tử dân dụng, máytính…);

 Ưu đãi tiền thuê/sử dụng đất (điện tử, dệt may…)

 Trợ cấp đối với việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhậpkhẩu (lắp ráp đồ điện, điện tử và cơ khí…);

 Trợ cấp mang tính riêng biệt (công nghiệp giấy, phần mềm, đóng tàu, sản xuấtđộng cơ xe máy hay ngành dệt may)

Nhìn chung, các dạng trợ cấp đều dưới hình thức miễn hoặc giảm thuế nghĩa là đốivới Chính phủ Việt Nam thì đây là các khoản thất thu Gần đây, nhiều chương trình trợcấp đã được ngưng lại cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài đều có thể được hưởng ưu đãi, tiếp cận đối với mọi trợ cấp trực tiếp một cách bìnhđẳng Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006) đã xoá bỏ việc dùng các trợ cấpbị cấm để khuyến khích đầu tư và dành ưu đãi đầu tư cho cả nhà đầu tư trong nước vànước ngoài trên cơ sở bình đẳng

 Trợ cấp trong các ngành dịch vụ:

Các chương trình trợ cấp dịch vụ của Việt Nam tương đối đa dạng, mặc dầu chúng ít khi được thực hiện dưới hình thức các khoản chi trả hay cho vay trực tiếp của Chính phủ cho các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, số liệu trợ cấp trong lĩnh vực này cũng còn rất nghèo nàn Chính phủ trợ cấp cho việc nâng cấp và xây dựng mới các kết cấu hạ tầng như hệ thống điện, cấp nước, đường xá, sân bay, cảng biển và các trang

- thiết bị bưu chính - viễn thông Chính phủ cũng hỗ trợ sự phát triển của các dịch vụ pháp lý và tư vấn trong các ngành, trong đó có ngành tài chính, thương mại và quản lý

Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới chính sách tài khoá Việt Nam :

Trang 11

+ Một là, đánh giá của Bộ Tài chính và ADB (2005) về tác động của việc cắt giảm thuế suất 20% đồng đều đối với 16 mặt hàng (mức cắt giảm trung bình trong cam kết là gần23%) cho thấy kim ngạch nhập khẩu có thể giảm 0,5% hay gần 19 triệu USD, kéo theogiảm 16% thu thuế nhập khẩu

Tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính cho thấy, việc 35,5% số dòng thuế trong biểu thuếphải cắt giảm theo lộ trình sẽ làm số thu hàng năm từ hoạt động nhập khẩu giảm 10%,5 tứctương đương 132 triệu USD (nếu tính theo năm 2005) Tuy nhiên, việc cắt giảm cáckhoản ưu đãi thuế và trợ cấp hàng năm có thể tạo ra 30-40 triệu USD, bù đắp rất đáng kểcho khoản thất thu từ hoạt động xuất khẩu Như vậy, nếu chỉ tính tác động tĩnh và khôngtính đến các khoản thu bổ sung (có thể) nhờ gia tăng thu thuế VAT, thu nhập cá nhân và thunhập doanh nghiệp, mức thất thu ngân sách Nhà nước trong những năm đầu sau khi gianhập WTO ước vào khoảng 90-100 triệu USD

Với mức tăng trưởng kinh tế được dự báo tương đối cao trong thời gian tới cùng với xu thế tăng mức thu từ các loại thuế như thu nhập doanh nghiệp, VAT và thu nhập

cá nhân tăng tương đối nhanh trong những năm 2000, tác động động (lan tỏa) của việc gia nhập WTO đối với thu ngân sách Nhà nước có thể bù đắp đáng kể mức thất thu từ thuếxuất nhập khẩu Trong giai đoạn 2000-2005, số thu từ 3 loại thuế quan trọng ngoài thuế xuấtnhập khẩu đã tăng hàng năm trung bình tới hơn 10 nghìn tỷ đồng (tương đương 600 triệu USD) Sau khi gia nhập WTO, số thu thuế từ ba loại thuế này, nhất là VAT có thể tiếp tục

tăng mạnh Bên cạnh đó, với việc Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực năm 2008, số thu

từ thuế này có thể tăng do tác động của quy chế thành viên WTO (tăng thu nhập) và do cơ

sở thuế được mở rộng mức thuế thực tế

+ Thứ hai, trên đây là trường hợp Việt Nam áp dụng mức thuế thuộc diện (35,5%)cắt giảm bằng các mức thuế trần ràng buộc Việt Nam có thể áp đặt mức thuế thực tế tốt nhấttheo nghĩa tăng nguồn thu từ nhập khẩu thông qua áp dụng một mức thuế tương đối đồngnhất

Trang 12

Như đã đề cập, việc cắt giảm các mức thuế quan cao, nhất là thuế đỉnh, đồng nhất hóa mức thuế quan áp dụng có thể làm tăng nhập khẩu chính thức, qua đó làm tăng thu thuế nhập khẩu (và cả thuế tiêu thụ đặc biệt, VAT) (và giảm thiểu các vấn

đề có liên quan tới cán cân thành toán, vấn đề vận động hành lang, tham nhũng) Tuy nhiên, điều này đã không được tính đến trong các ước tính trên Ngoài ra, với 30% số dòng của Biểu thuế cam kết mức trần cao hơn mức thuế suất (MFN) hiện hành với 3.170dòng thuế (chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải), Việt Nam có thể nâng mức thuế thực tế lên mức “kịch trần”, điều này, ngược lại có thể làm tăng số thu thuế nhập khẩu từ nhóm dòng thuế này

Tóm lại, Việt Nam không nên lo ngại quá mức về tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế quan đối với số thu ngân sách Nhà nước Về ngắn hạn, trong 1-2 năm đầu, sự sụtgiảm nhẹ trong thu ngân sách Nhà nước có thể xảy ra song khi tác động động (lan tỏa) của tự

do hóa thương mại bắt đầu “bén” thì sự thất thu có thể dần được bù đắp Hơn nữa, nếu chỉnhằm giảm mức thất thu ngân sách Nhà nước mà không tính đến các tác động khác, ViệtNam nên có những điều chỉnh, cải cách thích hợp hệ thống thuế của mình để tối thiểu hóatác động tiêu cực của việc thực thi các cam kết gia nhập

b Giai đoạn khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra từ đầu năm 2008 đến nay

Trong thời gian đầu năm 2008, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều tháchthức Mặc dù kinh tế vẫn tăng trưởng cao, với mức tăng GDP là 6,5% trong nửa đầu năm

2008, lạm phát và thâm hụt thương mại đều tăng mạnh, một phần do tác động trên toàncầu của giá lương thực và nhiên liệu tăng Cũng cần lưu ý rằng một phần nguyên nhândẫn tới sự tăng này là do nguồn cung thiếu hụt bất thường do điều kiện thời tiết khôngthuận lợi, sâu bệnh và bệnh dịch trên vật nuôi hồi đầu năm 2008 Vì những nguyên nhânnày, lạm phát, từng được duy trì ở mức tương đối thấp, đã tăng lên trên 28% trong năm

2008 Đồng thời, thâm hụt thương mại năm 2008 đã tăng lên mức 18 tỷ USD, đẩy thâmhụt cán cân vãng lai lên cao

Đối phó với tình hình trên, Nhà nước ta nhanh chóng vận dụng chính sách tiền tệthắt chặt nhưng lại chưa phối hợp nhịp nhàng với chính sách tài khóa Đầu năm 2008,trước khi có gói giải pháp 8 điểm, các ngân hàng đã nhanh chóng đưa ra những giải pháprút bớt tiền trong lưu thông bằng cách tăng lãi suất (lãi suất tái chiết khấu, huy động, tiền

Trang 13

vay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Namquyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với các Ngân hàng thương mại và quy định các ngânhàng mua trái phiếu ngân hàng Nhà nước Kèm với đó là hạn chế tăng trưởng tín dụngnóng bằng việc khống chế ở mức 30% Ngoài ra, còn hàng loạt chính sách để hỗ trợ thịtrường chứng khoán, hạn chế cho vay đối với bất động sản… Chúng ta đã phải chứngkiến những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, tỷ giá VND-USD đã có lúc tăng cao kỷlục và doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất vì không tiếp cận được vốn…

Tháng 6/2008, nhà nước ta đưa ra gói giải pháp 8 điểm bao gồm trì hoãn hoặc hủy

bỏ nhiều dự án đầu tư công, thắt chặt chính sách tiền tệ, và cải cách cơ cấu nhằm tăngcường hiệu quả kinh tế tổng thể Thậm chí vào giai đoạn đầu, người ta đã cảm nhận đượchiệu quả của các biện pháp này và phái đoàn đã nêu bật tình hình cải thiện sẽ còn tiếp tụctiến triển Lạm phát rõ ràng đã tăng lên mức đỉnh điểm và sẽ giảm xuống mức dễ chịuhơn vào cuối năm 2009, trong khi thâm hụt thương mại đang nhanh chóng tự điều chỉnh.Chính phủ cũng lưu ý rằng trong tháng 1/2009, cán cân thương mại đã thặng dư lần đầutiên trong vòng 3 năm và mong đợi tình hình sẽ tiếp tục cải thiện

Tốc độ tăng giá tiêu dùng từ tháng 6/2008 đã giảm dần Các cân đối vĩ mô nhưngân sách nhà nước, tín dụng tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế đều ổn định, dự trữ ngoại

tệ tăng và các chỉ số về nợ nước ngoài đều trong giới hạn an toàn Tốc độ tăng GDP năm

2008 đạt 6,23%, chỉ số giá tiêu dùng khoảng 24% Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tụctăng cao, theo đó, tổng vốn đầu tư cả nước khoảng 10 -11 tỷ USD Thu ngân sách nhànước đạt 399 tỷ đồng, tăng 26, 3% so với năm trước Tỷ lệ động viên vào ngân sách nhànước bằng 26,8% An sinh xã hội đã được đảm bảo Lạm phát 2008: 24%

Tuy nhiên sau khi Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ tài khóa thắt chặt, lạmphát được kiềm chế thì tình hình kinh tế lại có sự thay đổi trái chiều: kinh tế rơi vào tìnhtrạng trì trệ, giảm phát xảy ra Đối phó với tình hình này, Nhà nước vận dụng chính sáchtiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng Cụ thể, hiện nay Nhà nước đang sử dụng gói kíchcầu 143.000 tỷ đồng (xấp xỉ 8 tỷ USD) và 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) vốnvay có bảo lãnh để khuyến khích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng, mở rộng thịtrường xuất khẩu Trong đó, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 17.000 tỷ đồng, tạm hoãn thuhồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 3.400 tỷ đồng, ứng trước dự toán năm sau37.200 tỷ đồng, chuyển nguồn vốn đầu tư năm 2008 sang năm 2009: 27.600 tỷ đồng, thựchiện chính sách miễn, giảm thuế 28.000 tỷ đồng, phát hành bổ sung vốn trái phiếu chính

Trang 14

phủ 20.000 tỷ đồng, các khoản chi kích cầu khác và đảm bảo an sinh xã hội 9.800 tỷđồng.

Nếu như với công cụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu hạ lãi suất

cơ bản (từ 14% xuống còn 7%), từ đó lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngânhàng thương mại cũng giảm theo thì với công cụ chính sách tài khóa, Nhà nước đang chú

ý hơn đến giải ngân nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ tốt hơn đểtạo công ăn việc làm cho người dân, tiêu thụ một số mặt hàng nội địa để kích cầu trongnước Bên cạnh đó, với chi đầu tư, do thu ngân sách giảm nên chi vốn đầu tư từ ngân sáchNhà nước cũng sẽ giảm đi; riêng chi đầu tư năm 2009 sẽ giảm khoảng 6.000 tỉ đồng Vìvậy, Chính phủ sẽ giảm toàn bộ đầu tư không hợp lý cho doanh nghiệp Nhà nước sản xuấtkinh doanh, nhưng đối với các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xâydựng kết cấu hạ tầng, phục vụ an sinh xã hội thì vẫn phải hỗ trợ

Nhà nước ta cũng đã thực hiện chính sách thuế linh hoạt và hiệu quả, trong đó tậptrung giảm thuế, tăng các ưu đãi thuế và giãn thời hạn nộp thuế Trong những năm vừaqua, Việt Nam đã liên tục giảm thuế, chẳng hạn thuế thu nhập doanh nghiệp đã liên tụcgiảm từ 32% xuống 28% và từ đầu 2009 là 25% Trong giai đoạn suy giảm kinh tế, nhiềuloại thuế tiếp tục được cắt giảm và giãn thời hạn nộp thuế như: giảm 50% mức thuế suấtthuế giá trị gia tăng trong năm 2009 đối với nhiều nhóm hàng hoá, dịch vụ; giảm 30% sốthuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanhnghiệp phải nộp của năm 2009 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; giãn thời hạn nộpthuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp năm 2009; giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân đến ngày 31/5/2009

Tỷ lệ lạm phát dự kiến đến cuối năm 2009 khoảng 10-12% Tốc độ tăng trưởngkinh tế 6 tháng đầu năm 2009 ước đạt 8.72%

Vốn FDI cam kết đầu tư vào Việt Nam vẫn nhiều vì đối tác nước ngoài tin vàotriển vọng đi lên của nền kinh tế VN Nhà đầu tư vẫn nhận định rằng tác động của khủnghoảng đối với Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định Tuy nhiên, việc giải ngân vốn FDI sẽ cókhó khăn vì có xu hướng tập đoàn mẹ yêu cầu các công ty đầu tư phải đưa vốn về tháo gỡkhó khăn tại nước họ

Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về những giảipháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế Theo đótrong năm 2009, phải tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án

Trang 15

đã được giao để thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về nông nghiệp, nôngdân và nông thôn Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm,thủy sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất,

có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn liệu trong nước, sử dụng nhiều laođộng.Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp

Cụ thể, giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp Giãn thời gian ân hạn nộp thuế đối vớimột số ngành hàng Thực hiện tốt chính sách về ân hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu (275ngày) đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu…

III CÁC KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA

Để thực hiện có hiệu quả việc điều chỉnh chính sách thu và chi ngân sách Nhànước, nhất là điều chỉnh chính sách thuế, thuế quan và trợ cấp, Việt Nam cần có nhữngnhóm giải pháp khác nhau, từ ngắn, trung và dài hạn Tuy nhiên, dưới đây, việc qui ướcchúng chỉ mang tính tương đối

3.1 Các kiến nghị giải pháp điều chỉnh chính sách thu và chi NSNNtrong ngắn hạn (1-2 năm)

 Trên cơ sở các cam kết về cắt giảm thuế quan và mở cửa thị trường, nghiên cứu đểđưa ra các lộ trình cắt giảm các hàng rào thuế quan (mức thuế quan áp dụng), phi thuếquan, thuế quan hóa và các thực hiện cam kết hội nhập khác; đặc biệt, nghiên cứu mứcthuế quan áp dụng hợp lý nhất theo nghĩa vừa đảm bảo nâng cao năng lực ngành hàng vừatránh sự sụt giảm quá mạnh mức thu từ thuế nhập khẩu; Xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuậttrong thực thi các cam kết hội nhập theo các cam kết gia nhập và hiệp định WTO, kể cảđào tạo bộ máy thực thi; qua đó, điều chỉnh ngân sách Nhà nước để tài trợ cho việc thực thicác cam kết hoặc kêu gọi tài trợ/cho vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế và trong nước

Rà soát, xác định các phạm vi, giá trị trợ cấp một cách hệ thống và phân loạichúng theo ba nhóm (bị cấm, không cấm song có thể bị khiếu kiện và được phép) và theocác khu vực xuất khẩu, ngành hàng (ngành nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ); qua đó, đưa ra lộ trình cắt giảm và điều chỉnh trợ cấp một cách cụ thể

Để tăng hiệu quả điều chỉnh chính sách trợ cấp theo hướng chủ động, hướng đích cầnphải đánh giá một cách tổng thể và sâu rộng các tác động của việc Việt Nam gia nhậpWTO đối với hoạt động của các ngành hàng, kể cả khu vực dịch vụ, thị

Trang 16

trường việc làm và thu nhập để xác định các đối tượng dễ bị tổn thương; tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh các ngành hàng, hiệu quả chính sách công nghiệp hóa, thu hútFDI, nội địa hóa, khu công nghiệp và chế xuất ; dựa vào những cơ sở này, tiến hành xâydựng chiến lược và lộ trình trợ cấp và bảo hộ một số ngành hàng cần thiết

3.2 Các kiến nghị giải pháp điều chỉnh chính sách tài khoá trongtrung và dài hạn

3.2.1 Điều chỉnh chính sách thu NSNN

 Tiếp tục điều chỉnh, cải cách hệ thống thuế nhằm tăng tính hiệu quả và tínhnăng của từng loại thuế; sớm chuyển dịch cơ sở thuế từ thuế xuất nhập khẩu sang một cơ sởthuế rộng hơn như thuế giá trị gia tăng , tiêu thụ đặc biệt; chuẩn bị chu đáo để triển khai

có hiệu quả Luật Thuế thu nhập cá nhân; thực hiện việc thuế quan hóa, cắt giảm diện miễn thuế)

 Cắt giảm và nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách không thực sự cầnthiết thông qua việc rà soát cơ chế chi tiêu hiện hữu và có cơ chế kiểm tra, giám sát vàphê duyệt các khoản chi ngân sách Nhà nước trong những năm tới

3.2.2 Điều chỉnh chính sách chi NSNN

 Thúc đẩy, hỗ trợ xuất khẩu

Thực hiện tín dụng hỗ trợ xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi phải thực sự đểthúc đẩy sản xuất, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đủ sức trụ vững và cạnh tranhđược trên trường quốc tế, đồng thời, hoạt động tín dụng này cũng cần được chuyển biếncho phù hợp với lộ trình cam kết

Xây dựng các cơ chế hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, đặc biệt là hỗ trợ trướckhi bán hàng

Đánh giá khách quan hiệu quả hoạt động của Cục Xúc tiến thương mại ViệtNam (theo các tiêu chí như mức độ tự chủ trong hoạt động, mức độ hiệu quả của chiếnlược hướng cầu, khả năng cân bằng giữa mục tiêu trong và ngoài nước và tính phù hợp củacác nguồn tài trợ…) nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế của mô hình hiện hữu.Gần đây, việc thành lập cơ quan xúc tiến thương mại liên doanh là đường hướng mới vànên khuyến khích phát triển

Ngay sau khi gia nhập, song hành với việc hỗ trợ xuất khẩu thì Chính phủcũng cần quan tâm tới việc hỗ trợ hình thành và phát triển các mối quan hệ hỗ trợ giữa cácdoanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng;

Trang 17

Đẩy mạnh công tác cung ứng thông tin (cung ứng và quản lý các ngân hàng dữliệu thương mại) và hỗ trợ thông tin cho các nhà xuất khẩu tiềm năng và các nhà nhậpkhẩu tiềm năng;

Khuyến khích xuất khẩu thông qua các chương trình bảo hiểm và tín dụng xuấtkhẩu với lãi suất thấp;

Thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: cho phép áp dụng cơchế thư tín dụng giáp lưng; áp dụng các biện pháp ưu đãi khác như kho ngoại quan đượcmiễn/giảm thuế, miễn thuế, tín dụng xuất khẩu và cho phép các nhà đầu tư nước ngoàichuyển lợi nhuận về nước

Nâng cao năng lực của các ngành hàng

a.

Nông nghiệp

Xây dựng lộ trình cắt giảm và chương trình hỗ trợ trong nước đối với hàngnông sản trong nước với các lịch trình, tiêu chí rõ ràng, cụ thể; điều chuyển số tiền trợ cấpxuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi, kiện toàn giao thôngnông thôn, nâng cao chất lượng giống, phát triển công nghệ sau thu hoạch, xây dựng cáckho lạnh cho hàng thủy sản và kho đệm để dự trữ lúa, cà phê cho bà con nông dân, nhất làlúc chính vụ là cần thiết;

Nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả hơn các loại trợ cấp xuất khẩu đượcphép sử dụng như trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, bao gồm chi phí xử lý, nâng cấp, tái chếsản phẩm, vận tải quốc tế, cước phí vận chuyển; quỹ tín dụng hỗ trợ xuất khẩu;

Từng bước loại bỏ hỗ trợ trong nước cho các doanh nghiệp nhà nước; tăng hỗtrợ đối với nông dân, các nhà nghiên cứu, trường đại học; chính sách hỗ trợ nông dân nênhướng tới cắt giảm chi phí đầu vào thông qua giảm giá một số đầu vào cho sản xuất nôngnghiệp như phân bón bằng cách cho các nhà sản xuất phân bón được hưởng một số ưu đãinhư giảm giá điện lưới và được miễn nộp thuế VAT;

Đánh giá đầy đủ, chuẩn xác nguyên nhân kém hiệu quả của các chương trình

hỗ trợ ngành đánh bắt thuỷ sản, nhất là Chương trình đánh bắt xa bờ để hoàn thiện, điềuchỉnh các khía cạnh tài khoá trong hỗ trợ ngư nghiệp phát triển;

Thực hiện chính sách trợ cấp khá linh động và hiệu quả theo hướng giảmdiện hỗ trợ, tập trung đánh bắt quy mô nhỏ, từ trực tiếp đến gián tiếp, khuyến khích đổi mớicông nghệ đánh bắt, đầu tư kết cấu hạ tầng ngành đánh bắt thủy sản; khuyến khích áp dụngcác trang thiết bị tốt; cung cấp hỗ trợ marketing và khuyến khích xuất khẩu; trợ cấp nhiên

Trang 18

liệu để tăng cường thiết bị đánh bắt thủy sản và để kéo dài hành trình trên biển và mở rộngvùng đánh bắt thủy sản; nghiên cứu thành lập một quỹ bảo hiểm (để dành cho các rủi roliên quan đến việc cho vay vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ)

b Công nghiệp

 Nghiên cứu, áp dụng (trong giai đoạn chuyển tiếp là 5 năm) các cơ chế khuyếnkhích, hỗ trợ phù hợp các quy định WTO để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệpchế biến sử dụng nhiều lao động, công nghệ cao, công nghệ mới, các ngành có giá trị giatăng cao để thúc đẩy xuất khẩu và đẩy mạnh công nghiệp hóa (tính đến đẩy đủ vai trò củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

 Nghiên cứu các nhu cầu hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần trongkhu chế xuất, khu công nghiệp, và khả năng áp dụng các thông lệ quốc tế như hỗ trợ đầutư; hoàn trả chi phí vận tải dành cho xuất khẩu; cung ứng kết cấu hạ tầng và các dịch vụkhác ở dưới mức chi phí; giảm thuế lợi tức/công ty/thu nhập/bán hàng; miễn/giảm thuế chohàng nhập khẩu/hoàn thuế VAT cho hàng nhập khẩu; đơn giản hoá thủ tục nhập khẩu )

 Tranh thủ khi Việt Nam chưa là thành viên GPA, sử dụng các hoạt động muasắm của Chính phủ để thúc đẩy công nghệ, phát triển năng lực các ngành hàng có tiềmnăng phát triển nhất là công nghệ thông tin trên cơ sở công khai, minh bạch và côngbằng

 Xây dựng lộ trình cắt bỏ bao cấp, ưu đãi bị cấm hoặc có thể bị đối kháng đốivới các doanh nghiệp nhà nước nói chung và các doanh nghiệp thương mại nhà nước nóiriêng; đẩy nhanh quá trình đổi mới hoạt động, cổ phần hóa các thu nhập doanh nghiệp nóichung và doanh nghiệp nhà nước hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng

 Nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài khóa để khuyến khích thúc đẩy sự liên kếtgiữa doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, nhất là doanh nghiệp trong nước và có vốnđầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong chuyển giao công nghệ, các thông lệ quản trị,Marketing tiên tiến và tăng cường khả năng hấp thu của các doanh nghiệp trongnước

 Nghiên cứu khả năng và hiệu quả của các biện pháp áp thuế xuất khẩu vàhoàn thuế VAT (ít hơn và bằng mức thực chi cho nhập khẩu đầu vào sản xuất) để đảm bảocungcầu sản xuất trong nước, thúc đẩy những ngành có tiềm năng phát triển

 Đối với các ngành công nghiệp “lỡ” được bảo hộ cao mà có hiệu quả hoạtđộng yếu kém thì xây dựng lộ trình bảo hộ thuế quan và trợ cấp phù hợp với các cam kết gia

Trang 19

nhập và phù hợp với đặc thù phát triển/thế mạnh của từng ngành hàng, có tính đến bối cảnhchuỗi giá trị toàn khu vực và toàn cầu Đối với ngành công nghiệp ô tô cần nghiên cứukhả năng thành công của chiến lược trên cơ sở năng lực trong nước, kinh nghiệm quốc tế vàbối cảnh mới Đối với các ngành như mía đường, xi măng : những nhà máy “chọn sai”công nghệ, vùng nguyên liệu đẩy mạnh cổ phần hóa, bán nợ/ tài sản nhà nước để nângcao hiệu quả sản xuất của những nhà máy này; có cơ chế khuyến khích sử dụng các loạicây giống/con giống có năng suất cao; có cơ chế trợ cấp/đền bù cho nông dân chuyển đổi

cơ cấu cây trồng/vật nuôi, đào tạo và tái đào tạo;

 Chi ngân sách Nhà nước cho công tác hoạch định hữu hiệu chiến lược pháttriển ngành hàng có tính đến bối cảnh mới của đất nước, tránh đầu tư theo phong trào, thiếutính toán chi phí - lợi ích của từng dự án trong dài hạn;

 Hỗ trợ đào tạo tại chỗ, thông qua hoàn trả thuế thu nhập cá nhân hơn là trợ cấp,cũng như hỗ trợ những tổ chức đào tạo nhà nước hoạt động theo nhu cầu thị trường;

 Có cơ chế trợ giúp kỹ thuật thích hợp và “khôn khéo” cho các doanh nghiệptrong nước tiếp cận công nghệ và kỹ năng thiết kế và để phát triển thị trường ngoài nước

c Dịch vụ

Rà sát và đánh giá tổng thể nhu cầu hỗ trợ, trợ cấp các ngành dịch vụ đểlựa chọn một số ngành mà Việt Nam có lợi thế hay có tiềm năng phát triển trên cơ sở tínhđến nguồn lực, nhất là khả năng cung ứng trợ cấp và kinh nghiệm chọn lọc của một sốnước

Nghiên cứu tính cần thiết và chiến lược hỗ trợ, trợ cấp một số ngành dịch vụmà nhiều nước hiện đang tích cực thực hiện như hỗ trợ thị trường du lịch, hỗ trợ phát triểnkết cấu hạ tầng du lịch; trợ cấp du lịch sinh thái và bảo tồn văn hoá truyền thống;

Nghiên cứu tính cần thiết, khả năng, phạm vi và công cụ trợ giúp các địnhchế tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại ốm yếu khỏi bị phá sản hoặc có tình trạng

nợ xấu vượt quá mức;

Nghiên cứu tính cần thiết, khả năng hỗ trợ, xúc tiến thành lập và hoạt độngngân hàng được miễn thuế hoạt động ở ngoài nước

Nghiên cứu khả năng áp dụng mô hình trợ cấp dịch vụ phổ cập dịch vụ toàndân được phát triển rộng rãi toàn cầu thông qua các Quỹ Phổ cập dịch vụ

3.2.3 Hỗ trợ các đối tượng có thể bị tổn thương trong quá trìnhhội nhập

Ngày đăng: 24/04/2014, 15:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Giá trị, cơ cấu của các loại thuế Việt Nam giai đoạn 2000-2005 - CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM  ĐẾN NĂM 2010 - THỰC TIỄN ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH  THUẾ ĐỂ NGĂN CHĂN ĐÀ SUY GIẢM KINH TẾ  VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA (2008-2009)
Bảng 1 Giá trị, cơ cấu của các loại thuế Việt Nam giai đoạn 2000-2005 (Trang 6)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w