Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
644,5 KB
Nội dung
BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÔNG VIỆC NHÓM Mã sinh viên Họ tên Nhiệm vụ Nhận xét 0953010065 Trịnh Thị Hoài Thương - Phân tích tác động của biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 đến cán cân thương mại Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0953010067 Lê Bá Tiệp - Phân tích tác động của biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 đến cán cân vốn Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0952030100 Nguyễn Thị Trà My - Điểm lại một số nét chính của tình hình kinh tế thế giới 2008-2009 - Phân tích nguyên nhân cung cầu trên thị trường đến biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0951010672 Hoàng Mỹ Hạnh - Phân tích nguyên nhân chênh lệch lạm phát và lãi suất đến biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 - Tổng hợp tiểu luận Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0951010721 Lương Quang Trung - Phân tích diễn biến tỷ giá USD/VND 2008- 2009 - Phân tích tác động của biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 đến đầu tư Hoàn thành nhiệm vụ được giao 1 Mục lục Mục lục 2 Lời mở đầu 3 Nội dung 4 2.Biến động tỷ giá do lạm phát: 10 3.Cung và cầu USD trên thị trường Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009: 12 4.Biến động tỷ giá do chênh lệch lãi suất: 16 5.Nguyên nhân khác: 19 2.Ảnh hưởng của tỷ giá đến tài khoản vốn: 24 3.Đầu tư: 26 Kết luận 28 Tài liệu tham khảo 29 2 Lời mở đầu Khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ năm 2008 đã khơi ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể, các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Chính phủ nước Hoa Kỳ phải thực thi các giải pháp cứu trợ kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ đôla Mỹ và liên tiếp cắt giảm lãi suất chủ đạo, bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng. Tình hình suy thoái kinh tế cũng tác động mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mà một trong những biến số quan trọng của nền kinh tế bị ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ chính là yếu tố tỷ giá, quan trọng nhất là tỷ giá USD/VND. Năm 2008 – 2009 là giai đoạn tỷ giá biến động đầy bất ổn, khi chỉ trong 2 năm 2008 – 2009, tỷ giá VND/USD đã tăng 1.838VND/USD, thậm chí còn lớn hơn mức tăng trong giai đoạn 7 năm trước đó (trong giai đoạn 2001 – 2007, mức tăng chỉ là 1.502VND/USD), thêm vào đó, nhà nước đã phải 2 lần phá giá nội tệ, cùng với nhiều lần thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá. Những biến động này đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, từ hoạt động xuất nhập khẩu, cán cân thương mại đến nợ nước ngoài, hay các hoạt động đầu tư, thu hút vốn Những tác động sâu sắc đó đến toàn nền kinh tế đòi hỏi phải nhìn thẳng vào vấn đề, xem xét kỹ lưỡng diễn biến, tìm ra nguyên nhân và phân tích các ảnh hưởng của nó, từ đó, rút ra các bài học kinh nghiệm để có thể quản lý, điều hành công cụ tỷ giá đối với nền kinh tế Việt Nam hiệu quả hơn. Đó chính là mục đích để nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận với nội dung: “Phân tích diễn biến, nguyên nhân và tác động của biến động tỷ giá giai đoạn 2008 – 2009”. Trong bài làm còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của cô giáo cùng các bạn để nhóm tác giả có thể hoàn thiện hơn phần nghiên cứu của mình. 3 Nội dung I. Diễn biến: 1. Tình hình biến động trước giai đoạn 2008-2009: Trong giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 2000, nền kinh tế nước ta đi vào ổn định và tỷ giá VND/USD được neo giữ tương đối cứng nhắc. Bảng 1: Tỷ giá VND/USD (loại tờ lớn) vào ngày 15 các tháng 2, 5, 8 và 11 giai đoạn 2001-2007 Nguồn: Ngân hàng Á Châu (http://www.acb.com.vn/tygia/chart/index.jsp) Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng đột biến khiến nguồn cung USD tăng. Điều đó dẫn tới sự dư cung USD và tỷ giá giảm đến sàn biên độ 1 . 2. Giai đoạn 2008-2009: Nhìn chung, trong giai đoạn 2008 – 2009, tỷ giá VND/USD có nhiều biến động hơn rất nhiều. 1 Thông tin tổng hợp từ báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 4 Bảng 2: Tỷ giá VND/USD trung bình các tháng giai đoạn 2008 – 2009 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008 và 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Vào năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính và bong bóng bất động sản nổ ra tại Mỹ, đã có một sự đảo chiều mạnh mẽ trong lượng vốn đầu tư gián tiếp vào nước ta với mức thâm hụt 578 triệu USD và quay trở lại thặng dư ở mức 178 triệu USD vào năm sau. Tỷ giá VND/USD cùng với đó biến động mạnh. Chỉ trong 2 năm 2008 – 2009, tỷ giá VND/USD đã tăng 1.838VND/USD, thậm chí còn lớn hơn mức tăng trong giai đoạn 7 năm trước đó (trong giai đoạn 2001 – 2007, mức tăng chỉ là 1.502VND/USD). Trên thị trường chợ đen, đã có thời kì tỷ giá lên đến 19.400VND/USD. Ngày Biên độ cho phép 01/07/2002 +/- 0,25% 31/12/2006 +/- 0,5% 24/12/2007 +/- 0,75% 10/03/2008 +/- 1% 27/06/2008 +/- 2% 06/11/2008 +/- 3% 24/03/2009 +/- 5% 01/12/2009 +/- 3% Bảng 3: Thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên ngân hàng (Nguồn: Tổng hợp) Đồng thời, Ngân hàng nhà nước liên tục đưa ra các chính sách thay đổi biên độ giao dịch 5 tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên ngân hàng. Biên độ này mở rộng ra rất nhiều so với giai đoạn trước. Đặc biệt, cần lưu ý răng trong giai đoạn 2000 – 2006, chỉ có duy nhất một lần Ngân hàng nhà nước ban hành chính sách thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá so với tỷ giá VND/USD được công bố trên thị trường liên ngân hàng từ 0,1% lên 0,25%. Các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này liên tục giao dịch ở mức giá trần. Trong 2008 – 2009, Ngân hàng nhà nước đã tiến hành phá giá đồng nội tệ 2 lần: lần thứ nhất ở mức 3% vào cuối 12/2008 và lần thứ hai lên tới 5,44% vào ngày 26/11/2009 để chống đầu cơ tiền tệ và giảm áp lực thị trường. Vào cuối năm 2009, kì vọng vào việc đồng Việt Nam mất giá vẫn còn rất cao. II. Nguyên nhân: 1. Điểm qua một số sự kiện thế giới tiêu biểu có ảnh hưởng đến tỉ giá USD/VND tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009: Có thể nói, giai đoạn 2008 – 2009 là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới chao đảo trước sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng, mở đầu cho cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính đầu tiên của thế kỉ 21, một cuộc khủng hoảng “phi vật chất” không hề giống với bất kì cuộc khủng hoảng nào trước đó. Năm 2008 là năm mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát mạnh mẽ nhất. Manh nha từ tháng 8 năm 2007, cuộc khủng hoảng này được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ. Kéo theo đó là sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á. Đây là sự đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai của ba nền kinh tế lớn nhât thế giới (Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) khiến cho kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh. Suy thoái tại các nền kinh tế lớn – đồng thời là thị trường xuất khẩu chủ chốt của các nền kinh tế đang nổi lên – kéo tốc độ tăng trưởng sụt giảm trên phạm vi toàn cầu. 2008 cũng là năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế. Tính nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến chính phủ các nước không thể không can thiệp. Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG và ngân hàng Citigroup. Đồng thời, đưa ra kế hoạch giải cứu quy mô lớn 700 tỷ USD dành cho ngành tài chính, kế hoạch 800 tỷ USD để “phá băng” thị trường tín dụng, kế hoạch mua thương phiếu để tăng tính thanh khoản cho các doanh nghiệp không thuộc ngành ngân hàng, kế hoạch cứu các con nợ địa ốc khỏi mất nhà… Chính phủ Mỹ cũng đã tìm biện pháp để cứu 6 ngành công nghiệp xe hơi của nước này sau khi một kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD dành cho các hãng ôtô bị Thượng viện bác bỏ. Tại châu Âu, danh sách các ngân hàng được các nhà chức trách can thiệp cũng tương đối dài. Nhiều ngân hàng lớn của châu lục này đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland… Các nước sử dụng đồng tiền chung Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng. Nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình. Thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 568 tỷ USD. Vào ngày 12 tháng 12 năm 2008, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD. Cuộc khũng hoảng cũng kéo theo sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử. Những biến động đó buộc ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đi tới những thay đổi hiếm gặp trong chính sách tiền tệ. Từ chủ trương thắt chặt tiền tệ để chống khủng hoảng, thế giới đã chuyển sang nới lỏng mạnh mẽ chính sách này để chống khủng hoảng và hỗ trợ tăng trưởng. Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5% Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá. Hai mặt hàng được quan tâm nhiều là vàng và dầu thô đều cùng đạt đỉnh cao lịch sử trong năm nay, với mức trên 1.030 USD/oz đối với giá vàng vào thời điểm tháng 3, và mức trên 147 USD/thùng đối với giá dầu vào giữa tháng 7. Sau đó, giá cả hai mặt hàng này cùng trượt dốc dài. Tuy nhiên, với tư cách là một kênh đầu tư an toàn trong khủng hoảng, giá vàng không sụt giảm quá mạnh. Trong khi đó, giá dầu – một hàn thử biểu của sức khỏe kinh tế - đã “đánh mất” 7 hơn 70% so với mức đỉnh nói trên. Năm 2008 còn là năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu. Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD. Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%. Sang đến năm 2009, đã có một vài mảng sáng trong gam màu u ám của nền kinh tế thế giới nhưng cũng không đủ để kéo nó thoát khỏi sự ảm đạm. Hàng loạt các quốc gia đã thoát khỏi suy thoái. Vào đầu tháng 12 năm 2009, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu hồ hởi tuyên bố EU, ngoại trừ Hy Lạp và Tây Ban Nha, đã chính thức thoát khỏi suy thoái. Trong quý III/2009, EU tăng trưởng dương 0,3%, sau 5 quý âm liên tiếp. Khu vực này được vực dậy nhờ hoạt động xuất khẩu cùng hàng loạt biện pháp kinh tế của các chính phủ. Trước đó, các nền kinh tế khác như Singapore, Hong Kong, Đức, Pháp cũng tuyên bố đã ra khỏi thời kỳ đen tối nhất. Với kết quả tăng trưởng kinh tế quý 3 đạt 2,2%, nền kinh tế lớn nhất toàn cầu là Mỹ cũng đã qua đáy lúc nào không hay, đập tan các dự báo về suy thoái kép. Trước đó, GDP nước này tăng trưởng âm 4 quý liên tiếp. 2009 là năm nước Mỹ chứng kiến làn sóng sụp đổ của các ngân hàng. Chỉ riêng trong ngày 18/12, có tới 7 ngân hàng đóng cửa, nâng tổng số nạn nhân từ đầu năm lên đến 140. Đây là con số khổng lồ so với vỏn vẹn 3 ngân hàng Mỹ bị xóa sổ hồi 2007. Trong toàn bộ năm 2008, ngành ngân hàng nước này chỉ có 25 nạn nhân. Tuy nhiên sang đến năm 2009, Mỹ chỉ mất 4 tháng đầu tiên để “đạt được” con số trên nhưng hầu hết các nạn nhân của năm nay đều là những ngân hàng nhỏ. Đó cũng là tín hiệu khả quan, một phần nhờ vào những nồ lực của chính phủ Mỹ. Gói Giải trừ nợ xấu (TARP) trị giá khoảng 200 tỷ USD phê duyệt hồi cuối 2008 đã phát huy tác dụng. Nhờ TARP, một loạt ngân hàng đã phục hồi và thậm chí còn thu lãi kỷ lục như Goldman Sachs. Trong quý 2/2009, lợi nhuận của Goldman đạt 3,4 tỷ USD, tăng tới 89% và là kỷ lục trong lịch sử 140 năm của ngân hàng này. Sau khi Goldman Sachs tuyên bố đã thanh toán xong mọi nợ nần với chính phủ, một loạt các đại gia khác như Well Fargos, Citigroup cũng cho biết đã sẵn sàng trả nợ. Giá dầu đã tăng gấp đôi trong một năm. 8 Khởi đầu năm 2009 với mức đáy 34,57 USD một thùng vào ngày 2/1, giá dầu tăng nhanh với tốc độ xấp xỉ 10 USD chỉ trong một tuần sau đó do tác động của tình hình chiến sự tại Dải Gaza và những tranh cãi xung quanh vấn đề vận chuyển dầu của Nga qua Ukraina. Đà hồi phục của kinh tế thế giới trong suốt năm 2009 tiếp tục là động lực cho thị trường suốt 12 tháng sau đó. Cùng với những tin tức tốt lành từ kinh tế Mỹ, giá dầu đạt kỷ lục 79,12 USD một thùng vào thời điểm 2 ngày trước khi năm 2009 kết thúc. Năm 2009 cũng là một năm của giá vàng. Giá vàng 2009 chứng kiến đà leo thang chóng mặt từ mấp mé 900 USD một ounce hồi đầu tháng 1 lên 1.091 USD vào cuối tháng 12. Ngày 3/12, giá lập đỉnh cao nhất mọi thời đại tại 1.126,56 USD. Sức tăng của thị trường được kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đồng đôla yếu. Lâu nay, tờ bạc xanh vẫn được xem là đối thủ của kim loại màu vàng. Khi USD tăng giá, nhà đầu tư sẽ đổ xô đầu tư vào mua USD, bỏ rơi vàng và ngược lại. 8 năm qua, chỉ số Dollar Index mất 61% giá trị, trong khi giá vàng tăng tới 365%. Việc thị trường được thổi lên gần chạm 1.300 USD vào cuối năm còn nhờ nguy cơ lạm phát. Mặc dù các chuyên gia khẳng định chưa thấy yếu tố hỗ trợ lạm phát nào xuất hiện, giới đầu tư vẫn lao vào vàng, lo sợ đồng tiền mất giá. Tiêu biểu nhất là làn sóng mua vàng thay thế đôla trong kho dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương, khiến giá càng lên cao quá mức. Trong tháng cuối năm, thị trường điều chỉnh giảm mạnh, từ mức cao kỷ lục xuống chỉ còn quanh 1.090 USD, phù hợp với nhiều dự báo. Trong năm 2009, trọng tâm thế giới đang dần chuyển dịch về phía Đông. Cùng với Trung Quốc, các quốc gia châu Á trở thành trung tâm chú ý của toàn thế giới trong khủng hoảng. Suy thoái kinh tế toàn cầu là cơ hội để các quốc gia trong khu vực khẳng định vị thế của mình. Trong tháng 12/2009, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng mức dự báo tăng trưởng cho nhóm 45 quốc gia châu Á đang phát triển lên 4,5% trong 2009 và 6,6% trong năm 2010. Con số này cao hơn nhiêu so với đánh giá trước đó, lần lượt là 3,9% và 6,4% cho hai năm. Với mức tăng này, châu Á hiện vẫn là đầu tàu tăng trưởng của thế giới. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức mới đây công bố tăng trưởng quý 2/2009 đạt 0,3%. Dù khiêm tốn, đây là quý đầu tiên nước này đi lên sau 4 quý lao dốc liên tiếp. Thậm chí, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm tới sẽ phụ thuộc vào châu Á, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. 9 2. Biến động tỷ giá do lạm phát: Lạm phát là sự giảm sức mua của tiền tệ được đo lường bằng giá cả chung tăng lên. Lạm phát là nguyên nhân chính khiến tỷ giá biến động, nhưng từ từ và trong dài hạn. Lạm phát phản ánh sức mua của tiền tệ nên khi lạm phát của VND càng cao thì VND càng mất giá. Lạm phát của VND luôn cao hơn lạm phát của USD nên tỷ giá USD/VND thường có xu hướng tăng. Nhìn biểu đồ diễn biến tỷ giá USD/VND các năm trở lại đây cho thấy tỷ giá USD/VND năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở nước ta rất cao, lên tới 22,97%. Lạm phát ở Việt Nam 10 tháng đầu năm 2008 Nguồn: tổng cục thống kê Lạm phát có xu hướng tăng liên tục từ đầu năm 2008 đến tháng 10/2008 mới có dấu hiệu đảo chiều. Trong khi đó, mặc dù gặp khủng hoảng kinh tế nhưng lạm phát của Hoa Kỳ vẫn ở mức thấp 3,85% trung bình năm 10 [...]... đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguốn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế Khi nền kinh tế có... quyết định này mang lại, cộng đồng quốc tế đã nhận định lạc quan về tình hình kinh tế sắp tới của Việt Nam 4 Biến động tỷ giá do chênh lệch lãi suất: Khi quan sát biến động của tỉ giá, ta thấy rằng trong ngắn hạn nhưng tỷ giá biến động rất nhanh và mạnh, vậy nhân tố nào đứng sau sự biến động tỷ giá trong ngắn hạn? Hiện thay, chúng ta đang sống trong một thế giới rất sôi động và linh hoạt Các ngân hàng... thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các ngân hàng thương mại đã làm giảm tỷ giá sau một giai đoạn đầy biến động Với mục tiêu điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế phù hợp với tín hiệu của thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước công bố mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng... giai đoạn sau 27 Kết luận Năm 2008-2009 tỷ giá USD/VND có những sự biến động đáng kể Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cán cân thương mại, cán cân vốn, đầu tư… của Việt Nam Sự biến động mạnh tỷ giá USD/VND ở thị trường chính thức và thị trường tự do cho thấy chính sách tỷ giá của NHNN vẫn còn nhiều hạn chế và cứng nhắc Trong nền kinh tế hội nhập và năng động hiện nay, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết... tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào... trong phần 2 của bài tiểu luận, một trong các nguyên nhân gây ra biến động về tỷ giá là do cung cầu về ngoại tệ, mà cán cân thương mại là một bộ phận cấu thành nên yếu tố cung cầu đó Tuy nhiên, chúng có ảnh hưởng qua lại với nhau, do đó, sự biến động của tỷ giá cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến cán cân thương mại Với giả định các nhân tố khác không thay đổi, khi tỷ giá tăng, làm cho giá hàng hóa xuất... nguyên nhân từ biến động của tỷ giá 2005 2006 2007 2008 2009 (tỷ đô) (tỷ đô) 32.447 (tỷ đô) 39.826 (tỷ đô) 48.561 (tỷ đô) 62.906 (tính đến tháng 10) 53.167 FOB Hàng nhập theo giá -34.886 -42.602 -58.921 -75.189 -60.241 FOB Cán cân thương mại -2.776 -10.360 -12.283 -7.074 Hàng xuất theo giá -2.439 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ 2005 đến 2009 Số liệu từ: Thống kê tài chính quốc tế của IMF (theo... sách điều hành tỷ giá thích hợp Với các biện pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, thị trường 14 ngoại hối đã ổn định trở lại Diễn biến tỷ giá VND/USD năm 2008-2009 Sang đến năm 2009, tỷ giá USD/VND lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng đã có đợt tăng đột biến cũng như giao... diễn biến lãi suất USD và diễn biến tỷ giá USD/VND vì lạm phát của Hoa Kỳ khá thấp Trong nửa cuối năm 2008, để duy trì mức tỷ giá USD/VND không biến động quá biên độ cho phép, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động vốn Việc ngân hàng nhà nước Việt Nam giảm lãi suất huy động vốn giúp cho lạm phát ở Việt Nam cũng được kiềm chế Diễn biến lãi suất VND và USD không có quá nhiều biến. .. hàng rào phi thuế quan khác, thuế xuất nhập khẩu,… III Tác động của sự biến động tỷ giá USD/VND giai đoạn 2008 – 2009: 1 Đến cán cân thương mại hàng hóa: 1.1 Lý thuyết: 1.1.1 Ảnh hưởng của tỷ giá đến cán cân thương mại: Cán cân thương mại hàng hóa là hạch toán các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa của một 20 quốc gia Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại là thặng dư, ngược . tích tác động của biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 đến cán cân thương mại Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0953010067 Lê Bá Tiệp - Phân tích tác động của biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009. biến động tỷ giá USD/VND 2008-2009 - Tổng hợp tiểu luận Hoàn thành nhiệm vụ được giao 0951010721 Lương Quang Trung - Phân tích diễn biến tỷ giá USD/VND 2008- 2009 - Phân tích tác động của biến. tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có