Khái niệm c ông ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệ p 2005 Theo điều 130 Luật doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh CTHD là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên là chủ s
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN LUẬT KINH DOANH
CÔNG TY HỢP DANH
NGUYỄN BẢO QUỲNH CHI NGUYỄN HOÀNG TIÊN
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2012
Trang 2MỤC LỤC
LỜ I MỞ ĐẦU 2
TÀ I LIỆU THAM KHẢO 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4
C HƯƠ NG 1: KHÁI Q UÁT VỀ CÔ NG TY HỢP DANH 5
1.1 Khái niệm công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệ p 2005 5
1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh 5
1.2.1 Nguồn gốc 5
1.2.2 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh trên thế giới 6
1.2.3 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh tại Việt Nam 6
1.3 Đặc điểm của công ty hợp danh 8
1.3.1 Đặc điểm công ty hợp danh the o pháp luật của một số quốc gia 8
1.3.2 Đặc điểm công ty hợp danh the o Luật Doanh Nghiệ p 2005 9
1.4 Vai trò của công ty hợp danh trong nền kinh tế 10
C HƯƠ NG 2: THÀNH LẬP, TỔ C HỨC , ĐIỀU HÀNH CÔNG TY HỢ P DANH 11
2.1 Đăng ký thành lập công ty hợp danh 11
2.1.2 Đối tượng được đăng ký thành lập 11
2.1.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh 11
2.1.4 Thay đổi nội dung đăng ký 12
2.2 Thành viên công ty 13
2.2.1 Thành viên hợp danh 13
2.2.2 Thành viên góp vốn 16
2.2.3 Tiế p nhận thành viên mới 17
2.3 Vốn và tài sản của công ty hợp danh 18
2.3.1 Thực hiện gó p vốn 18
2.3.2 Tài sản của công ty hợp danh 19
2.3.3 Chuyển nhượng vốn 19
2.4 C ơ cấu tổ chức và quản lý, điều hành công ty hợp danh 20
2.4.1 Hội đồng thành viên 20
2.4.2 Giám đốc công ty 21
2.4.3 Tri ệu tập họp Hội đồng thành viên: 21
Trang 32.4.4 Điều hành hoạt động kinh doanh công ty hợp danh 22
2.5 Quyền lợi và nghĩa vụ của công ty hợp danh 23
2.5.1 Quyền lợi của công ty hợp danh 23
2.5.2 Nghĩa vụ của công ty hợp danh 24
2.6 Tổ ch ức lại, giải thể, phá sản công ty hợp danh 25
2.6.1 Tổ ch ức lại công ty 25
2.6.2 Giải thể 28
2.6.3 Phá sản 30
C HƯƠ NG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔ NG TY HỢP DANH TẠ I VIỆT NAM 31
3.1 Nhận xét, đánh giá về công ty hợp danh tại Việt Nam 31
3.1.1 So sánh công ty hợp danh với một số loại hình doanh nghiệ p khác 31
Bảng 3.1: Một số điểm khác nhau giữa công ty hợp danh và doanh nghiệ p tư nhân 31
Bảng 3.2: Một số điểm khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn 31
3.1.2 Ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh 32
3.2 Hiện trạng phát triển công ty hợp danh tại Việt Nam hiện nay 34
3.3 Một số kiến nghị 36
3.4 C THD kiểm toán Việ t Nam – C PA Vie tnam 38
3.4.1 Tổng quan 38
3.4.2 Lịch sử phát triển 39
3.4.3 Đội ngũ nhân sự 40
Bảng 3.4: Danh sách nhân sự tại CPA VIETNAM 40
3.4.4 Các dịch vụ 40
KẾT LUẬN 41
PHỤ LỤC 42
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Luật Doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005 được ban hành đã tạo nên những
cú hích lớn cho s ự phát triển bùng nổ của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân trong thập niên vừa qua Theo đó, các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn để tham gia vào nền kinh
tế với nhiều loại hình doanh nghiệp như: công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh
Một điểm mới của Luật doanh nghiệp 1999 chính là đã ghi nhận một loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh bao gồm 4 điều, đã tạo thêm cơ hội cho người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình Luật Doanh nghiệp 2005 được thay thế cho Luật Doanh nghiệp 1999 đã có những kế thừa và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định về doanh nghiệp Việt Nam Một trong những kế thừa và bổ sung đó chính là vẫn ghi nhận loại hình công ty hợp danh và đã bổ sung thêm các nội dung cụ thể với 11 điều
Trải qua hơn 10 năm phát triển, quả là quá ngắn s o với sự phát triển của công ty hợp danh trên thế giới cũng như so với các loại hình kinh doanh khác tại Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, đến 2008 cả nước chỉ có 67 công ty hợp danh trên tổng số trên 200.000 doanh nghiệp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực luật pháp, kiểm toán và y tế với khoảng 800 lao động Quả là một con số nhỏ nhoi và đáng suy nghĩ
Vậy, công ty hợp danh là gì? Pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh được quy định như thế nào? Nguyên nhân vì đâu mà số lượng công ty hợp danh Việt Nam lạ i ít ỏi như vậy?
Và có nên khai tử loại hình này hay là cần phải điều chỉnh lại các quy định của pháp luật để kích thích cho công ty hợp danh được phát triển và phổ biến rộng rãi? Để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên, nhóm 7 lớp MBA12B, trường Đại học Mở TPHCM, đã chọn “Công ty hợp danh” làm đề tài tiểu luận cho môn Luật Kinh Doanh của mình
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về công ty hợp danh
Chương 2: Thành lập, tổ chức và điều hành công ty hợp danh
Chương 3: Hiện trạng và k iến nghị giải pháp phát triển công ty hợp danh tại Việt
Nam
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật Kinh Doanh – Trường ĐH Mở TPHCM – Luật sư Tiến sĩ Trần Anh Tuấn &Luật sư Thạc sĩ Lê Minh Nhựt
2 Luật Doanh Nghiệp 2005
3 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010 về Đăng ký Doanh nghiệp
4 Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04.6.2010 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục quy định trong nghị định 43/2010/NĐ-CP
5 Luật phá sản 2004
6 Một số phân tích sơ bộ về ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp – Công
ty cổ phần sở hữu trí tuệ Davilaw, ngày 20/08/ 2010
7 Về tư cách pháp nhân của công ty hợp danh – Lê Việt Anh – Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 113, tháng 1/2008
8 http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn (Website Sở KH&ĐT TPHCM)
9 http://www.gocluatsu.com Chuyên mục Gõ cửa Luật sư
10 http://www.saga.vn
11 http://www.google.com
Trang 64 Hình 3.1: Số công ty hợp danh tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2008
5 Hình 3.2: Số lao động làm v iệc trong công ty hợp danh trong giai đoạn 2000 – 2008
Danh mục hình vẽ
1 Bảng 3.1: Một số điểm khác nhau giữa công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân
2 Bảng 3.2: Một số điểm khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn
3 Bảng 3.3: Sự phát triển của các công ty hợp danh từ 2000-2008
4 Bảng 3.4: Danh sách nhân sự tại CPA VIETNAM
Trang 7CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HỢP DANH
1.1 Khái niệm c ông ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệ p 2005
Theo điều 130 Luật doanh nghiệp 2005, công ty hợp danh (CTHD) là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau k inh doanh
dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp vào công ty;
- CTHD có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký k inh
doanh;
- CTHD k hông được phát hành bất k ỳ loại chứng khoán nào
1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh
1.2.1 Nguồn gốc
CTHD là một trong số những loại hình công ty điển hình được quy định trong Bộ luật thương mại pháp từ năm 1807
Yếu tố nhân thân của thành viên hợp danh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công
ty, trong đó người ta thường chú trọng đến tài sản dân sự hơn là số vốn góp vào công ty Đối với bên thứ ba, việc định danh các thành viên là rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty Bởi vậy, cho đến năm 1985 vẫn còn tồn tại về tên công ty phải bao gồm tên của tất cả các thành viên hợp danh Điều đó lý giải tại sao người ta gọi là CTHD Việc điều hành công ty do người quản lý thực hiện Về nguyên tắc, tất cả cách thành viên đều có tư cách quản lý Họ có thể chỉ định người quản lý trong số các thành viên của công ty hoạc người ngoài công ty Người quản lý cũng đồng thời là người đại diện của công ty
Nét đặc trưng trong luật của Pháp là xu hướng phân biệt giữa dân luật và thương luật,
do đó người ta thường chú ý xem xét tư cách thương nhân của các chủ thể kinh doanh Theo
Trang 8qui định, tất cả các thành viên đều có tư cách thương nhân, nhưng công ty không có tư cách này Tuy nhiên, trong trường hợp người quản lý là người ngoài công ty thì chính công ty mang tư cách thương nhân bởi, vì khi đó, người quản lý khi thực hiện các hành vi nhân danh công ty và phải chịu trách nhiệm về kế quả kinh doanh trước các thành viên
Thành viên hợp danh trong pháp luật thương mại Pháp không hạn chế là cá nhân, mà còn bao gồm cả pháp nhân Từ đó có thể hình thành mô hình kinh doanh kết hợp, cho phép tránh được trách nhiệm vô hạn của cá nhân thành viên mà cũng có thể khai thác được những điểm mạnh của CTHD Ví dụ: một CTHD có tất cả các thành viên hợp danh là pháp nhân song thực ra, việc điều hành công ty do các cá nhân là người đứng đầu pháp nhân thành viên thực hiện Vì thế và mặc dù quy trình, thủ tục CTHD ở Pháp rát nghiêm ngặt, song CTHD vẫn hiện diện với một số lượng đáng kể trong nền kinh tế Pháp
1.2.2 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh trên thế giới
Một trong những loại hình công ty có mặt sớm nhất trong lịch sử đó là CTHD Người
ta đã tìm thấy những quy định về sự hợp danh theo nghĩa rộng trong các bộ luật thời cổ đại như Bộ luật Hammurabi của Babylon vào khoảng năm 2300 trước Công nguyên
Ở châu Âu, Châu Á, tập quán kinh doanh của các thương nhân, sự liên kết những phường, hội người buôn là tiền đề ban đầu hình thành nên những hình thức hợp danh sau này
Ban đầu, công ty chỉ là những liên kết giản đơn của các thương nhân quen biết nhau
Sự quen biết dựa trên yếu tố nhân thân tạo nên sự tin cậy về mặt tâm lý Do đó, loại hình công ty đầu tiên ra đời trên thế giới là công ty đối nhân, tức là công ty gồm các thành viên quen biết tin cẩn nhau liên kết lại, yếu tố con người quan trọng hơn yếu tố vốn
Đặc điểm cơ bản của công ty đối nhân là không có sự tách bạch tài sản công ty với tài sản cá nhân Các dạng của công ty đối nhân gồm CTHD, công ty hợp vốn đơn giản và công
ty hợp vốn theo cổ phần
Như vậy CTHD là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là loại hình công ty ra đời sớm nhất trên thế giới
1.2.3 Sự hình thành và phát triển của công ty hợp danh tại Việt Nam
Lịch sử phát triển kinh tế nước ta mang đặc trưng là kinh tế nông nghiệp chiếm giữ vị trí chủ đạo, hoạt động thương mại vốn không phải là thế mạnh Thương mại Việt Nam chủ yếu diễn ra ở các chợ, tổ chức sơ sài, quan hệ kinh doanh mang tính chất gia đình Bởi vậy,
Trang 9các loại hình công ty ra đời muộn s o với các nước trên thế giới, trong đó có CTHD Mãi đến tận thế kỷ XIX, theo chân thực dân Pháp, người dân Việt Nam được là m quen với các mô hình công ty
Các bộ Dân luật: Dân luật Bắc Kỳ (1931), Dân luật Trung Kỳ (1936) đã dịch các mô hình công ty dưới tên gọi "hội buôn", "hội người", "hội vốn", "hội đồng lợi"… nhằm phân biệt chúng với các hội khác không kinh doanh Theo "Dân luật thi hành tại các tòa Nam án Bắc Kỳ" năm 1931, CTHDdưới tên gọi "Hội người" được chia làm hai loại Hội hợp danh và Hội hợp tư
Dưới thời chính quyền vua Bảo Đại, Bộ luật thương mại Trung phần năm 1944 được ban hành và áp dụng tại miền Trung, tuy có s ửa đổi bổ sung nhưng về cơ bản những quy định
về CTHD vẫn giống so với quy định trong luật Thương mại Pháp áp dụng tại Việt Nam
Trước năm 1975, ở miền Nam Việt Nam áp dụng Bộ luật thương mại Sài Gòn, CTHD được gọi đúng như tên gọi hiện nay, và những quy định tương tự quy định trong luật thương mại Pháp
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng năm 1954, chủ trương của Nhà nước là thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo nên các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận Các loạihình công ty theo đúng nghĩa thương mại đã
bị lãng quên trong các văn bản pháp luật và không xuất hiện trong giai đoạn từ sau năm 1960 đến trước năm 1990
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), nghị quyết của Đảng đã định hướng lại chủ trương phát triển kinh tế đất nước, đó là chuyển nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng các thành phần kinh tế, ghi nhận hình thức sở hữu tư nhân
Sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 đánh dấu sự ghi nhận chính thức của pháp luật về công ty Tuy nhiên, Luật công ty năm 1990 có nhiều hạn chế do được ban hành trong những năm đầu của công cuộc đổi mới Các quy định về công ty chưa cụ thể, và chưa có CTHD trong các văn bản pháp luật trên
Luật Doanh nghiệp 1999 trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm trên thế giới, đồng thời khắc phục những hạn chế của các văn bản luật trước đó, đã có sự phát triển vượt bậc về chất lượng Một trong những điểm mới nhất của văn bản này là ghi nhận sự tồn tại của hai loại hình công ty mới, CTHD và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trang 10Luật Doanh nghiệp 2005 thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 hoàn thiện cácquy định về CTHD, tạo cho nó một chỗ đứng vững vàng hơn trong môi trường pháp lý, và có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển loại hình công ty vốn kén chọn ngành nghề đầu tư và
cả người đầu tư này
Hình 1.1: Khái quát sự hình thành và phát triển của CTHD tại Việt Nam
1.3 Đặc điểm của c ông ty hợp danh
1.3.1 Đặc điểm công ty hợp danh theo pháp luật của một số quốc gia
Không có định nghĩa chung về CTHD, do đó đương nhiên không có những quy định khuân mẫu, thống nhất về đặc điểm pháp lý của loại hình liên kết này trong các hệ thống pháp luật trên thế giới Luật pháp mỗi nước đều đưa ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty hợp danh Tuy nhiên, nhìn chung các quy định đều tương đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, yếu tố nhân thân của các thành viên hợp danh luôn giữ vai trò quan trọng và
quyết định trong việc hình thành và hoạt động của công ty
Thứ hai, về chế độ trách nhiệm của các thành viên trong công ty Nếu trong công ty hợp
danh có bản chất đối nhân tuyệt đối, thì trách nhiệm của tất cả các thành viên là vô hạn và liên đới trước mọi nghĩa vụ của công ty Đây là một đặc trưng cơ bản của công ty hợp danh nói riêng và công ty đối nhân nói chung
Trang 11Ngoài chế độ trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh, loại hình công ty hợp danh có bản chất đối nhân tương đối còn có chế độ trách nhiệm hữu hạn của các thành viên góp vốn Vốn góp bao nhiêu thì trách nhiệm tương ứng bấy nhiêu đối với các khoản nợ của công ty
Thứ ba, tư cách pháp lý của thành viên hợp danh không thể chuyển nhượng hay để lại
thừa kế (trừ khi được các thành viên đồng ý) Điều này xuất phát từ bản chất đối nhân của công ty Vì thế, khi một thành viên ra khỏi công ty, hoặc chết thì công ty đó có thể
sẽ phải giải thể
Thứ tư, tên gọi của công ty hợp danh phản ánh mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành
viên hợp danh, và thường liên quan đến nhân thân của thành viên
1.3.2 Đặc điểm công ty hợp danh theo Luật Doanh Nghiệp 2005
- Đặc điểm của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
Chỉ có cá nhân mới được kết nạp là m thành viên hợp danh và gồm ít nhất 2 người (hai thành viên hợp danh); các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình ngoài tài sản đã góp vào Công ty
Thành viên góp vốn nếu có, có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp
- CTHD có tư cách pháp nhân
Từ khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty có tư cách pháp nhân tức là được xem là một con người về mặt pháp lý Khi hoạt động, CTHD chịu trách nhiệm trên số tài sản của CTHD nhưng trong trường hợp tài sản này không thanh toán
đủ các khoản nợ, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình
- Công ty không được quyên phát hành bất cứ loại chứng khoán nào
Trang 12Như DNTN, trong quá trình hoạt động, CTHD không được phép phát hành bất cứ loại chứng khoán nào để huy động vốn
1.4 Vai trò của c ông ty hợp danh trong nền kinh tế
Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục phát triển về số lượng, điều này cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của CTHD trong nền kinh tế Bên cạnh vai trò chung như các công ty khác, CTHD còn có vai trò riêng khiến cho nó không thể thiếu được trong môi trường kinh doanh
Trước hết, sự ra đời của CTHD đáp ứng được nhu cầu của những nhà đầu tư nhỏ, mong muốn cùng liên kết chia sẻ với những người quen thân, anh em họ hàng trong gia đình, dòng tộc, đồng nghiệp
CTHD ra đời cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như sử dụng các dịch vụ như khám chữa bệnh, tư vấn thiết kế công trình xây dựng, kiể m toán, tư vấn luật… những ngành nghề đòi hỏi phải có tính nghiêm túc và trách nhiệm cao của những người hành nghề
CTHD cũng có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm kênh huy động vốn cho nền kinh tế, thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, những người giỏi về kiến thức, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh nhưng không có vốn, và những người có vốn nhưng không giỏi kinh doanh
CTHD là sự kết hợp hoàn hảo của hai nhóm đối tượng trên, tạo ra sự tương hỗ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế của công ty nói chung và của từng thành viên nói riêng
Trang 13CHƯƠNG 2: THÀNH LẬP, TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH CÔNG TY HỢP DANH
2.1 Đăng ký thành lập công ty hợp danh
2.1.1 Quy chế pháp lý thành lập và hoạt động công ty hợp danh
Quy chế pháp lí thành lập và hoạt động của công ty hợp danh được quy định trong
Luật Doanh Nghiệp 2005 và được chi tiết hoá tại Nghị định của Chính phủ số
43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng kí Doanh Nghiệp và Nghị định số 102/2010/NĐ-43/2010/NĐ-CP ngày
01/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
2.1.2 Đối tượng được đăng ký thành lập
Mọi cá nhân có quyền đăng ký thành lập CTHD trừ một số đối tượng bị cấm theo qui
định tại khoản b, điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005, bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các
cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại d iện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
2.1.3 Thủ tục đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Được quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
- Dự thảo điều lệ công ty
Trang 14- Danh sách thành viên; bản s ao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực
cá nhân hợp pháp khác
- Văn bản xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn đầu tư không được thấp hơn vốn pháp định
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề
Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện nộp đủ hồ sơ nêu trên tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
- Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ nếu đảm bảo đúng yêu cầu
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp được khắc dấu
và có quyền được sử dụng con dấu của mình
- Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào, trừ trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có điều kiện
2.1.4 Thay đổi nội dung đăng ký
Khi muốn thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có), mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các vấn đề khác thì Doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan kinh doanh chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi Tùy theo yêu cầu thay đổi, Doanh nghiệp s ẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (mới)
Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, Doanh nghiệp cũng phải
bố cáo những thay đổi đó trên báo như khi bố cáo thành lập
Trường hợp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, rách, cháy hoặc tiêu huỷ dưới hình thức khác, Doanh nghiệp cũng được cấp lại Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí
Trang 152.2 Thành viên công ty
2.2.1 Thành viên hợp danh
2.2.1.1 Điều kiện trở thành thành viên hợp danh
CTHD phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, chiụ trách nhiệm vô hạn Thành viên
hợp danh bắt buộc phải là cá nhân, tổ chức không thể trở thành thành viên hợp danh
Mọi cá nhân đều có quyền tham gia thành lập và quản lý CTHD (trở thành thành viên
hợp danh) trừ những đối tượng bị hạn chế theo điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 Mỗi cá
nhân chỉ được làm thành viên hợp danh của một CTHD, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác
Đối với CTHD kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì tất cả thành viên hợp danh đều phải có chứng chỉ hành nghề
Người được tiếp nhận làm thành viên hợp danh khi được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (trừ trường hợp điều lệ công ty qui định khác) và chỉ chịu trách nhiệm
về các nghĩa vụ của công ty phát sinh s au khi đăng ký thành viên đó với cơ quan đăng ký kinh doanh
Thành viên hợp danh phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp Nếu không góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại này
2.2.1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ
Quyền của thành viên hợp danh
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Nhân danh công ty tiến hành các loại hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
- Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hòan trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước
Trang 16- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Nếu thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty s au khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Các quyền khác theo quy định của của pháp luật và Điều lệ công ty
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Tiến hành quản lý, thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty và tất cả thành viên
- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu tránh nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ họat động kinh doanh các ngành, nghề đã đăng
ký của công ty mà không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
Trang 17- Định kỳ hàng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của của pháp luật và Điều lệ công ty
Các hạn chế đối với thành viên hợp danh
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của CTHD khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc tòan bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
2.2.1.3 Chấm dứ t tư cách thành viên hợp danh
Chấm dứt tư cách thành viên trong những trường hợp:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty khi được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (trừ trường hợp điều lệ công ty qui định khác) Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào các thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
- Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Bị khai trừ khỏi công ty khi được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (trừ trường hợp điều lệ công ty qui định khác) trong các trường hợp sau đây: không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã yêu cầu lần thứ hai; Vi phạm các trường hợp bị hạn chế; Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại
Trang 18nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác; Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định
- Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong trường hợp rút vốn hoặc bị khai trừ thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng tòan
bộ tài sản của mình đối với các khỏan nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên
- Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó
2.2.2 Thành viên góp vốn
2.2.2.1 Điều kiện trở thành thành viên góp vốn
Ngoài thành viên hợp danh, CTHD còn có thể có thành viên góp vốn Điều 13, Luật
Doanh nghiệp 2005qui định mọi cá nhân, tổ chức đều được quyền góp vốn vào công ty trách
nhiệm hữu hạn, CTHD, mua cổ phần trong công ty cổ phần trừ đối tượng sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang s ử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức
- Cá nhân, tổ chức được tiếp nhận làm thành viên góp vốn khi được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty qui định)
- Thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp Nếu không góp
đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty và thành viên này có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên
2.2.2.2 Quyền lợi và nghĩa vụ
Quyền của thành viên góp vốn
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn,
Trang 19về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của họ;
- Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty;
- Được cung cấp báo cáo tài chính hàng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin
về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xe m xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác ;
- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề
đã đăng ký của công ty;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
Nghĩa vụ của thành viên góp vốn
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn đã cam kết góp;
- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
- Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty
2.2.3 Tiếp nhận thành viên mới
Theo điều 139, Luật Doanh nghiệp 2005, việc tiếp nhận thành viên mới được quy
định như sau:
- Công ty có thể tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận
Trang 20- Thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn phải nộp đủ số vốn cam kết góp vào công ty trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày được chấp thuận, trừ trường hợp Hội đồng thành viên quyết định thời hạn khác
- Thành viên hợp danh mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác
2.3 Vốn và tài sảncủa công ty hợp danh
- Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Giấy chứng nhận phần vốn góp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Vốn điều lệ của công ty;
d) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên; loại thành viên;
đ) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;
e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
g) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;
h) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty
Trang 21- Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp
2.3.2 Tài sảncủa công ty hợp danh
Theo điều 132, Luật Doanh nghiệp 2005, tài sản của CTHD bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty
- Tài s ản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện
- Các tài sản khác theo quy định của pháp luật
2.3.3 Chuyển nhượng vốn
Chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh
Pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với việc chuyển nhượng vốn của các thànhviên hợp danh Một thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp cần phải được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh còn lại Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, có nghĩa là người nhận chuyển nhượng sẽ tiếp nhận luôn tư cách thành viên, các quyền và nghĩa vụ của thành viên chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng (loại trừ các nghĩa vụ phát sinh trước thời điểm chuyển nhượng, thành viên chuyển nhượng vẫn tiếp tục liên đới chịu trách nhiệm)
Việc rút vốn của thành viên hợp danh cũng phải tuân thủ theo các quy định chặt chẽ của pháp luật, của điều lệ công ty Trước hết, phải được thông qua và được sự đồng ý của Hội đồng thành viên, và phải lựa chọn thời điểm hợp lý Chỉ được rút vốn sau khi kết thúc năm tài chính và đã thông qua báo cáo tài chính của năm tài chính Sau khi rút khỏi công ty, phần vốn góp của thành viên hợp danh được hoàn trả theo quy định tại điều lệ công ty, hoặc theo giá thỏa thuận giữa các thành viên Thành viên hợp danh s au khi rút vốn vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trước khi thực hiện việc đăng ký chấm dứt tư cách thành viên với cơ quan đăng ký kinh doanh
Chuyển nhượng vốn của thành viên góp vốn
Trái ngược với thành viên hợp danh, vấn đề chuyển nhượng hoặc rút vốn của thành viên góp vốn không bị ràng buộc nhiều bởi pháp luật Họ được quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho bất kỳ người nào nếu điều lệ công ty không hạn chế
Trang 22Thành viên góp vốn có quyền định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, trường hợp chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty Khi chuyển nhượng toàn bộ hoặc cho tặng vốn góp, tư cách thành viên của họ chấm dứt ngay, không phải chịu bất kỳ nghĩa vụ nào của công ty
2.4 Cơ cấu tổ chức và quản lý, điều hành c ông ty hợp danh
2.4.1 Hội đồng thành viên
Những nội dung cơ bản về hội đồng thành viên CTHD được quy định tại điều 135,
Luật Doanh nghiệp 2005:
Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên công ty, có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiê m Giá m đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác
Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận
và quyết định công việc kinh doanh của công ty Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn
bị nội dung, chương trình và tài liệu họp
Khi biểu quyết, mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết trừ trường hợp điều
lệ công ty qui định khác
Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận:
- Phương hướng phát triển công ty;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
- Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới;
- Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên;
- Quyết định dự án đầu tư;
- Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn ;
- Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
Trang 23- Quyết định thông qua báo cáo tài chính hàng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
- Quyết định giải thể công ty
Quyết định về các vấn đề khác được thông qua nếu được ít nhất 2/3 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận; (tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định)
Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty
Trong điều hành họat động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiể m sóat công ty
2.4.2 Giám đốc công ty
Giá m đốc (hoặc Tổng giám đốc) CTHD do Hội đồng thành viên cử ra trong số các thành viên hợp danh (kiê m Chủ tịch HĐTV nếu Điều lệ công ty không có quy định khác), có trách nhiệm điều hành hoạt động của Công ty, gồm :
- Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
- Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty;
- Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế tóan, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
- Là Người đại d iện theo pháp luật của công ty, đại diện công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các
vụ kiện, tranh chấp;
- Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định
2.4.3 Triệu tập họp Hội đồng thành viên:
Việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được quy định tạiđiều 136, Luật Doanh
nghiệp 2005 như sau:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể triệu tập họp Hội đồng thành viên khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh Trường hợp Chủ tịch Hội đồng