Bài tập về công ty hợp danh
Trang 11_ Khái niệm công ty hợp danh:
Cũng như pháp luật nhiều nước trên thế giới không có một định nghĩachung cụ thể và chính xác về loại hình công ty hợp danh, pháp luật Việt Namhiện hành mà cụ thể là Luật Doanh nghiệp 2005 đã định nghĩa công ty hợpdanh dưới dạng liệt kê các đặc điểm cơ bản của nó
Khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 định nghĩa:Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùngnhau kinh doanh dưới một tên chung ( sau đây gọi là thành viên hợp danh);ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công tytrong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Định ngĩa này cho thấy hai vấn đề lớn cần phải bàn:
Vấn đề lớn thứ nhất, công ti hợp danh theo quan niệm của Luật Doanh
nghiệp năm 2005 phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, có ngĩa là hai ngườichịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định đối với các khoản nợ của công ti.Điều này là đúng nếu Luật Doanh ngiệp năm 2005 không quan niệm công tihợp danh bao gồm cả công ti hợp vốn đơn giản Như trên đã nói, bản chất củacông ti hợp danh (general partnership) đúng ngĩa là sự liên kết của các thươngnhân đơn lẻ (sole trader hay sole proprietorship) để kinh doanh dưới một tênhãng chung Vì vậy, công ti hợp danh phải có từ hai thành viên hợp trở lên,nếu không thì sẽ vẫn chỉ là thương nhân đơn lẻ Còn đối với công ti hợp vốnđơn giản thì chỉ cần có một thành viên hợp danh (hay “thành viên nhận vốn”– gọi một cách dễ hiểu hơn và đỡ bị nhầm hơn về ngữ ngĩa) và một thành viêngóp vốn là đủ Ngay ở Hoa Kì người ta quan niệm: “Công ti hợp danh hữuhạn (limited partnership) bao gồm hai hay nhiều người, với ít nhất một thànhviên hợp danh và một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn” Cần lưu ý thêm:
Trang 2“công ti hợp danh hữu hạn: gọi theo cách của chúng ta xưa kia là “công ti hợpvốn đơn giản” hay “công ti hợp tư đơn thường” Để thấy hết quan niệm sailầm về công ti hợp danh theo pháp luật của Việt Nam hiện nay, cần khảo sáttình huống sau: Lại Thị Lợi và Cù Thị Như Lan cùng nhau thành lập mộtcông ti hợp danh mang tên Lại Cù Công ti hoạt động rất hiệu quả, đóng góplớn cho ngân sách nhà nước, giải quyết được rất nhiều việc làm cho một địabàn có nhiều người thất nghiệp, thực hiện chính sách kij tế lớn của địaphương Khôw may Cù Thị Như Lan qua đời để lại tài sản cho người thừa kếduy nhất mang tên Cù Thị Khoái, không có khả năng kinh doanh và khôngđược sự tin tưởng về mặt kinh doanh của Lại Thị Lợi Khoái không muốn rútkhỏi công ti, nhưng cũng đồng ý chỉ là thành viên góp vốn của công ty Lợikhông muốn kết nạp thêm bất kì ai vào công ti vì không tin tưởng và khôngmuốn chia xẻ cơ hội kinh doanh Biết rằng tỉ lệ quyền lợi của Lợi và Lantrong công ti Lại Cù bằng nhau.
Để giải quyết tình huống này, có các giải pháp sau:
Thứ nhất, Khoái rút khỏi công ti Điều này trái với ý chí của Lợi và
Khoái Lưu ý: Luật tư không thể buộc bất kì ai hành động trái với ý muốn của
họ, nếu không có lí do chính đáng từ phía cộng đồng Giả định Khoái rút khỏicông ti, công ti chỉ còn lại mình Lợi Lúc này công ti không thể còn là công tihợp danh nữa, vì nó chống lại bản chất thực sự của công ti hợp danh, và xét
về luật thực định thì nó cũng chống lại các qui định về công ti hợp danh
Thứ hai, công ti Lại Cù chuyển đổi thành công ti tráz jiệm hữu hạn Điều này
trái với ý muốn của Lợi Hơn nữa, pháp luật Việt Nam hiện không dự liệutrường hợp chuyển đổi hình thức giữa công ti đối vốn và công ti đối nhân
Thứ ba, Khoái thay thế vị trí thành viên hợp danh của Lan trong công ti Lại
Cù Điều này trái với ý chí của Lợi và Khoái, đồng thời chống lại tính chấtđối nhân (tin tưởng lẫn nhau và nhắm tới nhân thân của nhau giữa các thànhviên hợp danh) của công ti hợp danh
Trang 3Thứ tư, công ti Lại Cù kết nạp thêm thành viên hợp danh mới Điều này
cũng trái với ý chí của Lợi và Khoái, đồng thời chống lại tính chất đối nhâncủa công ti hợp danh
Thứ năm, công ti Lại Cù giải thể để Lợi thành lập công ti khác Giải
pháp này chống lại lợi ích của cộng đồng vì công ti đang phát triển và cónhiều đóng góp cho xã hội Đồng thời, Lợi bị mất cơ hội làm ăn và gánh chịuchi phí lớn cho việc tạo dựng lại công ti…
Các giải pháp trên đều có các khiếm khuyết lớn có thể khiến cho luậtkhông đi vào đời sống xã hội, nhiều khi còn cản trở việc phát triển kinh tế, xãhội Tốt nhất là chúng ta nên chọn giải pháp mà các hệ thống tài phán trên thếgiới hiện nay vẫn đang sử dụng Đó là thiết kế qui chế pháp lí riêng cho công
ti hợp danh và cho công ti hợp vốn đơn giản Nhưng trước hết cần phải nhậnthức công ti hợp danh và công ti hợp vốn đơn giản là hai hình thức công tikhác biệt Đồng thời nhà làm luật cần thiết kế đầy đủ các giải pháp đối vớiviệc chuyển đổi hình thức công ti
Vấn đề lớn thứ hai, thành viên hợp danh theo Luật Doanh ngiệp năm
2005 phải là cá nhân, có ngĩa là pháp nhân không thể góp vốn thành lập công
ti hợp danh ở trên đã nói, bản chất thủa ban đầu của công ti hợp danh là sựliên kết giữa các thương gia thể nhân hay thương nhân đơn lẻ để cùng kinhdoanh dưới một tên hãng chung Tuy nhiên, ngày nay khi đã cách xa cái thủaban đầu đó hàng thiên niên kỉ, thì công ti hợp danh mang bản chất là sự liênkết giữa các thương nhân mà trong đó có cả thương gia thể nhân và thươnggia pháp nhân, có ngĩa là thành viên của công ti hợp danh có thể là pháp nhân
Về mặt lí thuyết cho thấy pháp nhân mô phỏng vị trí pháp lí của thể nhân Nó
có tên gọi, cơ sở, quốc tịch, ý chí, sản nghiệp, trách nhiệm, có ngĩa là nó cócác quyền dân sự như thể nhân trừ một số quyền đặc trưng của thể nhân như
về gia đình, về chính trị… Đứng trước pháp luật, thể nhân hay pháp nhân đềuđược gọi là người, nhưng để phân biệt giữa chúng người ta gắn vào đó cáctính từ Sự phân biệt như vậy là cần thiết để thiết lập đời sống pháp lí khác
Trang 4nhau cho chúng, song sự phân biệt đó không làm cản trở tới việc tham gia vàocác hoạt động kinh tế của pháp nhân Về mặt pháp luật thực định, chúng ta đãthấy Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 có một hình thức đầu tư
là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay hợp đồng hợp tác kinh doanh
mà các luật gia trên thế giới quan niệm đó chính là hình thức công ti hợpdanh, mặc dù khi xây dựng Luật Doanh ngiệp năm 1999, nhiều quan điểm ởQuốc hội cho rằng, hình thức công ti hợp danh là quá mới đối với Việt Nam,nên đã cắt xén dự thảo để chỉ thông qua vỏn vẹn năm điều về công ti hợpdanh Điều đáng lưu ý rằng, các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh theoLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể là pháp nhân Vậy tại sao LuậtDoanh ngiệp năm 2005 cho rằng thành viên của công ti hợp danh chỉ có thể làthể nhân? Có lẽ nhà làm luật ngĩ, thành viên hợp danh của công ti hợp danhphải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của công ti nên buộcphải là cá nhân, vì xem điểm b, khoản 1, Điều 130 của Luật Doanh ngiệp năm
2005 có bóng dáng của những nhận thức như vậy Chịu trách nhiệm vô hạnđịnh có ngĩa là phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình hiện cóhoặc sẽ có trong tương lai Vậy cả thể nhân và pháp nhân đều phải chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của họ, chỉ có điềukhác biệt là pháp nhân khi đã bị thanh lí hết tài sản thì có thể không tồn tạinữa, còn thể nhân thì vẫn có cơ hội để làm ăn, có ngĩa là có thể có tài sảntrong tương lai Câu chuyện này còn liên quan tới luật phá sản mà chúng ta sẽ
có dịp đề cập tới Ngày nay, các công ti thường lựa chọn các hình thức đầu tưrất linh hoạt Họ có thể sử dụng hình thức công ti hợp danh để tạo ra các chinhánh chung hoặc để kiểm soát hữu hiệu một công ti hoặc nhiều công ti kháctrong việc khai thác một cơ hội kinh doanh nào đó Vậy tại sao Luật Doanhngiệp năm 2005 lại hạn chế quyền tự do lựa chọn hình thức đầu tư của cácthương nhân mà không có lí do chính đáng từ phía cộng đồng? Để lí giải đầy
đủ cho quan niệm thành viên hợp danh có thể là pháp nhân, chúng ta còn phảinắm được vị thế pháp lí của thành viên hợp danh
Trang 5Công ti hợp danh và công ti dân sự rất gần gũi nhau, nhưng khôngchuyển đổi được sang nhau Các thành viên của công ti hợp danh mặc nhiênđược coi là có tư cách thương gia và liên đới chịu trách nhiệm với các khoản
nợ của công ti Cơ cấu tổ chức của công ti hợp danh gọn nhẹ, do đó nó rất thizhợp với việc tổ chức các doanh ngiệp nhỏ Hình thức công ti này xuất hiệnngày càng jiều trong mối liên hệ giữa các công ti để hình thành một chi nhánhchung giữa các công ti, các tập đoàn, làm cơ sở cho việc phân nhánh mới.Trong Giáo trình Luật kij tế, Tập 1: Luật doanh ngiệp, Tình huống – Phân tích– Bình luận của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, có đoạn viết: “Luật sưthường được xem là cơ quan bổ trợ công lí, bởi vậy các hãng luật thường hoạtđộng dưới dạng hợp danh chứ không phải các công ti thương mại” (3) Đọcđoạn văn này ai đó băn khoăn: Phải chăng hợp danh hay công ti hợp danhkhông phải là công ti thương mại? Có lẽ vẫn cấn cá ở việc xem dịch vụ pháp
lí có phải là hành vi thương mại hay không và việc tổ chức dịch vụ pháp lídưới hình thức hợp danh phải chăng là một hợp đồng dân sự, nên sự ra đờicủa đoạn văn trên chỉ đề cập riêng tới các công ti luật mà không nhằm nói tớicông ti hợp danh nói chung Trong khi đó, từ trước tới nay ở đâu người tacũng nói công ti hợp danh là công ti thương mại, là thương nhân bởi hình thức
và nó được phân biệt với công ti dân sự
Trong các đặc điểm pháp lí của công ti hợp danh còn có một vấn đềphải bàn là: công ti hợp danh có tư cách pháp nhân hay không? Nhiều luật giaViệt Nam cho tới bây giờ vẫn chưa đồng tình với việc Luật Doanh ngiệp năm
2005 quan niệm công ti hợp danh có tư cách pháp nhân Rõ ràng, công ti hợpdanh cũng có tên gọi, trụ sở, quốc tịch, sản nghiệp, ý chí và trách nhiệm Điều
đó cho thấy không thể quan niệm nó là một cái gì đó khác hơn pháp nhân.Còn các thành viên của nó xét về mặt pháp lí là những người bảo lãnh liên đớicho các hoạt động của công ti Hoàn toàn có sự tách bạch giữa tài sản củacông ti và tài sản của các thành viên,
Trang 6Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy pháp luật Việt Nam ghi nhận công
ty hợp danh bao gồm cả hai loại: hợp danh thông thường và hợp danh hữuhạn Tuy nhiên, nếu pháp luật nhiều nước Đông Nam Á khác phân tách hailoại hình công ty hợp danh riêng biệt: thứ nhất là công ty hợp danh mang bảnchất “ hợp danh tuyệt đối”- tức công ty hợp danh thông thường, chỉ bao gồmmột loại thành viên duy nhất là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạnđối với các nghĩa vụ của công ty; thứ hai là công ty hợp danh mang bản chất “hợp danh tương đối”- tức công ty hợp danh hữu hạn, ngoài thành viên hợpdanh còn có loại thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vivốn góp vào công ty, thì ở Việt Nam cả hai loại công ty hợp danh này đềuđược ghi nhận nhưng không có sự phân tách mà gộp chung dưới một tên gọiduy nhất là “ công ty hợp danh”
Thật vậy, pháp luật Việt Nam quy định công ty hợp danh là doanhnghiệp phải có ít nhất là hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợpdanh còn có thể có thêm thành viên góp vốn Nói như vậy có nghĩa là công tyhợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể chỉ có một loại thành viên duy nhất
là thành viên hợp danh, và phải có số lượng ít nhất là hai thành viên hợp danhmới được thành lập hợp pháp Đây chính là hình thức công ty hợp danh thôngthường mang bản chất “ hợp danh tuyệt đối” giống như quy định của phápluật nhiều nước trên thế giới Những điểm khác biệt ở đây là pháp luật ViệtNam đồng thời quy định “ ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viêngóp vốn”, tức là đã ghi nhận loại hình công ty hợp danh hữu hạn hay chính làcông ty hợp vốn đơn giản theo quy định của pháp luật các nước, và đây cũng
là một loại hình công ty đối nhân Đối với công ty hợp danh hữu hạn ở ViệtNam cũng phải đáp ứng điều kiện cần thiết đó là phải có ít nhất hai thành viênhợp danh và không quy định số lượng thành viên góp vốn, sự xuất hiện củachỉ một thành viên góp vốn cũng đủ làm cho bản chất của công ty hợp danhtrở thành “ hợp danh không tuyệt đối”
Trang 7Như vậy, nếu pháp luật các nước chỉ ghi nhận một loại hình công tyhợp danh hay có sự phân tách riêng biệt hai loại hình của nó, thì pháp luậtViệt Nam đã đồng thời ghi nhận sự tồn tại của cả hai loại hình công ty công tyhợp danh là: hợp danh thông thường và hợp danh hữu hạn và được gộp dướimột cái tên chung nhất đó là “ công ty hợp danh” Đó cũng chính là điểmkhác biệt cơ bản của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các nước trên thếgiới cũng như trong khu vực Đông Nam Á Nhưng nhìn chung, khái niệmcông ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam có nội hàm công tyđối nhân theo pháp luật các nước Việc quy định về công ty hợp danh, LuậtDoanh nghiệp đã ghi nhận sự tồn tại của các công ty đối nhân ở Việt Nam
2_ Thành viên công ty hợp danh:
Theo luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 quy định công ty hợp danh baogồm hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Vì vậy,tìm hiểu quy chế thành viên trong công ty hợp danh tức là phân tích hai loạithành viên này cùng những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản của nó
2.1_ Thành viên hợp danh:
Thành viên hợp danh là loại thành viên cơ bản trong công ty hợp danh,
là điều kiện cần thiết và tiên quyết cho sự ra đời của công ty hợp danh Đốivới Việt Nam, muốn thành lập công ty hợp danh phải có ít nhất là hai thànhviên hợp danh Điểm b Khoản 1 Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định:
“ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về các nghĩa vụ của công ty”
Theo đó, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh ở Việt Nam chỉ
có thể là cá nhân, pháp luật không cho phép một pháp nhân, một tổ chức trởthành thành viên hợp danh trong công ty hợp danh Đối với một số trườnghợp đặc biệt, nếu công ty hợp danh hoạt động trong những ngành nghề nhưdịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, thiết
kế công trình, kiểm toán, môi giới chứng khoán, thì thành viên hợp danh
Trang 8trong công ty đó phải có chứng chỉ hành nghề, trình độ chuyên môn hoặcbằng cấp, nghiệp vụ nhất định.
Thành viên hợp danh chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằngtoàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty Chủ
nợ có quyền yêu cầu bất cứ thành viên hợp danh nào thanh toán các khoản nợcủa công ty đối với chủ nợ Mặt khác, các thành viên hợp danh phải bằng toàn
bộ tài sản của mình ( tài sản đầu tư vào kinh doanh và tài sản dân sự) chịutrách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty
Với một chế độ trách nhiệm vô hạn như vậy, Luật Doanh nghiệp đồngthời trao ch thành viên hợp danh những quyền hạn chủ yếu trong việc điềuhành và quản lý công ty Nói cách khác, thành viên hợp danh giữ vai tròquyết định sự hình thành, phát triển và tồn tại của công ty hợp danh về cả mặtpháp lý lẫn thực tế Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định nhữngquyền hạn và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh Cụ thể, thành viênhợp danh trong công ty hợp danh có quyền từ việc điều hành, quản lý công ty,
sử dụng tài sản của công ty vào việc kinh doanh nhân danh công ty đến nhữngviệc nội bộ khác của công ty Bên cạnh đó, thành viên hợp danh phải cónghĩa vụ quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật, liên đới chịu tráchnhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty Có thể thấy, Luật Doanhnghiệp đã trao cho thành viên hợp danh quyền của một chủ công ty thực sự,đồng thời cũng áp dụng một chế độ trách nhiệm vô hạn mà loại thành viênnày phải chịu khi thực hiện các hoạt động nhân danh công ty Thành viên hợpdanh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng kývào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên đó có trực tiếp tham giavào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không, trừ trường hợp thànhviên đó và các thành viên còn lại có thoả thuận khác ( Khoản 3 Điều 139 LụâtDoanh nghiệp 2005) Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách thành viên công ty hợpdanh thì trong thời hạn hai năm, thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty
Trang 9đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên ( Khoản 5 Điều 138 LuậtDoanh nghiệp 2005).
Xuất phát từ việc thành viên hợp danh nắm giữ vai trò quan trọng trongviệc thành lập và quản lý công ty hợp danh mà điều kiện để trở thành thànhviên hợp danh cũng chính là điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 13Luật Doanh nghiệp 2005, theo đó, các cá nhân sau đây không thể trở thànhthành viên hợp danh của công ty hợp danh:
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòngtrong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩquan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân ViệtNam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn
sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền đểquản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sựhoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hànhnghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản
Cũng chính từ vai trò quan trọng và chế độ trách nhiệm vô hạn củathành viên hợp danh mà Luật Doanh nghiệp 2005 ( Điều 133) đã có một sốquy định hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh, đó là:
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặclàm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sựnhất trí của các thành viên hợp danh còn lại
- Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhândanh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công
ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tố chức, cá nhân khác
Trang 10- Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn
bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sựchấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
Việc pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh cũng là một điều
dễ hiểu bởi thành viên hợp danh giữ vai trò quyết định trong sự tồn tại và pháttriển của công ty hợp danh, hơn nữa tính đối nhân luôn gắn liền với loại thnhfviên này, do đó việc cho phép thành viên hợp danh được tự do chuyểnnhượng vốn cũng như được tự do thoải mái trong hoạt động kinh doanh sẽảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, đến trật tự của môi trườngkinh doanh nói chung và làm méo mó bản chất đối nhân cơ bản của công tyhợp danh
Để tạo sự linh hoạt cho các thành viên hợp danh trong hoạt động kinhdoanh, pháp luật một số nước đã trao tư cách thương nhân cho loại thành viênnày, có nghĩa là thành viên hợp danh có quyền hoạt động thương mại mộtcách độc lập, nhân danh chính bản thân mình hoặc nhân danh công ty hợpdanh Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể, nhưngxét trên tinh thần chung của các văn bản hiện hành: Luật Thương mại ViệtNam 2005 quy định: “ Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lậphợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng lý kinh doanh” Đồng thời, theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam thìthành viên hợp danh có quyền “ nhân danh công ty tiến hành các hoạt độngkinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký” và “ không được quyềnnhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùngngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổchức, cá nhân khác” ( Theo Điều 134 và Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005).Theo đó, pháp luật Việt Nam ghi nhận cá nhân cũng có tư cách thương nhânnếu đáp ứng được điều kiện nhất định, tức là cá nhân đó có quyền nhân danhchính mình để hoạt động thương mại một cách độc lập Nhưng đối với cánhân là thành viên hợp danh trong công ty hợp danh thì không được nhân
Trang 11danh bản thân để hoạt động kinh doanh một cách độc lập, mà chỉ được phépnhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh vì lợi ích của công ty.Như vậy, pháp luật Việt Nam vô hình chung đã không công nhân tư cáchthương nhân của thành viên hợp danh Chỉ có công ty hợp danh mới là chủthể kinh doanh thực sự và có tư cách thương nhân.
Về việc chấm dứt tư cách thành viên của thành viên hợp danh, tạiKhoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Tư cách thành viên hợpdanh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
Việc cho phép các thành viên hợp danh được quyền rút vốn khỏi công
ty đã tạo một cơ chế thông thoáng, linh hoạt cho các thành viên đó có thể tạmngừng kinh doanh vì hoàn cảnh cá nhân hoặc chuyển hướng sang các mô hìnhkinh doanh khác có lợi hơn Nhưng việc rút vốn cũng kéo theo việc thay đổinhân sự, cơ cấu quản lý và điều hành công ty, gây khó khăn cho công ty, bởithành viên hợp danh nắm vai trò quyết định Bởi vậy, Luật doanh nghiệp chophép các thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty đồng thời cónhững quy định ràng buộc đối với hành vi rút vốn của loại thành viên này:Thành viên hợp danh chỉ được rút vốn nếu được Hội đồng thành viên chấpthuận và phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu thángtrước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính vàbáo cáo năm tài chính đó đã được thông qua ( Khoản 2 Điều 138 Luật Doanhnghiệp 2005) Và đương nhiên, khi đã rút vốn ra khỏi công ty thì cũng đồngnghĩa với việc cá nhân đó không còn tư cách là thanh viên hợp danh của công
ty nữa
- Chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết;
Trường hợp này, người thừa kế của thành viên đó được hưởng phần giátrị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thànhviên đó Và người thừa kế chỉ được trở thành thành viên hợp danh của công ty
Trang 12nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận ( Điểm h Khoản 1 Điều 134 LuậtDoanh nghiệp 2005).
- Bị Toà án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặcmất năng lực hành vi dân sự;
Thành viên hợp danh nắm vai trò hết sức quan trọng trong tất cả mọicông việc từ quản lý nội bộ đến điều hành các hoạt động kinh doanh của công
ty, đòi hỏi thành viên hợp danh phải là cá nhân có năng lực, do đó việc vắngmặt cũng như việc thành viên hợp danh bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vidân sự sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công ty, vậy nên tư cáchthành viên của người đó phải chấm dứt Trong trường hợp này, phần vốn gópcủa người đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng ( Khoản 4 Điều 138)
- Bị khai trừ khỏi công ty;
Khi bị công ty khai trừ, tức là thành viên hợp danh đó đã làm nhữngviệc không đúng, không đáp ứng yêu cầu và làm ảnh hưởng tiêu cực đến công
ty, họ không còn xứng đáng là thành viên của công ty và bị chấm dứt tư cáchthành viên Khoản 3 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2005 đã quy định nhữngtrường hợp thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty, đó là: Không có khảnăng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêucầu lần thứ hai; vi phạm quy định tại Điều 133 Luật Doanh nghiệp; Tiến hànhcông việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vikhông thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty vàcác thành viên khác; Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợpdanh
- Các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định
Như vậy, có thể nhận thấy thành viên hợp danh là loại thành viên cơbản của công ty hợp danh, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của công ty,nắm giữ vai trò quan trọng trong quản lý và điều hành mọi công việc của công
ty, đồng thời chịu chế độ trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với mọi khoản nợcũng như các nghĩa vụ của công ty hợp danh