1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Bài tiểu luận "Công ty hợp danh" docx

19 2,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 373,13 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN đề tài : “CÔNG TY HỢP DANH” GVHD: GS.TS.NGND Nguyễn Thị Mơ Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Mục lục MỞ ĐẦU 4 U 1. Khái quát chung về công ty hợp danh 6 1.1 Khái niệm về công ty hợp danh 6 1.2 Nguồn gốc của công ty hợp danh . 6 1.3 Đặc điểm của công ty hợp danh . 8 2. Cơ cấu tổ chức . 9 2.1 Hội đồng thành viên . 9 2.2 Ban giám đốc công ty 11 2.3 Ban Kiểm soát . 12 Một số phòng ban khác 12 3. Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh . 13 4. Tình trạng phát triển của Công ty hợp danh tại Việt Nam . . 17 KẾT LUẬN . 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 20 Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 3 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 MỞ ĐẦU Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, đồng thời phản ánh được tư tưởng và mục tiêu nổi bật của luật Doanh nghiệp năm 2005 là hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp . Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp quen thuộc như Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đề cập đến Công ty hợp danh. Hiện tại , tuy loại hình này không phổ biến tại Việt Nam nhưng Luật Doanh nghiệp 2005 đã có những đổi mới so với Luật Doanh nghiệp 1999 để tạo điều kiện thông thoáng cho công ty hợp danh phát triển hơn nữa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này, nhóm sinh viên lớp Anh 6 chúng tôi đã chọn đề tài: “Công ty hợp danh dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp năm 2005”. Bài tiểu luận này sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan về Công ty hợp danh và được chia làm 4 phần: Phần 1: Khái quát chung về Công ty hợp danh. Phần 2: Cơ cấu tổ chức của công ty. Phần 3: So sánh Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 về Công ty hợp danh. Phần 4: Tình trạng phát triển của Công ty hợp danh tại Việt Nam. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 4 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Bài tiểu luận này chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến. Xin chân thành cảm ơn GS.TS.NGND Nguyễn Thị Mơ đã giúp đỡ nhóm chúng tôi hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Nhóm sinh viên Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 5 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 1. Khái quát chung về công ty hợp danh 1.1 Khái niệm về công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất là hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. ( khoản 1 điều 130 luật DN 2005) 1.2 Nguồn gốc của công ty hợp danh Công ty hợp danh là một trong số những loại hình công ty điển hình được quy định trong Bộ luật Thương mại Pháp từ năm 1807. Yếu tố nhân thân của thành viên hợp danh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công ty, trong đó người ta thường chú tâm tới tổng tài sản dân sự hơn là số vốn góp vào công ty. Đối với bên thứ ba, việc định danh các thành viên là rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty. Bởi vậy, cho đến năm 1985 vẫn còn tồn tại quy định về tên của công ty phải bao gồm tên của tất cả các thành viên hợp danh. Điều đó lý giải tại sao người ta gọi là công ty hợp danh. Việc điều hành công ty do Người quản lý thực hiện. Về nguyên Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 6 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 tắc, tất cả các thành viên đều có tư cách quản lý. Họ có thể chỉ định Người quản lý trong số các thành viên của công ty hoặc người ngoài công ty. Người quản lý cũng đồng thời là người đại diện của công ty. Nét đặc trưng trong luật của Pháp là xu hướng phân biệt giữa dân luật và thương luật, do đó người ta thường chú ý xem xét tư cách thương nhân của các chủ thể kinh doanh. Theo quy định, tất cả các thành viên đều có tư cách thương nhân, nhưng công ty không có tư cách này. Tuy nhiên, trong trường hợp Người quản lý là người ngoài công ty thì chính công ty mang tư cách thương nhân, bởi vì khi đó, Người quản lý khi thực hiện các hành vi nhân danh công ty và phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trước các thành viên . Thành viên hợp danh theo pháp luật thương mại Pháp không hạn chế là cá nhân, mà còn bao gồm cả pháp nhân. Từ đó có thể hình thành mô hình kinh doanh kết hợp, cho phép tránh được trách nhiệm vô hạn của cá nhân thành viên mà vẫn có thể khai thác được những điểm mạnh của công ty hợp danh. Ví dụ: một công ty hợp danh có tất cả các thành viên hợp danh là pháp nhân song thực ra, việc điều hành công ty do các cá nhân là người đứng đầu pháp nhân thành viên thực hiện. Vì thế mà mặc dù quy trình, thủ tục công ty hợp danh ở Pháp rất nghiêm ngặt, song công ty hợp danh vẫn hiện diện với một số lượng đáng kể trong nền kinh tế Pháp. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 7 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 1.3 Đặc điểm của công ty hợp danh 1.3.1 Đặc điểm về thành viên Công ty hợp danh có thể có thể có hai loại thành viên với địa vị pháp lý khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên hợp danh chỉ có thể là cá nhân. Thành viên hợp danh không được đồng thời là chủ một doanh nghiệp tư nhân hoặc tham gia một công ty hợp danh khác với tư cách là thành viên hợp danh. Tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty và như vậy cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại điều lệ công ty. Thành viên góp vốn không tham gia quản lý công ty và không hoạt động kinh doanh nhân danh công ty. Họ chỉ được tham gia thảo luận và biểu quyết về việc bổ sung, sửa đổi các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn được quy định trong điều lệ công ty, về việc tổ chức lại và giải thể công ty. Khi công ty giải thể họ được chia giá trị tài sản còn lại khi công ty giải thể theo quy định trong điều lệ công ty. Với những quyền hạn hạn chế như vậy, thành viên góp vốn có nghĩa vụ góp đủ số vốn đã cam kết. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi giá trị số vốn đã cam kết góp vào công ty. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 8 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 1.3.2 Đặc điểm về hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lý Theo khoản 1 điều 137 luật DN 2005 mọi thành viên hợp danh đều đại diện cho công ty, đều tham gia vào quan hệ pháp luật nhân danh công ty. 1.3.3 Đặc điểm về trách nhiệm của công ty Công ty hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của mình không giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ được đăng kí tại cơ quan đăng kí kinh doanh. Các thành viên hợp danh cùng nhau chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản riêng của mình. Vì vậy công ty hợp danh là loại doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. 2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức thống nhất theo mô hình một hiệp hội các thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức bao gồm: 2.1 Hội đồng thành viên (theo Điều 135, Luật doanh nghiệp năm 2005) Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; lựa chọn và bổ nhiệm các Phó Giám đốc (Phó tổng giám đốc) trợ giúp Giám đốc (Tổng giám đốc) trong công tác tổ chức, điều hành Công ty. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 9 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc kinh doanh của công ty. Thành viên yêu cầu triệu tập họp phải chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp. Hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì quyết định các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận: a) Phương hướng phát triển công ty; b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; c) Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh mới; d) Chấp nhận thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc quyết định khai trừ thành viên; đ) Quyết định dự án đầu tư; e) Quyết định việc vay và huy động vốn dưới hình thức khác, cho vay với giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; g) Quyết định mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn; h) Quyết định thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổng số lợi nhuận được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên; i) Quyết định giải thể công ty. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 10 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 2.2 Ban giám đốc công ty Ban Giám đốc Công ty được Hội đồng thành viên Hợp danh giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty. Theo khoản 4, điều 137, luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây: a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh; b) Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các quyết định hoặc nghị quyết của của Hội đồng thành viên; c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh; ký các quyết định về quy chế, nội quy và các công việc tổ chức nội bộ khác của công ty; d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật; đ) Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác; e) Các nhiệm vụ khác do Điều lệ công ty quy định. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 11 [...]... 2005 đã quy định rõ hơn về việc thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty Như vậy trách nhiệm tài sản của thành viên hợp danh chỉ được xác lập khi tài sản còn lại của công ty không đủ để thanh toán Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 15 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005... Công ty Cổ phần có ưu thế nổi trội hơn khi lựa chọn vì nếu những công ty này phá sản thì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty Trong khi đó, các thành viên hợp danh trong Công ty Hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 18 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (khoản... về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 13 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “ công ty hợp danh có tư cách pháp... vô hạn giống như công ty hợp danh, nhưng doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, được toàn quyền quyết định công ty, trong khi đó công ty hợp danh đòi hỏi phải có từ hai chủ sở hữu trở lên đồng nghĩa với việc quyền quản lí công ty bị chia sẻ Hơn thế nữa, để thành lập công ty hợp danh cũng đòi hỏi nhiều điều kiện hơn so với doanh nghiệp tư nhân; và cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh cũng phức tạp... với quyền hành của thành viên hợp danh như sau: thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại ; thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi... các hoạt động kinh doanh, kí kết hợp đồng Phòng tư vấn: xúc tiến và duy trì các mối quan hệ của công ty Phòng hành chính Quản trị: đảm nhiệm các công việc hành chính, kế toán và quản trị Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 12 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 3 Một số điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty hợp danh Loại hình công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh... soát công ty Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc thì quyết định được thông qua theo quy tắc đa số Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 16 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 động các ngành nghề, kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt... quốc tế – K46 17 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Theo thống kê doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, cho đến ngày 20/11/2007, Hà Nội chỉ có 17 công ty hợp danh so với 33.327 công ty trách nhiệm hữu hạn, 21.061 công ty cổ phần, 2.921 doanh nghiệp tư nhân, 2.137 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [1] Như vậy, có thể thấy số lượng công ty hợp danh là quá ít ỏi so... loại hình công ty hợp danh có tư cách pháp nhân Theo đó, công ty hợp danh có bản chất pháp lý như sau: - Là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty - Thành viên...Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 2.3 Ban Kiểm soát: Ban kiểm soát do Hội đồng thành viên Hợp danh bầu để giúp Hội đồng thành viên Hợp danh kiểm soát các vấn đề liên quan đến tổ chức, điều hành Công ty, kiểm soát việc tuân thủ các đường lối, chủ trương của Công ty và các vấn đề liên quan đến tài chính của Công ty Một số phòng ban khác: 2.4 Ban Kiểm soát chất lượng dịch vụ công ty . triển của Công ty hợp danh tại Việt Nam. Lớp A6 – Tài chính quốc tế – K46 4 Công ty hợp danh - Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Bài tiểu luận này chắc. đề tài: “Công ty hợp danh dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp năm 2005”. Bài tiểu luận này sẽ đưa đến một cái nhìn tổng quan về Công ty hợp danh và được

Ngày đăng: 13/12/2013, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w