0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tổ chức lại, giải thể, phá sản công ty hợp danh

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM CÔNG TY HỢP DANH (Trang 27 -46 )

2.6.1. Tổ chức lại công ty

Luật Doanh Nghiệp 2005 có quy định 5 trường hợp tổ chức lại công ty, bao gồm: - Chia doanh nghiệp (điều 150)

- Tách doanh nghiệp (điều 151) - Hợp nhất doanh nghiệp (điều 152) - Sáp nhập doanh nghiệp (điều 153) - Chuyển đổi doanh nghiệp (điều 154)

Đối với CTHD, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định trường hợp hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp vì việc này chỉ làm gia tăng s ố thành viên công ty, bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn mà không làm mất bản chất của CTHD.

2.6.1.1.Hợp nhất c ông ty

Hợp nhất công ty là hai hoặc một số công ty cùng loại có thể hợp nhất thành một công ty mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Theo điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005, việc hợp nhất công ty được quy định như sau:

- Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu sau:

 Tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất.  Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất.

 Thủ tục, điều kiện hợp nhất.  Phương án sử dụng lao động.

 Thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp công ty hợp nhất.

Nhóm 1- MBA12B 26  Thời hạn thực hiện hợp nhất.

 Dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất.

- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Hội đồng quản trị.

- Giá m đốc (Tổng giám đốc) công ty hợp nhất; tiến hành đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.

- Trường hợp hợp nhất mà theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh qui định khác. Cấm các trường hợp hợp nhất mà công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh qui định khác.

- Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài s ản khác của các công ty bị hợp nhất.

2.6.1.2.Sáp nhập công ty

Sáp nhập công ty là một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Thủ tục sáp nhập được quy định tại điều 153, Luật Doanh nghiệp 2005, nội dung cũng tương tự như trường hợp hợp nhất.

Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và cácnghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Nhóm 1- MBA12B 27

Hình 2.1: Hợp nhất công ty hợp danh

Nhóm 1- MBA12B 28

2.6.2. Giải thể

2.6.2.1.Các trường hợp giải thể

Theo điều157, Luật doanh nghiệp 2005, công ty giải thể trong các trường hợp: - Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà không có quyết định gia hạn; - Theo quyết định của tất cả các thành viên hợp danh đối với CTHD; của Hội đồng

thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn sáu tháng liên tục;

- Bị thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (giống như trường hợp Doanh nghiệp tư nhân)

Như vậy, việc giải thể công ty có thể là do công ty tự nguyện hoặc do công ty bị bắt buộc giải thể.Tuy nhiên, công ty chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

2.6.2.2.Thủ tục giải thể

Theo điều 158 và 159, Luật Doanh nghiệp 2005, thì thủ tục giải thể của CTHD được bao gồm các nội dung sau:

Giải thể tự nguyện

- CTHD ra quyết định giải thể trong đó đó nêu rõ thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp (thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được quá 6 tháng kể từ ngày quyết định giải thể) ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động; họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Hội đồng thành viên trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của CTHD trừ trường hợp Điều lệ công ty qui định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gởi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ, lợi ích liên quan và người lao động trong CTHD ; niêm yết công khai tại trụ sở chính của công ty. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong 3 số liên tiếp.

Nhóm 1- MBA12B 29 - Kể từ khi có quyết định giải thể, nghiêm cấ m CTHD, các thành viên hợp danh thực

hiện các hoạt động sau :  Cất giấu, tẩu tán tài sản

 Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ

 Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của CTHD.

 Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể CTHD.  Cầ m cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản

 Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực  Huy động vốn dưới mọi h ình thức khác

- Các khoản nợ của CTHD được thanh toán theo thứ tự sau:

 Các khoản nợ lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác của người lao động.

 Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Nếu thanh toán hết các khoản nợ, CTHD còn tài sản thì phần tài sản này thuộc về các thành viên công ty.

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ, người đại diện theo pháp luật phải gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh (kèm giấy chứng nhận không nợ thuế).

- Cơ quan đăng ký kinh doanh lập biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm v iệc kể từ ngày nhận hồ sơ.

- Công ty trả con dấu cho cơ quan thẩm quyền.  Giải thể bắt buộc

Trong các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải giải thể trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị thu hồi và thủ tục giải thể thực hiện như nêu trên. Trường hợp s au 6 tháng mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể thì công ty coi như đã giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên công ty trong sổ

Nhóm 1- MBA12B 30 đăng ký kinh doanh. Nếu có tranh chấp về các khoản nợ chưa thanh toán thì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm giải quyềt.

2.6.3. Phá sản

Nhóm 1- MBA12B 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TY HỢP DANH TẠI VIỆT NAM

3.1. Nhận xét, đánh giá về công ty hợp danh tại Việt Nam

3.1.1. So sánh công ty hợp danh với một số loại hình doanh nghiệ p khác

Bảng 3.1: Một số điể m khác nhau giữa công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh Doanh nghiệ p Tư nhân

- Là doanh nghiệp nhiều chủ

- Nhiều thành viên, có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

- Có tư cách pháp nhân

- Giá m đốc phải là 1 thành viên hợp danh của công ty.

- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn.

- Quyền quyết định: Hội đồng thành viên, quyết định theo nguyên tắc đa số.

- Tăng vốn bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc thêm thành viên.

- Là doanh nghiệp một chủ - Chỉ có 1 thành viên

-Không có tư cách pháp nhân - Có thể thuê giám đốc quản lý.

- Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn.

- Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết

định.

- Chủ doanh nghiệp có thể tăng hoặc

giảm vốn trong quá trình kinh doanh.

Bảng 3.2: Một số điể m khác nhau giữa công ty hợp danh và công ty trách nhiệ m hữu hạn

Công ty hợp danh Công ty Trách nhiệm hữu hạn

- Là công ty đối nhân.

- Tất cả những thành viên hợp danh đều phải có những chứng chỉ hành nghề giống nhau (đối với ngành nghề có chứng chỉ).

- Vừa đối nhân, vừa đối vốn.

- Chỉ cần một số thành viên có chứng chỉ là được (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay pháp luật

Nhóm 1- MBA12B 32 - Không được phát hành bất kỳ loại chứng

khoán nào.

- Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.

quy định).

- Được phát hành trái phiếu (nhưng không được phát hành loại trái phiếu chuyển đổi).

- Tất cả các thành viên trong công ty TNHH đều có trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp của mình.

3.1.2. Ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh

3.1.2.1. Ưu điểm

Qua việc phân tích những đặc điểm pháp lý của CTHD, có thể rút ra một số điểm mạnh của loại hình này so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Thứ nhất,là công ty đối nhân điển hình nên các thành viên đều biết được đặc điểm nhân thân của nhau, do đó có sự tin cậy lẫn nhau cao. Loại hình công ty này đặc biệt phù hợp với người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.

Thứ hai,CTHD mang lại sự tin cậy cho các đối tác và các khách.

Thứ ba,trong công ty bao gồm hai loại thành viên, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, đặc thù này khiến cho công ty dễ thu hút thành viên, có thể chọn một trong hai loại thành viên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty hoặc mục đích kinh doanh của công ty.

Thứ tư, thành viên hợp danh đều là người có uy tín, có bằng cấp, trình độ nghề nghiệp, chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên công ty rất dễ dàng trong việc vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức cá nhân khác.

Thứ năm, sự linh hoạt trong các quy định của pháp luật đối với việc tổ chức và hoạt động của CTHD.

Thứ sáu, cơ cấu tổ chức trong CTHD rất gọn nhẹ. Trong CTHD, cơ quan cao nhất là Hội đồng thành viên, ngoài ra luật không quy định bắt buộc về ban kiể m soát và không có thành lập hội đồng quản trị.

Nhóm 1- MBA12B 33

Thứ bảy, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, thành viên hợp danh trong CTHD có quyền ngang nhau trong việc quyết định các vấn đề của công ty, mà không quan trọng việc vốn góp của ai nhiều hơn

Thứ tám,phù hợp đối với những ngành nghề có tính chất đặc thù, đòi hỏi trách nhiệm cao của người hành nghề như y tế, tư vấn pháp lý, kiểm toán….

3.1.2.2. Hạn chế

Mặc dù có khá nhiều ưu thế, songso với các loại hình doanh nghiệp khác, CTHD còn có một số hạn chế sau:

- Mô hình này buộc thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, tức không giới hạn được rủi ro trong số vốn đã góp vào kinh doanh, và liên đới, tức có thể phải gánh chịu cả những rủi ro cho hành vi của thành viên hợp danh khác trong công ty.

- Tuy CTHD có chế độ trách nhiệm vô hạn, nhưng pháp luật lại quy định CTHD có tư cách pháp nhân. Điều này sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn với quy định tại khoản 3 điều 84 Bộ luật dân sự .

- Tất cả những thành viên hợp danh đều phải có những chứng chỉ hành nghề giống nhau (đối với ngành nghề có chứng chỉ) vì các thành viên hợp danh đều là đại diện theo pháp luật của công (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay pháp luật quy định).

- Việc quản lý, điều hành công ty có thể khó khăn, vì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, thậm chí mỗi thành viên còn có thể có một phiếu biểu quyết với cách thức dân chủ. Cơ chế đồng thuận này làm cho quyết định kinh doanh đôi khi trở nên mất thời gian, mất cơ hội kinh doanh nếu không thống nhất được.

- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, không được tham gia vào các hợp danh khác với tư cách là thành viên hợp danh, nếu không được các thành viên hợp danh khác đồng ý (Khoản 1, 2 Điều 133 Luật Doanh nghiệp 2005). Đây là một hạn chế đối với thành viên CTHD, và hạn chế này cũng áp dụng đối với chủ doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân hoặc CTHD, một người có thể thành lập hoặc tham gia thành lập nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Nhóm 1- MBA12B 34 - Trong trường hợp thành viên hợp danh muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác, thì phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh còn lại. Quy định về chuyển nhượng vốn của thành viên hợp danh chặt chẽ hơn so với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

- Mặc dù trong CTHD, ngoài thành viên hợp danh còn có thành viên góp vốnnhưng tiếng nói của thành viên góp vốn đôi khi rất hạn chế và chỉ mang tính chất tham khảo. Ví dụ như những vấn đề nêu tại khoản 3 Điều 135 Luật Doanh nghiệp phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận. Chính quy định này đã làm cho việc đầu tư vào CTHD ké m hấp dẫn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

- Theo Điều 137 Luật Doanh nghiệp, các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận hạn chế quyền đại diện của một số thành viên; các hạn chế này chỉ có giá trị với bên thứ ba khi người đó biết về hạn chế đó. Ngoại lệ này có thể giúp các thành viên hợp danh giới hạn trách nhiệm liên đới của mình. Tuy nhiên việc áp dụng chúng trên thực tế sẽ phụ thuộc đáng kể vào quyền giải thích pháp luật của các thẩm phán, nhất là những trường hợp bên thứ ba biết hay buộc phải biết về hạn chế quyền đại diện.

- CTHD không có quyền phát hành chứng khoán, khả năng huy động vốn không cao.

3.2. Hiện tr ạng phát triển công ty hợp danh tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, loại hình CTHD ra đời hơi trễ so với các loại hình khác, cộng thêm những hạn chế như đã nêu trên, khiến cho tốc độ phát triển của loại hình này khá chậm với số doanh nghiệp tương đối khiê m tốn. Ngoài ra phần lớn các CTHD tại Việt Nam chỉ hạn chế trong một số lĩnh vực như y tế, tư vấn pháp lý, kiểm toán, … Theo thống kê, hiện nay cả

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM CÔNG TY HỢP DANH (Trang 27 -46 )

×