Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

42 4.6K 30
Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5.

Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 PHẦN THỨ NHẤT : I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Trong vài thập kỉ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay còn gọi là “Thời đại thông tin”. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Đảng và Nhà nước đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường, vào hệ thống giáo dục nhằm giúp học sinh theo kịp với trình độ phát triển của cả nước và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và Tiểu học nói riêng là một việc làm thiết thực để các em làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng ban đầu để học những phần nâng cao tiếp theo. Trong những năm gần đây, hoạt động dạy và học Tin học đang thu hút sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn Tin học luôn trăn trở về phương pháp giảng dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học Tin học? Làm sao để các em có thể hiểu và yêu thích môn học này? Làm thế nào để học sinh tích cực và hứng thú trong từng tiết học? Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi không ngừng phấn đấu trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức các môn liên quan, thường xuyên học hỏi kinh nghiệm để hoàn thiện hơn trong quá trình giảng dạy. Nhưng có lẽ một điều quan trọng hơn không những riêng bản thân tôi mà toàn xã hội đang quan tâm đó là việc tự rèn kỹ năng sống của các em. Làm thế nào để các em có đủ tự tin, bản lĩnh bước vào đời? Đó chính là vấn đề quan 1 MÔÛ ÑAÀU Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 trọng nhất đặt ra cho những người có nhiệm vụ trồng người như chúng tôi. Như chúng ta đã biết trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Do đó, giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Khi được làm việc có hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em. Cũng như các môn học khác, môn Tin học có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đồng thời, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học máy tính, trang bị cho học sinh một số kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc hiệu quả. Bản thân là một giáo viên Tin học, tôi nhận thức được rằng bên cạnh sự truyền đạt kiến thức đến cho các em, tôi còn phải có nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là giáo dục, uốn nắn các em thành những con ngoan trong gia đình, trò giỏi trong nhà trường và hữu ích cho xã hội. Ca dao có câu: “Dạy con từ thưở còn thơ” - câu ca dao ấy đúng với cả ngày xưa và ngày nay. Thật vậy việc hình thành và phát triển con người mới trước tiên là phải rèn luyện ngay từ lứa tuổi Tiểu học. Trẻ em hôm nay là tương lai đất nước mai sau. Nếu được giáo dục tốt sẽ thúc đẩy đất nước đi lên. Như Bác Hồ kính yêu đã từng dạy: “Dân tộc Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, đất nước Việt Nam có thể sánh vai với các cường 2 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu”. Nhận thức được tầm quan trọng này, giáo dục các em học sinh ở lứa tuổi Tiểu học mà nhất là các em khối lớp 5 đang trong độ tuổi phát triển mạnh về thể chất lẫn nhận thức là việc làm hết sức cấp thiết. Do đó, tôi nghĩ tạo sự hứng thú trong từng tiết học Tin học lồng ghép với rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết . Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài” – tri thức, kiến thức, kỹ năng học tập, kỹ năng làm việc và “đức” – đạo đức, nhân cách làm người luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người hoàn thiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài – đức cho học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh đang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Tình trạng bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm pháp luật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh, nữ sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch. Nhiều học sinh sống khép kín, bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online. Nhận thức được sự cấp thiết của vấn đề, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nội dung chính là “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng , với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám 3 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động,…Vì vậy, việc lồng ghép các môn học vào giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết. Trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn Tin học, tôi có nhiệm vụ giúp cho các em hiểu được vai trò hết sức quan trọng của lĩnh vực công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại, tin học đã làm thay đổi nhận thức của con người và ứng dụng trong hầu hết các hoạt động của xã hội loài người để từ đó các em dần hình thành được những ước mơ, hoài bão cho mình để sau này sẽ trở thành những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, nắm vững tri thức khoa học công nghệ , làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, tôi cũng có trách nhiệm giáo dục, rèn kỹ năng sống cho các em. Tôi luôn trăn trở trước tình trạng các em bị lôi cuốn vào thế giới ảo trên mạng Internet, nghiện game online nhất là khi tôi là một giáo viên chuyên về lĩnh vực tin học. Chính vì thế càng thôi thúc tôi phải tìm ra một phương pháp dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa yêu thích bộ môn Tin học, hiểu được lợi ích của chiếc máy vi tính để ứng dụng vào việc học và cuộc sống như thế nào; đồng thời cũng chỉ ra cho các em biết tác hại của việc nghiện game online nguy hiểm ra sao. Hơn thế nữa, các em ở khối lớp 5 chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi sẽ rời xa mái trường Tiểu học tiếp tục bước vào cấp học cao hơn – cấp học sinh THCS. Và cấp học này chính là bước chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc về chất và lượng. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. Chính vì vậy, tôi xin được đóng góp một sáng kiến kinh nghiệm có tựa đề : “ Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5với mong muốn cùng đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để có thể hoàn thành tốt công việc giảng 4 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 dạy và giúp các em học sinh sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh tiếp tục bước vào cấp học THCS cũng như có đủ nghị lực, niềm tin để ứng phó với mọi khó khăn mà trong cuộc sống các em chắc chắn sẽ gặp. III/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu thực trạng học tập môn Tin học của học sinh lớp 5. Từ đó, tìm ra mối quan hệ giữa hứng thú, động cơ, thái độ học tập và kết quả học tập của học sinh, góp phần xây dựng những phương pháp dạy và học tốt nhằm nâng cao hứng thú, tăng cường hiệu quả giảng dạy cũng như chất lượng học tập môn Tin học cho học sinh lớp 5. 5 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại) Giúp các em biết tự bảo vệ, rèn kỹ năng sống cho chính bản thân mình. IV/ NHIỆM VỤ, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Nhiệm vụ nghiên cứu: * Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh khối lớp 5, tôi đề ra một số nhiệm vụ như sau: Giúp cho học sinhhứng thú, tiếp thu bài nhanh hơn, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Giúp cho những chủ nhân tương lai của đất nước lĩnh hội cơ bản về tin học một cách hệ thống, khoa học và có hiệu quả nhất. Đề xuất những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc rèn kỹ năng sống cho học sinh toàn trường nói chung và khối lớp 5 nói riêng. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Do thời gian có hạn nên chỉ tập trung nghiên cứu học sinh khối lớp 5 Trường Tiểu học A An Hữu – Cái Bè – Tiền Giang. 3/Giới hạn của đề tài: Áp dụng cho giáo viên dạy Tin họchọc sinh của Trường Tiểu học A An Hữu –Cái Bè – Tiền Giang. 4/Địa điểm, phạm vi nghiên cứu: a) Địa điểm: Trường Tiểu học A An Hữu – Cái Bè – Tiền Giang. b) Phạm vi nghiên cứu: Các tiết dạy theo thời khóa biểu. Các nội dung liên quan đến vấn đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh 6 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Nghiên cứu vai trò và nhiệm vụ của giáo viên trong việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường. 5. Thời gian nghiên cứu:  Tháng 9/2012: Chọn đề tài, đăng đề tài.  Tháng 10/2012: Tìm đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài.  Tháng 11/2012: Thu thập và xử lý thông tin.  Tháng 12/2012: Viết nháp, chỉnh sửa.  Tháng 01/2013: Hoàn thành đề tài.  Tháng 02/2013: Nộp đề tài. 6/ Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: a . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : Đọc tài liệu làm rõ các khái niệm như tạo sự hứng thú, rèn kỹ năng sống, phương pháp dạy học, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. b. Phương pháp quan sát : Sử dụng phương pháp này nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình học tập của học sinh,để biết được khả năng tiếp thu, thái độ hứng thú, phản xạ của học sinh trong giờ học. c. Phương pháp điều tra : Điều tra nắm tình hình tổ chức tiết học môn Tin học, tinh thần thái độ tham gia hoạt động học tập của học sinh. d. Phương pháp đàm thoại : Nắm bắt rõ thêm thực trạng dạy - học cũng như suy nghĩ, khó khăn của giáo viên và học sinh về phương pháp này. e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : 7 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Qua sản phẩm của các đối tượng để tìm hiểu :Đổi mới của giáo viên trong nhận thức cũng như soạn giảng lên lớp. Kết quả học tập của học sinh . f. Phương pháp thực nghiệm : Thực nghiệm trên chính các tiết dạy của tôi ở lớp 5 nhằm kiểm tra việc đối chiếu kết quả nhóm thực nghiệm theo giải pháp đề xuất với kết quả của nhóm đối chứng để rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm . g .Phương pháp thống kê : Thống kê, xử lý các số liệu thu được từ kết quả điều tra thực trạng và kết quả thu được qua thực nghiệm . 8 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 PHẦN THỨ HAI : I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Với những tiết dạy thích hợp, tôi mạnh dạn đưa một số biện pháp nhỏ mà bản thân tự đúc kết được (Chủ yếu là những biện pháp bản thân tự đặt, tự chế). Ghi chép lại những thành công và thất bại, những ưu điểm và hạn chế để tiết sau thực hiện hoàn chỉnh hơn, hiệu quả hơn. Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lí học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có sử dụng các biện pháp tạo hứng thú và tiết dạy không có sử dụng các biện pháp tạo hứng thú. *Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động. Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc con người sẽ có cảm giác dễ chịu. Hứng thú là động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động tích cực và sáng tạo hơn. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực. Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được mức độ cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo…mà giáo dục đem lại. Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ, là thứ yếu. Động cơ học 9 NỘI DUNG Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 tập của trẻ như là sự định hướng của các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên… Muốn nâng cao hứng thú trước hết phải hình thành, giáo dục động cơ học tập, nhu cầu học tập đúng đắn. Động cơ học tập tốt không tự dưng có mà cần phải được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Động cơ học tập là muôn hình muôn vẻ, muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập. Mặt khác, hành vi của con người phụ thuộc vào nhiều khả năng khách quan, nhất là ở những học sinh có nhân cách chưa hình thành ổn định, chưa có mục đích sống chủ đạo, cho nên môi trường khách quan cần có những điều kiện thuận lợi, là mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho hứng thú phát triển: thư viện phong phú các đầu sách, thực hành đầy đủ, những kỳ vọng, sự động viên của thầy cô và gia đình. Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên. Do đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn học đối với cuộc sống; giúp học sinh biết cách học thích hợp đối với mỗi bộ môn, tăng cường thời lượng, chất lượng thực hành cho bộ môn, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập cho các em. Quá trình kích thích hứng thú không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong suốt quá trình dạy 10 [...]... thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013, trong đó nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh 14 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 15 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một... mọi tình huống trong cuộc sống Và việc tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng 16 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học A An Hữu đã gặp được một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1 Thuận lợi: * Nhà trường: Trường Tiểu học A An Hữu có 29 lớp, đội ngũ giáo viên là 46 giáo viên, trong đó có 2... rèn luyện kĩ năng sống có hiệu quả để trường trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho phụ huynh học sinh về mọi mặt * Học sinh: 17 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành Trong giờ học, học sinh rất say mê học tập, tích... biết học giỏi về kiến thức mà còn phải biết ứng phó, thích nghi với cuộc sống hiện đại Sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 3 bao gồm có 7 chương, mỗi chương có những bài cụ thể Trong từng chương, nếu tôi nhận thấy bài nào có thể vừa dạy, vừa lồng ghép vào rèn kỹ năng sống cho học sinh, bằng kinh 33 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 nghiệm học. .. có hứng thú, say mê trong nghiên cứu, học tập thì thì việc lĩnh hội tri thức trở nên dễ dàng hơn; ngược lại, khi nắm bắt được vấn đề, tức là hiểu được bài thì người học lại có thêm hứng thú Trên thực tế, những người không thích, 20 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 không hứng thú khi học môn học nào đó thường là những người không học tốt môn học. .. lòng tự hào về tiềm năng Tin học của đất nước ; Giáo dục nhân cách cho học sinh trong dạy học Tin học Chính vì những điều trên, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn tận dụng nội dung bài học để có những phương pháp tốt nhất nhằm gây sự hứng thú trong môn học đối với các em Đồng thời cũng không quên lồng ghép vào việc rèn kỹ năng sống cho học sinh Bởi vì rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm... tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 học Do đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ Trong giảng dạy, giáo viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng. .. lứa tuổi của từng em * Học sinh: Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu chưa có máy riêng ở nhà Do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế 18 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa thật sự quan tâm Một vài em... calculator) và tính tổng của 8 và 6 Như vậy thông tin vào là 8 và 6; thông tin ra là 14 28 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 4 Tạo không khí tích cực trong giờ giảng: Giáo viên giữ một vai trò rất quan trọng trong sự thành công của mỗi buổi học Học sinh có hào hứng tham gia đóng góp cho tiết học, có sôi nổi hăng hái xây dựng bài hay không, có... nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em - Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong các tình huống Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh 30 Đề tài: Tạo sự hứng thú trong môn Tin học lồng ghép với rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 - Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các . Thu thập và xử lý thông tin.  Tháng 12/2012: Viết nháp, chỉnh sửa.  Tháng 01 /2013: Hoàn thành đề tài.  Tháng 02 /2013: Nộp đề tài. 6/ Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành đề tài sáng kiến kinh. dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 -2013, trong đó nội dung : Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

Ngày đăng: 23/04/2014, 07:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan