HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng Mã số: 60 34 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T
Trang 2
HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN XĂNG DẦU PETROLIMEX
Chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ MINH HUỆ
Hà Nội – 2012
Trang 3MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7
1.1.1 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại 7
1.1.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng thương mại 8
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 12
1.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 17
1.2.1 Các hình thức huy động vốn của NHTM 17
1.2.2 Tăng cường huy động vốn của Ngân hàng thương mại 26
1.3 Các nhân tố tác động đến huy động vốn tại NHTM 30
1.3.1 Nhân tố chủ quan 30
1.3.2 Nhân tố khách quan 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (2008-2011) 38
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 38
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 39
2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 53
2.2.1 Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động 53
Trang 42.2.2 Sự ổn định của nguồn vốn 62
2.2.3 Chi phí huy động vốn 64
2.2.4 Tình hình huy động và sử dụng vốn 67
2.3 Đánh giá thực trạng huy động của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 71
2.3.1 Những kết quả đạt được 71
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX 82
3.1 Định hướng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex82 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 82
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn 82
3.2.2 Khẩn trương phát triển mạng lưới phòng giao dịch 86
3.2.3 Xây dựng các chương trình Marketing hiệu quả 89
3.2.4 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 89
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90
3.2.6 Nâng cao uy tín ngân hàng 92
3.2.7 Hoàn thiện các dịch vụ tiện ích phục vụ người gửi tiền 92
3.3 Kiến nghị 93
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 93
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Huy động vốn là hoạt động cơ bản và có ý nghĩa quan trọng với NHTM và đối với xã hội, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế Nếu NHTM hoạt động tốt, vốn được lưu chuyển hợp lý, liên tục, hiệu quả, sẽ tạo đà cho nền kinh tế phát triển Đồng thời, quy mô và lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ tăng lên Bởi các nguồn vốn mà NHTM huy động được là nguồn vốn để ngân hàng tài trợ cho các nghiệp vụ sinh lời, chủ yếu là hoạt động tín dụng
Nhận thức được vai trò của hoạt động huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực tiễn hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu: Huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex
2 Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu về công tác huy động vốn tại các NHTM đã có rất nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố của các chuyên gia, cũng như học viên, sinh viên các trường Đại học trong cả nước về vấn đề này Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu luận văn
Các giáo trình đã hệ thống hóa và cung cấp cho người đọc những vấn
đề lý luận cơ bản nhất về hoạt động huy động vốn của NHTM, hình thành một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan tâm Tuy nhiên, những cuốn sách mới chỉ đề cập lý thuyết về công tác huy động vốn, chưa
Trang 6phản ánh được thực tế cũng như chưa đi sâu vào phân tích vấn đề cụ thể
mà luận văn cần giải quyết
Trong thời gian gần đây vấn đề phức tạp của nội hàm tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được nhắc đến nhiều hơn cả Bởi vậy, xu hướng thanh lọc, loại bỏ các ngân hàng yếu kém, sáp nhập các ngân hàng yếu với ngân hàng mạnh, hay nói cách khác, tái cấu trúc toàn hệ thống ngành ngân hàng đang là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế Vì vậy, vấn đề đánh giá cụ thể, để thấy được mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất giữa huy động vốn dựa trên khả năng sử dụng vốn có hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh khoản, luôn là đề tài được các chuyên gia kinh tế và các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm nghiên cứu để có biện pháp quản trị tốt
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thực sự giải quyết vấn đề này một cách tập trung chọn lọc tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex Do đó rất cần phải có công trình nghiên cứu sâu về hoạt động huy động vốn đối với Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, nên tác giả chọn đề tài “Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về huy động vốn của NHTM
+ Phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex, chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến huy động động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
+ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo cơ cấu vốn huy động hợp lý tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Trang 74 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của để tài: Huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Phạm vi nhiên cứu của đề tài: Phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi, tiền vay của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex qua các năm
2008, 2009, 2010 và năm 2011 trên các mặt: qui mô, cơ cấu, hiệu quả, sự
ổn định
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động huy động vốn
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết
6 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của NHTM Đánh giá ưu nhược điểm trong hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex trong mối quan hệ với sử dụng vốn và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Trang 87 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, danh mục các ký hiệu viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008-2011)
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Trang 9CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng nhất trong tài chính gián tiếp, có khả năng chi phối hoạt động của hệ thống tài chính, được hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
1.1.2 Vai trò và chức năng của ngân hàng thương mại
a/ Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Ngân hàng thương mại là nơi tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho các nhu cầu của nền kinh tế
Ngân hàng thương mại thông qua những hoạt động của mình góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
b/ Chức năng của Ngân hàng thương mại
● Trung gian tín dụng :
● Trung gian thanh toán:
● Chức năng tạo tiền:
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ khởi đầu rất quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động của NHTM Huy động vốn chính là hoạt động nhằm phát triển
Trang 10nguồn vốn của Ngân hàng ngày một dồi dào, ổn định và tăng trưởng, đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng Huy động qua các hình thức
● Vốn chủ sở hữu
● Hoạt động huy động tiền gửi
● Hoạt động đi vay
● Hoạt động huy động vốn khác
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Ngân hàng huy động vốn và sử dụng vốn vào các mục đích
● Hoạt động cho vay
● Hoạt động đầu tư
● Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà chủ tài khoản có thể dùng để chuyển khoản hoặc rút ra bất kỳ lúc nào Nguồn vốn này có đặc điểm là tính ổn định thấp
● Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về số tiền gửi và thời gian rút tiền
Trang 11● Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích lũy tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân
● Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tư lớn Nguồn vốn này được huy động theo các kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn 1.2.1.3 Huy động vốn từ các TCTD khác và từ NHNN
Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa huy động và sử dụng vốn, xảy
ra hiện tượng thiếu hụt vốn tạm thời Để đảm bảo khả năng thanh toán, các TCTD vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng
1.2.1.4 Huy động từ các nguồn khác
Các nguồn vốn này thường không lớn, việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu cho ngân hàng
1.2.2 Tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Quan điểm về tăng cường huy động vốn
Vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số lượng
để có thể thoả mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng Giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau Trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng phải kết hợp được một cách tối ưu hoạt động của công tác huy động vốn và công tác sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất
Trang 121.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng cường huy động vốn của Ngân hàng Thương mại
a Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Vì vậy nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, thường chiếm từ (90%-95%) trong tổng nguồn vốn, đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kinh doanh của NHTM Chỉ tiêu này càng lớn, thì mức độ quan trọng của vốn huy động trong ngân hàng càng cao
b Sự ổn định của nguồn vốn
Tính ổn định của của nguồn vốn quyết định một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng Thông thường tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi nguồn vốn tăng đều qua các năm, luôn ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng dư
Xác định chi phí vốn dự tính bình quân gia quyền
Chi phí vốn
∑ (Vốn loại i x Tỷ trọng vốn
huy động i) Xác định chênh lệch lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân
Trang 13Chênh lệch lãi suất = Lãi suất cho vay
Lãi suất huy động bình quân Chênh lệch càng lớn, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao Tuy nhiên, ngân hàng nên cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
1.3 Các nhân tố tác động đên huy động vốn tại NHTM
1.3.2.2 Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
1.3.2.3 Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XĂNG DẦU PETROLIMEX (2008-2011) 2.1 Tổng về Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) hình thành trên
cơ sở tái cấu trúc lại Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười Thực hiện chính sách tái cấu trúc hệ thống NHTM của Chính phủ đến tháng 1 năm 2007 Ngân hàng đã được NHNN Việt Nam phê duyệt chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn thành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn trên 83% Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vốn từ thị trường 1 có xu hướng giảm Đẩy áp lực huy động vốn lên thị trường 2
Bảng 2.1: Nguồn vốn của Ngân hàng PGBank (2008-2011)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
95
85 14,80
2
84 + TCKT&DC 2,367 38 6,946 67 10,7
05
65 10,92
7
62 + TCTD
vàNNHNN
2,685 43 2,146 21 3,22
9
20 3,758 21 + Vốn Ủy thác 0 0 0 0 61 0 117 1
Trang 152.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan trọng, mang lại cho Ngân hàng PG Bank một nguồn thu thập đáng kể Tính đến 31/12/2011 dư nợ của ngân hàng đạt 12,112 tỷ đồng, tăng 11.3% so với cuối năm 2010, so với tốc độ tăng của năm 2010/2009 đã giảm 62.4% Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay của PGBank
Hoạt động kinh doanh thẻ
Tính đến 31/12/2011, PG Bank phát hành được 593,450 thẻ, trong đó
có 88,113 thẻ ghi nợ, 505,337 thẻ trả trước
Ngân hàng đã lắp đặt 4,043 máy POS, 56 máy ATM kết nối với các liên minh thẻ được đưa vào sử dụng và đang không ngừng cung cấp, lắp đặt thêm trên phạm vi cả nước để kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong dân cư
Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2010 doanh số ngoại tệ mua bán ngoại tệ đạt 7,706 tỷ USD tăng 16% so với 2009 (6,651 tỷ USD), trong đó doanh số bán cho
Trang 16USD) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn mang lại lợi nhuận lớn cho PGBank
2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh
Sau 5 năm tái cấu trúc, PG Bank luôn đạt mức tăng trưởng khá cao về tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn và lợi nhuận Tổng tài sản đến 31/12/2011 đạt 17,582 tỷ đồng, tăng 2.8 lần Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế PG Bank luôn duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận năm nay cao hơn 50% so với năm trước
Biểu đồ 2.2: Một số chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng PGBank
(Nguồn: Báo cáo Ngân hàng PG Bank 2008-2011)
Trong cơ cấu tổng thu nhập, thu nhập từ tín dụng luôn chiếm bình quân trên 60% và có xu hướng ngày càng tăng Trong khi đó, tỷ lệ ROA cũng duy trì ở mức khá cao so 3.4% năm 2011 PG Bank luôn nằm trong nhóm các NHTM có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trên thị trường
Trang 17Biểu đồ 2.3: So sánh một số chỉ tiêu của PG Bank với các
NHTM
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước năm 2011)
2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu
Petrolimex
2.2.1 Quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn huy động
Tính đến 31/12/2010 tổng vốn huy động toàn ngân hàng đạt 13,995 tỷ đồng tăng trưởng 57% so với cuối năm 2009, chiếm 85.4% trong tổng nguồn vốn Kết quả hoạt động huy động vốn tăng trưởng cao, không những đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn khó khăn, mà còn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
Bảng 2.6: Tỷ lệ Vốn huy động trong tổng Nguồn vốn (2008-2011)
Năm Chỉ tiêu