1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

22 993 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 637,95 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

Trang 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG ĐỒNG NAI

TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

NHÓM:

Trần Thanh Bình 1101017533

Mai Kỳ Duyên 1101017555

Mai Thị Hảo 1101017601

Dương Thị Thu Hiền 1101017603

Trần Thanh Hải 1101017587

Nguyễn Thị Thu Hương 1101017626

Mai Trung Kiên 1101017644

LỚP: K50CLCD1

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Cô Phan Bùi Khuê Đài

Tp Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 201

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 3

I Nội dung đề tài nghiên cứu: 3

II Lý do chọn đề tài: 3

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2005-2012 5

I Giai đoạn từ 2005-2009 5

II Giai đoạn 2010-2013 6

CHƯƠNG II: NHỮNG HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CHO XÃ HỘI 7

I Hậu quả đối với xã hội: 9

II Hậu quả đối với nền kinh tế: 11

CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN ĐẾN Ô NHIỄM DẪN 13

I Nước thải sinh hoạt 13

II Nước thải công ngiệp 13

III Nước thải chăn nuôi heo 14

IV Nước thải nuôi thủy sản 14

V Hoạt động khai thác cát 15

CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 16

Danh mục website và tài liệu tham khảo: 22

Trang 3

3

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

I Nội dung đề tài nghiên cứu:

Thực trạng ô nhiễm của sông Đồng Nai do nước thải công nghiệp từ năm 2005 đến nay

II Lý do chọn đề tài:

Ngay từ lúc loài người xuất hiện, chúng ta đã biết dựa vào thiên nhiên để tồn tại, và thực tế đã chứng minh dù loài người có phát triển đên trình độ nào đi chăng nữa, thì con người vẫn luôn cần có thiên nhiên để sinh tồn Quả thật, thiên nhiên là yếu tố sống còn không chi với riêng với bất kì cá nhân nào trên thế giới

Nhận thức được vấn đề trên không hề khó khăn, song cách mà con người chúng ta ngày nay giải quyết “ bài toán môi trường” ấy thật đáng báo động Để phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của hơn 7 tỷ người, con người không ngừng khai thác từ thiên nhiên với tốc độ gấp nhiều lần so với quá khứ Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dân số học và sinh thái học ở Mỹ chứng tỏ, nếu tất cả các cư dân trên thế giới sống theo tiêu chuẩn của người Mỹ như mức sống năm 2012 thì toàn bộ dân số trên hành tinh này sẽ phải cần đến 5 Trái Đất Song hành cùng quá trình khai thác và sử dụng thiên nhiên, con người cũng thải ra vô vàn rác thải mà ngày càng nhiều là những loại rác thải “ độc hại” và không

có khả năng tái chế Điều này là minh chứng cho sự ô nhiễm không ngừng của môi trường toàn cầu, trong đó đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước- thứ tiên quyết cần cho sự sống của con người

Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài hiện tượng trên Ưu tiên cho mục đích phát triển kinh tế, sự thiếu ý thức và đạo đức kinh doanh hay kẻ hở trong pháp luật là một vài nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại nước ta

Trong tiềm lực giới hạn của môn học nói chung và của nhóm nói riêng, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng ô nhiễm của sông Đồng Nai do nước thải công nghiệp

từ năm 2005 đến nay” làm nội dung cho bài tiểu luận

Trang 4

Cơ sở nghiên cứu:

- Cơ sở lý thuyết:

+ Quá trình học tập môn Kinh tế Môi trường

+ Giáo trình và Tài liệu học tập môn Kinh tế Môi trường

- Dẫn chứng thực tế:

+ Những sự việc, con người thực tế là nhận chứng và nạn nhân trước sự xả thải ra sông Đồng Nai, được đăng trên các báo giấy/ báo mạng phát song trên bản tin, phóng sự trên các phương tiện thong tin đại chúng

+ Số liệu thực tế từ việc xả thải và mức độ ô nhiễm lấy từ các trang web có uy tín

Trang 5

5

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG

ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2005-2012

Hơn 20 triệu người và toàn bộ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thuộc 12 tỉnh thành đã và đang sử dụng nguồn nước từ sông Đồng Nai phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt Thế nhưng hiện trạng ô nhiễm hiện nay đẩy 20 triệu người vào nguy cơ không có nước sạch để dùng, chưa kể tới ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội

Trong giai đoạn 2005-2012, kết quả theo dõi chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai cho thấy tình trạng ô nhiễm nước sông luôn trong mức báo động Nồng độ các chất COD, BOD và đặc biệt là vi sinh và dầu luôn ở mức cao, vượt tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần và tăng dần theo thời gian, vài nơi vượt tiêu chuẩn đến 300-400 lần

I Giai đoạn từ 2005-2009

Vụ bê bối xả thải nghiêm trọng từ công ty Vedan đã khiến sông Thị Vải ( 1 phần sông Đồng Nai ) ô nhiễm nghiêm trọng Vedan thải hơn 100.000 m3 nước 1 tháng Theo đánh giá, cái chết của sông Thị Vải do hoạt động sản xuất của Vedan chiếm tới 70% do chất từ quá trình sản xuất bột ngọt từ tinh bột rất khó xử lý Không chỉ có Vedan mà hàng loạt các khu công nghiệp khác góp phần tạo ra tình trạng ô nhiễm này Chỉ riêng KCN Nhơn Trạch 2 có 35 dự án hoạt động với lượng nước 12.000 m3/ ngày nhưng không hề có

hệ thống xử ký nước thải, chỉ có 12 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ

có 3 doanh nghiệp đạt chuẩn Một nhánh khác của sông Biên Hòa-sông Cái bị KCN Biên Hòa 1 thải gần 9000 m3 nhưng chỉ có 200m3 được xử lý nhờ qua hệ thống của HCN Biên Hòa 2 Mỗi tháng có gần 1500 tấn chất thải nguy hại thải ra nhưng chỉ có hơn 200 tấn được xử lý Hàm lượng chất độc, kim loại vượt chuẩn nhiều lần như xí nghiệp ắc quy Đồng Nai ( N-NH3 vượt chuẩn 53 lần, chì vượt 15 lần), công ty Ajinomoto ( N-NH3 vượt

16 lần, coliform vượt 31 lần ) …

Trang 6

II Giai đoạn 2010-2013

Ước tính hiện nay mỗi ngày các khu đô thị, doanh nghiệp dọc lưu vực thải ra khoảng gần 5 triệu m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp với tổng lượng BOD 600.000kg, 1,1 triệu kg COD, 200.000kg Nitơ, 760.000kg SS… Theo kết quả quan trắc mới nhất về chất lượng nước mặt sông Đồng Nai, chất lượng nước đoạn thượng nguồn khu vực đập Trị An đến vùng giáp ranh sông Thị Vải chỉ đạt tiêu chuẩn ở ¾ đoạn Riêng đoạn thành phố Biên Hòa, nơi tiếp nhận nhiều nguồn xả thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, chất lượng nước ở đây bị ô nhiễm nặng đặc biệt là các khu công nghiệp Biên Hòa 1, nhà máy giấy Tân Mai…Các thông số đều vượt tiêu chuẩn nặng nhất là hàm lượng sắt, chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh Cụ thể là các chất Fe, DO, COD, N-NH4, vi khuẩn E.coli, Coliform đều vượt tiêu chuẩn cho phép Đây lại là nơi cung cấp nước cho hơn 10 triệu dân thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa và các nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp, Bình An

Theo thống kê của phòng kinh tế Biên Hòa, đầu tháng 3-2012, trên sông Đồng Nai

có trên 850 lồng, bè nuôi cá trong khi trước năm 2005 chỉ có khoảng 500 lồng Chính việc nuôi cá một cách ồ ạt, dày đặc càng làm cho nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng Chưa kể đây là khu dân cư họp chợ, sinh sống trực tiếp bên sông nên rác thải xả trực tiếp xuống hay việc cho cá ăn hàng chục tấn phế phẩm như : thịt gia súc, gia cầm chết ô từ lò mổ thức

ăn thừa tử cửa hàng… vừa gây ra bệnh dịch cho cá, vừa làm nguồn nước ô nhiễm trầm trọng

Dân số tập trung quá đông cộng với ý thức còn kém trong việc gìn giữ vệ sinh môi trường tạo lượng nước thải sinh hoạt cực lớn Nước thải y tế, nhất là tại hệ thống bệnh viện ko thu gom, kiểm soát đầy đủ Ngoài ra, tình trạng khai thác khoáng sản ở thượng nguồn cũng tạo tác động xấu đến chất lượng nguồn nước

Trang 7

7

CHƯƠNG II: NHỮNG HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CHO XÃ HỘI

Sông Đồng Nai có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, là nguồn nước cấp cho sinh hoạt của tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và thành phố HCM Hiện nay song Đồng Nai không chỉ là nguồn tiếp nhận lượng chất thải từ các KCN và khu đô thị trong tỉnh, mà còn tiếp nhận lượng chất thải khá lớn từ một số tỉnh thành lân cận vì vậy, song Đồng Nai đã được các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra nhằm theo dõi diễn biến chất lượng của nguồn nước sinh hoạt quan trọng này

Bảng: Diễn biến chất lượng nước sông Đồng Nai giai đoạn 2005-2009

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005-2009)

So sánh kết quả kiểm tra chất lượng nguồn nước với TCVN 5942-1995 (cột A) có thể thấy: trong 5 năm, chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai không đạt ở các chỉ tiêu NH3-N

và Coliform (vượt từ 2-110 lần); nhìn chung chỉ tiêu SS không đạt tiêu chuản song có xu

5942-1995 (Cột A)

Trang 8

hướng giảm dần và đạt tiêu chuẩn vào mùa khô năm 2005; DO và BOD cơ bản chấp nhận được, riêng chỉ tiêu pH đều đạt tiêu chuẩn cho phép

Theo kết quả ước tính của trung tâm công nghệ môi trường (ENTEC) tháng 9/2009, tổng lưu lượng nước thải hàng ngày của các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai năm 2009

là khoảng 114.442m3 Trong đó riêng sông Đồng Nai là 27.048m3 với khoảng 4,8 tấn SS, 4,02 tấn BOD, 8,7 tấn tổng N và 0,2 tấn tổng P Đây là một áp lực rất lớn, tác động gây nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường nước mặt tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp, nhất là khi hiện nay số lượng các khu công nghiệp xây dựng trạm xử lí nước thải tập trung phù hợp còn rất ít

Đồ thị: Biểu diễn chất lượng nước sông Đồng Nai tại đoạn song Cái chảy qua khu vực

thành phố Biên Hòa năm 2009

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Biên Hòa năm 2009- Phòng TN&MT

Biên Hòa, tháng 4/2009)

Trang 9

9

Theo biểu đồ có thể thấy, ngoài các chỉ tiêu pH, BOD,COD có các giá trị trung bình nằm trong mức thông số quy định theo TCVN 5942-1995 ( loại A), thì các chỉ tiêu còn lại đều vượt tiêu chuẩn không nhiều trong đó, chỉ tiêu về Do thấp hơn khoảng 1,1 lần, các chỉ tiêu về SS, N-NH3 và vi sinh cao hơn từ 1,4-3,3 lần, cho thấy chất lượng nước song Đồng Nai tại khu vực này bị ô nhiễm nhẹ do chất dinh dưỡng và vi sinh

I Hậu quả đối với xã hội:

Báo cáo của Trung tâm Quan trắc Bộ Tài nguyên Môi trường, tỉ lệ người dân mắc các bệnh liên quan đến nước tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn tương đối cao

Theo đó, tại tỉnh Bình Dương (lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn), người dân thuộc các huyện sống gần sông Sài Gòn như Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên mắc bệnh lị và tiêu chảy cao hơn rất nhiều so với các huyện không chịu ảnh hưởng của tình trạng ô nhiễm nước sông

Hiện đang tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng do ảnh hưởng của kim loại nặng và hóa chất bảo vệ thực vật trong nước mặt Theo chuỗi thức ăn, các chất độc hại sẽ tích lũy trong thực phẩm (rau, cá…) rồi chuyển hóa và tích tụ lâu dài trong cơ thể con người Mặc dù hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước mặt nhìn chung vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng nếu không quản lý hiệu quả và hạn chế việc sử dụng hóa chất

2- Khu vực gần chợ Biên

Hòa

7- Khu vực gần công ty Proconco

3- Khu vưc NM nước

Biên Hòa

8- Khu vực bến đò An Hảo

Ajinomoto 5- Khu vực cầu Rạch Cát 10- Khu vực cầu Đồng Nai

Trang 10

bảo vệ thực vật một cách tràn lan; kiểm soát các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp thì nguy cơ ô nhiễm các bệnh trên sẽ còn rất cao

Trong cuộc họp để đánh giá diễn biến môi trường, tình hình triển khai đề án sông Đồng Nai, chỉ số N-NH4, COD trong nguồn nước sông Đồng Nai đều vượt mức cho phép Điều này nói lên rằng, con người đang tự đầu độc chính mình

Bệnh nan y ngày càng phổ biến, trong đó có sự đóng góp của các loại chất độc có trong nguồn nước sông Đồng Nai!!! Con người bệnh tật vì nguồn nước ô nhiễm, còn vật nuôi cây trồng thì chết ngay lập tức Những khu vực có nước thải đổ ra trực tiếp, tôm cá không sống nổi Nguồn nước ô nhiễm của sông Đồng Nai, sông Sài Gòn còn tấn công sang Long An, các hộ nông dân nuôi tôm dọc lưu vực sông là nạn nhân của ô nhiễm, thiệt hại được tính cụ thể bằng tiền, sau đó là sức khỏe, một thứ thiệt hại khó định lượng được Thực tế cho thấy ô nhiễm nước song Đồng Nai gây thiệt hại cho việc nuôi trồng thủy sản

Từ cuối năm 2007 đến nay, nhiều người nuôi tôm ở hai ấpPhước Hòa và Tập Phước, xã

Long Phước, Long Thành, ĐồngNai, bị thất thu nặng và phải cắm sổ đỏ do tôm nuôi bị chế thàng loạt Một số người dân địa phương cho biết, nguyên nhân là do nguồn nước họ lấy từ song Thị Vải để nuôi tôm không đủ độ pH (độ kiềm), không có tảo khiến tôm bị bệnh đốm trắng, đỏ thân và chết Nhiều hộ nuôi tôm ở huyện NhơnTrạch, ĐồngNai, thậm

chí ở BàRịa – Vũng Tàu cũng bị thất thu do lấy nước từ song Thị Vải để nuôi tôm Mà người dân ở các khu vực trên cũng chỉ biết lấy nước từ song Thị Vải vì không có nguồn nước nào khác

Người dân xung quanh lưu vực sông và công nhân làm việc tại các khu công nghiệp đều mắc bệnh viêm xoang, đau đầu, khó thở, da tiếp xúc nguồn nước bị dị ứng, tróc vẩy… nguyên nhân là tiếp xúc hóa chất hằng ngày của các khu công nghiệp này

Sông ô nhiễm làm rừng ngập mặt biến mất Mất rừng dẫn tới suy giảm ngành thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm cá

Trang 11

11

Làm tăng giá nước sạch cung cấp cho người dân: Việc xử lý chất lượng nước nguồn cấp cho các nhà máy nước được kiểm tra chặt chẽ.Tuy nhiên, với mức độ nguồn nước đang ô nhiễm như hiện nay, mức độ ảnh hưởng đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng Các nhà máy nước buộc phải tăng chi phí xử lý nước, có nhà máy phải ngưng lấy nước vào một số thời điểm trong ngày khi độ mặn đã vượt ngưỡng cho phép vì vậygiá nước cung cấp cho người dân cũng tăng lên

II Hậu quả đối với nền kinh tế:

Các vùng lân cận hạ lưu sông Đồng Nai, không có nguồn nước sạch để sản xuất, sản phẩm sẽ được sản xuất từ nguồn nước bị ô nhiễm không đạt chất lượng cao, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kém cạnh tranh so với các sản phẩm “sạch”

Trước đây sông Đồng Nai và một vài nhánh như Thị Vải cá, tôm rất nhiều và khu vực ven sông sống nhờ vào nghề nuôi tôm cá nay nên đời sống đỡ cực Nhưng sau đó do tác động ô nhiễm khiến cá tôm tuyệt chủng, nhiều hộ nuôi cá điêu đứng vì cá nuôi chết hàng loạt Như xã đảo Thạch An huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng từ dòng sông Thị Vải khiến 70% người dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản ở đây phải điêu đứng, ít nhất 50% hộ lỗ

từ 7-8 triệu đồng hoặc thậm chí mất trắng

Sông không những ô nhiễm bề mặt mà nguồn nước ngầm cũng bị ô nhiễm Tình trạng ô nhiễm trên sông ảnh hưởng trì trệ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp Như công ty Shell phản ánh nhiều hãng tàu Nhật Bản từ chối vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu do nước sông ô nhiễm ăn mòn thân tàu

Chi phí xử lý nước thải rất cao trong khi tiền thu xử lý môi trường lại thấp Như mức phạt 216,5 triệu đồng của Vedan là quá nhỏ khi Vedan vi phạm 12 lỗi, trốn phí môi trường 127 tỷ đồng, gây ô nhiễm sông trong 14 năm Giá thành xử lý nước thải là rất cao gần gấp đôi giá nước sạch đầu vào Để làm sạch lượng nước thải phải tốn tới hàng trăm tỷ đồng

Trang 12

Làm giảm triển vọng đầu tư của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước vào các ngành công nghiệp của Đồng Nai và những khu vực mà nước bị ô nhiễm do muốn đầu tư vào phải xử lý ô nhiễm bằng công nghệ cao =>tốn nhiều chi phí

Ngân sách nhà nước sẽ hao hụt không nhỏ cho việc xử lí chất thải, xử lí ô nhiễm nhưng môi trường nước vẫn không được như trước xả thải

Ngày đăng: 20/04/2014, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w