1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU QUAN điểm dân bản của MẠNH tử

25 867 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

tiểu luận triết học đầu ra sau đại học

Trang 1

MỤC LỤC

Mục lục 1

Mở đầu 2

Chương 1: Cơ sở lý luận – xã hội hình thành quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử 5

1.1 Sơ lược tiểu sử Mạnh Tử 5

1.2 Cơ sở lý luận – xã hội của quan điểm "dân bản" 6

1.2.1 Cơ sở lý luận 6

1.2.2 Điều kiện chính trị - xã hội 8

Chương 2: Quan điểm "dân bản" của Mạnh Tử .11

2.1 Nội dung quan điểm "dân bản" 11

2.2 Từ "dân bản" của Mạnh Tử đến quan điểm lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh 18

Kết luận: 23

Tài liệu tham khảo 25

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nho giáo là một trong những hệ thống triết học có ảnh hưởng lớnđến tư tưởng cũng như đời sống tinh thần, đời sống chính trị - xã hội ViệtNam Mạnh Tử là một trong ba đại nho thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ông

là người có nhiều quan điểm khá tiến bộ và tích cực trong hệ thống triếthọc Nho giáo Tìm hiểu quan điểm “dân bản” của ông trên tinh thần ôn cốtri tân là một trong những cách tiếp cận lịch sử triết học mà chúng ta cầnquan tâm tìm hiểu và nghiên cứu

Hơn nữa, trên phương diện giá trị, dân chủ với ý nghĩa mong muốnmang đến tự do, bình đẳng, bác ái cho con người là một trong những giá trịkhông những có ý nghĩa với riêng một dân tộc nào mà nó còn mang tínhnhân loại phổ quát, cho nên có thể nói, dân chủ là giá trị mà nhân loại luônmuốn vươn tới ở mọi thời đại Riêng ở Việt Nam, ngay từ thời đại củaNguyễn Trãi, của Hồ Chí Minh đã sớm quan tâm đến dân chủ Ngày nay,trong Đại hội IX, phạm trù “dân chủ” đã được Đảng ta chính thức đưa vàomục tiêu phấn đấu của đất nước trong thời kỳ mới Để xây dựng một đấtnước xã hội chủ nghĩa thật sự tiến bộ và vững mạnh thì vấn đề dân là chủ

và dân làm chủ là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng

Tìm hiểu quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử, từ đó bước đầu đặtmối liên hệ với quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh và chắc lọc, kế thừanhững tinh hoa, những giá trị tích cực của nó nhằm ứng dụng, xây dựngmột nền dân chủ triệt để và toàn diện nhằm phát triển xã hội ta hiện naycũng không nằm ngoài tinh thần ấy

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều học giả nghiên cứu những vấn đề khác nhau của triết

học nho giáo nói chung và triết học Mạnh Tử nói riêng như: Nho giáo của Trần Trọng Kim; Đại cương triết học Trung Quốc của PGS TS Doãn Chính; Nho giáo xưa và nay của Quang Đạm Trong những công trình đó

có bàn về triết học Mạnh Tử và quan điểm dân bản của ông, tuy nhiên chưa

có công trình riêng nào chuyên viết về đề tài này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Từ việc tìm hiểu quan niệm dân bản của Mạnh Tử, bước đầu đặt mốiliên hệ với quan điểm dân chủ của Hồ Chí Minh Với mục đích trên, tác giả

đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cho đề tài như sau:

Thứ nhất, giới thiệu sơ lược về Mạnh Tử và cơ sở xuất phát của

quan điểm dân bản của ông

Thứ hai, quan điểm dân bản của Mạnh Tử và sự kế thừa nó trong

thời đại Hồ Chí Minh

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài được tiến hành thực hiện trên cơ sở thế giới quan duy vật vàphương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, đồng thời còn có sử dụng các phương pháp khác như : logic và lịch

sử, phân tích và tổng hợp, so sánh…

Trang 4

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, mục lục và tài liệu tham khảo đề tài gồm có haiphần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận – xã hội hình thành quan điểm “dân bản”của Mạnh Tử

Chương 2: Quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử và sự kế thừa nótrong thời đại Hồ Chí Minh

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN – XÃ HỘI HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM

“DÂN BẢN ” CỦA MẠNH TỬ

1.1. Sơ lược tiểu sử Mạnh Tử

Mạnh Tử ( 327 – 289 tr CN) là nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại củaTrung Quốc, là nhân vật tiêu biểu của Nho gia sau thời Khổng Tử, ôngđược xem là người kế thừa chính đối với tư tưởng của Khổng Tử, nênngười đời sau ghép tên hai ông lại và gọi là Nho giáo Khổng - Mạnh Mạnh

Tử tên thật là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, người đất Châu, thuộc miền Namtỉnh Sơn Đông ngày nay, ( được người đời sau tôn vinh gọi là Mạnh Tử),cha là Khích Công Nghi, mẹ là Cừu Thị Mạnh Tử vừa lên ba tuổi thì chachết Cừu Thị được người đời sau ca tụng là người mẹ rất quan tâm đếnmôi trường nuôi dạy con cái, bà đã nuôi dưỡng và giáo dục lễ nghĩa chocon rất chặt chẽ Sách “Liệt nữ”có ghi lại rằng lúc Mạnh Tử còn nhỏ, vìnhà ở gần nghĩa địa, Mạnh Tử hay vào nghĩa địa chơi, ông hay rủ bạn cùngchơi trò tống táng, bà mẹ không yên tâm, bà dời đến chỗ ở mới, lần này vìnhà gần phố xá, chợ búa, bà lại thấy con hay chơi rao hàng, bưng bánh, bánthịt, bà lại không yên tâm, để tránh con bị ảnh hưởng bà lại tiếp tục dọnnhà đến chỗ khác, lần này nhà ở gần trường học, bà rất vui mừng khi thấylúc này con hay bày trò chơi học theo lễ nhạc, khi đó bà mới thực sự yêntâm về nơi ở mới của gia đình và định cư tại đó Khi lớn lên Mạnh Khatheo học một đệ tử của Tử Tư, tên là Khổng Cấp, là cháu nội của Khổng

Tử, cho nên có thể nói Mạnh Tử là người theo phái Nho gia của Tăng Tử,nước Lỗ (là thầy dạy của Tử Tư) Mạnh Tử theo Nho học, hiểu rõ đạo lýcủa Khổng Tử, lại có tài biện thuyết nên đã trở thành một trong ba đại Nhocủa thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, được phong là Á thánh

Trang 6

Trong quan điểm chính trị - xã hội, Mạnh Tử ra sức bảo vệ, đề caovương đạo, đả kích bá đạo Ơng đi sâu tìm hiểu bản tính của con người,trên cơ sở nhân học của Khổng Tử, ơng xây dựng học thuyết “Tính thiện”khá đặc sắc, là một trong những cơ sở hình thành quan điểm “dân bản”.

Mạnh Tử hệ thống hĩa triết học duy tâm của Nho giáo trên cảphương diện thế giới quan và nhân sinh quan Về mặt trước tác cĩ tậpMạnh Tử cùng Luận ngữ, Đại học, Trung dung hợp thành bộ Tứ thư, đượcxếp là một trong những sách kinh điển của Nho giáo

Để phát triển Nho giáo và quan điểm, chủ trương của mình, Mạnh

Tử cũng giống như Khổng Tử, đã từng dẫn học trị (đi chu du khắp cácnước chư hầu để truyền bá tư tưởng, học trị đi theo ơng khi đơng nhất cĩđến vài trăm người) Ơng muốn sử dụng các học thuyết chính trị - xã hộicủa mình để cứu đời, ơng đã đến nước Tống, nước Nguỵ và đã từng ười

lm khanh của Tề Tuyên Vương, tuy nhiên ơng khơng được vua các nướcchư hầu trọng dụng, họ chỉ xem ơng là mộười l trong học thuyết gi đángkính chứ khơng tiếp thu chủ trương chính trị của ơng Cuối đời, Mạnh Tử

đã lui về làm cơng việc dạy học và nghiên cứu học thuật, triết học, viếtsách

1.2 Cơ sở lý luận – xã hội của quan điểm “dân bản”

1.2.1 Cơ sở lý luận

Quan điểm dân bản của Mạnh Tử xuất phát và chịu ảnh hưởng lớncủa triết học Nho giáo thời kỳ Tiên Tần, với tinh thần luơn coi trọng đạo,trọng “nhân”, “lễ”, “nghĩa” “trí”, “tín”, coi trọng sự “chính danh”, xâydựng người “quân tử” Ở thời kỳ này Nho giáo chủ trương “thiên nhântương đồng”, trên cơ sở đĩ họ cho rằng đạo trời đất là trung hịa, trungdung, cịn đạo của con người là trung thứ, đạt được trung thứ là đạt được

Trang 7

chí thiện, chỉ cần học tập, tồn tâm dưỡng tính, sửa mình theo Nhân, Nghĩa,

Lễ, Trí, Tín thì có thể trở thành người chí nhân, chí thiện

Xuất phát từ quan điểm của Khổng Tử “nhân chi sơ tính dĩ trực”, từcác quan niệm về nhân, lễ , trí… Mạnh Tử phát triển thành “nhân chi sơtính bản thiện” Sự tiến bộ của Mạnh Tử là ở chỗ ông đã phát triển quanđiểm của Khổng Tử theo một khuynh hướng mới Theo đó, cả Khổng Tử

và Mạnh Tử đều cho rằng tòan bộ những tố chất này đã có sẵn trong tâmcủa mỗi người, vì vậy con người chỉ cần soi rọi trong tâm là biết tất cả.Đây là phương pháp phản tỉnh nội tâm, là một trong những lý do để Mạnh

Tử xây dựng học thuyết tính thiện, cơ sở lý luận của quan điểm “dân bản”,chế độ “bảo dân” với chủ trương giáo huấn nội tâm để đưa con người quay

về với bản tính vốn thiện của mình

Có thể nói đối với Mạnh Tử, quan niệm về bản tính con người, đượckết tinh trong học thuyết tính thiện của ông Mạnh Tử cho rằng bản tínhcủa con người vốn thiện, điều đó bắt nguồn từ tứ đoan, bốn đầu mối nằmsẵn trong tâm của mỗi người là lòng trắc ẩn, tu ố, từ nhượng và thị phi.Trong người ta ai cũng có lòng thương người: không có lòng trắc ẩn(không thương xót), không phải là người, không có lòng tu ố (không thẹnghét), không phải là người, không có lòng từ nhượng (lòng cung kính),không phải là người, không có lòng thị phi (phân biệt phải trái), không phải

là người Lòng trắc ẩn là đầu mối của Nhân, lòng tu ố là đầu mối củaNghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của Lễ, lòng thị phi là đầu mối của Trí.Bốn đức đó quan trọng như mầm cây của hạt giống, như tứ chi của conngười vậy Con người sở dĩ bất thiện là do hòan cảnh tác động, do tự mỗicon người không có sự phản tỉnh nội tâm, không rèn luyện được, không tựgiữ được mình Như vậy con người sinh ra là bình đẳng như nhau, đều

Trang 8

thiện như nhau Cho nên trong các học thuyết về chính trị - xã hội, để đảmbảo trật tự xã hội ổn định thì tốt nhất là nên thực hiện chính sách dùngnhân nghĩa và lòng trắc ẩn của các bậc vua chúa để giáo hoá con ngườitránh làm điều bất thiện, biết phản tỉnh nội tâm để tìm về với bản tính thiệnvốn có trong tâm của mình Đây là một trong những quan điểm khá tiến bộ,nếu xét ngay trong bối cảnh của xã hội thời kỳ đó và trên lập trường tưtưởng mà ông đại diện, thì tư tưởng này của Mạnh Tử là rất đáng trân trọng.

Vì vậy để xã hội tốt, con người phải luôn quan tâm giữ gìn bản tínhthiện của mình, nghĩa là con người phải tồn tâm dưỡng tính, tốt nhất là có

sự phản tỉnh nội tâm, phải chú trọng giữ gìn cho tâm có lương tri, lươngnăng: và cách tốt nhất là ôn luyện, học tập đạo nghĩa

Tuy còn nhiều hạn chế, nhưng học thuyết “tính thiện” chính là mộttrong những cơ sở cơ bản nhất để Mạnh Tử đưa ra quan điểm dân bản, chủtrương cơ bản là để trị nước yên dân thì phải biết lấy dân làm gốc, bảo tồnnhân nghĩa, lấy nhân nghĩa trị nước chứ không vì cái lợi, phải dùng nhânnghĩa để đối xử với dân, phải giáo hóa dân quay về với bản tính thiện banđầu

1.2.2 Điều kiện chính trị - xã hội

Nếu ở thời đại Khổng Tử, thời kỳ Xuân Thu, về mặt đạo đức, luân

lý, “danh và thực óan trách nhau”, tức là danh và thực không phù hợp vớinhau, thì đến thời kỳ của Mạnh Tử, thời kỳ Chiến Quốc, cuộc đấu tranhgiai cấp ngày càng quyết liệt hơn Trong xã hội ở giai đoạn này, chế độtông pháp nhà Chu bị bãi bỏ, tòan bộ lễ nghi trở thành hình thức, trật tự lễnghĩa, cương thường xã hội bị xáo trộn nghiêm trọng, giá trị đạo đức bịbăng hoại, suy đồi đặt ra một loạt các vấn đề xã hội, triết học mới, và theo

Trang 9

đó, các nhà tư tưởng đua nhau xây dựng các hệ thống triết học đạo đức, cácvấn đề về tam cương, ngũ thường đều ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầubức xúc ấy của thời đại

Đến cuối thời Xuân Thu, về mặt chính trị - xã hội, nhìn chung, đây

là thời kỳ biến chuyển về cả kinh tế, chính trị, xã hội, cả về pháp chế, và đócũng là thời kỳ quá độ giữa hai chế độ (chế độ nô lệ suy tàn và sơ kỳ củachế độ phong kiến), lúc này, tông pháp nhà Chu không còn, đạo lý, nhânluân đảo lộn, còn chế độ phong kiến thì mới manh nha, chiến tranh giànhđất đai, dân cư, ngôi bá chủ diễn ra liên miên theo xu hướng ngày càng gaygắt và quyết liệt, những cuộc viễn chinh, thôn tính lẫn nhau làm số phậncủa các nước nhỏ và số phận của thần dân các nước trở nên chông chênh,

cơ cực, làm nảy sinh một loạt các vấn đề hết sức cấp thiết trong trên lĩnhvực chính trị - xã hội như nhu cầu về phương pháp, chính sách nhằm “tềgia, trị quốc, bình thiên hạ” Chính trong sự giao thời, lịch sử xã hội biếnchuyển sôi động giữa hai chế độ đó đã đặt ra những câu hỏi lớn và nhiệm

vụ lịch sử mới cho các nhà lãnh đạo cũng như những nhà tư tưởng trong xãhội: làm thế nào cho thiên hạ từ lọan thành trị, và làm sao để đẩy xã hộitiến lên, do vậy các nhà tư tưởng cùng với nhà vua, luôn quan tâm tìmkiếm và xây dựng những cách thức và phương pháp trị nước, “bình thiênhạ” sao cho hiệu quả nhất Đây cũng là một trong những lý do làm chotriết học Trung Hoa, đặc biệt là thời kỳ này có xu hướng thiên về triết họcđạo đức, triết học chính trị, làm xuất hiện nhiều trường phái triết học lớn,nhiều nhà tư tưởng lớn và họ tranh luận với nhau hết sức quyết liệt, tạo nênkhông khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa cổ đại

mà người đời sau gọi đây là thời kỳ “bách gia chư tử” hoặc là thời kỳ

“bách gia tranh minh”

Trang 10

Tư tưởng của những triết gia thời kỳ này không chỉ nổi tiếng đươngthời mà cái bóng của họ còn bao trùm xã hội ở nhiều thời kỳ, nhiều quốcgia lân cận trong đó có Việt Nam.

Các trường phái triết học phát triển rất phong phú, đa dạng và khásâu sắc, họ đã tìm ra nhiều cách trị nước khác nhau: nhân trị, pháp trị, lễtrị… và quan điểm của Nho giáo Khổng - Mạnh chủ trương theo “nhântrị”, quan điểm “ dân bản” của Mạnh Tử cũng xuất phát từ tinh thần củathời đại ấy

Nho giáo Khổng - Mạnh đại diện cho cho tầng lớp quý tộc cũ, nuốitiếc chế độ tông pháp nhà Chu, cho nên cả Khổng Tử và cả Mạnh Tử saunày “cố chấp nhân sinh” là vì thế Nuối tiếc chế độ Tông pháp thời TâyChu, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp quý tộc cũ, nhưng cũng không hòantòan bảo thủ, tuy tinh thần cải biến trong các quan điểm chính trị xã hội củacác ông thường mang tính nữa vời, nhưng dù sao thì ngay trong thời đại ấy,quan điểm và học thuyết của các ông đã là khá tiến bộ

Trang 11

Chương 2

QUAN ĐIỂM “DÂN BẢN” CỦA MẠNH TỬ 2.1 Nội dung quan điểm “dân bản” của Mạnh Tử

Từ quan điểm “nhân chính” trong học thuyết chính trị xã hội, Mạnh

Tử đã đề xuất quan điểm “dân bản” hết sức độc đáo, với tinh thần đề caovai trò của dân, dân là quý nhất, dân là gốc của nước, có dân mới có nước,

có nước mới có vua Thấy được vai trò của quần chúng nhân dân lao độngđối với sự tồn vong, suy thịnh của một đất nước Quan điểm “dân bản” cómột số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất: Lấy dân làm gốc, ông nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi,

quân vi khinh” Theo Mạnh Tử vua là thuyền, dân là nước, nước có thể lậtthuyền, cho nên trong một nước, dân là cao hơn cả Mạnh Tử từng chorằng: Trời trông ở dân ta trông, trời nghe ở dân ta nghe, vì vậy hễ ai đượclòng dân chúng thì được làm thiên tử

Quan điểm này tuy còn mang nặng tính duy tâm, đề cao thiên mệnh,nhưng điểm tích cực là nó đã biết đề cao vị trí và vai trò của dân

Mạnh Tử quan niệm, trong một nước có ba của báu là đất đai, nhândân và chính sự, kẻ nào lấy châu ngọc làm của báu thì tai họa sẽ mắc vàothân, chỉ xem dân là của báu thì xã tắc mới yên bình, phồn thịnh Theo đó,vua phải luôn là ông vua có lòng chẳng nỡ, có lòng trắc ẩn đối với dân, vuaphải luôn có tấm lòng nhân đức, phải biết yêu thương dân, cần kiệm, giahuệ với dân chúng Nếu vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vuanhư tấm lòng mình Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua nhưngười dưng trong nước Vua xem bề tôi như đất như cỏ thì bề tôi coi vuanhư giặt thù…vì vậy phải biết quan tâm đến nhân dân Trên cơ sở quanđiểm đó, Mạnh Tử có lời khuyên đối với các bậc vua chúa là: Người ưa sắc

Trang 12

đẹp không hại, ưa thích của cải nhiều cũng không hại, ưa thích ruộng đất,

đi săn bắn cũng không hại, ưa thích âm nhạc, du ngoạn cũng không hại.Nhưng trong lúc ưa thích sắc đẹp, ngài nên nhớ trong nước đang còn cảnh

vợ chồng phân ly; trong lúc ưa thích của cải nhiều, ngài nên nhớ rằng trongnước đang còn cảnh lầm than đói rét; trong lúc ngài xua quân đi săn bắnngài nên nhớ rằng đang còn cảnh cha con anh em, vợ chồng chia ly, đaukhổ Nói tóm lại, ngài nên suy xét chín chắn việc làm của ngài Nghĩa làcần phải quan tâm đến việc chính trị, trị nước chăn dân như thế nào để luônđảm bảo trong nước gia đình no ấm hòa thuận, hạnh phúc sum vầy, ấy mới

là ông vua tốt Nghĩa là lấy sự yên bình của muôn dân làm tiêu chí để đánhgiá về sự thống trị của chế độ và sự anh minh sáng suốt của vua, nghĩa làmột ông vua tốt thì phải lo trước cái lo của dân và vui sau cái vui của dân Coi dân là của báu của quốc gia, nên trong khi thực hành các chínhsách, bậc vua chúa phải coi trọng nhân dân, tôn trọng dân chúng, đồng thờicũng phải luôn giữ mình khiêm cung, sinh họat tiết kiệm, gia huệ với bềtôi Có như thế thì mới đảm bảo tạo được sự an lành cho dân chúng, có nhưthế thì vua mới chiếm được lòng tin và kính trọng của nhân dân

Với quan điểm “dân bản”, xem nhân nhân dân là gốc của nước,Mạnh Tử chủ trương trong việc chính trị, vua phải lấy điều nhân nghĩa làmgốc, một ông vua trị nước mà không dựa vào nhân nghĩa, không biết xemtrọng, chăm lo cho dân, chỉ vui thú hưởng lợi lộc riêng, sống tà dâm, bạongược, để dân lầm than, đó khổ, thì đó là ông vua bất nhân, là “bá đạo” chứkhông phải là “vương đạo”

Chế độ chính trị theo quan điểm "dân bản" tốt nhất theo Mạnh Tử làchế độ thực hành chính trị theo nhân trị, trong đó ngôi thiên tử phải thuộc

về người có tài có đức, quan điểm "dân bản" kiên quyết phế bỏ những ông

Ngày đăng: 19/04/2014, 13:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PTS. Doãn Chính, Đại cương triết học Trung Quốc, NXB CTQG, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Nhà XB: NXB CTQG
2. Trần Trọng Kim, Nho giáo, Trung tâm học liệu, Bộ GD, Sài Gòn, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo
3. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 1, NXB CTQG, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Nhà XB: NXB CTQG
4. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 2, NXB CTQG, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Nhà XB: NXB CTQG
5. Bộ GD và ĐT, Triết học, tập 3, NXB CTQG, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học
Nhà XB: NXB CTQG
6. GS.TS. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học, NXB CTQG, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học
Nhà XB: NXB CTQG
7. PTS. Vũ Tình, Đạo đức học phương đông cổ đại, NXB CTQG, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học phương đông cổ đại
Nhà XB: NXB CTQG
8. Thái Hoà - Chu Quý – Ngô Văn Tuyển biên dịch, Bách khoa toàn thư tuổi trẻ - Nhân loại và xã hội, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa toàn thư tuổi trẻ - Nhân loại và xã hội
Nhà XB: NXB Phụ nữ
9. Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Văn Ánh – Đỗ Đình Hãng - Trần Văn La, Lịch sử thế giới trung đại, NXB GD, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới trung đại
Nhà XB: NXB GD
10. PGS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Đại cương lịch sử triết học Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử triết học Việt Nam
Nhà XB: NXB CTQG
11. Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB GD, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử văn minh thế giới
Nhà XB: NXB GD

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w