Tác phẩm là cở sở lý luận quan trọng giúpcho việc cải cách bộ máy nhà nưóc không chỉ với nước Nga Xô Viết mà còncòn hỗ trợ đắc lực giúp cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam tr
Trang 1VẤN ĐỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM “THÀ ÍT MÀ TỐT” CỦA V.I.LÊNIN
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cải tiến bộ máy nhà nước là một hoạt động mang tính tất yếu của mỗi quốcgia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển Quốc gia đó có thể là quốc giaphong kiến, tư sản hay chủ nghĩa xã hội thì nhiệm vụ cải tiến bộ máy nhànước luôn phải đặt lên hàng đầu Lênin đã từng nói: việc giành chính quyền đãkhó, giữ được chính quyền lại càng khó hơn Do vậy, sự suy hay thịnh củamột quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cải cách của nhà nước đó.Tuy nhiên, cải cách như thế nào? mục tiêu, nguyên tắc, nội dung cải cách rasao để mang lại hiệu quả cao nhất lại là một bài toán khó cho bất kỳ một nhàlãnh đạo nào của đất nước Tất cả những vấn đề trên đều được Lênin luận bàntrong tác phẩm : “Thà ít mà tốt” Tác phẩm là cở sở lý luận quan trọng giúpcho việc cải cách bộ máy nhà nưóc không chỉ với nước Nga Xô Viết mà còncòn hỗ trợ đắc lực giúp cho các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam trongviệc học hỏi những lý luận đó để áp dụng vào công cuộc cải cách bộ máy nhànước Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đa phương hóa, đa dạng hóa cácmối quan hệ quốc tế càng thúc đẩy Việt Nam phải đẩy mạnh hơn nữa côngcuộc cải cách bộ máy nhà nước đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính sao cho
có hiệu quả, tạo tiền đề cho kinh tế, chính trị, xã hội phát triển Vì vậy, việcnghiên cứu tác phẩm “Thà ít mà tốt” của Lênin không chỉ là nguồn tài liệu quýbáu giúp cho công tác nghiên cứu, học tập mà còn giúp cho Việt Nam có thể
Trang 2vận dụng những tư tưởng đó trong sự nghiệp cải cách, đổi mới đất nước củamình Đồng thời qua tác phẩm này chúng ta có thể rút ra được nhiều bài họckinh nghiệm quý báu trong hoạt động quản lý trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vựccủa đời sống, xã hội cũng như trong học tập.
Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài: Vấn đề cải tiến bộ máy nhànước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” để nghiên cứu
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” đã
được nhiều bài báo,công trình khoa học liên quan nghiên cứu như : Tác phẩm
"thà ít mà tốt" của V.I Lê-Nin - Nguyễn Quang Minh -, V.I Lênin với cải cách
bộ máy nhà nước - Trần Đình Huỳnh-, V.I.LÊ-NIN VỚI VẤN ĐỀ CẢI
CÁCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC – Tạp chí Cộng sản - …
Kế thừa những thành tựu từ những người đi trước nên tác giả quyếtđịnh làm đề tài này
3 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận
Mục đích của tiểu luận: Phân tích những tư tưởng của Lênin về cải tiến
bộ máy nhà nước, trên cơ sở đó vận dụng vào công tác xây dựng nhà nước ta
Nhiệm vụ của tiểu luận:
Một là, làm rõ tư tưởng của Lênin về cải tiến bộ máy nhà nước trong tác
Trang 3Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ đã nêu ở tiểu luận, tác giả dựatrên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng cộng sản Việt Nam để nghiên cứu.Bên cạnh đó tác giả sử dụng một sốphương pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, quy nạp-diễn dịch, diễn dịch-quy nạp…
5 Ý nghĩa của tiểu luận
Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu,học tập
6 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấu 2chương, 4 tiết
Trang 4NỘI DUNG Chương I
TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỀ CẢI TIẾN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1.1 Cơ sở của việc cải tiến bộ máy nhà nước trong tác phẩm “Thà
ít mà tốt”
Những tác phẩm đề cập về vấn đề nhà nước cách mạng của Lênin như:Hai sách lược của Đảng dân chủ- xã hội trong cách mạng dân chủ; Nhữngnhiệm vụ trước mắt của chính quyền xô viết; Thà ít mà tốt; Đã đề cập đếnnhiều khía cạnh, trên những góc độ khác nhau về xây dựng một nhà nước kiểumới của giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền Đặc biệt tác phẩm
“Thà ít mà tốt” đã được Lênin chuẩn bị kỹ với nhiều nội dung cụ thể để xâydựng một nhà nước vững mạnh trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền.Bởi vì vấn đề nhà nước là vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa lớn lao đối với giaicấp vô sản - lần đầu tiên quản lý nhà nước Mặt khác, việc xây dựng, củng cốnhà nước sẽ đụng đến vấn đề bộ máy, con người, đến nền nếp hoạt động của
bộ máy nhà nước kiểu cũ
Tác phẩm viết năm 1923 tức là khoảng hơn năm năm sau Cách mạngtháng Mười thành công Lênin đã đề cập đến nhiều nội dung: Đánh giá về nhànước xô viết sau hơn năm năm tồn tại - đó là nhà nước khác hẳn nhà nước tưsản về cả 3 mặt bản chất, tính chất, vai trò lịch sử Bản chất: nhà nước xô viết
là nhà nước chuyên chính vô sản về mặt giai cấp; Tính chất: là nhà nước côngnông đầu tiên trên thế giới - nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân laođộng - nhà nước dân chủ nhân dân; Vai trò: là nhà nước vô sản- được sáng tạo
ra và là một phát minh vĩ đại nhất của loài người
Trang 5Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sảnBôn sê vích Nga ngày 27/3/1922 – Lênin chỉ rõ: “trong hàng mấy trăm nămnay, người ta đã xây dựng lên nhà nước theo kiểu tư sản, và đây là lần đầutiên, chúng ta đã tìm ra một hình thức nhà nước không phải tư sản…dẫu cho
bộ máy nhà nước của chúng ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó
là một phát minh lịch sử vĩ đại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sángtạo ra…”1
Tiến hành xây dựng củng cố bộ máy nhà nước, vấn đề đầu tiên, Lênin
đề cập và chọn là cải tổ Bộ dân uỷ thanh tra công nông, vì theo Người đây làcông cụ quản lý của nhà nước, do đó nó phải là một cơ quan gương mẫu,Người nói: “nếu chúng ta thật sự muốn, trong vài năm nữa, đi đến chỗ tạo nênđược một cơ quan, một là sẽ gương mẫu, hai là sẽ được mọi người tín nhiệmtuyệt đối, và ba là sẽ chỉ cho tất cả và cho từng người thấy rằng chúng ta đãthực tế cáng đáng được công tác của cái cơ quan cao cấp ấy, là Ban kiểm tratrung ương”2 Và người đã đưa ra quy tắc để cải tổ bộ máy này là: thà ít màtốt- thà mất hai năm hay thậm chí ba năm còn hơn là hấp tấp vội vàng màkhông có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân lực tốt Phải lựa chọn mộtcách cẩn thận những cán bộ của uỷ ban kiểm tra công nông; tuyển những cán
bộ có kinh nghiệm nhất trong các cơ quan, sau đó tiếp tục đào tạo TheoLênin: “phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượngnhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩnthận những cán bộ của Bộ dân uỷ thanh tra công nông, căn cứ vào một sựkiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được”3
Trang 6Lênin đánh giá đúng tính chất, bản chất, vai trò, ý nghĩa lịch sử trọngđại của nhà nước Xô viết Người khẳng định: Nhà nước Xô viết đã tạo ra một
xã hội mới, một kỷ nguyên mới
Người viết: “Trong hàng mấy trăm năm nay người ta đã xây dựng lênnhững nhà nước theo kiểu tư sản và đây là lần đầu tiên, chúng ta đã tìm ra mộthình thức nhà nước không phải tư sản… Dẫu cho bộ máy nhà nước của chúng
ta còn kém cỏi, nhưng nó đã được sáng tạo ra, đó là một phát minh lịch sử vĩđại nhất, một nhà nước kiểu vô sản đã được sáng tạo ra” Đồng thời, Lêninkhông xem thường mặt yếu kém của bộ máy Xôviết sau 5 năm xây dựng vànhững nguyên nhân của những yếu kém đó, những hạn chế đó là: quan liêu,thủ cựu, bảo thủ, không muốn đổi mới cái gì cả Người nói: “Thế là đã nămnăm, chúng ta ra sức cải tiến bộ máy nhà nước của ta Nhưng đó chỉ là mộthoạt động phí công, một hoạt động qua năm năm, đã chỉ cho chúng ta thấy rõrằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại
là khác”1 Đây là một sự nhìn nhận dũng cảm, cần thiết để tìm ra được nhữngphương sách đổi mới bộ máy nhà nước xôviết thật sự có hiệu quả
Đường lối mà Đảng Bônsêvích Nga đứng đầu là Lênin được đặt ra rấtđúng đắn Yếu tố quyết định lúc này là tổ chức, bao gồm cả bộ máy tổ chứchoạt động thực tiễn Năm 1923, Lê nin nói nước Nga Xô viết còn xa mớimang đầy đủ tính chất chủ nghĩa xã hội vì bộ máy cồng kềnh, làm việc thìquan liêu, đội ngũ cán bộ sính làm kế hoạch, chỉ đạo thực tiễn yếu, ba hoa,cách mạng suông, xuất hiện bệnh tự mãn của người cộng sản, có cả phần tửxấu, cơ hội
Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ, nhà nước tư sản bị lật đổnhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp
1 V.I.Lênin : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.45, tr 445
Trang 7Nội chiến lại diễn ra quá dài Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận,tạo ra chỗ hổng lớn ở địa phương Trong hoàn cảnh đó, nhà nước Nga phải sửdụng cả những chuyên gia tư sản trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và quân
sự
Vấn đề tiếp theo Lênin đề cập đến đó là mục đích của việc cải tổ bộ máy nhànước
Mục đích quốc gia: Nhằm bảo đảm cho nhà nước Xô viết thực sự xứng
đáng với danh hiệu là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở có đầy
đủ năng lực quản lý, đưa nhà nước Nga từ sản xuất nhỏ, yếu kém, nông nghiệplạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Mục đích quốc tế: Củng cố bộ máy nhà nước là bài học có tính chất
quốc tế, Lênin đã nêu ra hai vấn đề:
- Với nền sản xuất tiểu nông, đất nước bị tàn phá, chính quyền Xô viết
có thể đứng vững cho đến khi cách mạng các nước khác có thể đứng vữngđược không?
- Liệu nước Nga Xô viết có thể tránh được sự xung đột với các nước đếquốc chủ nghĩa hay không?
Từ đó Lênin đã chỉ ra yêu cầu và điều kiện cải tiến bộ máy nhà nước,Phải xây dựng được một nhà nước thực sự trong sạch và gương mẫu Nhànước đó phải được xây dựng trên cơ sở vững chắc của khối liên minh công -nông Liên minh công - nông theo Lênin là phải có cái mới về số lượng vàchất lượng Nông dân phải được hợp thành một giai cấp nông dân tập thể.Liên minh công - nông là liên minh chính trị bảo đảm cho họ có quyền làmchủ Nhà nước Xô viết phải gọn nhẹ, có hiệu lực Cán bộ, viên chức trong bộ
Trang 8máy nhà nước phải có phẩm chất và năng lực tốt Lênin đặc biệt quan tâm đếnđội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước Người nói: “Theo ý tôi, phải vĩnh viễnvứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơquan thuộc bộ ấy Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của
Bộ dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất,chứ không khác được” Phải qua thi cử và uy tín của bản thân Người chỉ rarằng, nên tập trung chọn vào bộ máy nhà nước những cán bộ có kinh nghiệm ởcác cơ quan cũng như trong số những sinh viên các trường đại học Xô viết,lựa chọn cán bộ phải theo phương châm “Thà ít mà tốt” ít về số lượng nhưngchất lượng phải cao
Phải đổi mới thành phần của bộ máy ấy bằng những lực lượng ưu tú củaĐảng trong giai cấp công nhân và giới tri thức Vì thế, để đổi mùi bộ máy nhànước, theo Lênin cần phải: “ một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi
và sau nữa phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc làmột lời nói theo mốt nữa”1
Điều kiện để xây dựng bộ máy nhà nước ấy là:
Một là, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải có trình độ cần
thiết, vì thế mỗi người phải tự nỗ lực, cố gắng học tập để nâng cao trình độ
Hai là, phải làm cho học thức đó không nằm trong giấy tờ hoặc chỉ là
một lời nói theo mốt mà phải coi nó là bộ phận khăng khít của cuộc sống, rasức học tập để phục vụ lợi ích chung
Về phương châm, phương pháp chủ yếu để xây dựng, củng cố bộ máynhà nước, theo Lênin thì phương châm đó là: thà ít mà tốt Cải tổ bộ máy nhànước phải được tiến hành có trọng điểm, vững chắc và thận trọng Về phương
1V.I.Lênin: Toàn tập, sđd, tập45, tr.444
Trang 9pháp: tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để thanh lọc khỏi bộ máy nhànước những kẻ tham ô, hối lộ, ức hiếp quần chúng và những phần tử xấu xakhác…
Về vấn đề xây dựng củng cố mối quan hệ giữa cơ quan Đảng và bộ máynhà nước cần phải kết hợp bộ máy kiểm tra của chính quyền Theo Lênin nhưvậy không có một trở ngại gì cả mà chính đó làm cho đảm bảo duy nhất chohoạt động có hiệu quả Phải gắn việc hoàn thiện bộ máy nhà nước với việc ápdụng và tổ chức một cách khoa học trong công tác quản lý Lựa chọn, đào tạocán bộ…phải có thi cử, phòng ngừa tính không thận trọng, nóng vội, hấp tấpđốt cháy giai đoạn, coi công việc gì cũng có thể làm được không cần sự kiểmtra…
1.2 Nội dung cải cách bộ máy nhà nước theo tư tưởng của Lênin
Những năm cuối đời, Lê-nin, đặt ra nhiều vấn đề cần phải canh tân như:Thanh Đảng, thay đổi Đường lối kinh tế (đề ra Chính sách kinh tế mới, NEP)
và Cải cách bộ máy Nhà nước
Về tính cấp bách phải cải cách bộ máy Nhà nước, Lê-nin nói: “Không
có sự tận tụy nào, không có uy tín nào của Đảng có thể thay thế được điều cơbản trong trường hợp này, đó là: Sự hiểu biết công việc, hiểu biết bộ máy Nhànước của chúng ta và hiểu biết bộ máy đó phải được cải tổ như thế nào” 1 Mộtnăm trước khi qua đời (ngày 2-3-1923) ông đã chỉ ra “vấn đề văn hoá” của bộmáy Nhà nước, bộ máy ấy vừa yếu kém, vừa cồng kềnh quan liêu, vừa đầy rẫynạn ăn hối lộ, ăn cắp của công Phải “cải tiến bộ máy Nhà nước” bởi vì “Tìnhhình bộ máy Nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ,đến nỗi chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục nhữngkhuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào”2
Trang 10Về thái độ của ĐCS, theo Lê-nin, là phải “giác ngộ”, là “Phải kịp thờitỉnh ngộ Phải thấm sâu thái độ bất tín nhiệm bổ ích đối với lối cứ khinh suấtmuốn lao bừa lên đối với mọi lời huênh hoang v.v… Phải nghĩ đến chuyệnkiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàngphút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định vàkhó hiểu của các chủ trương đó Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp, là tưởngrằng chúng ta biết được một tí như thế là đủ rồi, hoặc tưởng rằng chúng ta đã
có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự xứngđáng với danh hiệu bộ máy xã hội chủ nghĩa…”1
Muốn cho bộ máy Nhà nước có thể đạt được trình độ mong muốn thìphải tôn trọng quy tắc “chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn”, thận trọng
và “am hiểu cặn kẽ”, phải đi những bước vững chắc “thà ít mà tốt” còn hơn làhấp tấp vội vàng
Đảng phải thành thật mà nhận biết rằng kiến thức của đảng viên, cán bộ,công chức và của nhân dân về xây dựng Nhà nước còn rất thấp “Những yếu
tố kiến thức, học thức, giáo dục” so với “tất cả các nước khác thì chúng ta còn
ít ỏi đến nực cười”2 Người nhắc nhở để cải tiến bộ máy Nhà nước thì Đảngphải tự đặt cho mình nhiệm vụ “một là học tập, hai là học tập, ba là học tậpmãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức của nước ta không nằm trên giấyhoặc là một lời nói theo mốt nữa (điều này phải thú thật là thường hay xảy ra ởnước ta), phải làm sao cho học thức thật sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn vàthực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta”3
Trang 11Cần phải thực hiện quy tắc “Thà ít mà tốt” Trước hết Đảng phải chấnchỉnh Bộ dân uỷ thanh tra công nông (tựa như Tổng Thanh tra Nhà nước của
ta hiện nay), phải làm sao cho nó thực sự trong sạch vững mạnh, đủ khả nănglàm công tác thanh tra Đồng thời phải củng cố Ban kiểm tra Trung ươngĐảng Phải chuẩn bị cặn kẽ và cần có những biện pháp dứt khoát, triệt để bởi
vì “những biện pháp nửa chừng sẽ rất tai hại”1
Trong một nước chỉ có chế độ một Đảng, Đảng Cộng sản lãnh đạo vàcầm quyền, thì việc phân biệt sự khác nhau giữa Đảng và Nhà nước là có tínhnguyên tắc Mặt khác, do đặc điểm nói trên nên vấn đề kết hợp công tác giữa
cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước cũng lại là một nguyên tắc Song việc kếthợp ấy, trên thực tế cũng không phải lúc nào cũng suôn sẻ Lê-nin đã nêu ramột câu hỏi lớn, một bài toán chính trị không tìm thấy lời giải ở bất kì kiểuNhà nước nào trước kia:
“Làm thế nào có thể kết hợp được một cơ quan Đảng với một cơ quan chínhquyền Xô-Viết?” Muốn trả lời câu hỏi đó thì không có cách nào khác là phảitìm về thực tiễn, lấy thực tiễn để khẳng định chân lí Lê-nin viết: “Thật vậy, tạisao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏiphải làm như thế? Phải chăng chưa bao giờ có ai nhận xét chẳng hạn rằngtrong một Bộ dân uỷ như Bộ dân uỷ ngoại giao, việc kết hợp như thế thật vôcùng có ích và đã đạt được thực hiện ngay từ khi bộ đó mới được thành lập?Phải chăng là Bộ Chính trị đã không thảo luận, trên quan điểm của Đảng,nhiều vấn đề, lớn và nhỏ, về những “nước cờ” mà chúng ta dùng để chống lạinhững “nước cờ” của các nước ngoài, nhằm đề phòng, chẳng hạn- nói cho lễ
độ - một mưu kế nào đó của họ? Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố
Trang 12chính quyền với yếu tố Đảng lại không phải là nguồn sức mạnh phi thườngtrong chính sách của chúng ta?”1.
Phải chú trọng kết hợp giữa học lí thuyết với việc tác nghiệp cụ thểtrong việc thi hành công vụ, chấp hành các thể chế Nhà nước, các thủ tục hànhchính, các quy chế hoạt động Lê-nin đã thẳng thắn chỉ ra rằng, trong vấn đềNhà nước, chúng ta “vẫn bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăngnhất”, vẫn còn rất nhiều kẻ cơ hội để mưu lợi ích riêng, những kẻ lợi dụngviệc coi thường những quy định hành chính “với hi vọng là có nhiều dịpbuông câu trong đám nước đục do những thiên kiến đó khuấy lên Và họ đãcâu được trong đám nước đục ấy đến mức chỉ có những kẻ thực sự đui mùtrong chúng ta mới không thấy được là họ đã câu như vậy trên một quy môrộng lớn tới chừng nào” Ông cho rằng trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ
xã hội, kinh tế và chính trị đều tỏ ra là cách mạng Nhưng về mặt cấp bậc, tôntrọng những hình thức và những thể lệ và thủ tục hành chính thì “tính cáchmạng” của chúng ta lại hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu, hủ bại nhất.Người đã chỉ ra nghịch lí đó là “trong đời sống xã hội, bước nhảy vọt phithường nhất lại thường đi kèm theo một sự rụt rè ghê gớm trước những thayđổi nhỏ nhất”2
Chương II VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA LÊNIN TRONG VIỆC CẢI TIẾN BỘ
MÁY NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1 Những bài học rút ra từ đối với việc cải tiến bộ máy nhà nước ở
Trang 13Việt Nam
Nhà nước ta đang tiến hành đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước, trong đó có đổi mới bộ máy tổ chức nhà nước theo yêu cầu xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, qua nghiên cứu tác phẩmnày, chúng ta rút ra được những bài học vô cùng quý báu
Thứ nhất, khi tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, cần phân tích, đánh giá một cách khách quan tình hình để có quyết sách phù hợp.
Khi đặt vấn đề về đổi mới tổ chức bộ máy Bộ Dân ủy thanh tra côngnông, V.I Lênin đã nêu và phân tích một cách thấu đáo bối cảnh cần đổi mới
tổ chức bộ máy của cơ quan này Người đã đi từ sự phân tích bối cảnh tìnhhình cách mạng ; đánh giá tình hình bộ máy nhà nước với yêu cầu đổi mới;nguyên nhân dẫn đến tình hình đó cũng như những điều kiện để tiến hành đổimới
Lê-nin không hề che dấu hay xuê xoa những yếu kém của bộ máy nhànước Xô viết lúc đó, mặc dù trong bối cảnh các nước đế quốc đang tìm mọicách bôi nhọ, xuyên tạc bản chất của Nhà nước xô viết - Nhà nước xã hội chủnghĩa đầu tiên và duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó Đây là một sự thừanhận rất dũng cảm, rất cách mạng mà dường như ngay chính về lâu dài, ởnhiều lúc, nhiều nơi, những người cộng sản không hẳn đã có được Vì lý donày, lý do khác, nhiều đảng cộng sản đã không dám nhìn thẳng vào những hạnchế trong tổ chức bộ máy đảng, bộ máy nhà nước và trong phương thức lãnh
đạo, quản lý của mình, "tô hông" chế độ để rồi, sau những biến cố dẫn đến sự
sụp đổ nhanh chóng hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thực tế ở hàng loạt nước,nhìn nhận ra thì đã muộn Cái giá phải trả cho bài học thiếu khách quan, thiếudũng cảm trong việc nhìn nhận và sửa chữa những hạn chế của chính mình
Trang 14của một số đảng cộng sản, thời gian qua là quá"đắt".
May mắn cho chúng ta, trong bối cảnh cực kỳ nguy nan đó, Đảng ta đã
kịp thời đề ra chủ trương "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", để rồi từ đó
mà tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi xướng từ Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Bài học về thái độ dũngcảm trong việc nhìn nhận và sửa chữa những hạn chế của chính mình mà Lê-nin để lại đã được Đảng ta quán triệt và vận dụng, đã góp phần mở ra một thời
kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn
15 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, thành tựu chúng tađạt được cũng nhiều nhưng những hạn chế cũ còn lại và những khuyết điểmmới phát sinh cũng không phải ít Bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn cồngkềnh, hoạt động kém hiệu qủa và hiệu lực ; tình trạng tham nhũng, quan liêu,
xa rời dân vẫn chưa khắc phục được Vì vậy hiện nay, những người đảng viênchân chính vẫn cần phải tiếp tục trau dồi bài học của Lê-nin, thực hành tiếpbài học của Người để chỉnh đốn lại đội ngũ và tổ chức bộ máy đảng, bộ máychính quyền của mình để có thể tiếp tục giữ vững, giương cao ngọn cờ cáchmạng
Thứ hai, đổi mới bộ máy nhà nước phải tiến hành một cách kiên quyết, nhưng vững chắc từng bước, không được nóng vội
Để tiến hành việc đổi mới bộ máy một cách có hiệu quả bộ máy nhà
nước, Lê-nin yêu cầu "Phải tuân theo quy tắc này : thà ít mà tốt Phải tuân
theo quy tắc này : thà mất hai năm hay thậm chí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội vàng mà không có chút hy vọng nào" 1 Như vậy, một bộ máy, một tổ chức
1 V.I Lê-nin : Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t 45, tr 445