Phân tích môi trường kinh doanhngành cà phê ở Việt NamMỤC LỤCI. NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM 31. Lịch sử ngành cà phê Việt Nam 32. Một số đặc điểm ngành cà phê Việt Nam 4II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 51. Môi trường vĩ mô 51.1. Các nhân tố kinh tế 51.2. Các nhân tố về chính trị, pháp luật 61.3. Nhân tố về văn hoá xã hội và dân cư 71.4. Môi trường công nghệ 81.5. Môi trường tự nhiên 81.6. Toàn cầu hoá 92. Môi trường ngành 92.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 92.2. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành 102.3. Năng lực thương lượng của người mua 112.4. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp 132.5. Sản phẩm thay thế 14III. PHÂN TÍCH SWOT 151. Điểm mạnh của ngành cà phê Việt Nam 152. Điểm yếu của ngành cà phê Việt Nam 153. Cơ hội của ngành cà phê Việt Nam 164. Thách thức của ngành cà phê Việt Nam 16IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ 181. Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cà phê 181.1. Hạ thấp giá thành sản xuất cà phê 181.2. Nâng cao chất lượng chế biến cà phê 191.3. Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã, bao bì cà phê xuất khẩu, tăng cườngcông tác quảng cáo, chào bán hàng 191.4. Đa dạng hoá cơ cấu và sản phẩm cà phê 202. Phát triển thị trường xuất khẩu cà phê 202.1. Tăng cường về vốn 202.2. Tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thịtrường thế giới 212.3. Đa dạng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê 212.4. Củng cố và hoàn thiện các đầu mối xuất khẩu cà phê 212.5. Chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu 212.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu 22
Trang 1ĐẠI HỌC SHU TE – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LỚP SD-MBA1
MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
BÀI TẬP CÁ NHÂN Phân tích môi trường kinh doanh
ngành cà phê ở Việt Nam
Giảng viên: TS Nguyễn Thanh Liêm
Sinh viên: Bùi Văn Doành
ID: 11752326, Email: doanhbv09@gmail.com
Trang 2MỤC LỤC
1 Nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cà phê 18
1.3 Đa dạng hoá cải tiến mẫu mã, bao bì cà phê xuất khẩu, tăng cường
2.2 Tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mặt hàng cà phê trên thị
2.3 Đa dạng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê 21
2.4 Củng cố và hoàn thiện các đầu mối xuất khẩu cà phê 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp là ngành chiếm tỷtrọng lớn trong cơ cấu kinh tế Ngoài các sản phẩm nông nghiệp mang lại giáxuất khẩu lớn của Việt Nam như: gạo, chè, hạt điều, tiêu, hồi…thì cà phê là mộtloại nông sản được có vai trò chiến lược đối với ngành nông nghiệp của ViệtNam Cà phê được trồng nhiều ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.Ngành cà phê Việt Nam, đại diện là tổng công ty cà phê Việt Nam (Vinacafe) cónhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, quản lý nguồn vốn,đất canh tác và thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là tìm kiếm thị trườngnhập khẩu sản phẩm cà phê Trong nhiều năm qua, ngành cà phê đã đóng gópcho ngân sách nhà nước một khoản ngoại tệ không nhỏ từ hoạt động xuấtkhẩu, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt hơn nữa, với vị trí và tiềm lực củamình, cà phê đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh Việt Namđến bạn bè trên khắp thế giới
I NGÀNH CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1 Lịch sử ngành cà phê Việt Nam
Cà phê được đưa vào Việt Nam khoảng những năm 1870, đến thế kỷ thứ
XX cà phê được trồng ở một số đồn điền của người Pháp Những năm
1960-1970 cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnhmiền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững
do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với càphê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải phá bỏ, cho đến năm 1975,sau khi đất nước thống nhất, diện tích cà phê được khôi phục và mở rộng trênphạm vi cả nước Giai đoạn này cà phê Việt Nam được phát triển mạnh tại TâyNguyên nhờ có vốn từ các hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên
Xô cũ, CHDC Đức, Bungari, Tiệp Khắc, Ba Lan Đến năm 1990 trên phạm vi cảnước đã có 119.300 ha cà phê, những năm sau đó, phong trào trồng cà phê
phát triển mạnh trong nhân dân Đến nay đã có trên 500.000ha, đạt sản
lượng khoảng 70.000 tấn/vụ, sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 1 triệu tấn (xếp thứ 2 trên thế giới, sau Brazil) (1)
Ngành cà phê nước ta có những bước phát triển vượt bậc, chỉ trongvòng 15 – 20 năm chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàngtrăm lần, thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi Tuy nhiên, trongvài năm trở lại đây do sự lên xuống t thường của thị trường giá cả, ngành càphê từ chỗ đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch thì naytình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của
( 1 )
http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/dau-nam-san-luong-caphe-xuat-khau-giam-manh-2011013103066919ca39.chn
Trang 4nhà nước Những năm được giá thì diện tích cà phê tăng lên đột biến nhưngsau đó một thời gian, khi mà giá cà phê sụt giảm thì người dân lại sẵn sàng loại
bỏ cây cà phê để trồng các loại cây công nghiệp khác Chính điều đó làm cho sựphát triển ngành cà phê ở Việt Nam thiếu ổn định và khó kiểm soát
2 Một số đặc điểm ngành cà phê Việt Nam
Việt Nam trồng hai loại cà phê chính: cà phê vối (Robusta) và cà phê chè(Arabica), trong đó diện tích cà phê vối chiếm tới hơn 95% tổng diện tích gieotrồng Cà phê chủ yếu được trồng ở các vùng đồi núi phía Bắc và Tây Nguyên,Nam Trung Bộ Diện tích cà phê
tập trung nhiều nhất ở vùng Tây
Nguyên Diện tích cà phê của khu
vực này chiếm tới 90% tổng diện
tích cả nước và sản lượng cũng
chiếm khoảng 80% tổng sản
lượng cả nước Cà phê chè trồng
chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ,
vùng núi phía Bắc tập trung nhiều
ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La và
Điện Biên
Tuy nhiên, chất lượng của
cà phê vối Việt Nam chưa cao do
yếu kém về khâu thu hái, công
nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là
chế biến khô, tự phơi sấy trong
khi thời tiết ẩm ướt nên xuất hiện
nhiều nấm mốc, hạt đen, cà phê
mất mùi, lẫn tạp chất, chất lượng
giảm sút) Có khoảng 65% cà phê
Việt Nam thuộc loại II, với 5% hạt
đen và vỡ, độ ẩm 13%
Sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu của Việt Nam là cà phê
Robusta chiếm tỷ trọng lớn nhất
trên 1 triệu tấn/năm, tức khoảng
95% sản lượng, thu về hơn 1 tỷ
USD mỗi năm, tiếp theo là cà phê
Arabica chiếm một tỷ trọng 0,4 triệu tấn/năm, tức khoảng 3-5%, chủ yếu càphê xuất khẩu của Việt Nam mới ở dạng sơ chế nên giá thành chỉ bằng 60% giá
cà phê thế giới, thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác như Brazil hayIndonesia
Trang 5II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường kinh doanh của ngành được hiểu là một tổng thể các yếu tố,các nhân tố bên ngoài và bên trong tương tác lẫn nhau tác động trực tiếp vàgián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Các nhân tố cấu thànhmôi trường kinh doanh luôn luôn tác động theo những chiều hướng khác nhauđến hoạt động kinh doanh của từng ngành Các nhân tố tác động tích cực ảnhhưởng tốt đến hoạt động kinh doanh của ngành Các nhân tố tác động tiêu cựcảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Để hoạch địnhchiến lược (kế hoạch) hoặc đưa ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trịdoanh nghiệp không thể không chú ý đến việc nghiên cứu và dự báo môitrường kinh doanh
1 Môi trường vĩ mô
1.1 Các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và có tính quyết địnhđến hoạt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Việt Nam Cácnhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh củangành thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng ổn định haysuy thoái
Nếu tính bằng đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái thực tế bình quân hàng nămthì tổng sản phẩm trong nước (GDP) đã tăng từ gần 31,2 tỷ USD năm 2000 lêntrên 100,8 tỷ USD năm 2010, tức là gấp 3,23 lần Tổng thu nhập quốc gia (GNI)của nước ta năm 2000 mới đạt 30,8 tỷ USD với mức bình quân đầu người 396USD; năm 2007 đạt 68,8 tỷ USD với 817 USD/người, nhưng đến năm 2008 đãtăng lên, đạt 86,7 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.018 USD; năm 2009 đạt88,3 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 1.026,8 USD và năm 2010 đạt 96,8 tỷUSD, bình quân đầu người đạt 1.113,6 USD(2)
Giai đoạn 2000-2007, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liêntục, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,2%/năm, thu nhập bình quân đầungười/năm đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD
Giai đoạn 2007-2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng đixuống do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng Việt Namvẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao, GDP bình quân đầu người năm 2010đạt 1.168 USD
( 2 ) Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2001-2010 Tổng Cục Thống kê
Trang 6GDP bình quân đầu người giai đoạn 2000 – 2010 ( 3 )
Tăng trưởng kinh tế giúp cho ngành cà phê có điều kiện mở rộng thịtrường, mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao, đồng thời giảm sức épcạnh tranh trong ngành
Về chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thương mại, trong 10 nămqua (2000-2010), Việt Nam đã đạt thành công lớn trong việc thúc đẩy sự pháttriển kinh tế, kìm chế lạm phát bình quân dưới 10% Hệ thống Ngân hàngthương mại, tổ chức tín dụng hoạt động ổn định và kinh doanh có lãi Đây làđiều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp trong ngành cà phê có thể vayvốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất chế biến
Thị trường ngoại hối có sự biến động không ngừng, giá vàng và giá đô la
Mỹ trên thị trường có những diễn biến bất thường và có xu hướng tăng caotrong những năm qua Việc tỷ giá hối đoái tăng cao tạo điều kiện thuận lợi choviệc xuất khẩu cà phê
1.2 Các nhân tố về chính trị, pháp luật
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường càphê Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất khẩu nếu như tìnhhình chính trị không ổn định
Việt Nam có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ làđiều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinhdoanh cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ
Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn địnhtrong chính sách chiến lược phát triển kinh tế Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam cóthị trường ổn định
( 3 ) Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (http://www.sbv.gov.vn/)
Trang 7Việc tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàntoàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và sự quản lý nhà nước về kinh tế, việcban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiệnđầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy các doanhnghiệp trong ngành cạnh tranh lành mạnh.
Nước ta hệ thống chính trị pháp luật ổn định, bên cạnh đó thì Việt Nam
có nhiều chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tạo điềukiện thuận lợi về vốn và công nghệ giúp cho ngành cà phê có thể mở rộng sảnxuất
Tuy nhiên, thực tế thì chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay đang
có ảnh hưởng bất lợi đến tình hình xuất khẩu cà phê:
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhậpkhẩu… Việt Nam hiện nay chưa được hưởng ưu đãi từ tổ chức WTO, nên vẫnchịu mức thuế cao Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh vớiđối thủ
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảohiểm phúc lợi của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế trong khi ngành càphê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác nhau Vìvậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượngtham gia vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu Với người dântrồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họyên tâm hơn trong sản xuất Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu càphê thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cầnthiết để họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê,
số lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu càphê…Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồngxuất khẩu, phương tiện chủ yếu là tàu chở contener
Bên cạnh đó thủ tục hành chính còn rườm rà chưa được cải tiến là mộtyếu tố không nhỏ cản trở các nhà đầu tư nước ngoài
1.3 Nhân tố về văn hoá xã hội và dân cư
Ngành cà phê có một thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước cũng nhưtrên thế giới, là một loại đồ uống đã trở nên quen thuộc đối với tất cả mọingười
Về phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng thì hầu như cà phê không bịcoi là một đồ uống cấm kị ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới Thế nhưng ở mỗiquốc gia sản phẩm về cà phê phải có những đặc tính khác nhau để phù hợp với
sở thích của từng đối tượng: chẳng hạn sản phẩm cà phê đã chế biến trên thịtrường Châu Âu hàm lượng sữa trong đó cao hơn đối với sản phẩm cà phê trênthị trường Châu Á Đối với những người nghiện cà phê lại cần hàm lượng
Trang 8Cocain trong cà phê cao… Ngành cà phê phải có những sản phẩm với nhữngđặc tính khác nhau để có thích nghi với từng đối tượng cũng như từng Châulục, từ đó mới tiêu thụ được sản phẩm.
Ở Việt Nam, cà phê đã trở nên phổ biến, đặc biệt là ở khu vực đô thị,không phân biệt miền Bắc, miền Trung hay miền Nam, cà phê đều được sửdụng và ngày càng trở thành một loại thức uống được ưa thích Nếu như trướcđây, cà phê chủ yếu được sử dụng bởi các quý ông thì đến nay, nhiều phụ nữcũng có thói quen uống cà phê hàng ngày Bên cạnh đó, Việt Nam là một quốcgia đa tôn giáo nhưng không có tôn giáo nào coi cà phê là một loại thực phẩmcấm kỵ Do vậy, có thể nói thị trường Việt Nam là một thị trường rất lý tưởngcho ngành cà phê
1.4 Môi trường công nghệ
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnhvực kỹ thuật, công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của ngành cà phê Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại của nước ta,hiệu quả của hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnhhưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động của ngành
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt độngkinh tế nói chung và với hoạt động sản xuất, chế biến cà phê nói riêng Côngnghệ thông tin ngày càng phát triển làm cho việc trao đổi thông tin giữa cácđối tác ngày càng dễ dàng hơn Khoảng cách không gian, thời gian không còn làtrở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu Sự phát triển của mạng thông tin toàncầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường thế giới được cập nhật liên tụcthường xuyên Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo đượcsản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí
Như vậy, nếu như biết áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện giúpcho ngành cà phê nước ta có điều kiện cạnh tranh tốt hơn, hội nhập tốt hơn.Nhưng nếu như không biết áp dụng khoa học kỹ thuật thì đó sẽ là một rào cảnlớn và chúng ta sẽ nhanh chóng bị tụt hậu xa hơn với các đối thủ
1.5 Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trải dài theophương kinh tuyến từ 8o30’ đến 23o 30’ vĩ độ bắc Điều kiện khí hậu, địa lý vàđất đai thích hợp cho việc phát triển cà phê đã đem lại cho cà phê Việt Nammột hương vị rất riêng, độc đáo
Về khí hậu: Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậunắng lắm mưa nhiều Lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất
là những tháng cà phê sinh trưởng Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõrệt Miền khí hậu phía Nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với càphê Robusta Miền khí hậu phía Bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thíchhợp với cà phê Arabica
Trang 9Về đất đai: Việt Nam có đất đỏ bazan thích hợp với cây cà phê được phân
bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,với diện tích hàng triệu ha
Như vậy cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là nước và đất thì cả hai yếu tốnày đều có ở Việt Nam Điều này tạo cho Việt Nam lợi thế mà các nước kháckhông có được
1.6 Toàn cầu hoá
Ngày nay xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là xuhướng có tính khách quan Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trườngtheo hướng mở cửa và hội nhập Nền kinh tế nước ta trở thành một phần củakhu vực và thế giới Là một thành viên của ASEAN, tham gia vào các thoảthuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA nên có rất nhiềuđiều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu cà phê ra các nước khu vực và trên thếgiới Tuy nhiên, sự biến động nền kinh tế của các nước khu vực và trên thế giớicũng có sự ảnh hưởng nhất định đến ngành cà phê Việt Nam
Mấy năm trở lại đây, do cung vượt cầu nên giá cả xuống thấp liên tục,người mua đòi hỏi chất lượng cao hơn và áp đặt các yêu cầu cho người bán.Ngành cà phê Việt Nam phải đương đầu với những thách thức mới về mặtcông nghệ chế biến, ngoài ra còn có những vấn đề lớn nảy sinh trên thị trườngthế giới như: Hiệp hội các nước sản xuất cà phê (ACPC) ủng hộ một số ý kiến
đề xuất của một số nước sản xuất cà phê ở Trung Mỹ chủ trương loại bỏ cà phê
có chất lượng thấp ra khỏi thương trường và coi đó là một cách cải thiện cáncân cung cầu Từ ngày 01/01/2003, các nước EU áp dụng ngưỡng ô nhiễmochraxyn A trong cà phê, điều này sẽ gây khó khăn cho các nước xuất khẩu càphê, trong đó có Việt Nam
2 Môi trường ngành
2.1 Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiệnhoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.Tác động của các doanh nghiệp này đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp đang hoạt động đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh cạnh tranhcủa các doanh nghiệp đó như về quy mô công nghệ, nguồn nguyên liệu… Sựxuất hiện của các đối thủ mới này còn làm thay đổi sức cạnh tranh trongngành, dù thay đổi cục diện cạnh tranh kiểu nào thì sự xuất hiện của chúngcũng làm gia tăng mức cạnh tranh của ngành Vậy đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
là những doanh nghiệp hiện tại chưa có mặt trong ngành nhưng có khả năngtham gia vào ngành để dành giật thị phần của các doanh nghiệp đang hoạtđộng Đây là một thách thức nguy cơ đối với doanh nghiệp Tác động đến quátrình tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng bao gồm cácnhân tố như: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quả kinh tế của quy mô,
Trang 10bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệt hoá sản phẩm, yêu cầuvốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đường dây phân phối,các chính sách thuộc quản lý vĩ mô Những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng củangành cà phê Việt Nam là những doanh nghiệp nước ngoài ở trong khu vực vàtrên thế giới, các doanh nghiệp này tập trung vào cải thiện chất lượng cà phê,hướng sang trồng cà phê hữu cơ, cà phê sạch có chất lượng cao như: Mêhicô,
ấn Độ, Colombia sẽ xuất hiện nhiều trên thị trường dẫn đến nguy cơ giá cà phêViêt Nam sẽ giảm đi
2.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Trong tổng số 500.000 ha cà phê của các nông trường và các doanhnghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địaphương thì nhà nước chỉ nắm giữ 10-15% còn lại là 85-95% thuộc về các hộnông dân chủ trang trại Quy mô trang trại không lớn lắm, bình quân mỗi hộchỉ có 2-5 ha cà phê Trang trại lớn có từ 30-50 ha nhưng số nay chưa nhiều
Vinacafe là tổng công ty nhà nước với 100% vốn của nhà nước và là hộiviên lớn nhất của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam Đây là một doanh nghiệplớn, có tới 70 công ty, xí nghiệp và nông trường Hàng năm Vinacafe xuất khẩumột lượng lớn tới 20 – 25% sản lượng cà phê của cả nước, theo thống kê 12tháng niên vụ 2009/2010 của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, số lượng xuấtkhẩu của 44 tổng công ty và công ty hội viên đã báo cáo về văn phòng Hiệp hộiđạt 744.451,94 tấn chiếm 81,11% so với lượng xuất khẩu của 149 đơn vị đãxuất khẩu của toàn ngành là 874.676 tấn trong đó có 78 doanh nghiệp hội viên(số lượng 793.363 tấn chiếm 90,7%) và 71 doanh nghiệp ngoài Hiệp hội (sốlượng 81.313 tấn chiếm 10,3%) Trong số các doanh nghiệp ngoài Hiệp hội có
ba doanh nghiệp xuất khẩu lớn hơn cả công ty Olam (100% vốn nước ngoài)xuất khẩu 21.326 tấn, công ty Đakman (liên doanh) xuất khẩu 18.076 tấn,Vinafimex xuất khẩu 13.719 tấn
Vấn đề cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành cà phê ở Việt Nam trongthời gian qua, mặc dù không diễn ra khốc liệt nhưng có thể thấy các doanhnghiệp trong ngành đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao các điều kiện sảnxuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, cải tiến công nghệ, nângcao chất lượng sản phầm nhằm mở rộng thị phần cả trong và ngoài nước.Nhiều doanh nghiệp cà phê Việt Nam và cả các hộ nông dân trồng cà phê đãtham gia và được cấp các chứng chỉ như: UTZ Certified, Fair Trade, cafe 4C, vàcũng có nhiều doanh nghiệp đang phấn đấu sản xuất cà phê hữu cơ, cà phêchất lượng cao
Với các nước nhập khẩu cà phê lớn trên thế giới như Mỹ, Đức, Italy,Pháp, Nhật Bản… là những nước rất chú trọng đến chất lượng, tiêu chuẩn càphê và luôn có một khối lượng các nhà cung cấp lớn Điều này cũng gây sức épkhông nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cà phê trên thị trườngthế giới
Trang 11Biểu thị trường nhập khẩu cà phê năm 2010
(Triệu USD)
Qua bảng biểu này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam muốn giảmđược sức ép trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê cần phải nỗ lực hơn nữa trongviệc nâng cao chất lượng sản xuất, áp dụng những tiến bộ của khoa học côngnghệ trong việc chế biến sản phẩm cà phê và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêuthụ
2.3 Năng lực thương lượng của người mua
Hiện nay trên thị trường Việt Nam, số lượng cà phê nhân được cung cấpbởi rất nhiều công ty nhỏ và các hộ gia đình trong khi chỉ có số ít các công ty cókhả năng chế biến cà phê đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường thế giới.Các nước nhập khẩu hầu hết là các quốc gia có đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn vàchất lượng cà phê Bên cạnh đó, cà phê của Việt Nam luôn bị cạnh tranh gaygắt bởi các nước Brazil, Colombia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Ethiopia Cácnước này cũng tìm mọi cách để nâng cao chất lượng và giảm giá thành cà phênhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế Do vậy, có thể nói
năng lực thương lượng của những nhà nhập khẩu là rất cao Họ có nhiều
quyền năng trong việc lựa chọn những nhà cung cấp có chất lượng tốt và giáthành hạ