1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập nghiệp vụ tại công ty cổ phần vinaship

48 2,1K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 707,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trong mối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu và con đường buôn bán ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó. Để đạt được những bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm nhìn sâu rộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị trường, lựa chọn đối tác, nghệ thuật ký kết hợp đồng… Với vai trò đó, thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả và hiệu lực có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội. Đồng thời, việc này cũng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ môi trường thương mại an toàn hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

1.1 Cơ sở pháp lý 3

1.2 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại 5

1.2.1 Trình tự thực hiện 5

1.2.2 Thành phần, số lượng hồ sơ 6

1.2.3 Thời hạn, kết quả, lệ phí và các vấn đề còn lại 11

1.3 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại 12

1.3.1 Trình tự thực hiện 12

1.3.2 Thành phần, số lượng hồ sơ 13

1.3.3 Thời hạn giải quyết, kết quả và các vấn đề khác 14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP 16

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 16

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 17

2.1.3 Mô hình sản xuất và tổ chức bộ máy của công ty 20

2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty 21

2.2.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty VINASHIP 21

2.2.2 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh công ti tại Hải Phòng: 22

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CHO LÔ HÀNG NHẬP TẠI CÔNG TY VINASHIP 24

3.1 Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập của công ty Vinaship 24

3.1.1 Thời hạn làm thủ tục 24

3.1.2 Sơ đồ tóm tắt quy trình thủ tục hải quan 24

3.1.3 Giải thích quy trình 25

3.2 Tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu keo và nước xử lý của công ty TNHH Thành Hưng theo hợp đồng dịch vụ giữa công ty cổ phần Vinaship và công ty TNHH Thành Hưng 31

3.2.1 Chuẩn bị chứng từ 32

3.2.3 Nhân viên giao nhận lập tờ khai Hải quan 33

3.2.3 Khai báo tờ khai điện tử 41

3.2.4 Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử 41

3.2.5 Kiểm tra và xử lý tờ khai 42

3.2.6 Làm thủ tục thông quan hàng hóa 43

3.2.7 Nộp lệ phí Hải Quan 44

3.2.8 Thanh lý tờ khai 44

KẾT LUẬN 45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnhtạo nhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Trong mối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu vàcon đường buôn bán ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó Đểđạt được những bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi cácdoanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm nhìn sâurộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị trường, lựa chọn đốitác, nghệ thuật ký kết hợp đồng…

Với vai trò đó, thực hiện thủ tục hải quan hiệu quả và hiệu lực có ảnhhưởng to lớn đến việc thúc đẩy năng lực cạnh tranh và phát triển xã hội Đồngthời, việc này cũng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế nhờ môi trườngthương mại an toàn hơn

Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đạihóa hải quan, nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế nhưcam kết WTO trong lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạothuận lợi thương mại toàn cầu, v.v…Doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược

sử dụng và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vựcngoại thương, yếu tố tiên quyết tới thành công của doanh nghiệp Nắm bắt được

ý nghĩa của việc đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao trongngành ngoại thương, nhiều doanh nghiệp đã chủ động liên hệ hợp tác với cáctrường đại học chuyên ngành, tạo điều kiện giúp đỡ cho các sinh viên được thựctập và làm việc trong môi trường thực tế kết hợp với những kiến thức kĩ thuậtnghiệp vụ ngoại thương được giảng dạy trên lớp

Trường đại học Hàng Hải nằm trong số những trường Đại học đã và đang

áp dụng thành công mô hình này Với sự quan tâm từ phía nhà trường, sinh viênngành kinh tế ngoại thương đã được tạo điều kiện đi thực tập tại các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics hay vận tải đường bộ, từ đó có cơhội nắm bắt vận dụng những kiến thức đã học Trong thời gian thực tập nghiệp

vụ vừa qua em đã có điều kiện được thực tập Công ty cổ phần Vinaship một

Trang 3

doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực vận tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩuqua cảng Hải Phòng và những cảng khu vực lân cận.

Sau đây em xin trình bày báo cáo về việc để tiến hành thủ tục Hải Quancho hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và việc nhân viên công ty Vinaship làmthủ tục hải quan cho lô hàng keo và nước xử lý nhập khẩu của công ty TNHHThành Hưng nói riêng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giao nhận giữa công tyTNHH Thành Hưng và công ty cổ phần Vinaship

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở pháp lý

- Luật Hải Quan được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông quangày 29/06/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/06/2006 về sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Hải Quan

- Nghị Định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính Phủ quy địnhchi tiết thi hành luật thuế xuất nhập khẩu

- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hảiquan

- Nghị định 155/2005/NĐ-CP ban hành ngày 15/12/2005 của Chính Phủ

về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướngdẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 về hướng dẫn thi hànhthuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thông tư 114/2005/TT-BTC ban hành ngày 15/12/2005 về hướng dẫnkiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Quyết định 874/QĐ-TCHQ ngày 15/05/2006 về việc ban hành quy trìnhthủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại Quyết định cóhiệu lực thi hành ngày 01/06/2006

- Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan vềviệc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuthương mại

Và một số nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành khác

Trang 5

1.2 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại

1.2.1 Trình tự thực hiện

- Đối với cá nhân, tổ chức:

+ Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quanhải quan hồ sơ hải quan

- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký

tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm trathực tế hàng hoá

+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều

11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC

+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, viphạm, chính sách mặt hàng)

+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống

sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ

+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

+ Kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theokhoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khiđược lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơđược miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực

tế hàng hoá sang Bước 2

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải

Trang 6

+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra.

+ Xử lý kết quả kiểm tra

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả

tờ khai cho người khai hải quan

Bước 4: Phúc tập hồ sơ

1.2.2 Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

b) Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản

8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác):nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh,nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếngViệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch

c) Hóa đơn thương mại (trừ hàng hoá nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tưnày): nộp 01 bản chính;

d) Vận tải đơn (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hànghoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao chụp từ bản gốchoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered;

Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tảiđơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hảiquan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầukhí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộpbản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn

e) Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau:

Trang 7

e.1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặcđóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đươngnhư điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quyđịnh của pháp luật;

e.2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấythông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chấtlượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch(sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danhmục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thựcphẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính;

e.3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kếtquả giám định: nộp 01 bản chính;

e.4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai

tờ khai trị giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng

5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tínhthuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính;e.5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩutheo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bảnsao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếutheo dõi trừ lùi;

e.6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong cáctrường hợp:

e.6.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về

áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trịgiá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam vàtheo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhậpkhẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

e.6.2) Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thôngbáo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ củacộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

Trang 8

e.6.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báođang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuếchống phần biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạchthuế quan;

e.6.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩutheo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phươnghoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên;

C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặcthay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/Osửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật

e.7) Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêutại Điều 100 Thông tư này phải có:

e.7.1) Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đãđược đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danhmục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuấttrình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

e.7.2) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồngcung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hànghoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúngthầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó có quy địnhgiá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối vớitrường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đốichiếu;

e.7.3) Đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyênnăm trăm đến năm nghìn lao động phải có:

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khi đi vào hoạt động sử dụng thườngxuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động;

- Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thườngxuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động

Trang 9

e.7.4) Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễnthuế;

e.7.5) Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế

e.8) Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theoquy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của BộTài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ khônghoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước đối với hàng hoá

là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính;

Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự

án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật vềthuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợpđồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấphàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhântrúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy địnhgiá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối vớitrường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đốichiếu

e.9) Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quanquản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượngkhông chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đốichiếu;

e.10) Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máymóc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để

sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máymóc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộcloại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìmkiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộcloại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh

Trang 10

nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê,phải có:

e.10.1) Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu và hợp đồng bán hàngcho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu (ghi rõ giá hàng hoá phải thanhtoán không bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượngkhông chịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầunhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

e.10.2) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cungcấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trườnghợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

e.10.3) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chứcthực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ hoặc hợp đồng khoa học và công nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặthàng thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ kèm theo bản xác nhận của đạidiện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơ quan nghiên cứu khoa học và cam kết sửdụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ: nộp 01 bản chính;

e.10.4) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụngmáy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tưthuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt: nộp 01 bản chính;

e.10.5) Xác nhận và cam kết của đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàubay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhậpkhẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng chosản xuất, kinh doanh và để cho thuê: nộp 01 bản chính;

e.10.6) Hợp đồng thuê ký với nước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay,giàn khoan, tàu thuỷ; loại trong nước chưa sản xuất được của nước ngoài dùngcho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê: xuất trình 01 bản chính;

Trang 11

e.11.) Giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốcphòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh của Bộ Công anđối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ trực tiếp choquốc phòng, an ninh thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01bản chính;

e.12.) Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá xuất khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật

tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này Khilàm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sửdụng bản lưu tại cơ quan hải quan);

e.13) Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hànghoá tiêu thụ trong nước đối với trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mụchàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng sử dụng làm vật tư, nguyênliệu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước (doanh nghiệp muốn được

áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày cho hàng hóa này thì phải đăng ký trước khinhập khẩu với cơ quan hải quan tương tự như cách đăng ký nguyên liệu, vật tưsản xuất hàng hóa xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này Khi làm thủ tụchải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bảnlưu tại cơ quan hải quan)

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.2.3 Thời hạn, kết quả, lệ phí và các vấn đề còn lại

+ Địa điểm: Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan

+ Thời hạn: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thựchiện (nếu có): Chi cục Hải quan

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

Trang 12

+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan

+ Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng

+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu HQ/2002-NK

- Mẫu Biên bản bàn giao hồ sơ

1.3 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại

1.3.1 Trình tự thực hiện

- Đối với cá nhân, tổ chức:

Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quanhải quan hồ sơ hải quan

- Đối với cơ quan hành chính nhà nước:

Bước 1 Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký

tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm trathực tế hàng hoá

+ Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều

11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC

+ Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, viphạm, chính sách mặt hàng):

+ Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống

sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ

+ Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan

+ Kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theokhoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

+ Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khiđược lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

Trang 13

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơđược miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực

tế hàng hoá sang Bước 2

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải

kiểm tra thực tế:

+ Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trướcthời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá

+ Kiểm tra thực tế hàng hóa

+ Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra

+ Xử lý kết quả kiểm tra

+ Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả

tờ khai cho người khai hải quan

Bước 4: Phúc tập hồ sơ

1.3.2 Thành phần, số lượng hồ sơ

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tươngđương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản

8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác):nộp 01 bản sao;

Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh,nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếngViệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch

+ Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuấttrình các chứng từ sau:

++ Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủngloại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính;

Trang 14

++ Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩutheo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bảnsao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếutheo dõi trừ lùi;

+ Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01bản chính;

+ Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoàicác giấy tờ nêu trên, phải có thêm:

++ Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đãđược đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danhmục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuấttrình bản chính để đối chiếu và trừ lùi;

++ Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cungcấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoákhông bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầuxuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giácung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trườnghợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu;

++ Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễnthuế;

++ Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

1.3.3 Thời hạn giải quyết, kết quả và các vấn đề khác

+ Địa điểm: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính

+ Thời hạn: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ

+ Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

+ Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

Trang 15

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thựchiện (nếu có): Chi cục Hải quan

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

+ Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan

+ Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng

+ Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK;

Trang 16

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Bộ Giao Thông Vận Tải ký quyết định số2264/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty vận tải biểnIII , đơn vị thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt nam thành công ty cổphần vận tải biển VINASHIP

Công ty cổ phần vận tải biển VINASHIP đã tiến hành Đại hội đồng cổđông thành lập công ty ngày 21 tháng 12 năm 2006, được Sở Kế hoạch đầu tưthành phố Hải phòng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203002740ngày 27/12/2006, với tổng số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nướcnắm giữ 51%

+ Tên Công ty viết băng tiếng nước ngoài: VINASHIP JOINT STOCK

COMPANY

+ Tên Công ty viết tắt: VINASHIP

+ Địa chỉ trụ sở chính: Số 01 Hoàng Văn Thụ, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng

- Kinh doanh vận tải biển

- Khai thác cầu cảng, kho bãi và dịch vụ giao nhận kho vận

- Dịch vụ đại lý tàu

- Dịch vụ đại lý vận tải nội địa

- Dịch vụ cung ứng tàu biển

Trang 17

- Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh

- Chi nhánh công ty tại thành phố Đà Nẵng

- Chi nhanh công ty tại thành phố Hạ Long

+ Các xí nghiệp trực thuộc

- Xí nghiệp Dịch vụ vận tải (TRANSE)

- Xí nghiệp Xếp dỡ - dịch vụ và vận tải (STS)

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - tức Công ty vận tải biển III(VINASHIP) trước đây vốn là một DNNN hạng I được thành lập theo Quyếtđịnh số 694/QĐ-TCCB ngày 10/3/1984 của Bộ giao thông vận tải, và sau đóđược thành lập lại theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB ngày 23/3/1993 của Bộtrưởng Bộ Giao thông vận tải với nhiệm vụ chủ yếu là vận tải hàng hoá nội địa,vận tải biển pha sông, kết hợp với vận tải vùng Đông Nam Á và vận chuyểnhành khách tuyến Bắc Nam và ngược lại

Trong lịch sử hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty đã luôn nỗ lựcphấn đấu đạt được những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh và góp phầnđáng kể vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN

Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển, đội tàu củaCông ty phần lớn là tàu chạy dầu DO, các sà lan tàu kéo, các tàu cũ do Liên Xôviện trợ với nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển hàng hoá và hành khách trongnước Luôn biết phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành vận tải đường biển, độitàu của Công ty trong thời gian này không những hoàn thành tốt các nhiệm vụ

Trang 18

nêu trên mà còn đảm nhận xuất sắc các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhànước giao cho như mở luồng mới tuyến biển pha sông Hải Phòng – Hà Nội,cảng Thuận An – Bình Trị Thiên, giải quyết kịp thời những thiếu thốn về hànghoá, lương thực thực phẩm cho thủ đô và vùng sâu vùng xa trong thời kỳ baocấp gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Đặc biệt để bảo vệ vùng hải đảo, biên cương của Tổ quốc trong các năm1987-1988 các tàu của Công ty đã tham gia với hàng chục chuyến hàng chở vậtliệu xây dựng , lương thực phục vụ xây dựng các đảo Trường Sa

a Giai đoạn 1991-1995

Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển dịch từ mô hình kinh tế tậptrung – bao cấp sang cơ chế thị trường Trong giai đoạn này, Nhà nước xác địnhlại vốn và giao vốn cho các doanh nghiệp Do chưa có sự chuẩn bị kỹ về conngười và tri thức quản lý, Công ty đã gặp không ít khó khăn về thị trường, vềđầu tư đổi mới phương tiện, về phương pháp quản lý nên hiệu quả chưa đạtđược yêu cầu và có năm chưa thực hiện được kế hoạch

b Giai đoạn 1996-2000

Trong giai đoạn này, được sự chỉ đạo giúp đỡ của Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam cùng với sự quyết tâm cao trong việc đổi mới doanh nghiệp.VINASHIP đã dần từng bước thoát khỏi những yếu kém, trì trệ, bước đầu đã đạtđược những thành tựu quan trọng

Công ty đã chủ động sắp xếp tổ chức lại một cách hệ thống bộ máy điềuhành, bố trí cán bộ chủ chốt có năng lực vào các phòng ban nghiệp vụ quantrọng Kiện toàn được cơ cấu tổ chức bố trí cán bộ phù hợp là tiền đề tạo thế ổnđịnh, gây được niềm tin, sự hứng khởi và đoàn kết trong nội bộ, để từ đó Công

ty khẩn trương đi sâu vào từng khâu quản lý then chốt như Kinh doanh - Kỹthuật - Vật tư – Tài chính kế toán quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp

Trong thời gian này bằng cách mua hoặc chuyển nhượng tài sản trong nội

bộ Tổng công ty, VINASHIP đã có thêm hàng loạt các tàu như Hùng Vương 03,Thắng Lợi 01, 02, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hà Giang, nâng

Trang 19

tổng trọng tải đội tàu lên nhanh chóng so với những năm trước đây Năm 1999,trọng tải đội tàu đạt 72.987 dwt

c Giai đoạn 2001-2007

Công ty vận tải biển III trong giai đoạn này đã đặc biệt chú trọng đến việcphát triển đội tàu, Công ty đã bổ sung thêm vào danh sách đội tàu của Công tynhững cái tên mới như Hà Nam, Hà Đông, Hà Tiên, Bình Phước, Mỹ An, MỹThịnh, Mỹ Vượng mua tại thị trường nước ngoài, Chương Dương mua trongnước và Mỹ Hưng đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng Điểm nổi bậttrong khâu phát triển đội tàu mang “thương hiệu” VINASHIP có thể kể đến ởđây là ngoài việc chú ý đến khả năng tài chính, nhịp độ đầu tư để không ảnhhưởng đến quá trình sản xuất, Công ty đã tích luỹ được kinh nghiệm trong nhiềunăm về việc mua bán tàu nên các bước mua bán luôn được tiến hành một cáchthận trọng và kỹ lưỡng Nhờ thế mà các tàu mua về đều đảm bảo chất lượng vàhoạt động có hiệu quả cao Việc đầu tư đúng hướng không những phát triểnđược đội tàu về số lượng mà còn trẻ hoá được đội tàu Tuổi tàu bình quân liêntục được giảm, từ trên 22 tuổi trong những năm đầu thành lập Công ty cho đến

22 tuổi (năm 1999), 20 tuổi (năm 2001) và 19,4 tuổi (năm 2003)

Hơn hai mươi năm qua, Công ty vận tải biển III nay là Công ty cổ phầnvận tải biển Vinaship đã phấn đấu không ngừng để tồn tại ổn định và phát triển.Qua mỗi giai đoạn Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách để từng bướckhẳng định bản lĩnh và vị thế của mình trong ngành vận tải biển Nhà nước,Chính phủ đã tặng cho cá nhân và tập thể Công ty các Huân chương Lao động

và nhiều phần thưởng cao quý khác

Trang 20

2.1.3 Mô hình sản xuất và tổ chức bộ máy của công ty

Trang 22

2.2 Lĩnh vực hoạt động của công ty

2.2.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty VINASHIP

Trang 23

Hiện nay công ty thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a Vận Tải Biển

Hiện nay, VINASHIP đang sở hữu và trực tiếp quản lý khai thác một độitàu biển có chất lượng kỹ thuật tốt, gồm 19 chiếc với tổng trọng tải 232.000DWT, hoạt động kinh doanh trên thị trường vận tải quốc tế Công ty tiếp tục đầu

tư phát triển trẻ hóa đội tàu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng vận tải,tăng năng lực cạnh tranh của đội tàu

Trong giai đoạn từ 2010-2015, Công ty sẽ thực hiện kế hoạch đầu tư muacác tàu đã qua sử dụng hoặc đóng mới có tải trọng từ 20.000 đến 30.000 DWT

để thay thế một số tàu nhỏ, cũ, trang bị kỹ thuật lạc hậu hiện nay Phấn đấu đếnnăm 2015, tổng trọng tải Đội tàu Công ty vào khoảng 300.000 DWT, tuổi tàubình quân dưới 16 tuổi

Bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư Đội tàu hàng rời, theo chủ trương củaTổng Công ty Hàng hải Việt Nam là phát triển đa dạng các loại tàu, trong thờigian tới Công ty cũng sẽ xem xét việc phát triển các loại tàu hàng khác như tàuContainer, tàu hàng lỏng, tàu chuyên dụng

b Dịch vụ hàng hải

Công ty vận tải biển Vinaship với hệ thống các chi nhánh của Công ty đặttại Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long, có lợi thế về vị trí, giaothông thuận tiện, gần các cảng biển lớn tạo điều kiện tốt để Công ty tiến hànhcác hoạt động dịch vụ hàng hải gồm: đại lý tàu biển, khai thác kho bãi

Vinaship đang quản lý khai thác 01 bãi Container, 01 kho CFS và mớihoàn thành dự án xây dựng bãi Container hậu phương có vị trí địa lý rất thuậnlợi gần khuc vực cảng Đinh vũ Hải phòng bắt đầu đưa vào khai thac từ1/5/2008

Với mục tiêu vừa khai thác kho bãi vừa làm dịch vụ kho vận giao nhậnkết hợp với lực lượng nhân lực bốc xếp có kinh nghiệm, Vinaship sẽ đưa ra mộtdịch vụ forwarding hoàn hảo nhằm phục vụ khách hàng chu đáo nhất Hiện tạicông việc này đã mang lại việc làm cho hơn một trăm lao động và một nguồn

Trang 24

doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp Trong những năm tới, khu vực này sẽ làmột bộ phận kinh doanh quan trọng góp phần đa dạng hoá hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

Các dịch vụ vận chuyển nguyên liệu cung cấp tận nhà máy cho nhà sảnxuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới tận kho của các nhà phân phốiđang là những sản phẩm dịch vụ vận tải có chất lượng cao được thị trường tindùng và thị phần ngày càng mở rộng Hiện tại Vinaship đã đạt sản lượng dịch vụlogistics và vận tải đa phương thức mỗi tháng hàng ngàn Container nội địa vàxuất nhập khẩu Trong tương lai, tỷ trọng của sản phẩm này trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của Vinaship ngày càng tăng, góp phần đáng kể trong doanhthu và lợi nhuận của doanh nghiệp

2.2.2 Lĩnh vực hoạt động của chi nhánh công ti tại Hải Phòng:

Với đội ngũ công nhân lành nghề và số lượng trang thiết bị tiên tiến, xínghiệp tại Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa tại các cầu tàu, bến bãi với đội ngũ công nhân

Ngày đăng: 18/04/2014, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w