báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần gang thép gia sàng

23 523 1
báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần gang thép gia sàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới Cùng hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới chúng ta đang đón nhận nhiều cơ hội cũng như thách thức không nhỏ Các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội hơn nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức từ sự cạnh tranh của các đối thủ đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia Nền công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là “lương thực” của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước Chính vì vậy trong đợt thực tập này em đã chọn công ty Cổ phần gang thép Gia Sàng – một công ty ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực luyện kim trên địa bàn TP Thái Nguyên Công ty phù hợp với lĩnh vực mà em đang theo học là Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân Qua đợt thực tập này em muốn được tìm hiểu, làm quen và vận dụng những kiến thức đã được học trong trường với thực tế bên ngoài Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã thu thập được những thông tin cần thiết để hoàn thành báo cáo tổng hợp này Báo cáo được viết với sự hướng dẫn của TS Đào Thanh Tùng và các cô chú, anh chị trong công ty Cổ phần gang thép Gia Sàng LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP GIA SÀNG 1 Thông tin chung về công ty:  Tên công ty: Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng  Tên giao dịch quốc tế: Gia Sang Metal co.,LTD  Địa chỉ: Số 880 – Đường Cách Mạng tháng 8 – Phường Gia Sàng – TP Thái Nguyên  Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần  Đại diện doanh nghiệp: Bà Lê Thị Huyền – Giám đốc Công ty  Diện tích đang sử dụng: 03ha  Điện thoại: 0280 837 838  Fax: 0280 837 694  Email: duonggis@gmail.com  Website: www.gisco.com.vn 2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, có mã số thuế riêng Tiền thân là Trung tâm kim khí Gia Sàng được thành lập năm 1993 với hoạt động chủ yếu là sản xuất gang, luyện cán thép với quy mô nhỏ và kinh doanh thương mại các mặt hàng kim khí, vật liệu xây dựng, xăng dầu, vận tải Năm 2001, Công ty đổi thành Công ty TNHH Kim Khí Gia Sàng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế Năm 2003, Công ty đã quyết định mở rộng ngành nghề kinh doanh, dần chuyển sang hoạt động sản xuất công nghiệp, chủ yếu là sản xuất luyện kim từ nguồn nguyên liệu nguồn (nguyên liệu khoáng) với hai mặt hàng chủ yếu là thép và gang đúc Ngày 25-12-2008, Công ty đã chuyển sang hình thức công ty cổ phần, lấy tên là Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng Cho đến nay, công ty đã có 3 nhà máy công suất nhỏ với giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trên 300 tỷ đồng Ngoài ra, các hoạt động phụ trợ như gia công chế biến, chế tạo cơ khí, thương mại dịch vụ hàng năm cũng LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN đạt doanh thu trên 150 tỷ đồng Chất lượng các sản phẩm hàng hóa của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản (JIS) Nhãn hiệu và thương hiệu GIS (Gia Sang Iron Steel) đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngày 04-01-2006 và được Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Nam Á, Công ty Richard Moore và Công ty Văn hóa Hà Nội trao tặng cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu ngày 03-09-2005 Với khoảng 300 lao động tham gia sản xuất trong ba nhà máy chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ, thương mại, dịch vụ, hàng năm Công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách tỉnh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống và ổn định trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Trải qua hơn 16 năm phát triển và trường thành, bằng sự nỗ lực của bản thân, cùng sự đoàn kết, cần cù của đội ngũ cán bộ công nhân viên dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo Công ty, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành tỉnh, thành phố, của địa phương sở tại, Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đến nay Công ty đã trở thành một doanh nghiệp có quy mô vừa hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực luyện kim 3 Ngành nghề kinh doanh của công ty:   Kinh doanh: sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu và vận tải Sản xuất: kết cấu thép, luyện gang, luyện thép, cán thép, chế biến thau 4 Đối tượng và địa bàn kinh doanh của công ty: Là một Công ty kinh doanh mặt hàng gang thép là chủ yếu, hoạt động trong cả lĩnh vực thương mại và sản xuất, Công ty có những lợi thế nhất định trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống phân phối của mình Thị trường của Công ty cũng rất đa dạng về đối tượng khách hàng và địa bàn tiêu thụ Địa bàn tiêu thụ trải rộng trên nhiều tỉnh miền Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hải Dương… Các đối tượng khách hàng của Công ty cũng khá đa dạng, từ các công ty xây dựng, các cá nhân tổ chức có nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh cho đến các đối tượng là các hộ gia đình xây nhà ở Bên cạnh việc bán các sản phẩm của Công ty thì Công ty còn thực hiện chức năng thương mại phân phối các sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhằm đa dạng hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của từng loại khách hàng Ngoài ra, riêng đối với mặt hàng gang đúc, Công ty đã xuất khẩu ra nước ngoài là Nhật Bản và Đài Loan LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bảng 1: Số liệu công suất, sản lượng tiêu thụ sản phẩm thép của Công ty Năm Công suất của Công ty Thuê gia công ngoài 2006 2007 2008 2009 8690 12000 19500 15620 2300 3500 3400 4630 Lượng thép của Tổng lượng các nhà sản xuất thép tiêu thụ khác của Công ty 7600 18590 5600 21100 6350 29250 5420 25670 Nguồn: Phòng kinh doanh 5 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua Trải qua hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng lớn mạnh và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng cao, dần tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường Hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm trước là khả quan do chiến lược phát triển đúng hướng và điều kiện khách quan của nền kinh tế là thuận lợi Tuy nhiên, khi cả nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thép xây dựng nói riêng lâm vào khủng hoảng thì Công ty đã chưa có được sự thích ứng cần thiết để vượt qua Cho đến cuối năm 2008, Công ty đã phải cắt giảm công suất hoạt động của các nhà máy và tiến hành tạm ngừng sản xuất ở nhà máy cán thép Khi mới thành lập năm 2003, Công ty mới chỉ tham gia vào các hoạt động thương mại và dịch vụ chủ yếu như cơ khí, vận tải, xăng dầu,… cho đến năm 2003, Công ty mới bắt đầu đi vào những lĩnh vực sản xuất công nghiệp với việc đầu tư luyện cán thép quy mô nhỏ sau đó là nhà máy luyện gang bằng lò cao Với ba nhà máy sản xuất là: nhà máy luyện cán thép công suất 2 vạn tấn/năm; nhà máy luyện gang bằng lò cao từ quặng sắt công suất 2,5 vạn tấn/năm; nhà máy luyện cốc quy mô bán cơ khí và dây truyền tuyển than hiện đại được đặt tại khu công nghiệp nhỏ Sơn Cầm công suất 2 vạn tấn/năm Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của công ty qua các năm là: năm 2006 là 130 tỷ đồng, năm 2007 là 255 tỷ đồng, năm 2008 là 191 tỷ đồng và trong 5 tháng đầu năm 2009 là 110 tỷ đồng LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2006-2009 (số liệu năm 2009 chỉ là dự tính) Đơn vị: tỷ VNĐ STT 1 2 3 4 5 Năm Các chỉ tiêu Doanh thu Vốn Nộp ngân sách Lợi nhuận sau thuế Thu nhập bình quân 2006 230,00 62,00 5,06 13,00 0,0015 2007 2008 2009 385,00 325,00 370,00 86,00 118,00 132,00 8,94 3,89 6,22 23,00 10,00 16,00 0,002 0,002 0,0025 Nguồn: Phòng kế toán Sở dĩ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty có sự đột biến trong thời gian qua là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và những khó khăn của ngành luyện kim nói riêng đã khiến cho hầu hết các công ty luyện kim phải lao đao Năm 2006, tức là chỉ 3 năm kể từ khi Công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp thì tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong năm của Công ty đã đạt tới 180 tỷ đồng và tiếp đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó, năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty tăng lên nhanh chóng là 255 tỷ đồng do sản lượng gang thép tăng và giá bán ra thị trường tăng mạnh mẽ Năm 2008, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO và khủng hoảng kinh tế diễn ra đã khiến sản phẩm của Công ty nói riêng và sản phẩm luyện kim nói chung của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các sản phẩm luyện kim nhập khẩu, chủ yếu là từ Trung Quốc, giá trị sản xuất công nghiệp của Công ty chỉ còn 191 tỷ đồng Vì vậy, Công ty đã buộc phải tạm dừng sản xuất ở các nhà máy để cắt giảm chi phí, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn do không tiêu thụ được sản phẩm Tuy nhiên, năm 2009 với sự dần phục hồi của nền kinh tế nói chung và ngành thép nói riêng, việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã từng bước được cải thiện, thể hiện ở tổng giá trị sản xuất công nghiệp là 110 tỷ đồng chỉ trong 5 tháng đầu năm 2009 Kèm theo đó, nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng như kinh doanh vận tải, gia công cơ khí, xăng dầu… cũng đem lại doanh thu khá lớn lên tới 100 tỷ đồng năm 2006; 130 tỷ đồng năm 2007 và năm 2008 đạt tới 154 tỷ đồng đã khiến tổng doanh thu của Công ty không có quá nhiều biến động trong hai năm 2007 và 2008 bất chấp khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu Cho đến cuối năm 2008, khi các hoạt động sản xuất tại các nhà máy đã ngừng hoạt động và các hoạt động thương mại dịch vụ khác gặp nhiều khó khăn thì Công ty vẫn phấn đấu duy trì mức doanh thu dự kiến là 250 tỷ đồng, là LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN một con số đáng kể trong thời đại khủng hoảng kinh tế với một doanh nghiệp luyện kim quy mô vừa ngoài quốc doanh Sơ đồ 1: So sánh doanh thu và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2006-2009 Nguồn: Phòng kinh doanh LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẦN 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1.1 Chức năng của công ty:  Thực hiện tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Hiện nay, Công ty đang tiến hành sản xuất kết cấu thép, luyện gang, luyện thép, cán thép, chế biến than cốc,… đồng thời Công ty cũng tiến hành kinh doanh các mặt hàng sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu, gia công cơ khí, chế tạo cơ khí,…  Tổ chức quản lý vận hành và sửa chữa các thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất  Tổ chức mua bán vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng, máy móc…  Tổ chức quản lý kinh doanh tiêu thụ các sản phẩm của Công ty  Ổn định, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty 1.2 Nhiệm vụ của công ty:  Trước mắt lãnh đạo Công ty cũng như toàn bộ công nhân viên trong toàn Công ty đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch 2006-2010 mà Công ty đã đặt ra  Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và đúng với mục đích thành lập của Công ty  Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và nghĩa vụ mà Nhà nước giao phó và quy định  Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống cho công nhân viên chức, tạo điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho người lao động  Bảo vệ Công ty, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông và an toàn xã hội 2 Công nghệ sản xuất: Do mới tham gia vào lĩnh vực sản xuất gang thép và có những hạn chế về vốn nên công ty có công nghệ sản xuất tương đối nhỏ Công suất của nhà máy cán LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN thép của Công ty hiện tại là 2 vạn tấn/năm so với đối thủ lớn trong ngành với cùng điều kiện sản xuất là Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên với thương hiệu Tisco là 55 vạn tấn/năm thì là quá nhỏ bé Không có lợi thế về quy mô, dây chuyền công nghệ của Công ty cũng không hiện đại như các nhà máy cán thép của các Công ty lớn khác, nhà máy cán thép của Công ty hiện nay đã bộc lộ ra những hạn chế về công suất và công nghệ dẫn tới những hạn chế về giá thành, chất lượng sản phẩm thép thành phẩm của Công ty  Quy trình công nghệ một số sản phẩm chủ yếu của Công ty: Công ty là một đơn vị sản xuất và cung cấp chủ yếu các sản phẩm gang và thép Trong đó thì việc sản xuất thép chiếm một vai trò chủ đạo Quy trình công nghệ sản xuất thép được tiến hành theo quy trình sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất thép Nguyên Lò Tháo khuân Nhập kho Đúc liệu luyện bán TP Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu để sản xuất phôi thép Bước 2: Đưa nguyên vật liệu vào lò luyện phôi Bước 3: Nguyên vật liệu nóng chảy được đưa vào khuôn đúc Bướcnung Lò 4: Tháo khuôn đúc Cán Cắt đoạn Làm nguội Bước 5: Nhập kho nguyên vật liệu phôi thép Bước 6: Đưa phôi thép vào lò nung Bước 7: Tùy vào yêu Đóng bó từng loại sản phẩm mà điều chỉnh máy cán sao cho cầu của nhập kho thép thành phẩm phù hợp Bước 8: Cắt đoạn theo sản phẩm, thông thường là cắt nóng ở nhiệt độ 750 độ C Bước 9: Thép sau khi cắt đoạn được đưa lên sàn làm nguội Bước 10: Sản phẩm sau khi kiểm tra đóng bó nhập kho thép thành phẩm LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng là một đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập nên toàn bộ vật tư của Công ty đều mua theo kế hoạch của Công ty Các đơn vị cung cấp vật tư chủ yếu cho Công ty như: Hợp tác xã khai thác chế biến Trại Cau, Công ty gang thép Thái Nguyên, mỏ than Phấn Mễ, Công ty vật liệu chịu lửa… Ngoài ra Công ty còn một số loại vật tư mà Công ty có thể tự sản xuất như: phôi thép, than cốc… và một số loại vật tư nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Singgapo… Vì là một đơn vị chủ yếu là sản xuất kinh doanh nên mục đích sử dụng vật tư chủ yếu của Công ty là để sản xuất sản phẩm (đối với các nguyên vật liệu chính), phục vụ tại phân xưởng và công tác quản lý của Công ty (đối với nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ) Do yêu cầu của sản xuất, quản lý và địa thế của Công ty nên hệ thống kho bãi của Công ty rất lớn và phong phú, bao gồm 9 kho:  4 kho nguyên vật liệu tại 3 nhà máy cơ sở của Công ty  2 kho thành phẩm: thép, gang  1 kho xăng dầu  1 kho vật liệu xây dựng  1 kho khác: tập phẩm, phụ tùng, công cụ dụng cụ… Ngoài nhà máy luyện gang mới được đầu tư đồng bộ do tập đoàn gang thép Trung Quốc thiết kế và chuyển giao công nghệ thì hầu hết dây chuyền công nghệ của các nhà máy cán thép và hệ thống cơ sở vật chất kho bãi đều được đầu tư lâu ngày đòi hỏi phải được nâng cấp và đổi mới Tuy nhiên do còn hạn chế về quy mô vốn, thị trường và các nguồn lực khác mà Công ty đã bị hạn chế đi nhiều trong việc đổi mới công nghệ 3 Nguồn nhân lực: 3.1 Tình hình sử dụng lao động trong công ty: Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng là một Công ty có một số lượng lao động lớn, trình độ tay nghề cao Trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, lực lượng lao động trong Công ty không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng Trong những năm qua ban lãnh đạo Công ty cũng đã luôn có những chính sách phù hợp cho công nhân lao động, để họ có những điều kiện tốt nhất để sản xuất hiệu quả, an toàn, và có cơ hội nâng cao trình độ Hiện nay Công ty đã ban hành và thực hiện các chính sách tiền lương phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty và quy định của Nhà nước Ngoài ra, Công ty còn thực hiện và điều chỉnh đơn giá tiền lương sản phẩm phù hợp và nâng bậc cho công nhân viên chức Thu nhập LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN bình quân khoảng 2.000.000đ/người/tháng Mọi người trong Công ty thường xuyên được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp an toàn phù hợp với tính chất công việc được giao Đối với mỗi người lao động, luôn tuân thủ đúng nội quy, quy chế của Công ty, có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao với năng suất và chất lượng cao Tại Công ty, lao động được tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:  Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất, bao gồm: o Lao động trực tiếp o  o Lao động gián tiếp Phân loại theo trình độ lao động, bao gồm: Lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng o Lao động có trình độ Trung cấp o Lao động là công nhân kỹ thuật  o Phân loại theo giới tính: Lao động nam o Lao động nữ LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 3.2 Cơ cấu lao động: Bảng 3: Cơ cấu lao động của Công ty (số liệu năm 2009 là chỉ là dự kiến) CHỈ TIÊU 1.Tổng số lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp 2.Trình độ lao động - Đại học, cao đẳng - Trung cấp NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ cấu lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 303 100,00 381 100,00 320 100,00 356 100,00 242 79,87 309 81,10 230 71,87 248 69,67 61 20,13 72 18,90 90 28,13 108 30,33 92 30,36 97 25,46 85 26,56 88 24,72 78 25,74 84 22,05 67 20,94 72 20,22 43,90 200 52,49 168 52,50 196 55,06 86,47 13,53 336 45 88,19 11,81 - Công nhân 133 kỹ thuật 3.Giới tính - Nam 262 - Nữ 41 256 80,00 275 77,25 64 20,00 81 22,75 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Nhìn chung lao động trong Công ty tăng một cách rõ rệt cả về số lượng và chất lượng Tổng số lao động của Công ty năm 2007 tăng 78 người tương ứng tăng 1,23% so với cùng kỳ năm trước Điều này là do trong năm 2007, Công ty đã tiến hành đưa nhà máy luyện Cốc đi vào hoạt động Tuy nhiên cho đến cuối năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên Công ty đã phải thực hiện các biện pháp tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng các nhà máy và đồng thời thực hiện hàng loạt các biện pháp để vượt qua khủng hoảng mà cụ thể là cắt giảm nhân sự lao động gián tiếp, cho nghỉ việc tạm thời đối với công nhân sản xuất tại các nhà máy cán thép và luyện gang nên lực lượng lao động năm 2008 của Công ty bị cắt giảm nhiều so với năm 2007 LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Tuy nhiên trong hoàn cảnh khó khăn chung thì đây cũng không phải là một dấu hiệu đáng lo ngại mà qua đây còn là cơ hội cho Công ty tiến hành nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, phát triển lực lượng lao động về chiều sâu Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, không có lao động nào chưa qua đào tạo Tỷ trọng lao động tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng tương đối cao (25,46% năm 2007) Bộ phận này chủ yếu là các lao động gián tiếp, song chủ yếu là công nhân kỹ thuật có tay nghề ( chiếm 52,49%), tăng 8,59% so với năm 2006 Do đặc điểm của loại hình sản xuất nên tỷ lệ lao động là nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao (88,18%) và đa số công nhân trực tiếp sản xuất là các công nhân kỹ thuật lành nghề Bên cạnh việc giải quyết những khó khăn trước mắt thì Công ty cũng đã có những định hướng chiến lược nhân sự nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, sẵn sàng cho bước phát triển khi nền kinh tế khôi phục lại 3.3 Các hình thức trả lương và cách tính lương trong công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng các hình thức tiền lương sau: lương theo sản phẩm, lương thời gian, lương khoán  Lương sản phẩm: áp dụng cho hầu hết lao động trực tiếp sản xuất  Lương thời gian: áp dụng tính cho lao động gián tiếp như bộ phận quản lý…  Lương khoán: áp dụng tính lương cho các bộ phận như: bảo vệ, nấu ăn, công nhân vệ sinh… Lương này xác định theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng lao động 4 Nguồn vốn: Công ty với tiền thân là Trung tâm dịch vụ cơ khí Gia Sàng, qua quá trình phát triển không ngừng, trải qua các hình thức doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, cho đến năm 2008, Công ty đã chính thức cổ phần hóa để có thể tiếp cận với những nguồn vốn đa dạng khác nhau trên thị trường Cho đến nay Công ty đã sở hữu một lượng tài sản khá lớn bao gồm 3 nhà máy, hệ thống văn phòng, trang thiết bị sản xuất, vận tải, kho bãi… Tài sản của Công ty được tích lũy trong quá trình phát triển, và được đầu tư chủ yếu vào các nhà máy cán thép, nhà máy luyện gang và một nhà máy luyện cốc Bên cạnh vốn chủ sở hữu, Công ty còn huy động thêm vốn từ nhiều nguồn khác nhau, như vay vốn ngân hàng, từ các tổ chức tín dụng và LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN các khoản tín dụng thương mại từ các đối tác Do mới cổ phần hóa từ cuối năm 2008 nên công ty vẫn chưa huy động được một nguồn vốn lớn và quan trọng khác là nguồn vốn trên thị trường chứng khoán Cuối năm 2008 và năm 2009 là một khoảng thời gian tương đối khó khăn đối với Công ty, do khủng hoảng kinh tế nên các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thắt chặt các khoản nợ của Công ty, chi phí lãi vay tăng cao mà sản phẩm đưa ra thị trường ứ đọng do hầu hết các công trình xây dựng đều bị đình trệ Hơn nữa trong đầu năm 2008, Công ty lại đầu tư khá nhiều cho các dự án như 13 tỷ đồng cho nhà máy luyện gang sử dụng công nghệ tương đối hiện đại do Tập đoàn gang thép Trung Quốc thiết kế và chuyển giao công nghệ và một tòa cao ốc 10 tầng với tổng diện tích 3500 m2 làm văn phòng và các dịch vụ thương mại của Công ty, hiện tại công trình đã xây xong phần thô với giá trị đầu tư ước tính lên tới 16 tỷ đồng Hiện tại để cắt giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện khủng hoảng, Công ty đã tạm dừng hoạt động nhà máy cán thép do chi phí sản xuất cao, lượng vốn ứ đọng tương đối lớn Thay vào đó, Công ty tập trung vốn vào các hoạt động thương mại như kinh doanh xăng dầu, nhà máy luyện cốc và các dịch vụ khác cần ít vốn hơn và khả năng quay vòng vốn nhanh Tổng vốn của Công ty tính đến thời điểm cổ phần hóa đầu năm 2009 là khoảng 118 tỷ đồng, bao gồm vốn cổ phần của các cổ đông chính, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng Có thể nói dù các chỉ số tài chính của Công ty vẫn ở mức đạt chuẩn nhưng do chính sách thắt chặt cho vay và chi phí lãi suất cao khiến cho Công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng Đó cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đặc biệt là trong hoàn cảnh gặp khủng hoảng kinh tế như hiện nay Tuy nhiên cho đến năm 2009, do các chương trình kích cầu của Chính phủ, Công ty đã phần nào giải quyết được những khó khăn về vốn, dự kiến đến cuối năm 2009, tổng số vốn của Công ty sẽ là 132 tỷ đồng LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Bảng 4: Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2006-2008 Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Nguồn Vốn vay Vốn chủ sở hữu Tổng số vốn Nội dung Vốn cố định Vốn lưu động Tổng số vốn 2006 50,00 12,00 62,00 8,00 54,00 62,00 2007 66,00 20,00 86,00 17,00 69,00 86,00 2008 2009 91,00 105,00 27,00 33,00 118,00 138,00 26,00 29,00 92,00 109,00 118,00 138,00 Nguồn: Phòng kế toán  Nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn vốn này do các chủ sở hữu của Công ty đóng góp khi mới thành lập và bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh Vốn chủ sở hữu của Công ty được hình thành từ 2 nguồn chính: o Nguồn đóng góp ban đầu và bổ sung của các cổ đông o Nguồn đóng góp bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh  Phân phối kết quả sản xuất kinh doanh: Kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ với các cơ quan quản lý và với Nhà nước được phân phối như sau: o 20% dùng để trích lập quỹ đầu tư phát triển o 15% trích lập bổ sung vốn điều lệ o 5% trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi o 60% phân chia lợi nhuận cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốn góp 5 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng được phân ra làm 3 cấp quản lý Với cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, gọn nhẹ, khoa học, có quan hệ phân công trách nhiệm cụ thể và rõ ràng tạo ra hiệu quả tối đa trong sản xuất kinh doanh LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Sơ đồ 3: Bộ máy quản lý của Công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC KIÊM CHỦ TỊCH HĐQT PGĐ Sản xuất PGĐ Hành chính NM Luyện thép P Tổ chức HC NM Luyện gang P Kế toán TC NM Luyện cốc P Vật tư Phân xưởng cơ khí P Cơ điện TB P Kinh doanh Nguồn : Phòng tổ chức hành chính P Quản lý CLSP P KTCN PGĐ Kinh doanh LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 5.2 Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty:  Hội đồng quản trị: là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Hội đồng quản trị của Công ty bao gồm các thành viên là các cổ đông chủ chốt trong Công ty, nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn Trong đó chủ tịch hội đồng quản trị cũng là Giám đốc Công ty Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây: o Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty o Quyết định tăng giảm vốn điều lệ cũng như thời điểm và phương thức huy động thêm vốn o Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát và các quản lý khác của Công ty o Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty o Sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty o Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể Công ty  Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty có các quyền và nghĩa vụ sau: o Tổ chức, chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung hoạt động của cuộc họp Hội đồng quản trị o Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thay mặt Hội đồng thành viên để ký kết các quyết định của Hội đồng quản trị o Quyết định, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các phương án đầu tư, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty o Tuyển dụng lao động, ban hành quy chế trong Công ty o Thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị  Phó giám đốc hành chính: thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở chỉ đạo của Giám đốc và các quy chế, quy định của Công ty đối với các bộ phận mà mình quản lý về đời sống, y tế, bảo vệ tài sản và an ninh trong Công ty Phụ trách chủ yếu về mặt nhân sự, nhân lực của Công ty trên cơ sở chỉ đạo của Giám đốc Thực hiện giám sát các phòng ban trên cơ sở yêu cầu kỹ thuật và nội quy, quy chế của Công ty LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  Phó giám đốc sản xuất: phụ trách chủ yếu về vấn đề kỹ thuật sản xuất, giám sát kỹ thuật của Công ty từ công đoạn xây dựng dự án đến quá trình khai thác sử dụng  Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về các hoạt động kinh doanh bán hàng, marketing sản phẩm của Công ty Trong đó bao gồm cả các sản phẩm sắt thép, gang và các sản phẩm dịch vụ thương mại khác của Công ty 5.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng gồm 7 phòng ban:  Phòng tổ chức hành chính: tổ chức quản lý, tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân, giải quyết các chính sách chế độ quản lý và tiền lương  Phòng cơ điện thiết bị: quản lý, sửa chữa thiết bị máy móc, thiết bị năng lượng, lập kế hoạch theo dõi và kiểm tra thường xuyên và định kỳ  Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn và phụ trách kỹ thuật sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và các định mức kinh tế kỹ thuật  Phòng vật tư: đảm nhận toàn bộ công việc cung ứng vật tư cho sản xuất, quản lý theo dõi từng loại vật tư theo từng kho vật tư  Phòng kỹ thuật công nghệ: giám sát quá trình công nghệ, đảm bảo cho sản xuất liên tục, lập các quy trình công nghệ, các định mức kỹ thuật Tham gia đào tạo nâng bậc thợ và thực hiện các chỉ tiêu mà công ty giao phó  Phòng kế toán tài chính: ghi chép, tính toán, phản ánh kịp thời mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thức giá trị Tham mưu cho ban quản lý Công ty về công tác bảo đảm tiền tệ vốn cho nhu cầu hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty  Phòng kinh doanh: phụ trách chủ yếu về mặt hoạt động kinh doanh trong Công ty từ kế hoạch, phương thức, cách thức hoạt động, tiêu thụ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả kinh doanh của Công ty Đồng thời phòng kinh doanh cũng trực tiếp phụ trách kinh doanh các hoạt động phụ trợ như: kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa phục vụ cho nhu cầu trong và ngoài Công ty, kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng… 5.4 Các phân xưởng, nhà máy của công ty: Công ty có 3 nhà máy công suất nhỏ và 1 phân xưởng cơ khí  Nhà máy luyện và cán thép: có 2 phân xưởng chính: LÊ THU HIỀN o TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Phân xưởng luyện thép: chuyên sản xuất thép thỏi (bán thành phẩm) bằng lò luyện để làm phôi cung cấp làm nguyên liệu cho phân xưởng cán thép o Phân xưởng cán thép: nhận phôi thép từ phân xưởng luyện, tiếp tục chế biến ra thép cán Một phần sản phẩm là thương phẩm, một phần sẽ chu chuyển tiếp để sản xuất ra các loại thép có kích cỡ nhỏ hơn theo nhu cầu của thị trường  Nhà máy luyện gang: chuyên sản xuất gang chất lượng cao, có quy mô hiện đại  Nhà máy luyện cốc: là nhà máy mới được đưa vào sử dụng từ năm 2007, là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp cốc luyện kim cho dây chuyền sản xuất gang và thép của Công ty  Phân xưởng cơ khí: chủ yếu là đảm nhận các hoạt động phụ trợ của Công ty như: gia công cơ khí, chế tạo cơ khí,… phục vụ nhu cầu trong và ngoài Công ty 6 Quy hoạch phát triển: Quy hoạch phát triển và mục tiêu chiến lược của Công ty giai đoạn 20062010 có xét đến 2015 dựa trên quan điểm là phải hoàn toàn tự chủ từ khâu nguyên liệu đến khâu phôi cho cán thép để tăng khả năng cạnh tranh Bắt đầu từ công nghệ truyền thống (từ lò cao), Công ty sử dụng tối đa nguồn quặng sắt sẵn có tại địa phương và trong nước, trên cơ sở xây dựng khu liên hợp gang thép công suất 20 vạn tấn thép/năm, sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu khoáng trong nước áp dụng các công nghệ mới hiện đại đang được sử dụng trên thế giới, cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu các bạn hàng trong nước về thép cán và gang đúc (cả về số lượng, chủng loại, quy cách và chất lượng sản phẩm) Góp phần cho ngành thép từ thay thế nhập khẩu tiến tới xuất khẩu sản phẩm thép Phấn đấu đến năm 2015 sẽ trở thành một Công ty lớn phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo tốt về chất lượng, đầy đủ về số lượng và chủng loại sản phẩm thép, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước Với kế hoạch đầu tư mở rộng xây dựng khu liên hợp luyện kim Gia Sàng, với 06 ha đất hoang hóa tại bãi hóa trường sẽ trở thành khu liên hợp gang thép, cùng với việc xin một số điểm mỏ nguyên liệu như mỏ quặng sắt, mỏ than mỡ tại địa phương Thái Nguyên chính là mục tiêu phát triển kinh tế của Công ty cho giai đoạn 2006-2010 Về vấn đề này, Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, các Sở, ban ngành liên quan của tỉnh đồng ý chấp thuận, thời gian triển khai bắt đầu từ quý 1/2008 với quy mô đầu tư có thể trình bày một cách sơ lược như sau: LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  Đầu tư mới một nhà máy luyện gang, thép công suất 20 vạn tấn/năm bao gồm một lò cao 128m3 công suất từ 18-20 vạn tấn/năm, phân xưởng luyện thép bằng lò điện loại 20 tấn/mẻ công suất từ 18-20 vạn tấn/năm, phân xưởng cán thép công suất 10 vạn tấn/năm, phân xưởng sản xuất ôxy 1200m3/h, phân xưởng gia công chế tạo cơ khí, phân xưởng đúc chi tiết chất lượng cao, một lò thiêu kết 22m2, trạm điện và hệ thống đường sắt kéo dài cùng hệ thống kho bãi sân ga vận chuyển nhiên liệu cho sản xuất hay phục vụ quá trình sản xuất bán sản phẩm, diện tích đất phát triển cần tới 6 ha, và như vậy sau khi đầu tư xong khu liên hợp này, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt từ 3.000 tỷ đồng/năm trở lên, không kể giá trị sản xuất công nghiệp hiện tại Nguyên liệu quặng sắt cho giai đoạn này từ 35-40 vạn tấn/năm  Tổng mức đầu tư (dự kiến): 30 triệu USD, nguồn vốn là nguồn vốn tự có và vốn huy động tín dụng, huy động chứng khoán, trong đó: Đầu tư cho dây chuyền công nghệ, thiết bị: 25 triệu USD; Đầu tư vốn lập quy hoạch chi tiết, cho đền bù giải phóng mặt bằng đất và xây dựng cơ sở hạ tầng khu liên hợp: 5 triệu USD Mục tiêu của Công ty là tạo ra sản phẩm có giá trị cao từ nguồn nguyên liệu khoáng sản sẵn có của địa phương, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực làm việc của hệ thống thiết bị, đồng bộ lại dây chuyền công nghệ sản xuất để nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, giảm thiểu lao động nặng nhọc của công nhân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp nhằm tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất, cải thiện môi trường, tăng tính cạnh tranh cao cho sản phẩm, phần thực hiện chiến lược phát triển của Nhà nước, của tỉnh trong việc quy hoạch và khuyến khích phát triển ngành thép, trong xu thế hội nhập khu vực cũng như trên thế giới, góp phần ổn định kinh tế, chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới tham gia và lĩnh vực luyện kim và hoạt động với quy mô còn hạn chế nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt trong bối cảnh ngành thép gặp rất nhiều tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự tham gia mạnh mẽ của các thành phần kinh tế khác như các tập đoàn sản xuất lớn từ nước ngoài với những siêu dự án hàng triệu tấn/năm Trong bối cảnh Công ty gặp rất nhiều khó khăn đó thì cũng là cơ hội để thử thách khả năng thích nghi và tự đổi mới để phát triển Tuy nhiên do đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển nên Công ty còn tồn tại nhiều hạn chế Công ty có hoạt động kinh doanh dàn trải trên khá nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại dịch vụ, kinh doanh xăng dầu, vận tải, luyện cán thép, luyện than cốc và mới nhất là lĩnh vực bất động sản với dự án tòa cao ốc trung tâm 10 tầng với số vốn đầu tư lên tới 16 tỷ đồng Điều đó cũng mang lại cho Công ty ít nhiều lợi thế khi đối mặt với tình hình khủng hoảng như hiện nay Năm 2009, Công ty đã phải tạm dừng hoạt động của nhà máy cán thép chính và các hoạt động sản xuất bị thu hẹp đi nhiều nhưng bù lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ lại vẫn giữ được sự ổn định và là “cứu cánh” cho Công ty Với chủ trương “lấy ngắn nuôi dài”, Công ty đang dần vượt qua khủng hoảng khi mà rất nhiều doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bị phá sản Đầu năm 2010, các nhà máy cán thép của Công ty đã đi vào hoạt động trở lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự hồi phục lại của Công ty Tuy nhiên, việc đầu tư dàn trải nhiều lĩnh vực trong bối cảnh Công ty có quy mô chưa đủ lớn cũng hạn chế rất nhiều cơ hội phát triển của Công ty trong lâu dài do không tập trung được lượng vốn đủ khi mà lĩnh vực chính của Công ty là lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn Ban lãnh đạo Công ty cũng đã nhận ra được những hạn chế trong cơ cấu tổ chức trước đây đã làm hạn chế đi nhiều cơ hội phát triển của Công ty trong bối cảnh hiện nay nên trong thời gian qua Công ty đã tiến hành các biện pháp đổi mới mạnh mẽ Tiêu biểu nhất là cuối năm 2008, đầu năm 2009, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa để chuyển đổi hình thức hoạt động của Công ty từ hình thức Công ty TNHH sang hình thức Công ty cổ phần Không chỉ chuyển đổi về mô hình tổ chức mà Công ty còn có những thay đổi về mặt nhân sự và những cơ chế mới cho phép Công ty có thể phát triển mạnh mẽ hơn LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Đề xuất đề tài: Đề tài : Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng LÊ THU HIỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP GIA SÀNG 2 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY: 2 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 2 3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY: .3 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 3 5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHỮNG NĂM QUA 4 PHẦN 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA 7 CÔNG TY .7 1 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY: .7 1.1 Chức năng của công ty: 7 1.2 Nhiệm vụ của công ty: .7 2 Công nghệ sản xuất: 7 3 NGUỒN NHÂN LỰC: 9 3.1 Tình hình sử dụng lao động trong công ty: 9 3.2 Cơ cấu lao động: 11 3.3 Các hình thức trả lương và cách tính lương trong công ty: 12 4 Nguồn vốn: 12 5 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY: 14 5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 14 5.2 Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty: 16 5.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 17 5.4 Các phân xưởng, nhà máy của công ty: 17 6 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN: .18 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG 20 ... KINH TẾ QUỐC DÂN PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP GIA SÀNG Thông tin chung công ty:  Tên công ty: Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng  Tên giao dịch quốc tế: Gia Sang Metal co.,LTD... yếu thép gang đúc Ngày 25-12-2008, Công ty chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần, lấy tên Công ty cổ phần gang thép Gia Sàng Cho đến nay, cơng ty có nhà máy cơng suất nhỏ với giá trị sản xuất công. .. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP GIA SÀNG THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY: 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY:

Ngày đăng: 13/08/2014, 13:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Thông tin chung về công ty:

  • 2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

  • 3. Ngành nghề kinh doanh của công ty:

  • 4. Đối tượng và địa bàn kinh doanh của công ty:

  • 5. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm qua

  • 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

    • 1.1. Chức năng của công ty:

    • 1.2. Nhiệm vụ của công ty:

    • 2. Công nghệ sản xuất:

    • 3. Nguồn nhân lực:

      • 3.1. Tình hình sử dụng lao động trong công ty:

      • 3.2. Cơ cấu lao động:

      • 3.3. Các hình thức trả lương và cách tính lương trong công ty:

      • 4. Nguồn vốn:

      • 5. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:

        • 5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

        • 5.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo công ty:

        • 5.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

        • 5.4. Các phân xưởng, nhà máy của công ty:

        • 6. Quy hoạch phát triển:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan