1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tham quan thực tế công ty cổ phần b.o.o nước thủ đức

25 5K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Tại bể tiếp nhận nước thô được đưa từ dưới lên và keo tụ PAC sẽ được châm từ nhà hóa chất theo đường ống đến cùng lúc để tạo sự liên kếtgiữa các ion có trong nước.. Nước từ bể lọc sẽ đượ

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN Trang 2

CHƯƠNG I Trang 3 I/ Giới thiệu về công ty Trang 3 II/ Sơ đồ công nghệ Trang 5 III/ Thuyết minh quy trình công nghệ Trang 6 IV/ kết luận, nhận xét Trang 13

 CHƯƠNG II Trang 15

I/ Giới thiệu về nhà máy Trang 15 II/ Sơ đồ công nghệ Trang 16 III/ Thuyết minh quy trình công nghệ Trang 18

I V/ Nhận xét, kết luận Trang 25

PHẦN KẾT LUẬN Trang 26

Trang 3

CHƯƠNG I: CÔNG TY CỔ PHẦN B.O.O THỦ ĐỨC ( THU DUC WATER BOO CORPORATION ( TDW ) )

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY:

• Công ty được thành lập vào ngày 17 tháng 12 năm 2004

• Nhà máy khởi công vào tháng 07 năm 2005

• Công suất thiết kế:

Trạm bơm Hóa An 315,000 m3/ngàyNhà máy xử lý tại Thủ Đức 300,000 m3/ngày

• Ngày 13 tháng 05 năm 2009: Khánh thành nhà máy, phát công suất 100,000 m3/ngày

• Ngày 01 tháng 08 năm 2010: chính thức hoàn thành dự án, phát công suất 300,000 m3/ngày

• Cấp nước cho quận 2, quận 7, quận 9, quận Thủ Đức, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ

• Hình thức đầu tư: Đầu tư – Sở hữu – Vận hành

( Build – Operation – Own )

Trang 4

• Better service for life : phục vụ tốt hơn cho cuộc sống

• Sứ mệnh: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đảm bảo cuộc sống.

• Tầm nhìn: TDW sẽ là một nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, phục vụ tốt

nhất cho cuộc sống con người bằng các dịch vụ đô thị trên toàn lãnh thổ Việt Nam

• Cam kết: Bảo vệ môi trường sống, phục vụ tốt hơn cho cộng đồng, nhân viên,

cổ đông

Vốn điều lệ 500 tỷ, Cổ đông gồm:

• Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (C.I.I) – 40%

• Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1 – 20%

• Quỹ Đầu Tư Phát Triễn Đô Thị TP.HCM (HIFU) – 10%

• Công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh (REE) – 10%

• Công ty Cổ Phần Phát Triển Nhà Thủ Đức (THU DUC HOUSE) – 10%

• Công ty Cổ Phần Nước và Môi Trường (WACO) – 10%

Trang 5

II.SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:

Bể chứa bùn

Bể lọc

Bể thứ cấp

Bể tạo bông sơ cấp

Ngăn Phản ứng

Bể trộn

Cl 2

Ngăn tiếp nhận

Cl 2 Keo tụ

PAC

Ngăn Phản ứng

Ngăn khử trùng

Cl 2

Trạm bơm

Trang 6

III THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:

* Thuyết minh quy trình:

Nước từ sông Đồng Nai đưa đến trạm bơm nước thô sẽ được bơm qua hầm thunước bởi 4 bơm có công suất lớn Từ hầm thu nước, nước sẽ dẫn vào bể tiếp nhận tạinhà máy B.O.O nước Thủ Đức Tại bể tiếp nhận nước thô được đưa từ dưới lên và keo

tụ PAC sẽ được châm từ nhà hóa chất theo đường ống đến cùng lúc để tạo sự liên kếtgiữa các ion có trong nước Nước từ bể tiếp nhận theo ống chảy qua bể trộn có cánhkhấy, có keo tụ PAC được châm vào từ nhà hóa chất rồi đưa đến bể để tạo cho nước cóphản ứng tốt với phèn Sau đó nước tiếp tục qua bể phản ứng, tại đây quá trình keo tụxảy ra hình thành các bông cặn kết tủa

Tại bể lắng nước chứa các hạt keo sẽ lắng xuống nhanh tạo điều kiện cho quátrình lọc xảy ra nhanh hơn và dễ dàng hơn Nước từ bể lắng sau khi loại bỏ một phầncác tạp chất lơ lửng có trong nước sẽ qua bể lọc nhanh nhờ hệ thống máng thu vàmáng dẫn Tại đây nước được lọc qua một lớp cát, sỏi để loại bỏ hoàn toàn các tạpchất có trong nước

Nước từ bể lọc sẽ được dẫn vào bể chứa nước sạch, tại đây Clo lỏng sẽ đượcđưa vào để khử trùng

1 Nhà clo sơ bộ:

Gồm 2 line, mỗi line đặt 6 bình/1000kg

2 bộ máy châm 40kg/h

2 máy bơm tiếp áp Q = 26 m3/h, H=56m

Hệ thống kiểm soát và phát hiện Clo rò rỉ, tháp trung hòa Clo rò rỉ

2 Ngăn tiếp nhận:

Hệ thống trộn nhanh

Hóa Chất: Clo, PAC

Polyme, Vôi (không sử dụng)

Trang 7

Ngăn tiếp nhận có nhiệm vụ thu nước từ trạm bơm nước thô về Tại đây đượclắp đặt đồng hồ để kiểm tra lưu lượng nước thô, ngoài ra ở đây có giai đoạn châmphèn.

- Phèn: có tính acid nên làm giảm pH trong nước, giữ vai trò quan trọng trongquá trình keo tụ, khi cho vào nước phèn tạo thành chất keo tụ hấp thụ các chất bẩn trên

bề mặt để tạo thành các bong cặn có thể lắng được

Al2(SO4)3 =Al3++ 3SO4

Ngăn trộn sơ cấp dùng 2 động cơ, 3 Hp, tốc độ khuấy 19 vòng/phút

Ngăn trộn sơ cấp dùng 2 động cơ, 1 Hp, tốc độ khuấy 19 vòng/phút

4 Bể lắng :

Gồm 6 bể lắng ngang tải trọng cao

Dùng tấm lắng Lamella, dày 6 feet

Lắp đặt 5 máng thu trên bề mặt bể

Hệ thống hút bùn đặt chìm

Hệ thống xử lý nước dùng quá trình tự chạy, chỉ dùng bơm để bơm nước từ trạm bơmnước thô vào bể tiếp nhận nên tiết kiệm điện rất lớn Do phèn đã được châm từ trước(ở bể tiếp nhận) nên có đủ thời gian để phản ứng tạo bông

Trang 8

Nước theo mương chung chảy qua bể, trong bể có các cánh quạt khuấy trộn liên tụcnhằm phá vỡ các mối kiên kết trong nước (các ion khó tách), khuấy trộn đều tạo ra cácbông cặn lớn hơn để dễ lắng dưới tác dụng của trọng lực.

Trong bể còn có hệ thống cào bùn ra hồ thu bùn khi các bông bùn lắng xuống, bể này

có khả năng làm giảm một lượng cặn đáng kể, làm sạch sơ bộ nguồn nước Bể được vệsinh định kỳ khoảng trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm tùy theo mức độ

5 Bể lọc :

Bể lọc gồm có 10 bể, mỗi bể chia ra làm 2 ngăn lọc, nước qua đây được làmtrong và khử mùi bằng cách cho đi qua lớp vật liệu lọc như đan lọc, sỏi, cát (lớp đanlọc dày 0.3m, lớp sỏi dày 0.3m, lớp cát dày 1.3m)

Cuối bể lắng, trộn, phản ứng thì vôi đã được châm vào với mục đích nâng pHlên Vôi là chất phụ gia cho quá trình tạo bông, có tác dụng làm mềm nước, khi chovôi vào nước sẽ khử độ cứng của muối, đồng thời vôi cũng tham gia vào quá trình lọcnước giúp tạo keo hiệu quả hơn và làm cho pH trong nước tăng lên

CaO + H2O =Ca(OH)2

6 Rửa lọc :

Rửa bằng lọc gió, gió nước kết hợp, nước Mỗi chu kỳ rửa 1h, cường độ rửanước là 6 lít/s.m2 Mỗi bể rửa lọc gồm có 3 máy thổi gió với công suất 110 kW, ba

Trang 9

bơm nước với công suất 75 kW Toàn bộ hệ thống van của bể rửa lọc đều là van điềukhiển tự động Ở cuối bể rửa lọc được bố trí gian đặt máy bơm nước, máy gió rửa lọc,gian đặt các thiết bị điều khiển hệ thống van, điều khiển bơm rửa lọc.

Mức rửa lọc không ổn định theo mức nước, mỗi lần chỉ một bể rửa, mùa mưa

có thể là hai bể và 48h rửa một lần Một hệ thống bơm gió thổi khí sục, khí từ dưới lênmỗi lần sục với thời gian từ 10 – 15 phút, sau đó kết hợp với cả khí và nước cùng sụcvào (từ dưới lên) khoảng 3 phút, rồi lại sục nước khoảng 10 – 15 phút nhằm xáo trộnlớp vật liệu lọc để bong phần chất bẩn trong cát, sau đó chạy bơm rửa lọc, nước bẩn vànước rửa lọc được chảy vào mương, sau đó qua bể thu hồi và được bơm trở lại bể tiếpnhận, nước sau lọc được chảy vào bể chứa

Quy Trình Rửa Lọc: Gió, Gió + Nước, Nước

Quá trình sục khí ở bể rửa lọc

7 Bể tiếp xúc, bể chứa :

Châm vôi (nâng pH), Clo (khử trùng)

Thời gian lưu nước: 30 phút

Bể chứa có dung tích ~ 42,000 m3

8 Trạm bơm nước sạch :

Gồm 4 bơm: Công suất 1250 kW Q = 1.64 m3/s, H = 62m

Hai bơm chạy full_load, hai bơm chạy biến tần để điều áp

Trang 10

9 Nhà hóa chất :

PAC Sử dụng 3 bơm định lượng

VÔI Sử dụng 3 bơm trục vít

FLO Sử dụng 3 bơm định lượng

Liều lượng châm phèn 30 mg/l Liều lượng châm vôi 10 mg/l Nhà bao che cókích thước 35 x 20 m chia làm bốn phòng

* Phòng chứa phèn vôi: có kích thước 15 x 20 m được tính để dự trữ phèn, vôitrong một tháng ( 100 tấn vôi, 200 tấn phèn)

* Phòng pha phèn, vôi có kích thước 13.3 x 10 m

- Hai bể pha phèn, dung tích mỗi bể 20m3, dùng máy khuấy để khuấy trộn phèn,lắp đặt hai máy bơm phèn tự động Q = 36m3/h để bơm phèn từ bể pha sang bể tiêu thụ

- Hai bể pha vôi, dung tích mỗi bể 10m3, lắp đặt hai máy bơm dung dịch vôiđiều khiển tự động Q = 18m3/h để bơm vôi từ bể pha sang bể tiêu thụ

* Phòng tiêu thụ phèn vôi có kích thước 20 x 67 m

- Lắp đặt một bể tiêu thụ phèn có dung tích 2m3, lắp ba máy bơm định lượngphèn có Q = 1440 lít/h, H = 30 m để đưa dung dịch phèn từ bể tiêu thụ sang bể trộn

- Lắp đặt một bể tiêu thụ vôi có dung tích 2m3, lắp hai máy bơm định lượng vôi

có Q = 1020 lít/h, H = 30 m để đưa dung dịch vôi từ bể tiêu thụ sang bể trộn

* Phòng đặt thiết bị điều khiển, quản lý có kích thước 13.3 x 10 m Lắp đặt cácthiết bị điều khiển cho hệ thống phèn vôi

10 Nhà clo khử trùng :

- Gồm hai line, mỗi line đặt 8 bình/ 1000 kg

- Hai bộ máy châm 60 kg/h

- Hai máy bơm tiếp áp Q = 50 m3/h, H = 30m

- Hệ thống kiểm soát và phát hiện Clo rò rỉ, tháp trung hòa Clo rò rỉ

Trang 11

Trong nguồn nước có nhiều loại vi trùng gây bệnh nên không đảm bảo cho quátrình sinh hoạt, vì vậy sau khi lọc phải khử trùng nguồn nước trước khi bơm vào mạnglưới.

Clo chứa trong bình chứa khí hóa lỏng nặng 900 kg, áp suất thử 35 bar, áp suấtlàm việc 9 bar, áp suất trong bình 19,3 bar, áp suất đường ống 7,5 – 8 kg/cm3

Để phòng khi Clo bị rò rỉ ở đây còn có một quạt hút Cl tự động, hút Cl vào hệ thốngtrung hòa và dùng NaOH để trung hòa Hệ thống làm việc như một thiết bị hấp phụtrong thiết bị có các ống nhựa nhằm làm cho bề mặt tiếp xúc của Cl (khí) và NaOH(dạng lỏng) được tốt hơn Khí Cl chạy từ dưới lên, còn NaOH được bơm từ trênxuống Máy châm Cl hút Cl vào nước, Cl dư trong nước khoảng 0,3

Nguyên liệu thường dùng trong xử lý nước:

Khi xử lý cần quan tâm đặc biệt đến các chỉ số sau:

Nhiệt độ: liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất.

Độ đục: biểu thị hàm lượng chất lơ lửng có trong nước như: đất, cát, huyền

phù, nhũ tương

Độ màu: nước thiên nhiên thường có màu là do trong nước có chứa các tạp chất

hòa tan hay các chất keo gây nên được tính theo thang màu Pt - Co

Trang 12

Mùi vị: nước thiên nhiên thường có mùi vị như: bùn, mùi tanh, mùi hôi, vị chua

của phèn, vị mặn của muối, vị chát của SO4

pH: pH biểu thị lượng H+ có trong nước

Độ cứng: được biểu thị bằng hàm lượng Ca2+,Mg2+

Hàm lượng các chất độc: AS+ ,Cu2+,Pb2+,Hg2+

Hàm lượng vi sinh: được biểu thị cho tổng số Ecoli.

Do nước sông Đồng Nai khá ổn định pH = 5,6 – 7, nếu đưa vôi vào theo thiết kế thì

pH trong nước sẽ tăng cao Do đó ở nhà máy B.O.O Thủ Đức có cải tiến lại là chỉchâm phèn trong bể tiếp nhận để giữ cho pH trong nước ổn định, đồng thời cũng tạokhoảng cách dài hơn từ bể tiếp nhận đến bể phản ứng, thời gian phản ứng sẽ dài hơntạo bông cặn tốt hơn

IV KẾT LUẬN , NHẬN XÉT:

* KẾT LUẬN:

Đánh giá chất lượng nước.

Nước thô khi đi vào nhà máy có độ đục là 8.97

Nước sạch sau khi xử lý:

Trang 13

-Đây là tiêu chuẩn cho nước dùng để ăn uống, chế biến thực phẩm Từ những số liệuthực tế cho thấy nước của nhà máy hoàn toàn đạt yêu cầu, tuy chỉ có Clo vượt yêu cầunước loại A là 0.05 đơn vị, vì cần một lượng Clo > 0.05 để làm sạch đường ống vàlượng Clo này khi đến các hộ dân đã giảm bớt đáng kể và đạt yêu cầu sử dụng Kếtluận rằng nước của nhà máy hoàn toàn đạt tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt.

-Cần có biện pháp xử lý bùn tháo ra từ bể lắng trước khi xả trở về sông Đồng Nai như

bể nén bùn, thiết bị ép bùn

-Nhà máy được xây dựng và vận hành tốt: Có chế độ nước tự chảy từ công trình đầuđến công trình cuối, có vành đai bảo vệ an toàn cho nhà máy, có bố trí đầy đủ lối đi đểkiểm tra, vận hành

-Đặc biệt nhà máy được vận hành và điều khiển tự động trên một quy trình công nghệhoàn toàn tự động

- Công ty nên có hệ thống thu gom rác khi rác đầy ở song chắn rác

- Nhà máy với hệ thống máy móc hiện đại, khuôn viên nhà máy trồng nhiều cây xanh Cán bộ hướng dẫn sinh viên tham quan nhiệt tình, chu đáo

- Nhà máy là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho hai quận Nhà Bè và Thủ Đức

Trang 14

CHƯƠNG II: NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP AMATA

VIỆT NAM ( CÔNG TY CỔ PHẦN AMATA VIỆT NAM )

I GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY:

Cổng chào khu công nghiệp AMATA

Nhà máy xử lý nước Amata là một nhà máy nằm trên đường số 3 thuộc KCNAmata Nhà máy được xây dựng vào cuối năm 1997 đầu năm 1998 Năm 2000 đượcđưa vào hoạt động chính thức Tổng diện tích nhà máy 28.120 m2 Kết cấu hạ tầngđường giao thông nội bộ có kết cấu bê tông cốt thép với hệ thống thoát nước hoànchỉnh

Nước thải thường chứa nhiều tạp chất có bản chất khác nhau Vì vậy, mục đíchcủa xử lý nước thải là khử các tạp chất đó sao cho nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn ởmức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đã đặt ra Để đạt được các mục đích này, trongcông nghệ xử lý nước thải người ta sử dụng quá trình khác nhau Kết hợp 3 phươngpháp xử lý:

- Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

- Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và hóa lý

- Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

II SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ:

Trang 15

A : Nước thải vào hệ thống xử lý

B : Nước thải sau xử lý

Polymer Nước tách từ bùn

9 10

Công nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Amata

Bùn tuần hoàn

15 Chlorine

H 3 PO 4

Trang 16

Bể khử trùng

NaOCl

Nước thải

FeCl3, NaOH, H3PO4, Ure, H2SO4

II THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ:

Nước thải từ các nhà máy được dẫn theo hệ thống ống dẫn nước thải về trạm xử

Trang 17

Nước thải sẽ được đi qua song chắn rác để giữ lại những rác thải có kích thướclớn để tránh tình trạng làm nghẹt bơm Nước thải vào bể thu gom, tại đây nước thảiđược vớt những váng dầu và những rác thải có kích thước nhỏ bằng thủ công Từ bểthu gom này có đặt ba bơm chìm để bơm nước qua bể điều hòa (hai bơm 100m3, mộtbơm 200m3).

Nước thải sau khi bơm qua bể điều hòa để điều hòa dung lượng và nồng độnước thải nhờ hai cánh khuấy hoạt động liên tục, thời gian lưu nước khoảng 8h Sau đónước được bơm liên tục (nhờ 2 bơm) lên bể trung hòa Tại bể trung hòa có đặt bộ điềukhiển pH tự động để điều khiển bơm định lượng hóa chất dung dịch H2SO4 hoặc dungdịch NaOH để trung hòa nước thải với pH từ 7 – 8 nhờ cánh khuấy hoạt động liên tục.Sau đó nước đi qua bể cân bằng nhằm cung cấp FeCl3, N, P, nhờ các bơm dung dịchFeCl3, Urea, H3PO4 trong các bồn chứa được khuấy liên tục nhờ cánh khuấy Nướcthải sau đó sẽ chảy tràn qua bể Arotenk Tại bể Arontenk nước thải được xử lý bằngbùn hoạt tính với sự tham gia của các VSV hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ cótrong nước Tại bể này được bố trí 4 cánh khuấy nhằm cung cấp Oxi cho VSV hiếukhí Sau đó nước được chảy tràn qua bể lắng nhằm thực hiện quá trình lắng, tại bể lắngđược thiết kế 1 cánh gạt dung để gom bùn Ở đây bùn được bơm tuần hoàn về bểArotenk bùn dư được bơm định kỳ (10 – 15 ngày, mỗi lần xả từ 10 – 20 m3/lần), nước

dư từ sân phơi bùn được hoàn lưu về bể thu gom

Nước thải sau khi lắng bùn được chảy tràn qua ngăn chứa Tại đây tùy vào từngtrường hợp nước thải sẻ chảy tràn qua bể khử trùng hoặc được bơm qua bể lọc áp lựcnhờ 3 bơm được đặt trên ngăn chứa Tác dụng của bể lọc áp lực là khử màu, mùi, kimloại nặng (nếu nước thải có màu, mùi, nồng độ kim loại cao) nhờ than hoạt tính, cát,sỏi Sau đó, nước được xả vào bể khử trùng Tại đây, nước được xử lý bằng dung dịchNaOCl với lưu lượng nhỏ, bể thiết kế dạng zích zắc nhằm tạo sự tiếp xúc giữa dungdịch NaOCl và nước được đều hơn Nước sau khi được xử lý chảy tràn qua hồ sinhhọc Tại hồ sinh học được đặt 2 bơm nhằm mục đích rửa lọc của bể lọc áp lực Nướcsau rửa lọc được bơm theo chiều từ dưới lên, nước sau khi rửa lọc được hoàn lưu về bểthu gom Tại hồ sinh học nước được thải ra suối hoặc được dùng để tưới cây trongkhuôn viên KCN Amata

- Nước sau khi xử lí TCVN 5945 – 2005 cột A

Trang 18

1 Song chắn rác.

Giữ lại những rác thải có kích thước lớn để tránh tình trạng làm nghẽn bơm Tạisong chắn các tạp chất như: giẻ, rác, vỏ đồ ộp, các mẫu gỗ và các chất thải khác đượcgiữ lại không cho vào bể tiếp nhận Song chắn rác có thể cố định hoặc di động Cácsong chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào của kênh dẫn, nghiêng một góc

60 - 750, khoảng cách giữa hai khe song chắn rác là 20 mm

- Chiều sâu của nước là 3m

- Bể điều hòa được thiết kế mép vát xuống dưới với góc nghiêng gần 340 Đầuvào của bể điều hòa được trang bị bằng hai bơm, mỗi bơm có công suất 5.5 – 6.3

Ngày đăng: 17/04/2014, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w