TCH làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giầu nghèo giữa các nước và trong từng quốc gia, tình trạng

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 37 - 41)

cách giầu nghèo giữa các nước và trong từng quốc gia, tình trạng thất nghiệp có tính toàn cầu.

Cơ hội mà TCH đem lại cho các nước là như nhau song do một mặt, TCH được khởi xướng và dẫn dắt từ các nước phát triển nhất (tức là TCH hình thành và thúc đẩy bởi nền tảng phát triển kinh tế thị trường và công nghệ) nên hầu như các nước phát triển, nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản là những nước hưởng lợi nhiều hơn và mặt khác, cùng một điều kiện như nhau, do “hiệu ứng” của quy luật phát triển không đều, những nước kém phát triển, những tầng lớp dễ “tổn thương” trong mỗi nước có thể là bất lợi trong TCH. Báo cáo năm 2000 của UNDP đã chỉ rõ “các thế lực chi phối quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua các đường biên giới quốc gia, trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài xã hội”. Hiện tại, dân chúng ở 85 quốc gia có mức sống, xét theo tương quan giàu nghèo, thấp hơn so với cách đây mười năm. Các nước công nghiệp phát triển (với khoảng 1/2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới) hiện đang chiếm tới 86%GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và 74%số máy điện thoại trên toàn thế giới, trong khi đó các nước nghèo (thường ra nhập toàn cầu hoá ít và không đầy đủ) chiếm 4/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra 1%GDP toàn cầu. Năm 1985, thu nhập bình quân tính trên đầu người ở các nước giàu gấp 46 lần so với nước nghèo thì tới năm 1997 sự chênh lệch này tăng lên 288 lần. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý các quan điểm cho rằng, cần coi những bất bình đẳng này cho một sức ép lớn để các nước nghèo, bằng những nỗ lực cải cách của mình nắm lấy các cơ hội của toàn cầu hoá đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế quốc tế không nên vì lẽ này để quay lưng chỉ trích, trống lại toàn cầu hoá như một số nước đã làm trong thời gian qua.

Cơn lốc TCH đang và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã hội (Social exclusion). Đó là hàng tỷ con người không được hưởng một chút thành quả gì của TCH ngoài sự bần cùng hoá, nghèo đói, thất nghiệp, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu thông tin, nước sạch, an sinh xã hội… Vẫn theo báo cáo năm 1999 của UNDP, các thế lực của quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các

luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua những đường biên giới quốc gia, trong khi đó đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội (15). Cơ cấu xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể có những biến động phức tạp, tiêu cực và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước.

Chưa một cuộc chiến tranh hay một thảm hoạ thiên nhiên nào trong lịch sử gây đau khổ và đe doạ huỷ hoại những tiềm năng của con người bằng nạn nghèo khổ kéo dài một cách thầm lặng. Ngày nay có khoảng 1/4 dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống trong điều kiện cùng cực của nghèo khổ, không đủ những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống trong giới tính nghèo khổ. Một nửa số dân trên thế giới bị phân biệt đối xử, khước từ cơ hội chỉ vì khác màu da.

Mặc dầu trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1993 thu nhập đầu người ở các nước đang phát triển hàng năm tăng 3,5% .Gần 1/4 dân số của thế giới sống ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, đáng mừng là có tỷ lệ tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm suốt thập kỷ 80 là 7% . Khoảng 3/4 dân số của các nước kém phát triển có mức tăng thu nhập bình quân đầu người âm (cụ thể là giảm 229 USD năm 1980 xuống 210 USD năm 1993). Các nước OECD có thu nhập bình

(15) Quan hệ hợp tác Nam - Nam và vấn đề TCH. Tài liệu tham khảo số 3/2000 của TTX Việt Nam,

Tr.20.

quân đầu người khoảng 20.000 USD nhưng có khoảng 100 triệu người sống trong tình trạng nghèo khổ. Số người nghèo khổ đang tăng lên ở Anh, Hoa Kỳ, Pháp và một số nước khác. Theo thống kê của OECD khoảng 30 triệu người không có việc làm và 5 triệu người không có nhà cửa. Hiện tại tổng sản phẩm quốc dân của các nước công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 1993, thu nhập quốc dân của thế giới đạt hơn 23 ngàn tỷ USD thì tổng sản phẩm quốc dân của các nước công nghiệp chiếm tới 18 ngàn tỷ USD.

Còn khoảng hơn 5 ngàn tỷ nữa thuộc phần các nước đang phát triển nhưng họ lại chiếm tới 80% dân số thế giới . Trong hơn 3 thập kỷ qua mức tăng thu nhập bình

quân thực tế trên phạm vi toàn cầu là không đồng đều. Xu hướng mất bình đẳng về thu nhập ngày càng rõ nét. Trong từng thời kỳ đó, tỷ lệ những người giàu có trên thế giới tăng từ 20% đến 70% và chiếm 80% thu nhập của toàn thế giới. Tỷ lệ của những người nghèo đói nhất giảm từ 23% xuống 11,4%. Chênh lệch giàu nghèo của các nước rất khác nhau, chênh lệch mức thu nhập bình quân so với mức thu nhập của người nghèo nhất ở Hoa Kỳ hơn 4 lần, ở Nhật hơn 2 lần , ở Anh khoảng 2,6 lần thì các nước đang phát triển lại rất cao, ở Braxin gấp 10 lần, Indonexia và Ấn Độ gấp 8 lần. Trên thế giới có 358 tỷ phú đôla mà thu nhập của họ bằng thu nhập của 2,3 tỷ người nghèo nhất trên hành tinh.

Xu hướng nghèo khổ và bất công ngày càng tăng không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn tăng ở các nước công nghiệp. Ngày nay, có khoảng 12 triệu người đang sống dưới mức thu nhập trung bình, số người nghèo khổ đã tăng lên từ 5 triệu năm 1977 đến 14 triệu vào thập kỷ 90. Nghèo khổ và bất công ở nông thôn còn gay gắt hơn. Ở nông thôn tài sản quý giá nhất là đất đai. Sự bất công trong sở hữu đất đai tại nhiều nước là cản trở đối với việc đảm bảo an ninh cho con người và tiến bộ của khu vực nông thôn.

Nhiều nước trên thế giới, tình trạng lao động không có việc làm vẫn còn cao, đời sống của người làm công ăn lương sụt giảm đang là vấn đề nhức nhối. Hoa kỳ là vùng kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, nhưng tỷ lệ thất nghiệp còn cao, năm 1992 tỷ lệ đó là 7,5% năm 1993 là 6,9%. Nhật bản là nước duy nhất duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp năm 1998 tỷ lệ thấp nghiệp đạt mức kỷ lục là 4,9% so với những năm trước đây chỉ là 2,5%. Hậu quả khủng hoảng Châu Á xảy ra những năm 1997 là rất nặng nề đối với một số nước Đông Á và ASEAN. Khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán chao đảo. Các nhà đầu tư nước ngoài phải rút vốn gây tâm lý hoang mang cho dân chúng.Hàng loạt các công ty phá sản trước tình hình đó tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc lên đến 7% năm 1998, ở Thái Lan là 10% và ở Indonexia là hơn 15%. Hậu quả rất nặng nề đã xảy ra ở indonexia . Khu vực Mỹ Latinh tỷ lệ thất nghiệp cũng

tăng nhanh năm 1998 là 4,8% nhưng năm 1999 là 10,9%. Thất nghiệp trở thành thách thức rất lớn có tính toàn cầu.

Việc giao lưu, di chuyển đi lại dễ dàng hơn của hàng hoá, dịch vụ cũng như con người từ quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực này sang quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác, cũng là nguyên nhân của việc một số dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 37 - 41)