MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 68 - 70)

3.2.3.Tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách kinh tế.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP.

vừa là một thách thức. Đảng ta vận dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa xã hội và điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là những nguyên lý về chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ, nâng cao tính hiệu quả trong quản lý nhà nước và sự nỗ lực của mọi ngành, mọi cấp để thực hiện khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất nguồn lực quốc tế, giữ gìn và phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp cuả dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện TCH, quốc tế hoá đời sống kinh tế- xã hội hiện nay.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP. HỘI NHẬP.

Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội về hội nhập quốc tế, thấy rõ thách thức và thời cơ, sự hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập, từ đó tích cực chuẩn bị những điều kiện cần thiết để hội nhập thành công, khắc phục tư tưởng thụ động, ỷ lại, trông chờ vào bảo hộ, trợ cấp của nhà nước.

Để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần xây dựng chiến lược cạnh tranh quốc gia mà cốt lõi là hệ thống các chính sách cạnh tranh. Theo hướng này, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật phục vụ phát triển kinh tế trong điều kiện hôị nhập kinh tế quốc tế.

nước và hội nhập quốc tế đi đúng hướng. Tránh nguy cơ chệch hướng Xã hội chủ nghĩa

KẾT LUẬN

TCH là một xu thế, một quá trình khách quan cho nên không thể đảo ngược, nó vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia ở trình độ kém phát triển. TCH nói chung, một mặt là sự tiếp nối sự khẳng định và hoàn thiện các khuynh hướng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới, mặt khác, nó cũng là một hiện tượng mới bắt đầu bằng toàn cầu hoá về kinh tế, rồi dần dần lôi cuốn toàn cầu hoá về một số lĩnh vực văn hoá và tác động mạnh mẽ đến chính trị. Từ khi liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới hai cực thực sự đã trở thành thế giới một cực với một siêu cường duy nhất là Mỹ. Và ngày nay, Mỹ đang từng bước thực hiện chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền nhằm biến TCH thành Mỹ hoá cả về kinh tế, văn hoá và chính trị, nuôi hy vọng chiếm địa vị độc tôn và bá chủ thế giới.

Thật ra, không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình TCH với mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia TCH, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế phần còn lại của thế giới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay TCH hoặc đứng ngoài quá trình TCH. Vấn đề đối với tất cả các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển, là phải có chiến lược thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức chớp lấy thời cơ trong quá trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa quốc gia, dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh.

Một cách khái quát TCH là một “sân chơi lớn” mà các quốc gia trên thế giới tham gia vào đều phải nhận thức rõ về nó, nhận thức rõ những thuận lợi và

thách thức đối với chính quốc gia mình để tham gia vào đó một cách có hiệu quả nhất. Những cơ hội và những tác động tích của hội nhập là rất lớn, song những thách thức, thậm chí tác động tiêu cực là không nhỏ, đặc biệt là ở thời kỳ đầu của tiến trình hội nhập. Nhưng điều cần khẳng định là những thách thức này đều có thể dự đoán được và sự tồn tại của chúng là tạm thời bởi lẽ chúng có thể được khắc phục nếu một nước có đủ năng lực phát triển, có đủ sức mạnh cạnh tranh và nền kinh tế đã trở nên linh hoạt trong hệ thống kinh tế thị trường thế giới.

Đối với Việt Nam, trong bối cảnh đặc biệt của thế giới và trong nước hiện nay, vừa tạo cho Việt Nam những triển vọng mới đầy hứa hẹn, vừa đặt ra những nhiệm vụ mới hết sức to lớn và nặng nề, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau và cùng tác động tới chiều hướng phát triển đất nước. Vấn đề là phải chủ động nắm bắt thời cơ, tích cực tham gia quá trình hợp tác, phân công lao động quốc tế, phát huy lợi thế có sẵn và tìm lợi thế so sánh để vươn lên, phát triển nhanh và vững chắc, tận dụng thế và lực đã có sẵn tạo ra thế và lực mới đồng thời luôn luôn tỉnh táo, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục các nguy cơ, kể cả nguy cơ mới nảy sinh, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và đúng hướng. Xuất phát từ tình hình như thế, chúng ta có thể tin tưởng vững chắc rằng Việt Nam đang trong thế vươn tầm, kiên định con đường đã lựa chọn, có đủ lực và trí tuệ để tiến bước cùng thế giới, tiến bước cùng thời đại; nhất định thực hiện được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 68 - 70)