Chính sách đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 59 - 61)

3.2.3.Tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách kinh tế.

3.2.3.2. Chính sách đầu tư.

Trong thời gian qua, do chúng ta mới vào nền kinh tế thị trường, nên dân nước ta còn rất nghèo, chưa có đủ điều kiện để đầu tư và phát triển các hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, nhất là những dự án có quy mô tương đối lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật tương đối cao. Do đó, dường như mọi lĩnh vực phát triển của đất nước, nhà nước đều phải đầu tư.

Tình hình ngày nay, tiềm lực của nhân dân ta ngày nay đã khá hơn trước rất nhiều. Chính vì thế đã đến lúc nhà nước phải đổi mới chính sách đầu tư. Đầu tư của nhà nước giờ đây nên ưu tiên tập trung cho việc xây dựng, phát triển và hiện đại hoá hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, cho việc phát triển nhân lực của đất nước, cho việc củng cố bộ máy quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội, bảo đảm thực hiện từng bước mục tiêu công bằng; còn đầu tư phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để cho tư nhân làm (đương nhiên phải có sự hỗ trợ của nhà nước).

Kết hợp hài hoà giữa việc đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đầu tư để giải quyết các vấn đề xã hội.

Việt Nam không phải phát triển nền kinh tế thị trường đơn thuần như nhiều nước khác, mà là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế mục tiêu mà Việt Nam cần phấn đấu để đạt được không chỉ có dân giàu, nước mạnh, mà còn phải thực hiện xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đây là yêu cầu rất khó, song chúng ta phải làm và làm tốt.

Để làm được điều này, như đã trình bày ở trên, nhà nước phải có chính sách huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển và ổn định. Tập trung đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo đảm vừa đồng bộ vừa hiện đại, bảo đảm bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Đồng thời tăng cường hơn nữa việc đầu tư cho việc phát triển hệ thống y tế, giáo dục và văn hoá, ưu tiên hơn trong việc đầu tư cho các vùng nghèo nhằm giảm bớt khoảng cách so với các vùng phát triển. Việc tăng cường đầu tư và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các trương trình phát triển kinh tế gắn với chính sách xã hội, đảm bảo

tăng trưởng nhanh, bền vững là một yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế của nước ta.

3.2.3.3.Chính sách tài chính, tiền tệ.

Đối với tài chính, hướng đổi mới ở đây là phải có chính sách cởi mở, thông thoáng để thu hút một cách tối đa mọi nguồn lực tài chính ở trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều hết sức quan trọng ở đây là phải sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp với thời đại và thông lệ quốc tế, phải cải cách mạnh mẽ nền hành chính quốc gia sao cho gọn nhẹ, rõ ràng, minh bạch, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cùng với việc thu hút nguồn tài chính cho đầu tư phát triển, cần phải có chính sách phù hợp để tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của đất nước tránh lãng phí, thất thoát ,tham nhũng. Phải có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh và lành mạnh nguồn lực tài chính của doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục.

Đối với tiền tệ, hướng đổi mới và thực hiện nhanh việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại. Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, tiến tới thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng. Thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận theo nguyên tắc thị trường. Củng cố đồng tiền Việt Nam, để trong vài năm tới nó có thể trở thành đồng tiền chuyển đổi.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu và chịu tác động của dòng vốn quốc tế tiềm ẩn các yếu tố dẫn đến khủng hoảng thì nguy cơ khủng hoảng có thể xẩy ra. Cho nên đưa ra các biện pháp phòng ngừa là điều có ích. Từ cuộc khủng hoảng Châu Á có thể đưa ra một số biện pháp phòng ngừa : thứ nhất, đó là chính sách về tỷ giá, áp dụng tỷ giá linh hoạt cho từng thời kỳ; thứ hai, kiểm soát chặt chẽ dòng tư bản, có những biện

pháp nhằm hạn chế dòng vốn đầu cơ; thứ ba, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng.

3.2.3.4.Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế theo hướng: cởi mở, thông thoáng, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và với thông lệ của quốc tế nhằm tạo điều kiện cho nước ta có thể thu hút được ngày càng nhiều hơn các nguồn lực ở bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ hiện đại và phương pháp quản lý tiên tiến để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, hệ thống chính sách đó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế, liên kết, liên doanh, với các doanh nghiệp của các nước trong hoạt động sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, từ đó tăng cường thêm uy tín của các danh nghiệp Việt Nam cũng như các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Đương nhiên, hệ thống chính sách này cũng phải đảm bảo cho chúng ta bảo vệ được nền kinh tế của mình khi nền kinh tế thế giới có những biến động bất động bất lợi. Hoàn thiện hệ thống luật pháp phù hợp, đồng bộ với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện biện pháp này, ngoài việc xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp đồng bộ, có hiệu quả, phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, còn cần phải diều chỉnh hệ thống luật pháp có liên quan phù hợp với luật pháp quốc tế. Cần từng bước chấp nhận những phán xét của các cơ quan trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp với các đối tác nước ngoài mà không phải thông qua phán quyết cuối cùng của toà án trong nước.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)