Bất bình đẳng trong việc tiếp cận công nghệ mới, và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 36 - 37)

giao công nghệ.

Quyền lực và tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông là rất rõ ràng. Cách mạng thông tin chỉ mới bắt đầu hiện diện trên quy mô toàn cầu và hệ thống của nó mau chóng được trải rộng. Tuy nhiên, thực chất chỉ đến với một số quốc gia giàu có mà thôi, sự chênh lệch về tốc độ phát triển viễn thông là quá lớn ở một số khu vực một số quốc gia.

Chuyển giao công nghệ hiện tại được hiểu thông qua một số hình thức chính như viện trợ, đầu tư trực tiếp và mua bán công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế. Nhờ tiếp thu công nghệ và có năng lực làm chủ công nghệ hiện đại mà các quốc gia Đông Á đã đạt được những thành tựu kỳ diệu. Thành công của khu vực này là trường hợp hiếm thấy vì trong quá trình chuyển giao, tiếp nhận công nghệ, các nước đang phát triển gặp phải không ít khó khăn và phải chịu những tổn thất lớn. Có thể thấy những khó khăn và thiệt hại ở một số khía cạnh sau. Thứ

nhất, công nghệ chuyển giao theo đường viện trợ là chủ yếu đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế. Gía trị của thiết bị máy móc rất lớn. Nếu viện trợ không hoàn lại, trong hoàn cảnh khó khăn các nước đang phát triển không có con đường nào khác phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu. Nếu như phải hoàn lại thì ngoài gánh nặng nợ phải trả, mối lo lâu dài là làm sao có đủ nguồn kinh phí để bảo trì và duy trì hệ thống máy móc đó hoạt động sản xuất mà không gây hại đến môi trường sinh thái. Thứ hai, công nghệ hiện đại do các công ty xuyên quốc gia độc quyền nắm giữ. Qua đường đầu tư trực tiếp giá công nghệ, máy móc, thiết bị rất đắt và chiếm tới 2/3 tổng giá trị của dự án đầu tư. Đối với những nước nghèo, do không đủ khả năng đánh giá năng lực công nghệ, do sự đòi hỏi quá đáng từ các TNC cho nên phải chịu thiệt thòi lớn. Đã có không ít quốc gia đang phát triển phải mua công nghệ thải loại với giá cao, thường cao hơn mức chung của thị trường tới 25%. Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ đang thắt chặt làm hạn chế khả năng tiếp cận tới công nghệ mới của các nước đang phát triển. Hiệp định TRIPS kiểm soát chặt chẽ đã khép lại các cơ hội tiếp cận công nghệ mới như thời kỳ trước đây. Bây giờ muốn tiếp cận công nghệ mới thì phải tăng chi phí, đặc biệt các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập docx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)