Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
1,06 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINHDOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁPPHÁTTRIỂNHOẠTĐỘNG KINH DOANHTỔNGCÔNGTYTÀICHÍNHCỔPHẦNDẦUKHÍ PVFC HƯỚNGTỚITẬPĐOÀNTÀICHÍNH Sinh viên : Lưu Thị Bích Ngọc Lớp : Nhật 3 Khóa : 43 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội, 6-2008 Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và tự do hoá ngành Tài chính- Ngân hàng nói riêng, các tổ chức tài chính, tín dụng Việt Nam buộc phải đề ra chiến lược pháttriển dài hơn, phải có quy mô tương xứng với tầm vóc đó. Việc một số các định chế tài chính, Ngân hàng đưa ra chiến lược pháttriển một tậpđoàntàichính đa năng để có thể vươn ra thế giới và khu vực là một hướng đi đúng đắn vì vai trò của khu vực tàichính đối với nền kinh tế là đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những nước chưa có các kênh phân phối vốn hiệu quả. Đối với nền kinh tế Việt Nam có thể thấy một nghịch lý là tiềm lực tàichính của khu vực tàichính lại thua xa khu vực công nghiệp, trong khi đó để có thể thực hiện cách mạng công nghiệp và tiến trình công nghiệp hoá thì tư bản tàichính phải có mức tích luỹ nhiều hơn tư bản công nghiệp. Với điều kiện như hiện nay việc đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế như Dầu khí, Điện lực, Hàng không gặp rất nhiều khó khăn vì vậy cần thiết phải có một tiềm lực tàichính đủ mạnh là các tậpđoàntàichính đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn nền kinh tế, phù hợp với xu thế pháttriển chung của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Các tậpđoàntàichính hùng mạnh không chỉ đóng vai trò to lớn trong tăng trưởng, pháttriểnkinh tế, mà còn có ảnh hưởng sâu, rộng tới chiến lược kinh doanh, khuynh hướng sản xuất, thị hiếu tiêu dùng của toàn nhân loại, và việc trở thành tậpđoàntàichính là mục tiêu phấnđấu của hầu hết các nước trên thế giới. Ở Việt Nam các tổ chức tài chính, các Ngân hàng thương mại đã có lộ trình xây dựng và pháttriển các tậpđoàntàichính nhưng vì đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và rủi ro nên vẫn Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 2 đang ở giaiđoạn thử nghiệm và thăm dò. TổngcôngtyCổphầntàichínhDầukhí PVFC là một tổ chức tàichínhhoạtđộng nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của TậpđoànDầukhí Việt Nam, các đơn vị thành viên, khơi thông các nguồn vốn trong nước, thu hút nguồn vốn nước ngoài và quản lý một cách tối ưu các nguồn vốn đầu tư. Theo như định hướngpháttriểnTổngcôngty sẽ trở thành tậpđoàntàichính vào năm 2010, tuy nhiên các nghiệp vụ kinhdoanh còn bộc lộ khá nhiều hạn chế dẫn đến chưa đủ lớn về tiềm lực cũng như quy mô vốn, công nghệ, nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó em chọn đề tài: “ Giải pháppháttriểnhoạtđộng kinh doanhTổngcôngtytàichínhCổphầnDầukhí PVFC hƣớng tớitậpđoàntài chính”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những lý luận thực tiễn về tậpđoàntài chính, tìm hiểu thực trạng về hoạtđộngkinhdoanh của TổngcôngtytàichínhCổphầnDầukhí Việt Nam từ đó tìm hiểu hạn chế về các nghiệp vụ kinh doanh, đánh giá thuận lợi, khó khăn, đề xuất các giải pháppháttriểnhoạtđộng kinh doanh, xây dựng lộ trình hướngtớitậpđoàntàichính vào năm 2010. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các lý thuyết chung về côngtytài chính, tậpđoàntài chính, TổngcôngtytàichínhCổphầndầukhí PVFC, các nghiệp vụ kinhdoanh đặc trưng của côngty như: huy động vốn, đầu tư tài chính, uỷ thác đầu tư thực trạng hoạtđộngkinhdoanh của côngty qua các năm kể từ khi thành lập. 4. Phạm vi nghiên cứu Khoá luận không đi sâu vào nghiên cứu các tậpđoàntàichính lớn trên thế giới mà chỉ đề cập lý thuyết chung đưa ra các giải pháppháttriểnhoạtđộng kinh doanh của TổngcôngtytàichínhCổphầnDầukhí xây dựng thành tậpđoàntài chính. Cụ thể là nghiên cứu về hoạtđộngkinh Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 3 doanh của Tổngcôngty từ khi thành lập (cuối năm 2000) đến thời điểm cổphần hoá thành công (năm 2008), xây dựng lộ trình tậpđoàntàichính đến năm 2010. 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu và kết luận, Khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về tậpđoàntàichính và xu hướng hình thành tậpđoàn ở Việt Nam hiện nay Chương II: Thực trạng hoạtđộngkinhdoanh của PVFC và đánh giá điều kiện xây dựng tậpđoàntàichính Chương III- Giải pháppháttriểnhoạtđộng kinh doanh của PVFC hướngtớitậpđoàntàichính Do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức, Khoá luận chưa đề cập được hết mọi khía cạnh, mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu đối tượng cụ thể là TổngcôngtytàichínhCổphầnDầu khí, còn rất nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được phê bình, đóng góp của tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Khi thực hiện khoá luận em đã nhận được sự giúp đỡ, động viên tận tình của gia đình, bạn bè thầy cô, đặc biệt là sự gợi ý về tên đề tài cũng như sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn TS. Lê Thị Thu Thuỷ. Em xin chân thành cảm ơn. Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬPĐOÀNTÀICHÍNH VÀ XU HƢỚNG HÌNH THÀNH TẬPĐOÀNTÀICHÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TẬPĐOÀNTÀICHÍNH 1. Tìm hiểu về côngtytàichính 1.1. Khái niệm Hiện nay trên thế giới đang tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về côngtytàichính do sự khác biệt về môi trường pháp lý và công cụ tàichính của mỗi nước. Tuy nhiên một cách khái quát nhất các nhà kinh tế học đều thống nhất khái niệm Côngtytàichính là: Một tổ chức tàichính trung gian phi ngân hàng được thành lập để cung cấp các loại dịch vụ tài trợ, cung cấp các khoản cho vay, cho thuê, đầu tư tài chính,bao thanh toán và thực hiện các hình thức tín dụng ngắn, dài hạn khác. Côngtytàichínhcó thể được hình thành do các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc là côngty con của các tậpđoànkinh tế lớn nhằm đa dạng hoá thị trường tài chính. Các trung gian tàichính này huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hay thương phiếu. Các côngtytàichính cung ứng chủ yếu các loại tín dụng trung hạn và dài hạn, ví dụ cho người tiêu dùng vay tiền để mua sắm đồ đạc, xe hơi, tu bổ nhà hoặc cho các doanh nghiệp nhỏ vay. Ngoài ra, các côngtytàichính còn thực hiện các dịch vụ cầm, giữ hộ và quản lý các chứng khoán, các kim loại quý.vv Nghị định 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định về tổ chức và hoạtđộng của côngtytàichính đã định nghĩa: “ Côngtytàichính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tƣ, cung ứng các dịch vụ tƣ vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhƣng không đƣợc làm dịch vụ thanh toán, không đƣợc nhận tiền gửi dƣới một năm”. Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 5 Sự ra đời của côngtytàichính gắn liền với sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và nhu cầu đa dạng về các dịch vụ tài chính. Nó được hình thành trên cơ sở chuyên môn hoá một số nghiệp vụ trong hoạtđộng của ngân hàng nhằm khắc phục hạn chế khiếm khuyết của NHTM với các nghiệp vụ chủ yếu là cho vay doanh nghiệp và người tiêu dùng bằng sự đảm bảo tài sản hữu hình. Ở mỗi nước do cơ sở pháp lý, định chế tàichính khác nhau nên phạm vi, nội dung các nghiệp vụ các côngtytàichính được phép hoạtđộng khác nhau tuy nhiên đều có đặc điểm chung là: Về mặt tổ chức: Các côngtytàichính là một tổ chức kinhdoanh chuyên nghiệp trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinhdoanh theo pháp luật, là các trung gian tàichính và không có nhiều chi nhánh như các NHTM. Về hoạt động: Các côngtytàichính bị hạn chế các nghiệp vụ so với NHTM, hoạtđộng hẹp hơn và giới hạn một số khâu mang tính chuyên biệt trong một số nghiệp vụ nhất định. Nếu như hoạtđộng NHTM là tập hợp các khoản tiền gửi nhỏ để cho vay các khoản tiền lớn, thì các côngtytàichính lại huy động các khoản tiền lớn rồi chia ra để cho vay các khoản tiền nhỏ. Bảng 1: Sự khác biệt giữa côngtytàichính và NHTM Ngân hàng thƣơng mại Côngtytàichính Được nhận tiền gửi thường xuyên Sử dụng vốn chủ sở hữu để cho vay và đầu tư Được nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán Không được nhận tiền gửi ngắn hạn, không thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán Hoạtđộng đa dạng nhiều dịch vụ Hoạtđộng mạnh ở một số lĩnh vực: cho thuê tài chính, tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 6 Tuy nhiên do sự pháttriển và hội nhập kinh tế thế giới, các côngtytàichínhcó xu thế mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn và tối đa hoá lợi nhuận nên sự khác biệt giữa côngtytàichính với các NHTM và các trung gian tàichính khác trở nên mờ nhạt dần và không còn sự khác biệt lớn. 1.2. Phân loại côngtytàichính 1.2.1. Theo tính chất độc lập hay phụ thuộc a. Côngtytàichính độc lập: Là loại hình côngtytàichính đứng độc lập, tự hoạtđộngkinhdoanh do các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập, không nằm trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tậpđoàn nào. Các côngty này thực hiện nhiều hoạtđộngkinhdoanh như: cho vay và bảo lãnh các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp, các hoạtđộng cho thuê tài sản, bao thanh toán, kinhdoanh tiền tệ, tư vấn tài chính. b. Côngtytàichính phụ thuộc: do một côngty mẹ hay một tậpđoànkinh tế lớn nắm giữ toàn bộ hay một tỷ lệ vốn nhất định lập nên có nhiệm vụ cung ứng vốn cho nội bộ tậpđoàn và kinhdoanh tiền tệ. 1.2.2. Theo phạm vi hoạtđộng a. Côngtytàichính bán hàng: Các côngty này gián tiếp cấp tín dụng cho người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc từ một nhã sản xuất nào đó. b. Côngtytàichính tiêu dùng: Côngty sẽ cung ứng phần lớn nguồn vốn của mình cho các gia đình và cá nhân vay vào mục đích mua sắm hàng hoá tiêu dùng như các đồ đạc nột thất, đồ da dụng, hoặc sửa chữa nhà cửa các khoản vay được trả góp định kỳ. c. Côngtytàichínhkinh doanh: Côngty sẽ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp dưới các hình thức như: bao thanh toán, cho thuê tàichính 2. Khái quát chung về tậpđoàntàichính 2.1 Khái niệm Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 7 Cũng như Côngtytài chính, TĐTC chưa được định nghĩa một cách chính thống nhưng qua nhiều nghiên cứu có thể hiểu: TĐTC là một thực thể kinh tế gồm một số doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực tàichính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạtđộng khác có liên quan đến hoạtđộngtài chính) mỗi thành viên tậpđoàn là những pháp nhân độc lập, trong đó có một doanh nghiệp làm nòng cốt. Các tậpđoàn đều được thành lập một cách tự nguyện trên cơ sở các liên kết về vốn và hoạtđộngkinhdoanh nhằm cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ tàichính cho khách hàng và tăng cường khả năng cạnh tranh trước xu thế toàn cầu hoá. Xu thế hội nhập và sự pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về Tài chính- Ngân hàng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hình thành và pháttriển các TĐTC. Khipháttriển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế, các ngân hàng, côngty bảo hiểm, côngty chứng khoán hay các tổ chức tàichính khác đều vươn ra hoạtđộng đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sát nhập, thành lập các côngty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành TĐTC là mở rộng quy mô hoạtđộng và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn. Có thể xem xét các quan niệm về TĐTC ở nhiều góc độ khác nhau: - Căn cứ vào nguồn gốc: Người ta dựa vào việc xem xét tậpđoànkinh tế để đưa ra khái niệm về TĐTC. Tậpđoànkinh tế là một chỉnh thể của một tập hợp các đơn vị thành viên có những quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu và được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định, được kiểm soát điều hành bằng một bộ máy quản lý thống nhất. Tậpđoànkinh tế có thể được gọi tên khác nhau, được tổ chức theo các mô hình khác nhau nhưng đều có những đặc điểm chung cơ bản như sau: Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 8 Về tổ chức, các tậpđoànkinh tế thường là tập hợp của một số đơn vị thành viên, trong đó có một đơn vị lớn và quan trọng nhất, đóng vai trò chi phối hoạtđộng của các đơn vị còn lại. Về cơ cấu sở hữu, các tậpđoàn thường là đa sở hữu (Nhà nước, công ty, tư nhân). Đơn vị, cá nhân nào chiếm tỷ lệ sở hữu cao trong tổngtài sản sẽ nắm vai trò chi phối. Về quy mô và phạm vi hoạt động, các tậpđoànkinh tế thường có quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạtđộng rộng trong một hoặc nhiều quốc gia. Về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, tậpđoànkinh tế có sản phẩm thường đa dạng, trong đó có thể có một hoặc một số sản phẩm mũi nhọn. Nếu xét theo lĩnh vực kinhdoanh thì các sản phẩm của một tậpđoànkinh tế có thể trong cùng lĩnh vực kinhdoanh nhưng cũng có thể thuộc các lĩnh vực kinhdoanh khác nhau. Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, TĐTC còn có đặc điểm là: Lĩnh vực kinhdoanh và sản phẩm chủ yếu là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đây là lĩnh vực kinhdoanhcó tính nhạy cảm và mức độ rủi ro cao, đòi hỏi quy mô vốn lớn. - Căn cứ vào nguyên tắc hoạt động: TĐTC là một tổ chức gồm hai hay nhiều định chế tàichính được liên kết lại với nhau, được xem là một tổ chức đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải là một tổ chức bao gồm ba mảng hoạtđộngtàichính quan trọng đó là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. + Phải là một tổ chức mà hoạtđộngkinhdoanhchính là hoạtđộngtài chính. - Căn cứ vào lĩnh vực kinhdoanh của tập đoàn, có thể theo các xu hướng sau: +Tập đoànkinhdoanhtổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tàichính và sản xuất kinhdoanh như: Tại Nhật Bản cótậpđoàn Normura nổi tiếng kinhdoanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng Khoá luận tốt nghiệp Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 9 khu công nghiệp…; tậpđoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinhdoanh thương mại. Tại Đài Loan cótậpđoàn Chinfon vừa cóhoạtđộng ngân hàng, bảo hiểm lại vừa nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất xi-măng. Tại Singapore cótậpđoàn Keppel Bank kinhdoanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,… + Tậpđoàntàichính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ tàichính như tậpđoàn Citi Group ( Mỹ ) ; tậpđoàn HSBC ( Anh ) Các TĐTC ở Hoa Kỳ thường được xây dựng theo mô hình một côngty mẹ nắm giữ cổphần của các côngty con hoạtđộng trong lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Hoạtđộngkinhdoanh của các đơn vị thành viên trực thuộc TĐTC được giám sát và điều chỉnh bởi các cấp có thẩm quyền riêng biệt. Hoạtđộng của các Ngân hàng chịu sự giám sát điều chỉnh của Cơ quan giám sát tiền tệ( OCC ), Cục dự trữ liên bang ( FED) và côngty bảo hiểm tiền gửi liên bang( FDIC); hoạtđộng của côngty chứng khoán chịu sự giám sát và điều chỉnh của Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái( SEC); hoạtđộng của các côngty bảo hiểm do uỷ ban bảo hiểm Quốc gia( SIC) giám sát và điều chỉnh. Một TĐTC phải đảm bảo các yêu cầu về: vốn và khả năng quản lý, yêu cầu về việc tài trợ vốn cho cộngđồng và những yêu cầu trong quản lý TĐTC. Ở Đài Loan các TĐTC có thể đầu tư và sở hữu 100% các đơn vị thành viên, bao gồm Ngân hàng, bảo hiểm, côngty chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Đạo luật về TĐTC của Đài Loan đã tạo điều kịên cho thị trường tàichính được củng cố, hợp nhất, tính đến cuối năm 2005, Đài Loan đã có 14 TĐTC- NH lớn hoạtđộng trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Ở Trung Quốc trước đây, luật Ngân hàng thương mại quy định các NHTM không được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán và bảo chứng, không được đầu tư vào những doanh nghiệp phi ngân hàng. Nhưng trước tốc độ pháttriểnkinh tế quá nóng trong hai thập kỷ qua Trung Quốc [...]... chức tổngcôngtytàichínhCổphầnDầukhí Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 32 Khoá luận tốt nghiệp Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức tổngcôngtytàichínhCổphầnDầukhí Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 33 Khoá luận tốt nghiệp 2.4 Lĩnh vực hoạtđộngkinhdoanh Lĩnh vực hoạtđộngkinhdoanh của Tổngcôngty rất đa dạng, đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu khách hàng, cụ thể là: Dịch vụ tài chính, hoạt động. .. luật hoá hoạtđộng của các doanh nghiệp này trên mặt bằng pháp lý chung Lƣu Thị Bích Ngọc – Nhật 3 K43G 27 Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNGKINHDOANH CỦA PVFC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG TẬPĐOÀNTÀICHÍNH I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔNGCÔNGTYTÀICHÍNHCỔPHẦNDẦUKHÍ VIỆT NAM 1 Giới thiệu chung về Tậpđoàndầukhí Việt Nam Tậpđoàndầukhí quốc gia Việt Nam tiền thân là đoàn địa chất... qua các hoạtđộngtàichính như phát hành, mua bán chứng khoán, cơ cấu lại tài sản của côngty con Ngoài ra côngty mẹ còn sử dụng vốn của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết để hình thành các côngty con hoặc côngty liên kết Côngty con là côngty mà một số cổphần cua nó ở trên mức tỷ lệ nhất định thuộc về một côngty khác hoặc bị một côngty khác khống chế, đó là côngty mẹ Tuy... vực kinhdoanh của tập đoàn, có thể theo các xu hướng sau: + Tậpđoànkinhdoanhtổng hợp bao gồm các dịch vụ ngân hàng - tàichính và sản xuất kinhdoanh như: Tại Nhật Bản cótậpđoàn Normura nổi tiếng kinhdoanh chứng khoán, sản xuất, đầu tư khu công nghiệp và hạ tầng khu công nghiệp…; tậpđoàn Sumitomo nổi tiếng về ngân hàng và kinhdoanh thương mại Tại Đài Loan cótậpđoàn Chinfon vừa cóhoạt động. .. K43G 29 Khoá luận tốt nghiệp Các côngty con là: Côngtycổphần quản lý quỹ PVFC, côngtycổphầnđầu tư và tư vấn PVFC, côngtycổphần bất động sản PVFC Việt Nam, côngtycổphần truyền thông PVFC, côngty chứng khoán PVFC, và Tổngcôngty sẽ hướng đến mở rộng ở hầu hết các tỉnh thành và nước ngoài Về nguồn nhân lực, khi mới thành lập, chỉ có 8 cán bộ chủ chốt từ côngty mẹ sang, nhưng đến nay PVFC... thế nhưng côngty con vẫn là những pháp nhân độc lập, hoạtđộng tự chủ và tự chịu trách nhiệm Hình thức pháp lý của côngty con khá đa dạng, có thể là côngtycổphần do côngty mẹ nắm giữ cổphần chi phối; côngty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, trong đó côngty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; côngty liên doanh với nước ngoài do côngty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn góp chi phối; côngty trách nhiệm... tổ chức và hoạtđộng phê chuẩn tại NĐ số 38/CP ngày 30/5/1995 thành lập nên Tổngcôngtydầukhí Việt Nam gọi tắt là Petro Việt Nam Petro Việt Nam hoạtđộng theo tinh thần nghị định 91/TTg của Chính phủ về việc xây dựng và pháttriển các tậpđoàn của Việt Nam Tháng 8/2006- Tổngcôngtydầukhí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyết định là côngty mẹ- Tậpđoàndầukhí Việt Nam... đang phát triển, côngty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là côngtycó khả năng chi phối được hoạtđộngkinhdoanh của các côngty con Trước pháp luật côngty mẹ cũng là một pháp nhân độc lập, bình đẳng với các côngty con Tuỳ theo từng tập đoàn, côngty mẹ chi phối các côngty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công. .. xuất xi-măng Tại Singapore cótậpđoàn Keppel Bank kinhdoanh lĩnh vực ngân hàng, thương mại, dịch vụ,… + Tậpđoàntàichính chuyên về ngân hàng, chứng khoán, các dịch vụ tàichính như tậpđoàn Citi Group (Mỹ); tậpđoàn HSBC; tậpđoàn ING ( Hà Lan); AIG ( Mỹ) Xin giới thiệu một số tậpđoàntàichính lớn: - Tháng 5/2001, Tậpđoàntàichính Citigroup của Mỹ đã tuyên bố mua Tậpđoàn Ngân hàng lớn nhất Mêcico... côngty mẹ- côngty con Trong đó cả hai côngty đều có tư cách pháp nhân độc lập, cótài sản và bộ máy quản lý riêng, giao dịch giữa côngty mẹ và côngty con hoặc giữa các côngty con là giao dịch bên ngoài, giao dịch thị trường Côngty mẹ sở hữu toàn bộ hoặc tỷ lệ nhất định vốn cổphần trong các côngty con, đề ra chiến lược và định hướng cụ thể của tập đoàn, đồng thời phân bổ nguồn lực của tậpđoàn . tập đoàn tài chính lớn trên thế giới mà chỉ đề cập lý thuyết chung đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí xây dựng thành tập đoàn tài. dựng lộ trình hướng tới tập đoàn tài chính vào năm 2010. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Các lý thuyết chung về công ty tài chính, tập đoàn tài chính, Tổng công ty tài chính Cổ phần dầu khí PVFC, các. KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG *** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN