XU THẾ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 25 - 29)

III. XU HƢỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2. XU THẾ HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

Trong thời gian qua, hệ thống tài chính Việt Nam đã có nhiều thay đổi đáng kể cả về cấu trúc, quy mô lẫn loại hình tổ chức. Từ việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại quốc doanh cho đến thí điểm thành lập tập đoàn Tài chính - Bảo Việt, đều là những bước đi cần thiết để tạo dựng mô hình tổ chức mới- tổ chức “Tập đoàn” trên thị trường tài chính Việt Nam. Những thay đổi này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành tài chính vốn là ngành thu hút được sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, không chỉ bởi mức lợi nhuận khổng lồ, mà còn là tính chi phối và mối liên hệ của nó tới tất cả các ngành và lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Năm 2007 là năm bùng nổ mạnh mẽ của thị trường tài chính với sự ra đời liên tiếp của các Ngân hàng, công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính khác...Thời gian gần đây, chúng ta nói nhiều đến xu hướng hình thành các tập đoàn trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính đang manh nha hình thành. Chúng ta đang có rất nhiều tập đoàn định hướng sẽ phát triển thành tập đoàn tài chính hoặc đi theo mô hình Ngân hàng đầu tư như công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, Bảo Việt,

Vietcombank VCB , Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV. Quy luật cạnh tranh, đào thải, sát nhập...là quy luật muôn đời của nền kinh tế thị trường, tất yếu sẽ dẫn đến xu thế các Ngân hàng , công ty chứng khoán, công ty tài chính lớn thâu tóm dần các mảng thị trường nhỏ hoặc sẽ bắt tay nhau để phân chia thị trường tài chính lớn.

Trên thế giới, mô hình TĐTC, TĐTC- NH đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, ở nước ta vì nhiều hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn và hệ thống pháp lý, việc đưa các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác trở thành tập đoàn đầu tư tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Tuy nhiên xét về khía cạnh phát triển đầu tư tài chính, đây là bước đi tất yếu của các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng sau cổ phần hoá, nhất là ở giai đoạn hội nhập chung của đất nước.

3 . Vấn đề cần lƣu ý khi thành lập tập đoàn tài chính ở Việt Nam

Qua nghiên cứu các mô hình Tập đoàn tài chính nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các quá trình hình thành mô hình Tập đoàn, các cuộc sáp nhập hoặc cổ phần hoá Ngân hàng trên thế giới đều diễn ra theo một số nguyên tắc mang tính khách quan vừa có lợi, vừa bao gồm cả những mặt hạn chế mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình cổ phần hoá NHTM Nhà nước và quá trình hình thành mô hình Tập đoàn tài chính trong tương lai như sau:

Thứ nhất, việc xuất hiện các mô hình tổ chức và vận hành doanh

nghiệp là một phạm trù lịch sử, có tính độc lập khách quan. Một mệnh lệnh hành chính là không đủ để biến một ngân hàng thương mại hay một Tổng công ty nào đó thành một tập đoàn tài chính. Sự can thiệp của nhà nước chỉ là điều kiện cần, mang ý nghĩa hỗ trợ và thúc đẩy, cần đặc biệt tôn trọng quy luật khách quan, tránh việc hình thành các tập đoàn tài chính một cách nóng vội khi chưa thực sự hội đủ những điều kiện tối cấn thiết.

Gắn liền với tập đoàn kinh doanh là mô hình công ty mẹ - công ty con. Tương tự như việc hình thành tập đoàn, việc một công ty nào đó trong tập đoàn giữ vị trí công ty mẹ cũng không thể hình thành bằng một quyết định hành chính. Trong các tập đoàn kinh tế lớn ở các nước đang phát triển, công ty mẹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là công ty có khả năng chi phối được hoạt động kinh doanh của các công ty con. Trước pháp luật công ty mẹ cũng là một pháp nhân độc lập, bình đẳng với các công ty con. Tuỳ theo từng tập đoàn, công ty mẹ chi phối các công ty con bằng các quan hệ kinh tế, thông qua tỷ lệ vốn góp, qua việc cho sử dụng thương hiệu hoặc qua việc hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, thị trường.

Thứ hai, hiện đã có khá nhiều văn bản pháp qui dưới luật nhằm

hướng dẫn hoạt động của các Tổng công ty tài chính và các NHTM Nhà nước. Tuy nhiên, đa phần các văn bản pháp quy này đều được xây dựng trên quan điểm xem doanh nghiệp nhà nước là một đơn vị trực thuộc. Với vai trò là người hỗ trợ, Chính phủ cần sớm hình thành những nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động của tập đoàn kinh tế nói chung, tập đoàn tài chính nói riêng, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính và các chuẩn mực kế toán

Bên cạnh đó, kiên quyết đẩy mạnh quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo hướng hạn chế tối thiểu các doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Đối với việc cổ phần hoá, Nhà nước không nhất thiết phải nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi hai lý do:

1) Nhà nước vẫn có khả năng chi phối với tư cách là cổ đông lớn nhất mà không cần nắm giữ đến 51% cổ phần.

2) Việc nắm giữ trên 51% sẽ làm hạn chế quy mô vốn và khả năng mở rộng của các tổ chức tài chính này. Đồng thời, cần nới lỏng tỷ lệ tham gia cổ phần của các tổ chức tài chính nước ngoài (mức hiện tại là 10%) để các tổ

chức tài chính, tín dụng có thể tìm được những cổ đông chiến lược phù hợp và tăng quy mô vốn điều lệ phù hợp với thông lệ khu vực và quốc tế.

Thứ ba, cần đảm bảo vai trò chi phối và kiếm soát của Công ty mẹ

đối với các công ty con thông qua mối quan hệ tài chính. Hiện tại, vai trò của Tổng công ty đối với các công ty thành viên rất mờ nhạt, vốn của Tổng công ty chính là vốn nhà nước trên sổ kế toán của các công ty thành viên cộng lại. Thực chất, tổng công ty chỉ can thiệp vào hoạt động của các công ty thành viên bằng các quyết định mang tính hành chính. Đây là một nguyên tắc tối kỵ trong việc tổ chức mô hình hoạt động của tập đoàn. Đối với hoạt động của các NHTM, công ty tài chính và công ty bảo hiểm, cơ chế điều chuyển vốn rõ ràng hơn nhưng vốn điều chuyển thực chất là vốn huy động chứ không phải vốn điều lệ của công ty mẹ.

Việc mở rộng hoạt động theo hướng đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực... sẽ đưa các tập đoàn tài chính của Việt Nam trở thành một mô hình khép kín từ nghiên cứu, đầu tư, sản xuất đến lưu thông phân phối và xuất khẩu. Chính sự khép kín của mô hình tập đoàn là một trong những nguyên nhân khiến cảnh báo từ giới phân tích kinh tế về cơ chế kiểm soát hoạt động của mô hình này ngày càng lớn. Đòi hỏi về việc công khai, minh bạch trong quản trị điều hành của mô hình tập đoàn được đặt ra hết sức cấp thiết. Việc chuyển đổi sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 cũng đang được chờ đợi như một điều kiện để luật hoá hoạt động của các doanh nghiệp này trên mặt bằng pháp lý chung.

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PVFC VÀ ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG TẬP

ĐOÀN TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí VPFC hướng tới tập đoàn tài chính (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)