II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI XÂY DỰNG TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH
1. THẬN LỢI
2.1 NHẬN THỨC CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VỀ VIỆC XÂY
thống nhất và thấu đáo
Hiện nay, vấn đề xây dựng TĐTC ở nước ta đang tồn tại những ý kiến khác nhau, tóm tắt lại có hai nhóm sau:
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, không nên xây dựng TĐTC ở thời điểm hiện nay, bởi vì chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện cấu thành cho sự ra đời và phát triển của TĐTC. Trong đó, quan trọng nhất là cơ chế quản lý lĩnh vực tài chính chưa chuyển hẳn sang cơ chế kinh tế thị trường mà còn nặng tính mệnh lệnh, hành chính và bao cấp. Tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính chưa mạnh; sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, nghèo nàn và chưa có thương hiệu. Môi trường, thể chế phục vụ các hoạt động của TĐTC chưa hoàn thiện, chất lượng thấp, không phù hợp với thông lệ quốc tế… Hơn thế, việc thành lập ồ ạt, mang tính phong trào và mệnh lệnh hành chính các Tổng công ty 90, Tổng công ty 91 thời gian qua đã và đang lộ dần những bất cập về phương thức quản trị và điều hành tập đoàn kinh tế, nhất là quản trị và điều hành mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con; hiệu quả kinh tế chưa đạt được mục tiêu như mong đợi. Chính vì vậy, không nên thành lập vội các tập đoàn kinh tế mới, đặc biệt là TĐTC mà cần phải thận trọng tổng kết, đúc rút bài học kinh nghiệm (từ các tập đoàn kinh tế đã thành lập) chuẩn bị cho sự ra đời của TĐTC trong tương lai.
Đặc biệt, tài chính là lĩnh vực quan trọng và rất nhạy cảm với nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập. Nếu phạm phải sai lầm trong xây dựng, phát triển TĐTC thì hậu quả của nó ảnh hưởng tiêu cực gấp nhiều lần so với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng, hiện nay cần phải thành lập TĐTC vì:
Một mặt, Lĩnh vực tài chính đã có bước phát triển khá trong những năm
gần đây cả về thị phần - thị trường, công nghệ, nhân lực, dịch vụ tín dụng - ngân hàng, loại hình sở hữu… Đây là tiền đề, điều kiện tốt để tổ chức lại ngành ngân hàng theo mô hình kinh tế mới, hiện đại và hiệu quả cao.
Mặt khác, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu hàm chứa nhiều cam go, thách thức đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung,
ngành tài chính nói riêng. Theo lộ trình cam kết thực hiện điều khoản của các hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS); Hiệp định thương mại Việt - Mỹ; Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATT) của WTO từ nay đến năm 2010, Việt Nam phải mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng. Do đó, dù muốn hay không thì các TĐTC mạnh ở các công ty xuyên quốc gia, các nền kinh tế phát triển đương nhiên hoạt động trên thị trường Việt Nam.
2.2 Chƣa hình thành đƣợc mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngành tài chính với các bộ, ngành có liên quan
Qua thực tiễn hoạt động thí điểm một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và ngay cả Tập đoàn Bảo hiểm Việt Nam có thể nhận thấy rất rõ: mặc dù Chính phủ có chủ trương đúng đắn về xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đặc biệt là các TĐTC nhưng công tác tổ chức thực hiện thí điểm chưa tốt. Các tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại hoạt động vẫn chủ yếu mang tính độc lập từng ngành; khả năng gắn kết chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp...chưa tốt nên chưa huy động được sức mạnh tổng hợp để hình thành các TĐTC ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế.